Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 12/04/2021
Ngày cập nhật 14/04/2021
TIN NÓNG
 

1.  Ðất đấu giá 'hô biến' thành đất giao cho cựu bí thư

Ngày 11/4, lãnh đạo UBND TP Huế cho biết, vừa có văn bản chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất, các phòng ban chức năng thực hiện quy trình xử lý vi phạm liên quan giao đất ở (có thu tiền) cho ông Huỳnh Cư, Bí thư Thành ủy Huế giai đoạn 2015 - 2020, đã nghỉ hưu.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc giao đất cho ông Huỳnh Cư và có kết luận, yêu cầu xử lý. Theo đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế đã tiến hành bán chỉ định lô đất A7 với diện tích 195,2m2 cho ông Cư, nhưng không thông qua đấu giá.

Mặc dù trước đó, lô đất này nằm trong danh sách đấu giá theo quyết định của Chủ tịch UBND TP Huế. Mặt khác, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế còn tự ý điều chỉnh diện tích lô đất A7 từ 193,2m2 lên 195,2m2 để trình Chủ tịch UBND TP Huế ban hành quyết định giao đất cho ông Cư mà không qua đấu giá.

Thời điểm giao đất năm 2017, nhưng các cơ quan chức năng tại Huế lại lấy giá xác định khởi điểm đấu giá năm 2016 để tính thuế. Năm 2017, ông Cư đương chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Huế.

Kết luận thanh tra xác định, đây là việc làm sai quy định, thể hiện sự tùy tiện, có dấu hiệu làm lợi cá nhân, làm thất thu ngân sách nhà nước.

Trách nhiệm để xảy ra các vi phạm kể trên thuộc Chủ tịch UBND TP Huế, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch TP Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

UBND TP Huế hiện yêu cầu các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đúng, đủ số tiền sử dụng đất theo quy định, đồng thời, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan. (tienphong.vn 12/4; baogiaothong.vn 11/4; nld.com.vn 11/4; vtc.vn 10/4; zingnews.vn 10/4; tuoitre.vn 10/4)

 
 
 

2.  Thừa Thiên - Huế: Bế tắc xử lý rác

Bãi chôn lấp quá tải, tồn hàng ngàn tấn rác, nhà máy xử lý rác "đắp chiếu" nhiều năm..., Thừa Thiên - Huế đang thiếu chỗ xử lý rác nghiêm trọng

Con đường từ Tỉnh lộ 7 vào Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, cạnh bên là bãi xử lý rác của Công ty CP Môi trường và Đô thị Huế (HEPCO) ở phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thưa thớt nhà dân, có rừng cây che phủ nhưng mùi hôi từ rác vẫn xộc lên nồng nặc. Nhiều năm qua, người dân ở khu vực này bức xúc với thực trạng rác thải quá tải.

Rác chất cao như núi

Gọi là nhà máy nhưng ở đây vắng lặng bởi đã ngưng hoạt động hơn 2 năm nay. Nhìn từ xa đã thấy rác thải nằm trong khuôn viên nhà máy chất cao ngang đọt cây tràm trồng ở xung quanh. Lượng rác quá lớn, ước tính hàng ngàn tấn nên cảm giác bức tường rào xây ở mặt trước nhà máy như sắp đổ. Còn ở hướng đối diện với hồ thủy lợi Năm Lăng, cảnh tượng rác chất cao như núi càng kinh hoàng hơn. Ở hướng này không thấy tường rào xây chắn nên rác được đổ tràn, bên trên nhiều chỗ cỏ đã mọc xanh. Lại gần nhà máy, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Nhà máy Xử lý rác thải Thủy Phương hoạt động từ năm 2005 và được quảng bá là một trong những mô hình tiên phong về công nghệ xử lý rác. Theo đó, mỗi ngày nhà máy này tiếp nhận khoảng 200 tấn rác từ TP Huế, sau đó được tinh tuyển, tận thu các nguyên liệu để làm thành gạch xây dựng hoặc phân bón vi sinh, nhựa tái chế...

Đến năm 2006, dự án được mở rộng từ 1,7 ha lên 4,2 ha, nâng công suất xử lý từ 80 tấn/ngày lên 200 tấn/ngày nhằm giải quyết vấn đề rác thải của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sau một thời gian hoạt động, nhà máy này rơi vào tình trạng quá tải, lượng rác dồn ứ.

Vào tháng 8-2018, sau chuyến đi kiểm tra, khảo sát, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, yêu cầu Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa tạm ngừng tiếp nhận rác và xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng rác tại nhà máy. Công ty phải có biện pháp che chắn nhà xưởng, các điểm tập kết rác tạm thời tại nhà máy để hạn chế phát tán mùi hôi, bảo đảm môi trường cho người dân sinh sống xung quanh nhà máy.

Tiếp đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng giao UBND TP Huế khẩn trương làm việc với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa xác định khối lượng rác thực tế tồn đọng tại nhà máy để xử lý, yêu cầu xác định thời điểm hoàn thành và có giải pháp bảo đảm môi trường trong quá trình chờ xử lý. Trường hợp công ty này không phối hợp thực hiện, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình trạng ô nhiễm môi trường, chấm dứt hợp đồng xử lý rác và xử lý trách nhiệm liên quan theo quy định. Thế nhưng đến nay, tình trạng quá tải, ô nhiễm vẫn không được cải thiện.

Bãi rác cũng quá tải

Cách đó vài trăm mét, chếch về hướng Tây Nam, bãi chôn lấp rác do HEPCO quản lý cũng đang ở tình trạng "no" rác. Ông Trần Trung Khánh, Phó Tổng Giám đốc HEPCO, cho biết bãi chôn lấp này hoạt động từ năm 1999 đến nay với công nghệ "chôn lấp rác hợp vệ sinh".

Bãi chôn lấp này có diện tích thiết kế 10 ha, gồm khu xử lý nước rỉ rác với diện tích 1,5 ha; lò đốt chất thải nguy hại với công suất 350 kg/giờ, các công trình phụ trợ và 2 bãi chôn lấp rác với diện tích 4,8 ha. Theo ông Khánh, mỗi bãi gồm 10 ô được thiết kế dựa theo quy tắc "thung lũng tự nhiên". Các ô đều được thiết kế đáy bằng đất sét hoặc bằng nhựa HDPE chống thấm. Rác được đưa đến, khi đạt cao trình thì đầm chặt, đắp đất lại.

Trong đó, bãi chôn lấp số 1 với diện tích 2,2 ha vận hành từ năm 1999 đến 2008 đã lấp đầy và được đóng bãi chôn lấp theo quy định. Bãi chôn lấp số 2 với diện tích 2,6 ha vận hành từ năm 2008 đến hết năm 2018. Bãi chôn lấp rác số 2 mở rộng có dung tích 350.000 m3 và chỉ kéo dài đến hết năm 2020.

Ông Khánh cho biết mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận đưa vào xử lý khoảng 450 tấn rác từ các địa phương của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hiện khu vực chôn lấp, xử lý rác cũng sắp đầy nên đang làm thủ tục khởi công xây dựng mở rộng với diện tích 2 ha.

Theo ông Khánh, với diện tích mở rộng này dự kiến sẽ tiếp nhận, xử lý rác trong vòng 2 năm và đóng cửa khi nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn ở xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) có công suất 600 tấn/ngày, do Công ty China Everbright International Limited làm nhà đầu tư, đưa vào sử dụng.

Nhà máy này có tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỉ đồng, rác biến thành nhiệt để phát điện, hòa vào lưới điện quốc gia sau khi được bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Chính phủ. Dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có quyết định phê duyệt việc chọn chủ đầu tư từ năm 2018. Lúc đầu, dự kiến dự án sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2020 và hoàn thành vào năm 2021. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa được khởi công.

Sau 4 năm thi công vẫn chưa nhận rác

Dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt khu vực TP Huế và vùng phụ cận (nằm ở xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy) được phê duyệt từ năm 2016 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019. Dự án do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với số vốn 46 tỉ đồng và Công ty CP Xây dựng và Chuyển giao công nghệ môi trường thuộc Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thi công. Tuy nhiên, sau 4 năm thi công thì đến nay dự án vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. (nld.com.vn 12/4)

 
 
 

3.  Cầu 32 tỷ xây xong để hoang vì không có đường dẫn

Cầu Lợi Nông ở TP Huế đã được xây xong gần 3 năm nhưng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng vì không có đường dẫn.

Cầu Lợi Nông bắc qua sông Lợi Nông thuộc phường An Đông, TP Huế, Thừa Thiên - Huế, được khởi công xây dựng năm 2018, với tổng mức đầu tư 32 tỷ đồng. Cây cầu được kỳ vọng kết nối giao thông giữa phường An Đông với khu đô thị mới An Vân Dương, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Theo thiết kế, cầu xây bằng bê tông cốt thép, cầu một nhịp dài hơn 40 m, rộng 24 m, cùng với việc xây dựng mới hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, trồng cây xanh.

Tuy nhiên, sau khi được hoàn thành xây dựng vào tháng 9/2018, cầu Lợi Nông vẫn chưa thể được đưa vào sử dụng do vướng mắc giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân.

Sau nhiều năm bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, nhếch nhác ở khu vực 2 đầu cầu khiến dư luận bức xúc.

Khi có dự án xây cầu bắc qua sông Lợi Nông, nhiều người dân địa phương rất phấn khởi. "Ai cũng mừng khi nghe chính quyền xây cầu. Tuy nhiên, cầu xây xong gần 3 năm nhưng người dân vẫn chưa thể đi lại. Chúng tôi hay nói đùa là nên đặt tên cầu là Dang Dở", một người dân nói.

Ông Nguyễn Đình Nghị, Chủ tịch phường An Đông (TP Huế), cho biết chính quyền phường đang phối hợp với các đơn vị để giải phóng mặt bằng. Nhiều hộ dân nằm trong diện bị ảnh hưởng của dự án cầu Lợi Nông phản ánh đơn giá đền bù thấp và việc giải quyết tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng. Trong ảnh là ngôi nhà thuộc diện phải di dời do ảnh hưởng dự án cầu Lợi Nông.

Trong khi chờ dự án cầu Lợi Nông, người dân buộc phải lưu thông qua cầu Tam Tây cách đó khoảng 200 m. Đây là cây cầu cũ, chật hẹp, thường xảy ra ách tắc khi lưu lượng xe cộ qua lại nhiều.

Trước tình trạng của cầu Lợi Nông, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tăng tổng mức đầu tư dự án lên trên 100 tỷ đồng (tăng hơn 68 tỷ đồng). Trong đó, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng 24 tỷ đồng; mở rộng mặt cầu (hoàn chỉnh 24 m) theo quy hoạch được duyệt gần 34 tỷ đồng (zingnews.vn 11/4)

 
 
 

4.  Nguyên Bí thư Thành ủy Huế ở nhà không qua đấu giá: Trách nhiệm nêu gương ở đâu?

Ông Huỳnh Cư từng là Bí thư Thành ủy Huế, một lãnh đạo của địa phương nhưng không gương mẫu, không thực hiện quy định nêu gương mà để cho địa phương cấp đất cho mình sai quy định cần phải bị xử lý theo quy định.

Việc nguyên Bí thư Thành ủy Huế Huỳnh Cư được chỉ định lô đất gần 200m2 không qua đấu giá, được điều chỉnh diện tích từ 193,2m2 lên 195,2m2 và được lấy giá xác định khởi điểm đấu giá năm 2016 dù thời điểm giao đất năm 2017… khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan của thành phố Huế. Đồng thời, đặt câu hỏi về trách nhiệm nêu gương của cựu Bí thư Thành ủy Huế Huỳnh Cư?

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, quy định Luật Đất đai đã ban hảnh rất cụ thể và hướng dẫn bằng các Nghị định của Chính phủ cũng như Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường. Tất cả người dân, đặc biệt cán bộ công chức, viên chức trong cả nước phải thực hiện đúng.

“Nếu ai mà không thực hiện đúng theo các quy định thì phải xử lý, đặc biệt trong việc giao cấp đất không đúng đối tượng, giao cấp đất mà không thông qua đấu giá, không tuân thủ các quy định của nhà nước thì phải thu hồi. Không chỉ ở thành phố Huế mà tại các địa phương trên cả nước cũng đều phải vậy, không đúng phải xử lý” – Đại biểu Hòa nêu ý kiến.

Ông Phạm Văn Hòa cho rằng, ông Huỳnh Cư từng là Bí thư Thành ủy Huế, là một lãnh đạo của địa phương nhưng không gương mẫu, không thực hiện quy định nêu gương mà để cho địa phương cấp đất cho mình sai quy định như vậy thì cần phải bị xử lý theo quy định.

