Tìm kiếm tin tức
Báo cáo Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020
Ngày cập nhật 28/08/2020

PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2019

 

          I. Tình hình thiên tai

          Năm 2019, là một năm chứng kiến nhiều sự thay đổi diễn biến bất thường của thời tiết trên hầu hết các khu vực và phá quy luật đã tồn tại trong nhiều năm, năng nóng kéo dài, nhiệt độ cao so với vài năm gần đây làm cho độ mặn tiềm tàn trong đất bốc lên gây ra thiệt hại đáng kể về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhà cửa và các công trình hạ tầng.

          Mùa mưa xuất hiện, lũ lớn không xẩy ra nhưng lũ nhỏ kéo dài liên tiếp, kết thúc rất muộn so với trung bình nhiều năm, đến cuối tháng 12 vẫn còn có lũ. Tổng lượng mưa đạt 120 - 124 % so với trung bình nhiều năm. Riêng tổng lượng mưa tháng 12 năm 2019 vượt gấp 3 lần so với trung bình nhiều năm.

          II.  Về những thiệt hại do thiên tai năm 2019 gây ra

          Năm 2019, thiệt hại trên địa bàn xã chủ yếu hoa màu nhưng không đáng kể và do ảnh hưởng 02 cơn Áp thấp nhiệt đới đầu năm làm mưa lớn; đợt 1: từ ngày 13 đến 14/4/2020; đợt 2: từ ngày 24 đến 26/4/2020, tình hình thiệt hại cụ thể như sau:

          1. Thiệt hại về người: Không

          2. Về nhà cửa của nhân dân: Không thiệt hại lớn.

          3. Về sản xuất nông nghiệp

          - Về cây lúa: Vụ Đông Xuân do ảnh hưởng 02 Áp thấp nhiệt đới gây mưa to  giữa và cuối tháng 4 năm 2020 làm ngã đỗ 120 ha lúa, trong đó HTXNN Đông Phú 50 ha, HTXNN An Xuân 70 ha. Tính thiệt hại từ 30 – 79% trong diện tích đỗ ngã.

- Thiệt hại về hoa màu: Không.

          4. Thiệt hại về cơ sở trường học

          Năm nay, do triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn một cách quyết liệt và chỉ đạo sâu sát cho nên trên địa bàn toàn xã có 05 cơ sở  trường lớp không bị tốc mái và hư hỏng.

5. Về hạ tầng kỷ thuật

          - Kênh mương bị vỡ và sạt lở: 250 m chủ yếu là của HTXNN Đông Phú

          - Đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng bị sạt lở: 1.500m ~ 1.250 m3.

6. Hệ thống Đài truyền thanh xã: Trong mưa, bão đã làm hư hỏng 10 cụm loa của Đài tuyền thanh xã.

* Ước tính tổng thiệt hại trong mùa mưa lũ năm 2019 là:  950.000.000 đ       ( Chín trăm, năm  mươi triệu đồng ).

          III. Công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai

1.     Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão

Để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, UBND  xã sớm tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn  năm 2018, triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019; đồng thời sớm củng cố, kiện toàn Ban chi huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã, và phân công trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã phụ trách từng địa bàn và từng lĩnh vực.

          2. Công tác đối phó với các đợt thiên tai năm 2019

          Với tinh thần không chủ quan, chủ động và sẵn sàng đối phó với các tình hình do lụt bão gây ra, lãnh đạo xã, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã kịp thời chỉ đạo và có phương án xử lý cụ thể các tình huống có thể xảy ra như đã chỉ đạo và triển khai di dời dân đến nơi an toàn, bảo vệ đê đập, thu hoạch nhanh lúa, hoa màu, thủy sản....

          Lãnh đạo cấp ủy và ban điều hành các thôn, 02 HTXNN và các trường, trạm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lực lượng và triển khai các phương án, phòng chống, theo dõi nắm chắc tình hình địa bàn, nhất là đôn đốc, vận động nhân dân tổ chức việc giằng chống nhà cửa, chấp hành nghiêm túc sự điều hành và chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã.

3.     Công tác thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2019

Thực hiện Nghị định Số: 94/2014/NĐ, ngày 17 tháng 10 năm 2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chông thiên tai; Quyết định số: 1131/QĐ- UBND, ngày 08/ 5 / 2019 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu, kế hoạch, nộp Quỹ phòng, chống Thiên tai năm 2019, UBND huyện ban hành Quyết định số: 1117/ QĐ-UBND, ngày 05 tháng 6 năm 2019 về giao chỉ tiêu và kế hoạch thu Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2019 và tổ chức triển đến cơ, đơn vị và nhân dân.

