Tìm kiếm tin tức
Bài tuyên truyền về quản lý và khai thác cát, sỏi trên sông
Ngày cập nhật 09/10/2019

Hiện nay, tình trạng khai thác cát sỏi đã làm sạt lở các bờ sông, uy hiếp nghiêm trọng đến sự an toàn nhiều tuyến xung yếu, gây bức xúc trong nhân dân.

Nhằm quản lý tốt tài nguyên khoáng sản và đưa hoạt động khai thác cát, sỏi tuân thủ các quy định của pháp luật. Ngày 05/6/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý khai thác cát, sỏi ở bãi bồi và lòng sông trên địa bàn tỉnh.

Sau đây là trích một số nội dung trong Chương II quy định về quản lý khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

Chương II: QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC

Điều 3. Vị trí và ranh giới, độ sâu, thời gian, phương thức khai thác

1. Vị trí, ranh giới và độ sâu khai thác cát, sỏi  được quy định cụ thể trong giấy phép khai thác được UBND tỉnh cấp.

- Khoanh vùng khai thác rõ ràng và khai thác đúng diện tích, tọa độ được cấp phép, đảm bảo khai thác với khoảng cách xa bờ đúng quy định của Luật đê điều.

2. Thời gian khai thác

Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông, bãi bồi chỉ được khai thác từ 6 giờ sáng đến 17 giờ hàng ngày.

3. Phương thức khai thác

Bằng phương pháp thủ công hoặc bằng phương thức khai thác cơ giới máy hút công suất thấp (<D24).

Điều 4. Công tác bảo vệ môi trường.

- Trong quá trình khai thác cát, sỏi nếu phát hiện sự cố có khả năng gây ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông thì phải dừng khai thác và báo cáo với các cơ quan, đơn vị chức năng để nghiên cứu, xử lý.

- Để đảm bảo không xảy ra tình trạng bồi lắng lòng sông làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sạt lở bờ sông, yêu cầu phải khai thác đúng độ sâu cho phép, tiến hành song song việc san gạt lòng sông trong quá trình khai thác đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong quá trình khai thác cát, sỏi các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Định kỳ phải báo cáo giám sát môi trường theo quy định.

- Việc khai thác cát sỏi và khoáng sản khác phải gắn với yêu cầu bảo đảm hành lang thoát lũ của sông;

- Sau khi khai thác, phải cải tạo đảm bảo cảnh quan khu vực khai thác;

Điều 5. Đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông.

1. Đảm bảo trật tự xã hội.

- Ưu tiên tuyển dụng các lao động là người dân địa phương để hạn chế những vấn đề xã hội phát sinh trên địa bàn hoạt động khai thác.

- Khi xảy ra các xung đột về xã hội, chủ dự án phải có phương án giải quyết phù hợp, nếu không giải quyết được phải báo cáo với chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết ổn thỏa, không để sự việc kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực.

- Tăng cường công tác tuyền truyền để nhân dân hiểu rõ về mục đích và các lợi ích kinh tế xã hội đem lại từ việc thực hiện dự án.

2. Đảm bảo an toàn giao thông.

- Bố trí các tuyến vận chuyển hợp lý, tránh vận chuyển nhiều xe trong cùng một thời điểm gây tắc nghẽn giao thông, lắp đặt phao định vị tại khu vực khai thác và không vận chuyển quá trọng tải quy định.

- Tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ và đường thủy.

- Tất cả các phương tiện, thiết bị phục vụ việc khai thác và vận chuyển cát sỏi phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định về mức độ an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Với đà khai thác cát sỏi trái phép như hiện nay, nguồn tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt với nhiều hệ lụy làm xói mòn, ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên, gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân, mất an ninh trật tự, gây bức xúc trong xã hội.

Để việc khai thác cát sỏi đúng quy định, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên sông và cửa biển.

Và mỗi một chúng ta hãy luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.

Duy Nam

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.685.590
Truy cập hiện tại 63