“Giờ đã sai rồi, phải nghiên cứu xử lý làm sao cho ổn thỏa, không gây dư luận, không gây xôn xao nhưng cũng phải đảm bảo không được bất công trong xử lý”, Đại biểu Hòa nêu ý kiến và cho rằng, cần phải xử lý thật nghiêm những cá nhân, đơn vị làm sai quy định liên quan sự việc trên.

Dưới góc độ pháp luật, Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho rằng, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định, đây là việc làm sai quy định, thể hiện sự tùy tiện, có dấu hiệu làm lợi cá nhân, làm thất thu ngân sách nhà nước. Trách nhiệm để xảy ra các vi phạm kể trên thuộc Chủ tịch UBND TP Huế, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch TP Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy, các cá nhân và các tổ chức có liên quan nêu trên đã có những hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, không đấu giá tài sản phải được đấu giá. Hành vi giao đất không thực hiện đấu giá đã gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước.

Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp để xử lý các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm. Đối với các cá nhân, cần làm rõ trách nhiệm của từng người trong việc này, liệu có sự thông đồng, trợ giúp giữa các công chức, cán bộ nêu trên hay không? Có hay không việc ông Cư đương chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Huế tại thời điểm đó đã có hành vi Lợi dụng chức vụ tron khi thi hành công vụ hay không?

Trường hợp nếu các cá nhân nêu trên có hành vi thiếu trách nhiệm trong quá trình công tác gây hậu quả thất thoát tài sản cho nhà nước, tùy vào mức độ sẽ xem xét xử lý kỷ luật hoặc nếu xác định hậu quả nghiêm trọng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp xác định được hành vi ông Huỳnh Cư lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để can thiệp vào công việc bán đấu giá tài sản, không tiến hành bán đấu giá tài sản mà giao tài sản mà tiến hành giao tài sản cho mình, có dấu hiệu của tội theo quy định tại Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Mới đây, thông tin từ lãnh đạo UBND TP Huế cho biết, vừa có văn bản chỉ đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất, các phòng ban chức năng thực hiện quy trình xử lý vi phạm liên quan giao đất ở (có thu tiền) cho ông Huỳnh Cư, Bí thư Thành ủy Huế giai đoạn 2015 - 2020, hiện nghỉ hưu.

Trước đó, việc giao đất cho nguyên Bí thư Thành ủy Huế được Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra và có kết luận, yêu cầu xử lý.

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế đã tiến hành bán chỉ định lô đất A7 với diện tích 195,2m2 cho ông Cư, nhưng không thông qua đấu giá. Mặc dù trước đó, lô đất này nằm trong danh sách đấu giá theo quyết định của Chủ tịch UBND TP Huế. Hơn nữa, đơn vị này còn tự ý điều chỉnh diện tích lô đất A7 từ 193,2m2 lên 195,2m2 để trình Chủ tịch UBND TP Huế ban hành quyết định giao đất cho ông Cư mà không qua đấu giá.

Đáng chú ý, thời điểm giao đất năm 2017, nhưng các cơ quan chức năng tại Huế lại lấy giá xác định khởi điểm đấu giá năm 2016 để tính giá đất phải nộp thuế. Đáng chú ý, năm 2017, ông Cư đương chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Huế.

Kết luận thanh tra xác định, đây là việc làm sai quy định, thể hiện sự tùy tiện, có dấu hiệu làm lợi cá nhân, làm thất thu ngân sách nhà nước. Trách nhiệm để xảy ra các vi phạm kể trên thuộc Chủ tịch UBND TP Huế, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch TP Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Liên quan vụ việc trên, UBND TP Huế yêu cầu các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đúng, đủ số tiền sử dụng đất theo quy định, đồng thời, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan. (kienthuc.net.vn 12/4)

 
 
 

5.  Vụ trục lợi dự án nạo vét âu thuyền: "Điểm mặt" những dự án thi công tai tiếng

Sử dụng rể cây, đá tảng đắp nền khu tái định cư; dùng cát trái phép từ dự án nạo vét âu thuyền; công trình đang thi công thì tan nát do thiên tai. Đó là những dự án mà Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Minh Đạt và Công ty CP xây dựng và thương mại Thiên Phát Thịnh thi công gây tai tiếng ở Huế.

Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Minh Đạt (Công ty Minh Đạt) có trụ sở chính ở thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là đơn vị trong liên danh Minh Đạt - 68 Hà Tĩnh trúng thầu thi công dự án nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với giá trúng thầu gần 27,217 tỉ đồng, thấp hơn giá gói thầu được duyệt 60 triệu đồng.

Dự án này đang gây tai tiếng khi có dấu hiệu trục lợi chở cát ra ngoài trái phép để cung cấp vật liệu đắp nền ở dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ (Phú Vang). Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lập biên bản ghi nhận khoảng 400 m3 cát "lạ" dính vỏ sò, đặc điểm rất giống với cát nạo vét từ âu thuyền Phú Hải tại gói thầu số 14 với 3 nhà thầu Công ty CP xây dựng và thương mại Thiên Phát Thịnh; Công ty Minh Đạt và nhà thầu phụ của đơn vị này là Công ty CP xây dựng và thiết bị tổng hợp Nam Á.

Xe cộ tấp nập chở cát trái phép ở dự án nạo vét âu thuyền Phú Hải và công khai giữa ban ngày, có người ghi sổ sách từng xe, từng khối, vậy nhưng chính quyền xã Phú Hải, đơn vị thi công lại lên tiếng rằng "chỉ một vài xe chở ra ngoài, chở lén lút khi trời mưa, ban đêm"

Tại Thừa Thiên - Huế, Công ty Minh Đạt và Thiên Phát Thịnh là những nhà thầu lớn, trúng thầu thi công nhiều dự án hạ tầng. Tuy nhiên, ngoài "lùm xùm" trong dự án nạo vét âu thuyền Phú Hải và sử dụng cát "lạ" ở dự án Chợ Mai-Tân Mỹ thì trước đây 2 doanh nghiệp này cũng dính "tai tiếng" khi thi công một số dự án khác.

Từ năm 2015, Công ty Minh Đạt đã tham gia trúng thầu 12 dự án thi công hạ tầng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong đó có 4 dự án với vai trò liên danh phụ, một dự án liên danh chính, còn lại là độc lập. Việc thi công "tai tiếng" của doanh nghiệp này gắn với gói thầu số 15 toàn bộ phần thi công xây dựng dự án đường phía Đông đầm Lập An (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) do Ban Quản lý dự án Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư.

Công ty Minh Đạt là liên danh phụ trúng thầu gói thầu số 15 nhưng đang thi công thì bị sóng đánh hư hỏng nặng vào thời điểm tháng 11-2020.

Giá trúng thầu thi công dự án này là gần 80,4 tỉ đồng. Khi Công ty Minh Đạt đang thi công thì bị hư hỏng nặng, vỉa hè bị sóng đánh vỡ nát.

Công trình vỡ vụn và được chủ đầu tư, đơn vị thi công giải thích nguyên nhân là do sóng quá lớn trong cơn bão số 13. Ông Phạm Cao Đảm, Giám đốc Công ty Minh Đạt nói rằng vị trí của ông trúng thầu nằm ngay chỗ sóng cao nên hư hỏng rất nặng, đến nay chưa được bảo hiểm đền bù.

Còn Công ty CP xây dựng và thương mại Thiên Phát Thịnh (đường Ngự Bình, TP Huế) cũng được biết đến là doanh nghiệp thường xuyên trúng các gói thầu thi công hạ tầng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tháng 4-2020, doanh nghiệp này dính "tai tiếng" khi bị báo chí, dư luận phanh phui về dấu hiệu "thi công gian dối" tại dự án hạ tầng khu tái định cư Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) phục vụ cao tốc Cam Lộ - La Sơn. (nld.com.vn 11/4)

 
 
 

6.  Cựu Bí thư Thành ủy Huế nói gì về việc được cấp đất không qua đấu giá?

Cựu Bí thư Thành ủy Huế (Thừa Thiên Huế) lên tiếng về nội dung Thanh tra Chính phủ kết luận ông này được giao đất không qua đấu giá khi còn đương chức làm thất thu ngân sách Nhà nước...

Liên quan đến nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc ông Huỳnh Cư (cựu Bí thư Thành ủy Huế) được giao đất không qua đấu giá khi còn đương chức dẫn đến thất thu ngân sách, ngày 11/4, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Cư.

Ông Cư cho biết, hiện ông chưa được các cơ quan liên quan mời làm việc về nội dung kết luận nêu trên của Thanh tra Chính phủ. Ông Cư nói, nội dung kết luận thanh tra ông chỉ mới biết qua thông tin báo chí chứ không được tiếp cận.

Theo ông Cư, ông chuyển công tác từ huyện Phú Vang lên Thành ủy Huế vào năm 2015 và đến năm 2017 ông được cấp lô đất có ký hiệu số A7 (khu đất xen ghép tổ 13, khu vực 5, phường An Đông, TP.Huế). Ông Cư cho rằng, ông là cán bộ luân chuyển nên theo quy định thuộc diện được cấp đất không qua đấu giá, nếu ông được cấp đất không đúng đối tượng thì đã bị kỷ luật và bị truy thu tiền.

"Họ kết luận như thế chắc phải đề nghị xem xét lại", ông Cư cho hay.

Ông Cư cho biết thêm, hiện lô đất của ông theo như ông "nghe nói" có giá khoảng 25 triệu đồng/m2, còn thời điểm khi ông được cấp đất, khu vực lô đất này tọa lạc đường sá còn tạm bợ nên giá trị không cao.

Vừa qua, trong số những sai phạm liên quan đất đai ở Thừa Thiên Huế, Thanh tra Chính phủ có nêu việc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế không thực hiện đấu giá theo kế hoạch, có văn bản tạm dừng đấu giá và tự ý điều chỉnh, thêm diện tích lô A7 (từ 193,2m2 lên 195,2m2) để trình UBND TP.Huế ban hành quyết định giao đất cho ông Huỳnh Cư khi còn giữ chức Bí thư Thành ủy Huế.

Trước đó, lô A7 nằm trong danh sách để đưa ra đấu giá theo Quyết định số 3937/QĐ-UBND ngày 4/5/2016 và Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 6/2/2017 của Chủ tịch UBND TP.Huế.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc giao đất cho ông Huỳnh Cư năm 2017 nhưng lấy giá xác định khởi điểm đấu giá năm 2016 để tính tiền phải nộp là thể hiện sự tùy tiện, có dấu hiệu làm lợi cho cá nhân, làm thất thu ngân sách Nhà nước.

Việc giao lô đất A7 không căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm là vi phạm Điều 52 Luật Đất đai 2013. Trung tâm Phát triển quỹ đất đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với ông Huỳnh Cư là trái với quy định tại khoản 2 Điều 59 và Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Kết luận của Thanh tra Chính Phủ chỉ rõ trách nhiệm để xảy ra các vi phạm trên thuộc về Chủ tịch UBND TP.Huế, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch TP.Huế và các tổ chức, cá nhân liên quan qua các thời kỳ. (danviet.vn 11/4)

 
 
 

7.  Hơn 195 m2 đất được cấp cho nguyên Bí thư Thành ủy Huế không qua đấu giá

Trung tâm Phát triển Quỹ đất (PTQĐ) TP Huế không thực hiện đấu giá theo kế hoạch, có văn bản tạm dừng đấu giá và tự ý điều chỉnh diện tích đất lô A7 từ 193,2 m2 lên 195,2 m2 để trình Chủ tịch UBND TP Huế ban hành quyết định giao đất cho ông Huỳnh Cư không thông qua đấu giá.

Ngày 11/4, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa ra văn bản hướng dẫn các đơn vị chức năng thực hiện khắc phục các vấn đề vi phạm liên quan đất đai trên địa bàn giai đoạn 2014-2018 sau kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Trong số các vi phạm liên quan đất đai có việc giao lô đất số A7, khu vực xen ghép thuộc tổ 13 (khu vực 5, phường An Đông, TP Huế) cho ông Huỳnh Cư (Bí thư Thành ủy Huế nhiệm kỳ 2015-2020; Chủ tịch HĐND TP Huế nhiệm kỳ 2016-2021 vừa được miễn nhiệm) nhưng không thông qua đấu giá.

Hiện lô đất này đã được chủ sở hữu xây dựng nhà ở. Theo TTCP, lô đất A7 hiện có diện tích 195,2 m2 nằm trong danh sách để đưa ra đấu giá theo quyết định số 3937/QĐ-UBND ngày 4/5/2016 và quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 6/2/2017 của Chủ tịch UBND TP Huế.