Kết qủa thu Quỹ năm 2019 như sau:

Tổng quỹ thu được: 29.208.000 đ: Trong đó các thôn như sau:

-         Thôn Phú lương B: 6.598.200 đ

-         Thôn Phước Thanh: 2.770.000 đ

-         Thôn Mỹ Xá: 3.750.000 đ

-         Thôn An Xuân Tây: 5.800.000 đ

-         Thôn An Đông:        5.860.000 đ

-         Thôn An Xuân Bắc: 4.430.000 đ

-         Thôn Đông Xuyên: Chưa thu ( 2019 ).

VI. Những tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTT&TKCN năm 2019 còn một số tồn tại cần phải được quan tâm khắc phục đó là:

1. Phương tiên, vật tư, năng lực cứu hộ, cứu nạn của các cơ quan đơn vị, các thôn, HTXNN trên địa bàn còn thiếu, chưa đáp ứng yều cầu của công tác tìm kiếm cứu nạn, nhất là phương tiện cứu hộ, cứu nạn về ban đêm.

2. Một số thôn, cơ quan còn thiếu tính chủ động, tinh thần sẵn sàng ứng phó chưa cao. Việc nắm số đối tượng cần phải di dời, sơ tán khi có thiên tai của các thôn chưa thực tế; phương tiện sơ tán còn chưa chủ động.

3. Công tác nắm tình hình và thông tin, báo cáo của một số đơn vị thực hiện chưa kịp thời; sử dụng phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc còn hạn chế.

4. Công tác khắc phục hậu quả ở một số thôn còn thiếu chủ động, còn trông chờ cấp trên; chưa phát huy được vai trò của cộng đồng trong xử lý môi trường. Một bộ phận người dân còn chủ quan trước thiên tai.

5. Công tác thu Quỹ PCTT trong các thôn và người lao động còn khó khăn, đạt tỷ lệ thấp, đặc biệt là thôn Đông Xuyên chưa triển khai thu.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG ÁN, KẾ HOẠCH PCTT&TKCN NĂM 2020

I. Về những nhận định tình hình thời tiết mùa mưa bão năm 2020

Như chúng ta đã thấy trong những tháng đầu năm 2020, tình hình khu vực Thừa Thiên Huế thời tiết có những biến đổi khá rõ nét so với nhiều năm trước đây. Diễn biến phức tạp của hiện tượng Elnino; bão và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện khá sớm, cuối tháng 4 vẫn còn áp thấp nhiệt đới; bão số 1 và số 2 đã xuất hiện trong tháng 6. Năm nay nắng nóng kéo dài, tổng lượng mưa hầu hết các nơi đều cao hơn trung bình nhiều năm, lũ ống, lũ quét xuất hiện đầu tháng 8 ở các tỉnh phía Bắc.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh. Năm 2020, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ nhiều hơn các năm trước (trung bình trong  năm từ 5 – 6 đợt). Trong đó sẽ có 1 – 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế. Đồng thời, các đợt mưa lớn tập trung xảy ra vào các tháng 10, 11, ( 6 -7 đợt ). Mùa lũ có khả năng xuất hiện sớm vào cuối tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 12. Có từ 5- 6 đợt lũ, trong đó từ 1 – 2 đợt lũ đạt báo động 3 vào đầu giữa tháng 10 và tháng 11.

Để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn với phương châm: “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai và các sự cố do thiên tai có thể xảy ra, nhất là thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, UBND xã triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn xã với nội dung cụ thể như sau:

1.     Mục tiêu

Phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; không để nhân dân bị thương, bị rét khi có thiên tai xẩy ra.

2.     Yêu cầu

- Lập và triển khai thực hiện cụ thể, chu đáo phương an, kế hoạch PCTT&TKCN của từng thôn, từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã và của mỗi hộ gia đình.

- Chuẩn bị chu đáo và thực hiện tốt phương châm “ 5 tại chổ “ (Chỉ huy tại chổ;  lực lượng tại chổ; vật tư, phương tiện tại chổ; hậu cần tại chổ và tự quản tại chổ). Lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị và hệ thống chính trị trong xã phát huy vai trò, trách nhiệm trong quá trình chỉ đạo, điều hành lực lượng phòng chống thiên tai. Phải tích cực, sáng tạo và bình tĩnh trong xử lý tình huống.

- Phát huy cao độ tính tự lực và khả năng tự có của mỗi gia đình, mỗi cơ quan trong sự tương trợ của cộng đồng trong từng thôn xóm, trong đó phải xác định mọi người tự ứng cứu lẫn nhau là chủ yếu. Mỗi thôn, mỗi xóm, mỗi hộ gia đình phải chủ động trong phòng chống thiên tai, TKCN và dự phòng các nhu yếu phẩm cần thiết để ứng cứu mình từ 7 đến 10 ngày trở lên. Lãnh đạo xã chỉ lo chỉ đạo và giải quyết những công việc lớn ngoài khả năng của Ban điều hành thôn các cơ quan, đơn vị.