Tuy nhiên, Trung tâm  PTQĐ TP Huế không thực hiện đấu giá theo kế hoạch, có văn bản tạm dừng đấu giá và tự ý điều chỉnh diện tích đất lô A7 từ 193,2 m2 lên 195,2 m2 để trình Chủ tịch UBND TP Huế ban hành quyết định giao đất cho ông Huỳnh Cư không thông qua đấu giá. Thời điểm giao đất năm 2017, ông Huỳnh Cư là Bí thư Thành ủy Huế, Chủ tịch HĐND TP Huế.

Kết luận của TTCP còn nêu rõ việc giao đất cho ông Huỳnh Cư năm 2017 nhưng lấy giá xác định khởi điểm đấu giá năm 2016 để tính giá đất phải nộp thuế là sai quy định, thể hiện sự tùy tiện, có dấu hiệu làm lợi cho cá nhân, làm thất thu ngân sách Nhà nước với số tiền tạm tính hơn 1,1 tỷ đồng.

Việc giao lô đất A7 không căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm là vi phạm Điều 52 Luật Đất đai năm 2013. Trung tâm PTQĐ TP Huế tự ý ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với ông Huỳnh Cư là trái với quy định tại khoản 2 Điều 59 và Điều 188 Luật Đất đai 2013. Trách nhiệm để xảy ra các vi phạm trên thuộc Chủ tịch UBND TP Huế, Giám đốc Trung tâm PTQĐ, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch và các tổ chức, cá nhân liên quan qua các thời kỳ.

Hiện các ngành liên quan của TP Huế đang kiểm tra, thẩm định lại đúng, đủ số tiền sử dụng đất lô đất A7 theo quy định và sẽ mời ông Huỳnh Cư làm việc, trao đổi để thực hiện kết luận thanh tra. Đồng thời yêu cầu các cá nhân, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật liên quan đến sai phạm nêu tại kết luận thanh tra. (cand.com.vn 11/4; plo.vn 11/4; nongnghiep.vn 11/4; vietnamnet.vn 11/4; nguoiduatin.vn 11/4)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế: Cán bộ tư pháp phải hiểu dân nói và nói cho dân hiểu

Theo ông Phan Ngọc Thọ, trong quá trình tiếp xúc làm việc với người dân, cán bộ tư pháp phải hiểu dân nói và nói cho dân hiểu. Do vậy, cần phải nâng cao hơn nữa năng lực, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức tư pháp - hộ tịch, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân là thước đo hiệu quả để đánh giá thi đua hàng năm.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế "trổ tài"gói bánh chưng, bánh tét cùng trẻ em Làng SOS / Chính phủ thông qua Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế

Việc nhiều, cán bộ ít

Theo Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 274 công chức tư pháp, hộ tịch. Trong đó, có 112 xã bố trí 2 công chức tư pháp, hộ tịch; 28 xã, phường, thị trấn do thiếu biên chế nên chỉ bố trí được 1 công chức tư pháp, hộ tịch.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, trong năm 2020 công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã tại địa bàn tỉnh đã tham mưu UBND cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, các văn bản khác trong lĩnh vực tư pháp và đạt nhiều kết quả nổi bật.

Đơn cử như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được công chức tư pháp, hộ tịch tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật của nhân dân, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, bảo đảm sự công khai, minh bạch của chính sách pháp luật.

Công tác hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế - xã hội…

Theo bà Phan Thùy Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế, trong năm 2020, số lượng hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) do công chức tư pháp, hộ tịch tại UBND các xã, phường, thị trấn tiếp nhận và giải quyết là 161.436 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 84,7% so với tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận & trả kết quả UBND cấp xã trên toàn tỉnh (190.450).

“Điều này cho thấy khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu các công chức tư pháp, hộ tịch phải tham mưu thực hiện. Bên cạnh đó, công chức tư pháp, hộ tịch còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề như công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác trợ giúp pháp lý, tham mưu giúp UBND trả lời đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo… Tuy nhiên, với cơ sở vật chất, nhân lực còn thiếu, ảnh hưởng rất lớn đến công việc của công chức tư pháp, hộ tịch trên địa bàn tỉnh”, bà Phan Thùy Dương chia sẻ.

Tại buổi gặp mặt, nhiều kiến nghị, đề xuất của cán bộ tư pháp, hộ tịch đã được gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, như: Xem xét, phê duyệt Dự án số hóa dữ liệu từ sổ hộ tịch giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc tại tỉnh; hoàn thành kết nối liên thông phần mềm Đăng ký quản lý Hộ tịch và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh nhằm khắc phục việc nhập hồ sơ TTHC 2 lần gây lãng phí thời gian công sức công chức tư pháp – hộ tịch khi tiếp nhận giải quyết TTHC.

Bên cạnh đó, cần bố trí mỗi xã phường ít nhất 2 công chức tư pháp – hộ tịch để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chứng thực, hộ tịch; quan tâm bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; giải quyết kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ cho hoà giải viên và kinh phí cho hoạt động hoà giải để động viên những người làm công tác hòa giải; quan tâm nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vất chất để nâng cao chất lượng công việc.

Phải hiểu dân nói và nói dân hiểu

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ biểu dương những kết quả mà đội ngũ công chức tư pháp, hộ tịch đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị lực lưc lượng làm công tác tư pháp, hộ tịch cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, qua đó rút kinh nghiệm, tìm ra bài học để kịp thời khắc phục trong thời gian sắp tới.

Ông Thọ yêu cầu Ngành Tư pháp cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số, thanh toán không sử dụng tiền mặt theo phương châm 4 không (làm việc không giấy tờ - hội họp không tập trung – dịch vụ công không gặp mặt – thanh toán không dùng tiền mặt và 1 có (dữ liệu hồ sơ có số hóa).

Theo ông Thọ, triển khai tốt các vấn đề này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các mặt công tác, đưa các lĩnh vực công tác tư pháp thực sự đến gần dân, thân thiện với người dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

“Đồng thời, phải nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức tư pháp - hộ tịch trong tham mưu giải quyết các vấn đề tư pháp tại địa phương; lấy sự hài lòng của tổ chức, người dân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công là thước đo hiệu quả để đánh giá thi đua hàng năm, trong quá trình tiếp xúc với người dân phải hiểu dân nói và nói cho dân hiểu”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh.

Về những kiến nghị, đề xuất của Ngành Tư pháp và các cán bộ tư pháp, hộ tịch, ông Phan Ngọc Thọ ghi nhận và giao các sở ngành liên quan nghiên cứu, sớm tham mưu UBND tỉnh để có các quyết sách phù hợp, kịp thời quan tâm đến đội ngũ tư pháp, hộ tịch.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tặng bằng khen cho 20 công chức tư pháp, hộ tịch đã có thành tích xuất sắc trong công tác, đồng thời tặng quà cho những người làm công tác tư pháp, hộ tịch trên địa bàn tỉnh. (doanhnghiepvn.vn 11/4)

 
 
 

2.  Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu 'kìm' cơn sốt đất

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các Sở, ban ngành thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa - Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý giá đất và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thời gian gần đây, giá đất ở tại một số tỉnh trên địa bàn cả nước tăng lên đột biến gây nên hiện tượng sốt ảo làm ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội và việc triển khai các dự án đầu tư, thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có hiện tượng dao động tăng nhẹ.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.

Rà soát các dự án bất động sản, không để đất hoang hóa, dự án không triển khai; công khai danh sách dự chậm tiến độ do vướng pháp lý đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất, chủ đầu tư chậm trễ việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.

Tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Yêu cầu tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông,… gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương và đời sống của người dân.

Phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý… vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có).

Rà soát, quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra các dự án đầu tư bất động sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn tỉnh cũng như công khai thông tin các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị được phê duyệt chủ trương đầu tư. Giao các địa phương tăng cường công tác quản lý giá đất trên địa bàn, khảo sát ngăn chặn việc đẩy giá đất lên cao bất hợp lý.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quản lý chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai về việc tách thửa đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, xử lý nghiêm đối với với các hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm tiến độ theo quy định của pháp luật.

Giao Sở Tài chính tăng cường công tác kiểm soát hồ sơ, quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương. (antt.nguoiduatin.vn 11/4)

 
 
 

3.  Chủ tịch TT-Huế: Phát triển bền vững, tăng thu nhập người dân để tỉnh sớm trở thành TP trực thuộc T.Ư

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ, phát triển bền vững, tăng thu nhập người dân là mục tiêu xuyên suốt để tỉnh đủ tầm sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chiều 10/4, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh vừa tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm đánh giá tình hình kinh tế- xã hội tháng 3 và quý I/2021, đồng thời bàn nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội cho giai đoạn tiếp theo.

Trong tháng 3 và quý I/2021, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh tiếp tục xu hướng phục hồi và có nhiều chuyển biến tích cực.

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quý I/2021 tiếp tục hoạt động ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 4,86% so với cùng kỳ. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước quý I ước đạt 2.344 tỷ đồng, chiếm 38,6% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 1.824 tỷ đồng (chiếm 38,6% dự toán, tăng 40%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 95 tỷ đồng (chiếm 20,9% dự toán, tăng 1,8%).

Tính đến ngày 29/3/2021, có 247 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới, trong đó có 147 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 812 tỷ đồng, giảm 5% về lượng và giảm 71,38% về vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại có 167 doanh nghiệp, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Trong quý I năm 2021, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 7 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 902,13 tỷ đồng; điều chỉnh tiến độ thực hiện cho 4 dự án và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 4 dự án với số vốn điều chỉnh 395,1 tỷ đồng. Tỉnh đã xây dựng thông tin gần 200 dự án, trong đó có 16 dự án được công bố thông tin chi tiết sẵn sàng kêu gọi đầu tư.

Các đề án triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã hoàn thành và được Chính phủ có ý kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định liên quan Đề án "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế" và Đề án "Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế".

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ yêu cầu các cơ quan liên quan chú trọng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo ông Phan Ngọc Thọ, phát triển bền vững, tăng thu nhập người dân là mục tiêu xuyên suốt để tỉnh đủ tầm sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như: Di dời dân khu vực 1 Kinh thành Huế, cao tốc Cam Lộ- La Sơn, mở rộng sân bay Phú Bài; tiếp tục hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khởi công, thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp để phấn đấu tăng thu ngân sách, quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; đẩy mạnh đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, mở rộng thị trường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng….(etime.danviet.vn 11/4)

 
 
 

4.  Thừa Thiên Huế: Đẩy nhanh tiến độ các dự án để đưa vào phục vụ người dân, du khách

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa có chuyến kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị và tiến độ các dự án trên địa bàn huyện Phú Vang và TP. Huế.

Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo / Thừa Thiên Huế: Cương quyết giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Tại dự án khu nghỉ dưỡng Kawara My An Onsen Resort (xã Phú Dương, huyện Phú Vang), đại diện chủ đầu tư cho biết, khu nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn chỉnh trang cảnh quan, hoàn thiện để đưa vào hoạt động.

Đây là khu phức hợp nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy mô bao gồm khách sạn, biệt thự, nhà hàng, spa, khu giải trí và nhiều tiện ích khác. Đặc biệt, khu tắm suối khoáng nóng được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn onsen Nhật Bản truyền thống duy nhất tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đánh giá cao đơn vị thi công và chủ đầu tư đã tích cực nỗ lực, khắc phục khó khăn của thiên tai, dịch bệnh để tập trung triển khai dự án, đến thời điểm hiện tại đã cơ bản hoàn thiện. Đồng thời đề nghị đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang cảnh quan khu nghỉ dưỡng, hoàn thiện các hạng mục còn lại để sớm đưa khu nghỉ dưỡng đi vào hoạt động.

“Dự án hứa hẹn là 1 nơi nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe độc đáo, lý tưởng của Huế, là địa điểm mới lạ phục vụ người dân địa phương và du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại địa phương, kéo dài thời gian lưu trú của du khách”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, kỳ vọng.

Kiểm tra công tác triển khai dự án cầu chui đường sắt Bắc Nam tại đường Bùi Thị Xuân (TP. Huế), Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho rằng, đây là dự án góp phần chỉnh trang, tạo mỹ quan cho khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, đảm bảo lưu thông thông suốt cho các xe du lịch từ 17 chỗ trở xuống khi qua vị trí cầu chui.

Qua đó, ông Thọ yêu cầu UBND TP. Huế triển khai dự án theo đúng tiến độ, khi thi công phải đảm bảo giao thông suốt. Cùng với việc đảm bảo chất lượng phần cầu chính, đường hai bên cầu cần quan tâm đến các hạng mục khác như hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè, lối đi bộ... Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe kỹ thuật vào dịp 30/4.

Kiểm tra công tác chỉnh trang khu vực chợ Đông Ba, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh cho biết, hiện thành phố đang tập trung chỉnh trang khu vực mặt tiền chợ ở đường Trần Hưng Đạo, cải tạo mương thoát nước và sắp xếp lại các lô hàng, chỉnh trang toàn bộ khu vực mặt tiền chợ theo hướng xanh - sạch - sáng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị TP. Huế và Ban Quản lý chợ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang khu vực chợ Đông Ba, sắp xếp lại các lô hàng, ngành hàng đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp; ra quân lập lại trật tự đô thị, giải toả các lô hàng lấn chiếm lòng lề đường, trưng bày hàng hóa ngổn ngang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và mất an toàn giao thông.

"Tập trung chỉnh trang Chợ Đông Ba theo hướng văn minh – hiện đại, kết hợp với Đề án xây dựng Chợ đêm Đông Ba nhằm hướng đến xây dựng chợ này trở thành “Chợ văn minh thương mại”, là một trong những điểm đến chứa đựng giá trị lịch sử, điểm đến du lịch, mua sắm hấp dẫn cho Huế", ông Thọ nhấn mạnh. (doanhnghiepvn.vn 11/4)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh, Huế vui Tết cổ truyền Bunpimay

Nhân dịp năm mới Bunpimay 2021- Phật lịch 2564 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, lưu học sinh Lào tại các tỉnh Hà Tĩnh, Huế tham gia các chương trình đón Tết ấm cúng và ý nghĩa.

Tối 10/4, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế phối hợp với Đại học Huế, Hội Hữu nghị Việt -Lào tổ chức lễ đón mừng năm mới. Buổi lễ có sự tham gia của hơn 400 lưu học sinh Lào đang sống và học tập tại Thừa Thiên - Huế.

Tại buổi lễ, những nghi thức truyền thống của Tết cổ truyền Bunpimay được tổ chức trang trọng và ấm áp. Mở đầu là nghi thức té nước với mong muốn xua tan những mệt mỏi, ưu phiền của năm cũ, mang lại sự sống sinh sôi, đâm chồi nảy lộc, ấm no hạnh phúc cho vạn vật trong năm mới.

Sau nghi thức té nước là lễ cầu may, lễ buộc chỉ cổ tay, một nét văn hóa riêng của nền văn hóa Lào. Một đài hoa lớn với các sợi chỉ nhỏ trên cánh được đặt giữa sân khấu. Tất cả mọi người có mặt ngồi xung quanh để cầu may, sau đó cùng buộc chỉ cho nhau để chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Sau phần lễ, các sinh viên Lào cùng đại biểu múa điệu lăm vông, thưởng thức trang phục cũng như ẩm thực, văn hóa truyền thống dân tộc Lào.

Trả lời TTXVN, bạn Phimmachanh Luckyjane, sinh viên năm thứ 2, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế chia sẻ: Em rất vui và hạnh phúc khi tham dự lễ hội này. Dù đang xa nhà, xa Tổ quốc, chúng em đã cảm nhận được không khí vui tươi, ấm cúng của lễ mừng năm mới Bunpimay tổ chức tại thành phố Huế giống như ở quê nhà.

Theo thống kê, từ năm 2002 đến nay, tỉnh đã tiếp nhận đào tạo trên 1.200 lưu học sinh Lào; trong đó 625 lưu học sinh đã tốt nghiệp. Những lưu học sinh Lào là nhân tố tiêu biểu, nguồn nhân lực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương Trung, Nam Lào nói riêng và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Thừa Thiên - Huế với các địa phương Lào nói chung.

Trước đó, vào chiều 10/4, Chương trình liên hoan văn nghệ và lễ buộc chỉ cổ tay nhân dịp tết cổ truyền Bunpimay được tổ chức tại Trường Đại học Hà Tĩnh. Đây là hoạt động thường niên được Đại học Hà Tĩnh tổ chức thường niên, thu hút đông đảo sinh viên nước bạn và Việt Nam cùng tham gia.

Tại buổi lễ, Ban Giám hiệu nhà trường phát đã giành những lời chúc tốt đẹp nhất tới các lưu học sinh Lào và gia đình nhân dịp Tết cổ truyền. Ban liên lạc Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Lào tỉnh Hà Tĩnh cũng tặng hoa chúc mừng năm mới tới các học sinh Lào.

Nghi lễ truyền thống buộc chỉ cổ tay cũng được tổ chức trong không khí thiêng liêng và đầm ấm, mang theo nhiều ước vọng về một năm mới bình yên và hạnh phúc. (thoidai.com.vn 12/4)

 
 
 

2.  Tình quân dân trong chiến dịch cấp căn cước công dân

Trong những ngày qua lực lượng Công an TP Huế căng mình đêm cũng như ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật để kịp thời làm thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) cho người dân. Ngược lạc, rất nhiều người đã chia sẻ với sự vất vả đó của các chiến sĩ thông qua những hành động thiết thực như hỗ trợ khẩu phần ăn, nước uống,...

Theo lãnh đạo Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế), thực hiện Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD theo tinh thần "Chiến dịch đồng loạt" của Lãnh đạo cấp trên, Công an TP Huế đã huy động tối đa sức lực, phương tiện kỹ thuật làm việc 24/24 giờ kể cả thứ bảy và chủ nhật để hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Theo đó, Công an TP Huế triển khai 4 Tổ công tác làm thủ tục cấp CCCD lưu động. Yêu cầu, mỗi Tổ công tác, mỗi ngày thu nhận ít nhất 450 hồ sơ/ 1 máy.

Chỉ trong 1 tuần có 5 lượt Tổ công tác của Công an TP Huế vượt xa chỉ tiêu đề ra, chạm mốc trên 600 và 700 hồ sơ/ 1 máy và được Giám đốc Công an tỉnh, Ban Chỉ huy Công an thành phố khen thưởng. Riêng Tổ cấp căn cước công dân tại UBND phường Thuận Lộc có 3 lượt khen thưởng.

Với tinh thần, trách nhiệm cao trong công tác, Công an thành phố phấn đấu hoàn thành thu nhận 280.000 hồ sơ phục vụ cấp căn cước công dân trước ngày 31/5/2021.

Để có được kết quả nói trên, ngoài sự nỗ lực của lực lượng Công an, thì sự lãnh chỉ đạo của các cấp và đồng lòng hỗ trợ của nhân dân là hết sức quan trọng. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày qua,các cấp chính quyền địa phương tại TP Huế hết sức quan tâm, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị cơ sở hỗ trợ lực lượng Công an trong chiến dịch cấp CCCD.

Bên cạnh đó, người dân khi đi làm CCCD cũng đồng lòng, sẵn sàng làm thủ tục vào các khung giờ đêm khuya, sáng sớm để lực lượng Công an đảm bảo tiến độ đề ra. Đặc biệt, nhiều người dân mang các khẩu phần ăn, nước uống hỗ trợ cho lực lượng Công an làm việc vào buổi đêm.

Anh Bùi Văn Hùng - Chủ một nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn TP Huế chia sẻ: "Vừa qua tôi đi làm căn cước công dân thì thấy được sự vất vả của anh chị cán bộ chiến sĩ công an ngày đêm phục vụ người dân, vì vậy tôi cũng có những phần quà, phần ăn muốn gửi đến để động viên khích lệ tinh thần anh em cán bộ chiến sĩ công an nhằm phục vụ tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đây tôi cũng xin gửi đến lời chúc sức khỏe, bình an, hạnh phúc đến tất cả cán bộ chiến sĩ công an." (baodansinh.vn 11/4)

 
 
 

3.  Nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên: Cơ hội để bứt phá

Hướng đến trở thành Đại học (ĐH) Quốc gia, ĐH Huế đang từng bước nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên (SV).

Nâng chuẩn là xu thế

Gặp gỡ nhiều doanh nghiệp trong các ngày hội tuyển dụng tại các trường ĐH, một trong những yêu cầu được nhà tuyển dụng quan tâm là yếu tố ngoại ngữ. Ông Nguyễn Tuấn Dũng, đại diện một doanh nghiệp về công nghệ chế biến thực phẩm chia sẻ: “Trong xu thế của thời đại, yêu cầu của doanh nghiệp về ngoại ngữ ngày càng lớn, không chỉ là tiếng Anh giao tiếp căn bản mà nhiều trường hợp còn cần cả tiếng Anh chuyên ngành”.

Sau giai đoạn áp dụng chuẩn ngoại ngữ bậc A2 (theo khung năng lực 6 bậc), từ khóa tuyển sinh 2014 (ra trường năm 2018), ĐH Huế bắt đầu áp dụng đầu ra chuẩn ngoại ngữ B1. ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế thừa nhận, dù khóa đầu tiên áp dụng chuẩn đầu ra B1 chất lượng chưa tốt, do các trường chưa có sự quan tâm đúng mức, đặc biệt là nhận thức của SV chưa tốt nên kết quả không cao. Tuy nhiên, những khóa sau các trường đã chú trọng quán triệt cho SV chú trọng học ngoại ngữ và SV nghiêm túc hơn, tỷ lệ toàn ĐH Huế tốt nghiệp đúng thời hạn (đợt 1) về mặt ngoại ngữ không chuyên là 70 – 75% và dần tăng lên.

Chuẩn ngoại ngữ B1 đang được nhiều trường ĐH trong cả nước áp dụng. Song, trước xu thế hội nhập quốc tế, thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và ĐH Huế đang hướng đến phát triển thành ĐH Quốc gia, việc nâng chuẩn ngoại ngữ trở thành xu hướng tất yếu. Tại các ngày hội việc làm từ năm 2020 đến nay, xuất hiện nhiều hơn những cơ hội việc làm ở vị trí quản lý, thậm chí doanh nghiệp tuyển cả giám đốc nhà máy. Tuy nhiên, song hành cùng cơ hội, SV được đòi hỏi nhiều về kiến thức, kỹ năng và cả ngoại ngữ.

Nâng chuẩn ngoại ngữ cũng đang trở thành yêu cầu bắt buộc trong tiến trình phát triển của các trường ĐH. Tháng 10/2019, đề án đào tạo tiếng Anh Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) công bố cho thấy, SV đại trà khối không chuyên ngữ có thể đăng ký học tiếng Anh tăng cường (6 tín chỉ) và 5 học phần tiếng Anh từ cơ bản đến định hướng chuẩn đầu ra (30 tín chỉ) ở trường nhằm mục tiêu đạt tối thiểu mức B2 theo khung tham chiếu châu Âu, tương đương IELTS 5.5. Tương tự, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thời điểm đó cũng đặt tiêu chuẩn tiếng Anh đầu ra là TOEIC 500…

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế cho biết, ĐH Huế cũng đang nghiên cứu, tính toán các phương án để từng bước nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho SV đáp ứng chuẩn B2 hay IELTS, TOEIC tương đương. “Trở thành ĐH Quốc gia thì SV cũng phải xứng tầm, ra trường đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng, sử dụng được tiếng Anh phục vụ công việc chứ không chỉ giao tiếp”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương khẳng định.

Đầu vào tốt, đầu ra sẽ tốt hơn

Hạn chế từ việc ngoại ngữ của học sinh ở bậc phổ thông đã khiến các em lên học ĐH gặp khó khi chưa đạt chuẩn theo đúng yêu cầu (học xong THPT đạt A2). Vì thế, tình trạng một số SV khó khăn trong việc “nợ” chứng chỉ ngoại ngữ để ra trường là điều khó tránh khỏi. Song, không vì thế mà có thể bỏ qua hay chậm nâng chuẩn ngoại ngữ. Điều quan trọng, phải xây dựng được lộ trình và từng bước nâng chuẩn hợp lý.

Công văn 955/BGDĐT-ĐANN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 11/3/2021) về việc hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và đề xuất kế hoạch triển khai tại đơn vị, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện, xây dựng và ban hành các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo (ưu tiên các ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN)…

Để phát huy thương hiệu đào tạo cũng như giúp người học khi ra trường hội nhập với thị trường lao động đầy tính cạnh tranh, ĐH Huế cần xây dựng lộ trình cụ thể nâng chuẩn ngoại ngữ với từng giai đoạn và từng nhóm ngành nghề, đơn vị. Trong đó, cần chú trọng đến cả ngoại ngữ chuyên ngành.

Theo PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, hiện nay chủ yếu đang đào tạo ngoại ngữ giao tiếp, một số đơn vị có tiếng Anh chuyên ngành nhưng ở một số ngành, chưa mang tính chất đại trà. Thời gian tới, ĐH Huế sẽ có các chính sách lớn, thay đổi phương pháp và cách học của SV để hướng đến tạo ra đầu tốt hơn cho SV không chỉ về chuyên môn mà còn ở ngoại ngữ. Đặc biệt, sẽ tính toán đến những giải pháp kết hợp đào tạo giữa ngoại ngữ với các trường để thúc đẩy mạnh hơn ngoại ngữ chuyên ngành.