- Phải xây dựng được lực lượng nồng cốt, xung kích ở từng thôn, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Chi bộ và sự điều hành của Ban điều hành các thôn để sẵn sàng huy động, xử lý trong mọi tình huống.

- Chuẩn bị đầy đủ điều kiện, phương tiện và có phương án cụ thể để chủ động kịp thời sơ tán dân ở các khu vực thấp trũng, ven sông, ven phá đến nơi an toàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong thiên tai.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, tiếp nhận thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc trước, trong và sau thiên tai.

II. Nhiệm vụ và biện pháp cụ thể

1. Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao năng lực PCTT&TKCN dựa vào cộng đồng, hướng dẫn nhân dân chuẩn bị chủ động đối phó với thiên tai trong từng gia đình, với các công việc cụ thể như sau:

- Triển khai tu sữa, chằng chống nhà cửa. Những gia đình có nhà cửa thiếu vững chắc thì phải chủ động di dời đến nơi an toàn trước khi xảy ra thiên tai lớn.  Lương thực, giống cây trồng phải cất giữ, bảo quản nơi cao ráo.

- Những gia đình sống ven phá Tam Giang như khu vực 773, các hộ ven sông có nguy cơ sạt lỡ phải chủ động di chuyển vào trong làng; ngư dân làm nghề  trên phá Tam Giang phải vào bờ, không được ra đầm phá Tam Giang khi có tin bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh và địa bàn ta.

- Trước mùa thiên tai mỗi gia đình phải chủ động dự trữ lương thực; thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết như: gạo, muối, mì ăn liền, dầu thấp sáng, chất đốt, nước uống v...v... đủ cho nhu cầu sử dụng của cả gia đình trong vòng 07 đến 10 ngày và tự trang bị phương tiện cứu nạn cho gia đình mình.

- Những hộ gia đình ở ven sông đã bị sạt lỡ nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn phải sớm di dời tài sản và người đến nơi an toàn.

- Thường xuyên lưu ý nhân dân không được chủ quan, tránh di chuyển trong khi nước lũ lên cao, trong thời gian xảy ra bão, trường hợp phải di chuyển thì phải có phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu sinh) để đảm bảo an toàn.

Các thôn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc nhân dân thực hiện. Ban VHTT xã tổ chức tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã và khắc phục tình huống không có điện lưới.

2. UBND xã sẽ triển khai thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong xã thực hiện công việc sau:

- Tu sửa và có phương án huy động đò máy, thuyền cứu hộ và các phương tiện phục vụ PCTT&TKCN của xã, kiểm tra nhắc nhỡ các thôn chuẩn bị và hợp đồng thuyền cứu hộ của thôn, mỗi HTX có 01 chiếc thuyền máy có trọng tải từ 2 đến 3 tấn để chủ động sử dụng khi cần thiết.

- Kiểm tra máy nổ phát điện dự phòng, hệ thống thông tin liên lạc, nhất là máy điện thoại, máy Fax đảm bảo hoạt động thông suốt để tiếp nhận thông tin, ý kiến lãnh đạo của huyện và báo cáo kịp thời tình hình với lãnh đạo cấp trên.

- Rà soát củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo ở mỗi thôn từ 8-10 người. Lực lượng này bao gồm: Dân quân, đội xung kích, chữ thập đỏ.... và những người tình nguyện khác ở thôn do BĐH thôn trực tiếp điều hành.

- BĐH các thôn phải tiếp cận nắm chắc số lượng các đối tượng cần phải sơ tán khi có thiên tai trong từng thôn, xóm. Lập phương án phải xác định phương tiện, lực lượng tham gia sơ tán, địa điểm sơ tán dân. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền và nhận thông tin kịp thời, đầy đủ từ xã đến thôn và ngược lại về tình hình thiên tai.

-  Đối với thôn An Xuân Bắc, An Xuân Đông có những hộ dân sống ở khu vực 773 ven đầm phá thì phải theo dõi, nắm chắc số lượng, ngư dân ra đánh bắt thủy sản hàng ngày trong mùa mưa bão. Hướng dẫn cho nhân dân nhận tín hiệu báo bão và có thói quen nghe dự báo thời tiết hàng ngày để tính toán việc đi đánh bắt.