Trong phương án tuyển sinh 2021, nhiều cơ sở đào tạo của ĐH Huế đang khuyến khích đầu vào ngoại ngữ tốt. Điển hình như với Trường ĐH Luật, trong phương thức xét tuyển riêng, một trong những tiêu chí ưu tiên là có học lực loại khá trở lên trong cả 3 năm học THPT và có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng điều kiện như tiếng Anh IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên, TOEFL iBT đạt từ 64 điểm trở lên hoặc TOEIC đạt từ 600 điểm trở lên… Đầu vào tốt, sẽ thúc đẩy đầu ra ngoại ngữ tốt hơn. (baothuathienhue.vn 12/4)

 
 
 

4.  Sôi nổi cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền an toàn giao thông” 2021

Tối 11/4, Hội sinh viên Đại học Huế phối hợp với Hội sinh viên các trường thành viên, Đoàn các khoa trực thuộc tổ chức cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền an toàn giao thông” năm 2021 tại Hội trường Đại học Huế.

Với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông đường bộ, Pháp lệnh an toàn giao thông đến sinh viên Đại học Huế, cuộc thi thu hút 9 tiểu phẩm tham gia dự thi và nhận được sự cổ vũ của hơn 500 sinh viên đến từ các trường đại học thuộc Đại học Huế.

Theo TS. Lê Nam Hải, Phó Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên Đại học Huế, các đội đã tham gia cuộc thi với diễn xuất tốt, kịch bản, hình ảnh, nhạc nền có đầu tư và được tiếp lửa nhờ sự cổ vũ rất nhiệt tình của các cổ động viên.

Kết thúc cuộc thi, tiểu phẩm “Sao cha không?” của đội thi đến từ Trường đại học Luật, Đại học Huế đã xuất sắc đạt được giải Nhất. Giải Nhì thuộc về tiểu phẩm: “Để mai hứa” của đội thi Trường đại học Y-Dược, Đại học Huế. Hai giải Ba thuộc về tiểu phẩm “Lời xin lỗi muộn màng” - Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế và tiểu phẩm “Nhanh một phút, chậm cả đời” - Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. 5 giải khuyến khích được dành cho các đội thi: Trường đại học Nông lâm, Trường Du lịch, Khoa Quốc tế, Trường đại học Kinh tế, Khoa Giáo dục thể chất.

Cuộc thi là một sân chơi lành mạnh, thiết thực, bổ ích dành cho các bạn sinh viên, giúp các bạn phát huy khả năng sáng tạo, góp phần tuyên truyền và giữ gìn trật tự an toàn giao thông.  (baothuathienhue.vn 12/4)

 
 
 

5.  Tiếp nhận gần 200 đơn vị máu từ sinh viên Trường đại học Sư phạm

Sáng 11/4, Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế phối hợp Trung tâm Huyết học truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1, năm 2021.

Chương trình thu hút khoảng 250 cán bộ, đoàn viên, sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện. Trong đợt hiến máu này, do nguồn máu dự trữ nhóm máu B hiện đang còn đáp ứng nên đơn vị chức năng chỉ tiếp nhận các nhóm máu O, A và AB. Chương trình thu về gần 200 đơn vị máu (250ml - 350ml máu/người), bổ sung vào nguồn máu dự trữ để cứu chữa cho những bệnh nhân cần máu.

Theo đại diện Trường ĐH Sư phạm, hiện nay phong trào hiến máu tình nguyện trong sinh viên được lan tỏa sâu rộng, không chỉ sinh viên năm cuối mà những sinh viên năm đầu cũng tham gia hiến máu tình nguyện.

Dự kiến, trường còn tổ chức 1 đợt hiến máu nữa trong năm 2021 (khoảng tháng 10 - 11) với chỉ tiêu dự kiến khoảng 250 đơn vị máu. (baothuathienhue.vn 11/4)

 
 
 

6.  Giản đơn là yêu Huế

Sáng chủ nhật, mượn chiếc xe đạp của con trai, tôi đạp lòng vòng qua các con đường của Huế. Yên tĩnh, sạch sẽ và rợp bóng cây xanh. Những con đường vì thế cứ làm tôi mê nhớ quay quắt mỗi khi phải xa Huế dù chỉ có vài ngày.

Rời những con đường đẹp như tranh vẽ bên Thành nội, tôi đạp xe qua cầu Trường Tiền về phố thị phía bờ Nam sông Hương. Đường Lê Lợi thì không cần phải nói. Con đường “đẹp đến từng cm” từ xưa đến nay và đang từng ngày càng đẹp thêm lên. Những con đường nhỏ xinh kết nối đường Lê Lợi với tuyến Nguyễn Huệ nằm sâu hơn một quãng phía bên trong như Lê Lai, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ cũng được chăm chút đầu tư và đều là những con phố tuyệt đẹp. Riêng tuyến Ngô Quyền, con đường khá hẹp so với công năng giao thông, nhưng lại hớp hồn không ít du khách và người dân Cố đô, nhất là giới mê nhiếp ảnh bởi đôi hàng cây lim xẹt, mà người Huế vẫn thích gọi là cây hoàng điệp hay điệp vàng. Đôi hàng cây xanh mướt cụng đầu vào nhau tạo nên một vòm xanh che mát cho cả con đường. Đến mùa hoa thì thôi khỏi bút nào tả xiết. Hoa trên vòm cây, hoa trải thảm mặt đường. Cả con phố nhuộm vàng đẹp đến nôn nao khiến bước chân người đi qua như cũng muốn rón rén để khỏi làm hỏng bức tranh tuyệt hảo do tay người và tạo hóa đã làm nên. Tiếc là con đường đẹp như thế lại thiếu mất bờ lề. Nếu có được đôi bờ lề nữa thì hoàn mỹ. Nhiều lần tôi đã thầm tiếc và ước mong như thế. Bây giờ, đôi bờ lề mơ ước đó cũng đã hiện hữu khiến ai kia đều thỏa nguyện mong chờ…

Từ đường Ngô Quyền, tôi chầm chậm đôi chân đạp xe rẽ lối Nguyễn Trường Tộ để ra Lê Lợi. Con đường nằm giữa 2 ngôi trường nổi tiếng xứ Huế xưa nay Quốc Học và Đồng Khánh-Hai Bà Trưng, nhỏ thôi nhưng đầy ký ức, đầy hoài niệm khiến bao “cô, cậu” học trò năm xưa mỗi khi có dịp trở về không khỏi thổn thức và tần ngần chân bước. Bỗng đâu đó trên những vòm xanh từ phía sân trường vọng vang tiếng hòa ca của những chú chích chòe, vành khuyên khiến tôi không thể không dừng chân để lắng nghe. Một vài người khách du lịch đi dạo sớm cũng sững sờ đứng lại nghiêng ngó. Họ cứ ngỡ có nhà ai quanh đấy nuôi chim, đến khi nghe tôi bảo, ấy là tiếng của lũ chim tự do. Và Huế tôi, chim về với phố từ lâu đã không còn là chuyện lạ. Tất cả mới ồ lên thích thú: “Tuyệt vời, không thể nói gì hơn 2 tiếng tuyệt vời!”.

Không phải là tôi buột miệng ngẫu hứng mà “chim về với phố” là chuyện đã và đang xảy ra với Huế từ nhiều năm qua, khi mà hệ thống cây xanh đường phố, cây xanh công viên ngày mỗi được chăm chút, tăng dày và bảo vệ. Mà không chỉ có các loài thông thường như chim sâu, se sẻ, cả vành khuyên, chúp mào, mỏ két (vẹt), chích chòe, họa mi,… cũng thấy rủ nhau về với Huế. Gần đây là những cánh cò trắng. Chúng lũ lượt kéo nhau về kiếm ăn và trú ngụ ở cồn Dã Viên. Có những buổi chiều tà, hàng đàn cò trắng bay rợp sông Hương tạo nên cảnh kỳ thú và yên bình đến khôn tả.

Của cải, tiền bạc có thể Huế chưa giàu, nhưng cảnh quan, môi trường thì chưa chắc có mấy đô thị có thể sánh vai cùng Huế. Có người bảo, giàu tiền giàu bạc dễ, giàu cảnh quan môi trường mới khó. Ngẫm nghĩ, đó hoàn toàn không phải chuyện “con cáo với chùm nho” hay… “mệ” trạng, mà quả đúng là vậy. Và như thế, tôi yêu Huế là điều giản đơn. Thậm chí còn hơn thế nữa, không hiếm người ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên…“Giấc mơ Huế”- vì thế- được mọi người nâng niu cũng là điều dễ hiểu… (baothuathienhue.vn 11/4)

 
 
 

7.  Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ

Tôi viết bài này cũng là lúc các hạng mục của Nhà máy xi măng Long Thọ được xây dựng cách nay đúng 125 năm, đặt ở chân đồi Long Thọ, trên bờ phải sông Hương, đối diện với chùa Thiên Mụ, cách trung tâm thành phố Huế chừng 7 cây số về phía tây, giữa làng Nguyệt Biều và Dương Xuân (nay là Thủy Biều và Phường Đúc) đang được tháo dỡ. Khoảng 15 năm trước, Nhà máy xi măng Long Thọ đã bị Chính phủ liệt vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, yêu cầu phải nhanh chóng di dời để đảm bảo quy hoạch đô thị và phát triển kinh tế du lịch địa phương. Sau nhiều năm “án binh bất động” đến đầu năm 2021 này, công tác tháo dỡ nhà máy này bắt đầu triển khai để di dời về cụm công nghiệp Thủy Phương, thị xã Hương Thủy.

Năm 1885, thực dân Pháp đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất cho chính quyền cai trị tại miền Trung, lấy Huế làm thủ phủ. Nhu cầu về vật liệu xây dựng rất lớn nên 1896, hãng tư nhân có tên Bogaert đã xây dựng một xí nghiệp vôi thủy nhằm giải quyết nhu cầu nói trên.

Bogaert chọn Long Thọ để xây dựng vì nơi đây có những điều kiện thuận lợi mà nhiều nơi khác không có. Bàn về sử dụng không gian Huế của người Pháp, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng không phải thời nào và chỗ nào cũng tốt. Không gian Huế thời Pháp thuộc ở bờ nam sông Hương mắc phải 2 “ung bướu”, đó là Nhà máy vôi thủy Long Thọ với cột khói đen thổi lên không trung và tháp nước Dã Viên kệch cỡm bên chiếc cầu sắt Dã Viên.

Tôi được biết, những năm gần đây, chủ nhân của nhiều công trình kiến trúc thời thuộc Pháp đã có những hoạt động tìm hiểu, biên soạn truyền thống và lịch sử của đơn vị mình. Kỷ niệm 100 năm thành lập, Ban Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế cử người sang tận Pháp quốc và đã quyết định bỏ ra khoảng 100 triệu đồng để sao chụp bản thiết kế về công trình cùng nhiều tài liệu có liên quan nhằm phục vụ cho việc trưng bày và hơn thế, vào mục đích phát triển và mở rộng dự án cấp nước sau này. Trong Quyết định phê duyệt điều chỉnh chi tiết xây dựng Nhà máy nước Vạn Niên do nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao ký năm 2017, người ta thấy xuất hiện ở đó khu bảo tồn, bảo tàng nước.

Là “ung bướu” phải cắt bỏ nhưng Nhà máy vôi thủy Long Thọ, công trình kinh tế đầu tiên mang dấu ấn “thuộc địa” trên đất Cố đô, ra đời cùng thời với Trường Quốc Học và trước Nhà máy nước Huế nhưng cách nhau 13 năm, được xem là một “nhân chứng” lịch sử của quá trình xây dựng và phát triển thành phố Huế, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch của cả nước. Vậy nên, nó cần thiết được lưu giữ lại hình ảnh và dấu tích của một thời tồn tại. Thiết nghĩ, cũng là vấn đề đặt ra với Huế khi mà cùng thời điểm Nhà máy vôi thủy Long Thọ được tháo dỡ cũng là lúc nhiều công trình kiến trúc thời Pháp thuộc nơi đây đang được cải tạo, nâng cấp và cả đập bỏ nữa để xây mới vì sự phát triển của vùng đất. (baothuathienhue.vn 11/4)

 
 
 

8.  Hơn 40 phụ nữ khuyết tật tham gia hội thi nấu ăn - cắm hoa - văn nghệ

- Sáng 11/4, Câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ khuyết tật tỉnh tổ chức Hội thi nấu ăn - cắm hoa - văn nghệ nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật (NKT) Việt Nam 18/4.

42 hội viên là phụ nữ khuyết tật được chia thành 5 đội thi. Các chị tham gia tranh tài ca múa, nấu các món ăn đặc sắc và cắm hoa với chủ đề tự chọn.

Năm nay, Ngày NKT Việt Nam có chủ đề “An toàn - Bình đẳng”. Với ý nghĩa ấy, các đội thi đã gửi gắm thông điệp và mong ước chung của NKT thông qua những tiết mục văn nghệ giàu cảm xúc, bữa cơm đẹp mắt, dinh dưỡng và những lẵng hoa đầy sức sống.

Cuộc thi thể hiện sự khéo léo và tỉ mỉ của những phụ nữ khuyết tật, từ đó động viên, khích lệ các chị tự tin, vươn lên hòa nhập cộng đồng. (baothuathienhue.vn 11/4)

 
 
 

9.  Quan tâm chính sách an sinh cho người dân khi di dời đến nơi ở mới

Sáng 11/4, tại buổi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế tại khu vực Eo Bầu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo TP. Huế và các cơ quan liên quan cần đẩy nhanh tiến độ, quan tâm đến chính sách an sinh cho người dân khi di dời đến nơi ở mới.

Theo UBND TP. Huế, ngoài khu vực Thượng Thành đã di dời hoàn thành 575 hộ, khu vực Eo Bầu, Hộ Thành hào và Tuyến Phòng lộ với 1.178 hộ thuộc diện thu hồi đất, TP. Huế đang thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chỉ đạo các đơn vị đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng đúng theo kế hoạch của UBND tỉnh đề ra. Dự kiến, đến 30/4/2021 sẽ hoàn thành di dời tất cả hộ thuộc Eo Bầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến hiện trường tháo dỡ nhà của các hộ dân khu vực Eo Bầu thuộc 4 phường nội thành, thăm hỏi, động viên người dân. Người dân rất phấn khởi, vui mừng khi được Chủ tịch UBND tỉnh luôn theo sát, đồng hành, chia sẻ trong các hoạt động di dời, tái định cư. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giải đáp các thắc mắc, chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân.

Những hộ có khó khăn, thành phố phải tạo điều kiện cho thuê nhà trong giai đoạn chờ xây dựng nhà mới. Cần quan tâm giải quyết thấu đáo, nhanh chóng các vướng mắc, kiến nghị cho bà con, đảm bảo sự công bằng cho người dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đề nghị UBND các phường kiểm tra, tổng hợp xác nhận, đề xuất danh sách để xem xét bố trí tái định cư bổ sung, đảm bảo ai cũng có đất để “an cư lạc nghiệp” ở nơi tốt hơn.

Cùng với giao đất tái định cư, TP. Huế hướng dẫn người dân lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng nhà đồng loạt để các hộ sớm tiến hành xây dựng nhà và ổn định cuộc sống.

Về phương án dọn dẹp mặt bằng, triệt hạ công trình sau khi giải tỏa, Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo có phương án đầy đủ, cụ thể các công việc cần tiến hành kịp thời, đảm bảo việc tháo dỡ nhà ở, công trình kiến trúc, tránh xảy ra tình trạng tái lấn chiếm, đảm bảo nguyên vẹn kiến trúc của công trình cũ và nhanh chóng phục hồi các mảng xanh tạo cảnh quan cho khu vực di tích. (baothuathienhue.vn 11/4)

 
 
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 

1.  Đại học Huế livestream tư vấn thông tin tuyển sinh năm 2021

Ngày 11/4, Đại học (ĐH) Huế phối hợp các trường, khoa, đơn vị thuộc và trực thuộc ĐH Huế, tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2021.

Qua hình thức livestream, cán bộ làm công tác tuyển sinh của ĐH Huế và các trường, khoa, đơn vị thuộc và trực thuộc của ĐH Huế đã tương tác trực tiếp để giải đáp những thắc mắc của phụ huynh và học sinh.

Nội dung tư vấn tuyển sinh hướng đến những điểm đặc biệt trong tuyển sinh so với mọi năm; phương thức tuyển sinh, hình thức xét tuyển; những chuẩn bị để có thể tăng cơ hội trúng tuyển. Đồng thời, cập nhật những kiến thức liên quan đến xét tuyển, nguyện vọng vào ĐH chính quy; cung cấp thông tin tuyển sinh mới nhất từ các trường, khoa, phân hiệu thuộc ĐH Huế.

Ngoài những thông tin chung về tuyển sinh ĐH Huế năm 2021, ban tư vấn tuyển sinh gồm các chuyên gia từ ĐH Huế và các trường thành viên, khoa trực thuộc ĐH Huế đã cung cấp những thông tin sâu hơn theo từng nhóm ngành nghề… (baothuathienhue.vn 11/4)

 
 
MÔI TRƯỜNG
 

1.  Vệ sinh môi trường để chuẩn bị thông tuyến đường đi bộ dọc sông Hương

Sáng 11/4, Chi đoàn Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lễ ra quân “Ngày Chủ nhật xanh”, làm vệ sinh môi trường tuyến đường đi bộ dọc sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên đến chùa Thiên Mụ nhằm góp phần bảo vệ môi trường, làm đẹp khu vực cảnh quan và chuẩn bị thông tuyến, đi vào hoạt động tuyến đường này.

Đoàn viên thanh niên Văn phòng UBND tỉnh dọn dẹp vệ sinh dọc tuyến đường đi bộ bên bờ sông Hương

Trong buổi sáng, các đoàn viên, thanh niên Chi đoàn Văn phòng UBND tỉnh đã làm vệ sinh, nhặt rác đoạn đường đi bộ dài hơn 3km từ cầu Dã Viên đến chùa Thiên Mụ. Đây là đoạn đường dự kiến sẽ chính thức thông tuyến phục vụ người dân địa phương và du khách đến tham quan thưởng ngoạn cảnh quan sông Hương vào cuối tháng 4 này.

Ngoài việc tạo cảnh quan cho tuyến đường đi bộ xanh - sạch - đẹp, hoạt động ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” của Chi đoàn Văn phòng UBND tỉnh còn nhằm tuyên truyền đến mọi người dân ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác khu vực hai bên bờ và xuống dòng sông Hương, gìn giữ vẻ đẹp thơ mộng của dòng Hương. Qua đó phát triển du lịch, đồng thời hiện thực hóa đề án “Dòng Hương trong xanh”,  xây dựng Huế trở thành thành phố “Xanh - Sạch - Sáng”. (baothuathienhue.vn 11/4)

 
 
 

2.  Sản phẩm thân thiện từ mo cau

Say mê nghiên cứu khoa học, mong muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, đề tài “Sản phẩm thân thiện môi trường làm từ mo cau” của thầy trò Trường tiểu học (TH) Điền An đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.

“Cây cau gắn liền với người dân Phong Điền, thi thoảng mẹ em nhặt mo cau làm quạt, làm đồ chơi cho các con; rồi những câu chuyện về cơm nắm mo cau… Từ đó em có ước mơ làm được nhiều sản phẩm từ mo cau”, Nguyễn Thanh Trà, học sinh lớp 5 giải thích. Trần Gia Hân, học sinh lớp 3 thì nói: “Thầy cô giáo nhắc nhở chúng con nhiều về lý do gây ra ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, những vật dụng làm từ mo cau có thể tránh được điều đó nên chúng con muốn thử sức”.

Trước những ý tưởng đầy thuyết phục của các em, hai giáo viên của trường là cô Nguyễn Thị Lý và thầy Nguyễn Đức Toàn đã sát cánh cùng nhóm 3 học sinh gồm Trà, Gia Hân và Nguyễn Như Đức Tâm, học sinh lớp 2 để thực hiện đề tài. Ba sản phẩm các em đăng ký, gồm: dép, nón và mũ. Ưu điểm rõ nhất là nguyên liệu gồm mo cau cần thêm chỉ, keo… đều dễ tìm, chi phí rẻ; đặc biệt, mo cau có độ dai, dễ phân hủy.

Sau gần ba tháng nghiên cứu và làm thử, kết quả cho thấy hầu hết các sản phẩm đều thực hiện chung nhiều công đoạn, như: ngâm nước, ép phẳng, phơi, phân loại bẹ… Sau đó mới thực hiện theo thiết kế của từng sản phẩm, như độ cao thấp của dép, tuy vào độ cong của mũ, nón… vấn đề là tạo thẩm mỹ làm sao để tạo được thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm đầu tiên thành công là dép đi trong nhà đã mang lại niềm phấn khích cho thầy và trò; không dừng lại ở mũ và nón, thầy và trò tiếp tục cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật đáng yêu như hình các con vật gồm chuồn chuồn, bươm bướm… để làm đồ chơi; dụng cụ học tập thì có hộp bút, đèn học…; rồi thì giỏ đi chợ, chậu cắm hoa giấy… Khó nhất là làm mặt nạ, chậu hoa, vì chậu hoa phải lắp ráp nhiều mảnh, còn mặt nạ phải uốn thật khéo mới vừa với khuôn mắt… nên phải hết sức cẩn thận để không lãng phí nguyên liệu.

Thấy chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng bức chân dung Bác Hồ trên tấm mo cau, thầy Toàn cho biết, đó là tác phẩm của thầy giáo mỹ thuật Trường tiểu học Ưu Điềm vẽ bằng mỏ hàn điện tử. Thầy tự hào: “Ý tưởng làm các sản phẩm bằng mo cau đã lan sang nhiều trường học khác trên địa bàn”.

Với đặc tính mềm mại, bền, đẹp, giá thành rẻ cộng thêm có tính thẩm mỹ cao mà vẫn giữ được mùi thơm nguyên thủy của mo cau do không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trong quá trình sản xuất nên các sản phẩm làm từ mo cau được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, thầy Nguyễn Đại Ánh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, với khả năng một trường tiểu học, và các “nhà khoa học” đang là những thiếu niên thì đề tài chỉ dừng lại ở cuộc thi. Mong muốn của nhóm là có thể đưa sản phẩm đến với người sử dụng; vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, vừa giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. Để thực hiện được ước mơ này, cần sự chung tay của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp.

Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền cho biết: “Liên tục từ năm học 2016 – 2017 đến nay, Trường TH Điền An đều đạt giải tại các cuộc khoa học kỹ thuật, sáng tạo thanh niên nhi đồng cấp huyện và cấp tỉnh. Lần này, chúng tôi có niềm tin các sản phẩm làm từ mo cau sẽ là nền móng cho việc thay đổi chất liệu sản xuất đồ dùng sinh hoạt và có mặt trong các cửa hàng lưu niệm. Đây sẽ là động lực để khuyến khích học sinh mạnh dạn nghiên cứu khoa học”. (baothuathienhue.vn 10/4)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Bị khách tố ‘phù phép’ màu sơn xe Air Blade bán giá cao, nhà sản xuất nói đó là màu sơn lót

Liên quan đến vụ khách hàng 'tố' cửa hàng cửa hàng xe máy ‘phù phép’ màu sơn chiếc xe máy Air Blade để tăng giá bán ở Thừa Thiên Huế, đại diện của cửa hàng xe máy cho hay, 'đó là màu sơn nguyên bản, là màu sơn lót của Honda'...

Liên quan đến việc chị Nguyễn Thị Thanh Hoa (trú ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 'tố' cửa hàng xe máy Lộc Thịnh đã ‘phù phép’ màu sơn chiếc xe máy Air Blade để tăng giá bán mà Infonet đã có bài phản ánh, đại diện của cửa hàng xe máy đã thông tin chính thức.

Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Thanh Hoa, chiếc xe máy Air Blade mang BKS: 75G1 – 292.xx mà chị mua của cửa hàng xe máy Lộc Thịnh lộ ra màu sơn đỏ sau lớp màu đen, ông Lê Duy Anh – Phòng hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật (Công ty Honda Việt Nam) đã gửi thông tin đến Công ty TNHH Lộc Thịnh và khẳng định, chiếc xe máy Air Blade mang BKS: 75G1 – 292.xx của chị Nguyễn Thị Thanh Hoa lộ ra lớp màu sơn đỏ là sơn lót của Honda, do trong quá trình sử dụng bị bong tróc lộ ra khiến khách hàng hiểu nhầm và không phải cửa hàng xe máy Lộc Thịnh (Công ty TNHH Lộc Thịnh) thay đổi màu sơn.

“Chiếc xe máy Air Blade là sơn nguyên bản, màu sơn bên trong là màu sơn lót của Honda”, ông Lê Duy Anh khẳng định.

Còn ông Phan Anh Tuấn – Cửa hàng trưởng cửa hàng xe máy Lộc Thịnh thông tin, tùy vào từng xe và thông thường màu sơn lót bên trong có màu vàng hoặc đỏ,… để tăng chất lượng màu sơn nguyên bản.

“Chúng tôi đã giải thích, phản hồi cho khách hàng và chị Nguyễn Thị Thanh Hoa đã chấp nhận”, ông Tuấn cho hay.

Về phía chị Nguyễn Thị Thanh Hoa cho biết, đã nhận được thông tin phản hồi từ cửa hàng xe máy Lộc Thịnh và chấp nhận lời giải thích từ Phòng hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật  của Công ty Honda Việt Nam.

Trước đó, như Infonet đã đưa tin, chị Nguyễn Thị Thanh Hoa (trú ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) phản ánh về việc chiếc xe Air Blade mang BKS: 75G1 – 292.xx mua tại cửa hàng xe máy Lộc Thịnh (số 17 đường Hà Nội, TP Huế) cuối năm 2017 với giá hơn 46 triệu đồng và có màu đen. Đến nay, chiếc xe Air Blade mang BKS: 75G1 – 292.xx đã hết bảo hành thì xe bong tróc lộ ra lớp sơn màu đỏ bên trong nên chị cho rằng cửa hàng xe máy Lộc Thịnh thay đổi màu sơn chiếc xe Air Blade để bán với giá cao. (infonet.vietnamnet.vn 11/4)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Điểm nhấn đô thị sinh thái

- Dù ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều công trình, dự án (DA) trong Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương vẫn đảm bảo tiến độ thi công, góp phần hình thành KĐTM hiện đại, tạo điểm nhấn trong quy hoạch và phát triển đô thị Huế.

Đảm bảo tiến độ

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Công ty CP Đầu tư IMG (chủ đầu tư KĐT An Cựu City) thông tin, trong giai đoạn 2 của DA, chủ đầu tư đang triển khai thi công 168 căn phố thương mại và 3 khối cao tầng (mỗi khối 25 tầng). Trong kế hoạch, chủ đầu tư tiếp tục đầu tư 96 căn phố thương mại, gồm khối nhà 5 tầng được đầu tư đầy đủ nội thất. Từ đầu năm 2021, hệ thống vỉa hè, cây xanh, hạ tầng giao thông nội bộ tại giai đoạn 2 của DA cũng đã được đầu tư hoàn chỉnh.

Một số DA đã và đang hoàn thành như DA KĐT The Manor Crown Huế ở tại lô LK2 do Công ty CP Bất động sản Minh Điền Vital làm chủ đầu tư; DA Nhà ở cho người thu nhập thấp do Công ty CP Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland làm chủ đầu tư; DA Trụ sở Xổ số kiến thiết do Công ty TNHH NN MTV Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư; DA Showroom Honda Huế; DA KĐT An Cựu City, Mỹ Thượng, Đông Nam Thủy An, khu nhà ở An Đông. Một số DA đang triển khai như Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1, Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2 và DA Tổ hợp thương mại, shophouse, chung cư thương mại do Công ty CP Toyota Huế làm chủ đầu tư...

Ông Huỳnh Minh Khang, Giám đốc Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh đánh giá, một số DA triển khai đạt hoặc vượt so với kế hoạch đã đăng ký, song vẫn còn một số DA do ảnh hưởng từ các đợt dịch và thiên tai, vướng mắc trong công tác đền bù GPMB, thủ tục đầu tư xây dựng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào, dẫn đến chậm tiến độ triển khai. Đơn vị đã tích cực phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh phương án và hỗ trợ từng bước giải quyết.

Đô thị sinh thái

Theo Ban Quản lý (BQL) Khu vực phát triển đô thị (PTĐT) tỉnh, KĐTM An Vân Dương được xây dựng với định hướng hình thành KĐT sinh thái trên cơ sở khai thác các hệ thống mặt nước hiện có trong khu vực, đô thị gắn với không gian mặt nước, kết hợp với các giải pháp cây xanh cách ly, nhằm hình thành nên một KĐTM vừa hiện đại vừa hài hòa với môi trường xung quanh.

Tổng diện tích KĐTM An Vân Dương (bao gồm cả Khu E) khoảng 2.200 ha, với diện tích cây xanh là 545ha. Trong đó, có 7 công viên tập trung với diện tích khoảng 106ha, hai dải cây xanh phân cách trên trục đường chính có diện tích khoảng 11,4ha, 50 khu đất cây xanh cảnh quan mặt nước có diện tích khoảng 162ha, 12 khu đất cây xanh khu ở có diện tích khoảng 23ha, 9 khu đất sinh thái nông nghiệp có diện tích khoảng 150 ha, 1 khu đất thể dục thể thao có diện tích khoảng 80 ha và 10 khu đất cây xanh cách ly có diện tích khoảng 12ha.

Tổng diện tích cây xanh của các KĐTM, khu tái định cư, các DA đang thực hiện thuộc phạm vi KĐTM An Vân Dương khoảng 75ha (đảm bảo tỷ lệ cây xanh để hình thành nên KĐT kiểu mẫu), bao gồm các DA chính như KĐTM An Cựu, Phú Mỹ An, Khu văn phòng và Nhà ở tại lô LK2 thuộc Khu A; khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thuộc Khu B; KĐTM Mỹ Thượng thuộc Khu C và Khu TĐC Thủy Thanh, Thủy Vân và Thủy Dương giai đoạn 2 và giai đoạn 3 thuộc khu E - KĐTM An Vân Dương.

Ông Huỳnh Minh Khang thông tin, tỷ lệ cây xanh trên đầu người trong KĐTM An Vân Dương và các phân khu vượt so với quy định tại Quyết định số 649/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 6/5/2014 về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (tỷ lệ cây xanh công cộng 10m2/1người) và đáp ứng tỷ lệ cây xanh để hình thành nên khu đô thị kiểu mẫu (tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7m2/người trở lên).

Quá trình phát triển đô thị, xây dựng KĐTM An Vân Dương trở thành KĐT kiểu mẫu gắn với không gian xanh được triển khai trong thời gian qua gặp một số khó khăn do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên chỉ tập trung trồng cây xanh chủ yếu ở khu vực thành phố.

Riêng đối với KĐTM An Vân Dương chưa được quan tâm đúng mức, các khu công viên cây xanh được hình thành chủ yếu tại các DA do nhà đầu tư xây dựng, các khu công viên cây xanh chuyên đề và khu công viên công cộng chưa được đầu tư.

Một số DA của nhà đầu tư trồng cây xanh chưa đúng quy định của tỉnh ban hành, thiếu nghiên cứu, thiếu sự quan tâm đến việc trồng cây xanh và theo hướng tự phát, chưa tạo thành điểm xanh, điểm nhấn của KĐT…

Đối với các KĐTM, khu dân cư đang thực hiện, BQL Khu vực PTĐT tỉnh đã yêu cầu các chủ đầu tư, người dân trong khu vực trồng cây xanh theo đúng diện tích quy hoạch cây xanh đã được phê duyệt; đôn đốc các nhà đầu tư trong DA có quỹ đất công viên sớm thực hiện trồng cây xanh tại các quỹ đất này để nhằm hình thành và tạo điểm xanh cho KĐT.

Đơn vị này đã đề nghị UBND tỉnh quan tâm, sớm đưa ra quy định về quản lý, xây dựng và định hướng phát triển hệ thống cây xanh trong KĐTM An Vân Dương nhằm quản lý cây xanh trong KĐT trong thời gian tới.

Tiến hành kiểm tra quy hoạch, khảo sát hiện trạng các khu vực cây xanh cách ly dọc tuyến đường Thủy Dương-Thuận An để có cơ sở phối hợp với đơn vị tư vấn lập phương án bố trí cây xanh cụ thể tại khu vực này để trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh thống nhất.

Theo đó, tùy vào vị trí khu đất, nhu cầu cảnh quan, nguồn vốn để có giải pháp phù hợp. Vị trí sớm cần tạo cảnh quan, tạo điểm xanh thì sẽ trồng những cây lớn, những khu vực xa hơn thì trồng những cây ươm để giảm chi phí với nguồn vốn phù hợp, trong đó chủ yếu từ nguồn xã hội hóa và những nguồn cây di dời. (baothuathienhue.vn 12/4)

 
 
 

2.  Đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng hệ thống di tích Kinh thành Huế

- Các cơ quan liên quan cần đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng cho di tích, đồng thời, quan tâm đến chính sách an sinh cho người dân khi di dời đến nơi ở mới.

Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ trong buổi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế tại khu vực Eo Bầu diễn ra ngày 11/4.

 

Theo báo cáo nhanh của lãnh đạo UBND thành phố Huế, ngoài khu vực Thượng Thành đã hoàn thành di dời 575 hộ, thì khu vực Eo Bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ, hồ tịnh Tâm, Trấn Bình Đài với 1.178 hộ thuộc diện thu hồi đất, thành phố đang thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Dự kiến, ngày 30/4/2021 sẽ hoàn thành di dời tất cả hộ thuộc Eo Bầu, đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng đúng theo kế hoạch của UBND tỉnh.

Người dân khu vực Eo Bầu thuộc 4 phường nội thành bày tỏ phấn khởi, vui mừng khi được Chủ tịch UBND tỉnh luôn theo sát, đồng hành, chia sẻ trong các hoạt động di dời, tái định cư, đồng thời mong muốn lãnh đạo tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết thấu lý, đạt tình các ý kiến, kiến nghị của người dân.

Trực tiếp trao đổi tại hiện trường, người đứng đầu UBND tỉnh chỉ đạo, thành phố Huế phải tạo điều kiện cho những hộ còn khó khăn được thuê nhà trong giai đoạn chờ xây dựng nhà mới; cần quan tâm giải quyết thấu đáo, nhanh chóng các vướng mắc, kiến nghị cho bà con, đảm bảo sự công bằng cho người dân và sự đồng thuận cao trong xã hội. Ngoài ra, UBND các phường phải kiểm tra, tổng hợp xác nhận, đề xuất danh sách để xem xét bố trí tái định cư bổ sung, đảm bảo ai cũng có đất để “an cư lạc nghiệp”.

Cùng với giao đất tái định cư, phải hướng dẫn người dân hoàn thành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng nhà đồng loạt để các hộ sớm tiến hành xây dựng nhà và ổn định cuộc sống.

Về phương án dọn dẹp mặt bằng, triệt hạ công trình sau khi giải tỏa, đồng chí Phan Ngọc Thọ yêu cầu có phương án đầy đủ, cụ thể các công việc cần tiến hành kịp thời, đảm bảo việc tháo dỡ nhà ở, công trình kiến trúc, tránh xảy ra tình trạng tái lấn chiếm, đảm bảo nguyên vẹn kiến trúc công trình cũ và nhanh chóng phục hồi các mảng xanh tạo cảnh quan cho khu vực di tích.

Được biết, dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và các công trình tu bổ cấp thiết (giai đoạn 2021 - 2025) do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn 2.542 tỷ đồng. Dự án có nhiều hợp phần cần tu bổ, tôn tạo, phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều phường ở thành phố Huế và thị xã Hương Trà./. (dangcongsan.vn 11/4)

 
 
 

3.  Điểm nhấn đô thị sinh thái

- Dù ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều công trình, dự án (DA) trong Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương vẫn đảm bảo tiến độ thi công, góp phần hình thành KĐTM hiện đại, tạo điểm nhấn trong quy hoạch và phát triển đô thị Huế.

Đảm bảo tiến độ

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Công ty CP Đầu tư IMG (chủ đầu tư KĐT An Cựu City) thông tin, trong giai đoạn 2 của DA, chủ đầu tư đang triển khai thi công 168 căn phố thương mại và 3 khối cao tầng (mỗi khối 25 tầng). Trong kế hoạch, chủ đầu tư tiếp tục đầu tư 96 căn phố thương mại, gồm khối nhà 5 tầng được đầu tư đầy đủ nội thất. Từ đầu năm 2021, hệ thống vỉa hè, cây xanh, hạ tầng giao thông nội bộ tại giai đoạn 2 của DA cũng đã được đầu tư hoàn chỉnh.

Một số DA đã và đang hoàn thành như DA KĐT The Manor Crown Huế ở tại lô LK2 do Công ty CP Bất động sản Minh Điền Vital làm chủ đầu tư; DA Nhà ở cho người thu nhập thấp do Công ty CP Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland làm chủ đầu tư; DA Trụ sở Xổ số kiến thiết do Công ty TNHH NN MTV Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư; DA Showroom Honda Huế; DA KĐT An Cựu City, Mỹ Thượng, Đông Nam Thủy An, khu nhà ở An Đông. Một số DA đang triển khai như Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1, Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2 và DA Tổ hợp thương mại, shophouse, chung cư thương mại do Công ty CP Toyota Huế làm chủ đầu tư...

Ông Huỳnh Minh Khang, Giám đốc Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh đánh giá, một số DA triển khai đạt hoặc vượt so với kế hoạch đã đăng ký, song vẫn còn một số DA do ảnh hưởng từ các đợt dịch và thiên tai, vướng mắc trong công tác đền bù GPMB, thủ tục đầu tư xây dựng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào, dẫn đến chậm tiến độ triển khai. Đơn vị đã tích cực phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh phương án và hỗ trợ từng bước giải quyết.

Đô thị sinh thái

Theo Ban Quản lý (BQL) Khu vực phát triển đô thị (PTĐT) tỉnh, KĐTM An Vân Dương được xây dựng với định hướng hình thành KĐT sinh thái trên cơ sở khai thác các hệ thống mặt nước hiện có trong khu vực, đô thị gắn với không gian mặt nước, kết hợp với các giải pháp cây xanh cách ly, nhằm hình thành nên một KĐTM vừa hiện đại vừa hài hòa với môi trường xung quanh.

Tổng diện tích KĐTM An Vân Dương (bao gồm cả Khu E) khoảng 2.200 ha, với diện tích cây xanh là 545ha. Trong đó, có 7 công viên tập trung với diện tích khoảng 106ha, hai dải cây xanh phân cách trên trục đường chính có diện tích khoảng 11,4ha, 50 khu đất cây xanh cảnh quan mặt nước có diện tích khoảng 162ha, 12 khu đất cây xanh khu ở có diện tích khoảng 23ha, 9 khu đất sinh thái nông nghiệp có diện tích khoảng 150 ha, 1 khu đất thể dục thể thao có diện tích khoảng 80 ha và 10 khu đất cây xanh cách ly có diện tích khoảng 12ha.

Tổng diện tích cây xanh của các KĐTM, khu tái định cư, các DA đang thực hiện thuộc phạm vi KĐTM An Vân Dương khoảng 75ha (đảm bảo tỷ lệ cây xanh để hình thành nên KĐT kiểu mẫu), bao gồm các DA chính như KĐTM An Cựu, Phú Mỹ An, Khu văn phòng và Nhà ở tại lô LK2 thuộc Khu A; khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thuộc Khu B; KĐTM Mỹ Thượng thuộc Khu C và Khu TĐC Thủy Thanh, Thủy Vân và Thủy Dương giai đoạn 2 và giai đoạn 3 thuộc khu E - KĐTM An Vân Dương.

Ông Huỳnh Minh Khang thông tin, tỷ lệ cây xanh trên đầu người trong KĐTM An Vân Dương và các phân khu vượt so với quy định tại Quyết định số 649/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 6/5/2014 về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (tỷ lệ cây xanh công cộng 10m2/1người) và đáp ứng tỷ lệ cây xanh để hình thành nên khu đô thị kiểu mẫu (tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7m2/người trở lên).

Quá trình phát triển đô thị, xây dựng KĐTM An Vân Dương trở thành KĐT kiểu mẫu gắn với không gian xanh được triển khai trong thời gian qua gặp một số khó khăn do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên chỉ tập trung trồng cây xanh chủ yếu ở khu vực thành phố.

Riêng đối với KĐTM An Vân Dương chưa được quan tâm đúng mức, các khu công viên cây xanh được hình thành chủ yếu tại các DA do nhà đầu tư xây dựng, các khu công viên cây xanh chuyên đề và khu công viên công cộng chưa được đầu tư.

Một số DA của nhà đầu tư trồng cây xanh chưa đúng quy định của tỉnh ban hành, thiếu nghiên cứu, thiếu sự quan tâm đến việc trồng cây xanh và theo hướng tự phát, chưa tạo thành điểm xanh, điểm nhấn của KĐT…

Đối với các KĐTM, khu dân cư đang thực hiện, BQL Khu vực PTĐT tỉnh đã yêu cầu các chủ đầu tư, người dân trong khu vực trồng cây xanh theo đúng diện tích quy hoạch cây xanh đã được phê duyệt; đôn đốc các nhà đầu tư trong DA có quỹ đất công viên sớm thực hiện trồng cây xanh tại các quỹ đất này để nhằm hình thành và tạo điểm xanh cho KĐT.

Đơn vị này đã đề nghị UBND tỉnh quan tâm, sớm đưa ra quy định về quản lý, xây dựng và định hướng phát triển hệ thống cây xanh trong KĐTM An Vân Dương nhằm quản lý cây xanh trong KĐT trong thời gian tới.

Tiến hành kiểm tra quy hoạch, khảo sát hiện trạng các khu vực cây xanh cách ly dọc tuyến đường Thủy Dương-Thuận An để có cơ sở phối hợp với đơn vị tư vấn lập phương án bố trí cây xanh cụ thể tại khu vực này để trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh thống nhất.

Theo đó, tùy vào vị trí khu đất, nhu cầu cảnh quan, nguồn vốn để có giải pháp phù hợp. Vị trí sớm cần tạo cảnh quan, tạo điểm xanh thì sẽ trồng những cây lớn, những khu vực xa hơn thì trồng những cây ươm để giảm chi phí với nguồn vốn phù hợp, trong đó chủ yếu từ nguồn xã hội hóa và những nguồn cây di dời. (baothuathienhue.vn 12/4)

 
 
 

4.  Tháo gỡ vướng mắc cho Dự án di dân Kinh Thành Huế

Đến nay, UBND thành phố Huế đã hoàn tất việc di dời cho trên 500 hộ dân khu vực Thượng Thành trong cuộc di dân lịch sử, đồng thời tiếp tục triển khai di dời hàng trăm hộ dân khác ở khu vực Eo Bầu, Hộ Thành Hào, Tuyến Phòng Lộ và các hộ còn lại của Thượng Thành. Tuy nhiên, do các quy định của pháp luật nên nhiều trường hợp chưa được bồi thường thỏa đáng dẫn đến có những đơn kiến nghị. Với quan điểm tạo điều kiện hết sức cho người dân trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, UBND tỉnh đã tiếp tục tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện dự án này. (trt.com.vn 11/4)

 
 
 

5.  Hàng rong mưu sinh trên vỉa hè Huế

Từ 19h, vỉa hè các tuyến đường Chương Dương, Hoàng Hoa Thám, Ngô Quyền... lại nhộn nhịp xe đẩy bán chè, cơm hến, đậu hũ, ốc luộc, mực nướng.

TP Huế đang xây dựng kế hoạch thí điểm cho phép người dân bán hàng rong trên vỉa hè tại một số tuyến đường. Các tuyến dự kiến thí điểm là đường Ngô Quyền, Trần Cao Vân (phường Vĩnh Ninh); Lê Hồng Phong (phường Phú Nhuận); Nguyễn Văn Huyên (phường Phú Hội); Phạm Văn Đồng vào Trương Gia Mô (phường Vỹ Dạ); đường Chương Dương từ vỉa hè dưới cầu Gia Hội đến giáp bãi giữ xe chợ Đông Ba (phường Phú Hòa).

Dù kế hoạch chưa được ban hành, khu vực đường Chương Dương cạnh cầu Trường Tiền rất đông người bán rong đổ về kinh doanh từ 19h. Đa số là người dân tái định cư ở các phường Phú Hiệp, Phú Hậu. Để đưa những gánh bắp nướng, chân gà, chè lên khu vực này bán, người dân phải đẩy xe 3-4 km.

Nhà ở phường Phú Hậu, hàng ngày Na, chủ quán chè Cô Lý, đẩy xe lên khu vực đường Chương Dương bán. Cô nói, biết bán trên vỉa hè là sai song phải "bán chui" để mưu sinh. Nhiều hôm, cô thường phải dọn hàng bỏ chạy khi thấy lực lượng đô thị đi dẹp vỉa hè.

"Nếu có chủ trương cho dùng vỉa hè bán hàng rong, nộp phí thì em mừng lắm. Như hiện nay em vừa bán vừa lo sợ bị đuổi", Na nói.

Sau 21h, Na bắt đầu đẩy xe chè từ khu vực chợ Đông Ba qua cầu Trường Tiền đến đường Hoàng Hoa Thám, phường Phú Nhuận, để bán tiếp. Theo cô, đường này rộng, có nhiều du khách và người dân tìm đến ăn khuya nên thuận tiện cho việc kinh doanh.

Đa số quán hàng rong bày bán trên vỉa hè được người dân thiết kế thành một chiếc xe đẩy có bánh để dễ di chuyển.

Lực lượng chức năng đặt bảng cấm buôn bán hàng rong tại vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám, nhưng hoạt động kinh doanh tự phát vẫn diễn ra.

Phòng Kinh tế TP Huế thống kê, địa bàn có hơn 1.700 hộ dân thường xuyên sử dụng vỉa hè để kinh doanh. Thời gian qua, các lực lượng chức năng thường xuyên ra quân dọn dẹp vỉa hè song không hiệu quả.

22h, vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám trở thành khu phố đêm nhộn nhịp. Nhiều bạn trẻ thường để xe máy ở ngay trước sân bưu điện tỉnh, đi bộ khoảng 100 m đến các quán hàng rong thưởng thức ốc luộc, khoai, ngô, cá, mực nướng.

Nhiều khách du lịch từ các địa phương khác đến gánh hàng rong để thưởng thức món ăn mang thương hiệu xứ Huế như chè, cơm hến...

Sau khi lực lượng chức năng ra về, chị Trương Thị Hoa, 43 tuổi gánh đậu hũ vào con phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu bên dòng sông Hương bán cho du khách dạo phố đêm.

Nhà chị Hoa ở đường Bạch Đằng, chồng làm thợ xây dựng, chị phải đi bán đậu hũ để kiếm thêm tiền nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học. "Tôi chỉ mong có một chỗ ở vỉa hè bán ổn định lâu dài, ngán cảnh bán chạy như hiện nay", chị Hoa nói.

Phòng Kinh tế thành phố Huế đang thẩm định phương án bán hàng rong trên vỉa hè của phường Phú Hội, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Phú Nhuận và Phú Hòa, những phường đầu tiên được thí điểm. Người bán hàng rong tại phường sẽ được ưu tiên đăng ký trước so với người từ phường khác đến.

Ông Đồng Sỹ Toàn, Trưởng phòng kinh tế TP Huế cho biết, việc cho phép bán hàng rong trên một số vỉa hè vừa hỗ trợ người dân trong lúc dịch bệnh vừa là một mô hình kinh tế đêm. Tùy đặc điểm mỗi phường, các hộ dân đóng phí theo quy định để sử dụng vỉa hè kinh doanh với những mặt hàng phù hợp, trong các khung thời gian ấn định. (vnexpress.net 11/4)

 
 
 

6.  Chủ động tái sản xuất kinh doanh

Quý I/2021 đã khép lại với những chuyển biến đáng mừng về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Hoạt động sản xuất công nghiệp được ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,86%, thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.344 tỷ đồng, chiếm 38,6% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ, trong đó, thu nội địa đạt khá cao. Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tổ chức sáng 9/4 vừa qua.

Điều phấn khởi là trong quý I/2021, tình hình dịch bệnh COVID – 19 còn diễn biến hết sức phức tạp. Có được kết quả trên là một thành công lớn của tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp… trong thực hiện mục tiêu kép, vừa thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống, kiểm soát dịch, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân.

Sau hơn một năm dịch COVID-19 hoành hành đã tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực. Nghiêm trọng nhất có thể kể đến ngành du lịch. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị lữ hành phải ngừng hoạt động, nhân viên không có việc làm; một bộ phận phải chuyển sang nghề khác như kinh doanh ăn uống, bán hàng online, thậm chí đi cò mồi, môi giới bất động sản.

Thực tế hiện tại, tình trạng thất nghiệp vẫn còn tràn lan. Tuy nhiên, tín hiệu khả quan là ngành du lịch đang ấm dần trở lại, nhờ các biện pháp chống dịch quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các địa phương cộng với việc đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng ngừa dịch COVID – 19 ở trong nước và thế giới. Cho nên có thể nói, tình trạng thất nghiệp do dịch bệnh trong lĩnh vực du lịch nói riêng và một số ngành khác nói chung chỉ là tạm thời. Vấn đề bây giờ là chuẩn bị tốt nhân lực, vật lực để sản xuất kinh doanh trở lại khi dịch bệnh được khống chế hiệu quả.

Theo Kế hoạch số 134 vừa được UBND tỉnh ban hành về việc giải quyết việc làm năm 2021, phấn đấu năm nay giải quyết việc làm cho trên 16.000 lao động, trong đó, tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh cho trên 11.500 lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động ngành du lịch, dịch vụ và giảm lao động ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Con số đưa ra ở trên hoàn toàn có cơ sở khi tình hình kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc, dịch bệnh tiếp tục được khống chế. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn đang khá nhộn nhịp; trong đó, quý I/2021 có gần 170 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Nhiệm vụ bây giờ là ngoài chủ động để tái sản xuất kinh doanh, các cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp đang hoạt động cần làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cả trong nhà máy, xí nghiệp và ngoài xã hội. Đây cũng là điều kiện để phát triển bền vững, tăng thu nhập người dân như mục tiêu xuyên suốt mà Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đặt ra tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3 vừa qua. (baothuathienhue.vn 12/4)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.703.790
Truy cập hiện tại 197