- Các trường, trạm Y tế, HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn lập và triển khai phương án bảo vệ tài sản, phân công trực lãnh đạo phòng, chống khi thiên tai, bão, lụt; đồng thời bố trí lực lượng (cán bộ, Công chức, giáo viên) ứng trực để phòng chống thiên tai tại cơ quan, đơn vị và tham gia phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn khi có sự điều động của các cấp có thẩm quyền.

- Mỗi đơn vị chuẩn bị dự trữ lương thực, vật tư cần thiết đảm bảo ứng cứu  nhân dân khi cần thiết và phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai xảy ra.

- Đối với trường mầm non trên địa bàn phải có kế hoạch bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất và việc trẻ đi lại trước, trong và sau thiên tai, phân công người bảo vệ trực 24/24 giờ khi có thiên tai hoặc khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

3. Các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã, các trường học, Trạm Y tế, 02 HTXNN có trách nhiệm

- Xây dựng phương án chủ động phòng chống thiên tai và TKCN của cơ quan, đơn vị mình. Trong đó, chú trọng phương án bảo quản tài liệu, thiết bị máy móc, tài sản của cơ quan, tài liệu, thiết bị dạy học, tài sản của các trường học. tài liệu, thiết bị máy móc phải được cất giữ ở những nơi cao và an toàn.

- Khi nghe thông báo thiên tai, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, phải có mặt ở cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai. Phân công bố trí lực lượng trực để phòng, chống thiên tai ở đơn vị mình. Nếu cơ quan, đơn vị nào để mất mát, hư hỏng tài sản, tài liệu do thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thiên tai xảy ra thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước tập thể và lãnh đạo xã.

4. Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể cấp xã có trách nhiệm phối hợp  cùng với UBND xã thực hiện những công việc sau:

4.1. Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn xã (Trưởng ban, phó ban trực, văn phòng UBND xã)

- Bảo đảm là trung tâm tham mưu chỉ đạo, điều phối mọi hoạt động trong quá trình chỉ đạo phòng, chống, đối phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Thường xuyên giữ mối liên lạc với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, với ban điều hành các thôn, các cơ quan, đơn vi đóng trên địa bàn.

- Tham mưu các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn xã, theo dỏi diễn biến tình hình thiên tai để thông tin đến nhân dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã.

- Tùy theo diễn biến tình hình của thiên tai để tham mưu, đề xuất các phương án xử lý cụ thể các tình huống xảy ra trên địa bàn.

- Tổng hợp tình hình phòng chống thiên tai; tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra để báo cáo kịp thời cho lãnh đạo huyện.

- Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể xã: Tăng cường công tác phối hợp để tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên của mình thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 trên địa bàn xã. Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên để tham gia giúp dân phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả sau thiên tai xảy ra.

4.2      . Bộ phận Địa chính và Xây dựng xã

Tham mưu công tác kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình bảo đảm yêu cầu trước lũ, đôn đốc, kiểm tra và yêu cầu các đơn vị thi công có phương án phòng chống thiên tai đối với các công trình dỡ dang, các tuyến giao thông xung yếu dễ chia cắt, hư hỏng nặng.

4.3      . Bộ phận Tài chính – Ngân sách xã

Soát xét lượng hàng dự trữ để đảm bảo dự trữ đủ gạo; mì ăn liền để cứu trợ khẩn cấp và đảm bảo cho lực lượng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN của xã; dự trữ 100 lít xăng, 100 lít dầu Diezel, 01 tấn gạo, 100 thùng mì ăn liền và lương thực, thực phẩm đảm bảo hợp đồng ăn trên 10 ngày và bổ sung khi cần thiết.

4.4      . Trạm Y tế xã

Xây dựng kế hoạch khám, chữa bệnh, sơ cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân trong mùa mưa bão, trong đó chú ý bố trí lực lượng trực cấp cứu, chuẩn bị đủ một số cơ số thuốc dự phòng, nhu yếu phẩm cho y, bác sĩ, nhân viên và bệnh nhân tại Trạm Y tế xã. Chủ động phương án vận tải cấp cứu, chuyển viện lên tuyến trên một cách an toàn trong thiên tai. Đồng thời chuẩn bị hóa chất để triển khai xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như phòng bệnh sau thiên tai.

4.5      . Ban Chỉ huy Quân Sự - Ban Công An xã

BCH Quân sự xã hợp đòng thợ tu sửa đò máy, xây dựng phương án và kế hoạch cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị phương án điều động lực lượng và phương tiện ghe, thuyền để ứng cứu, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, phục vụ hoạt động kiểm tra, chỉ đạo ứng cứu của lãnh đạo xã; phối hợp với các thôn để ứng cứu, tìm kiếm, cứu nạn trên phá Tam Giang, sông hói và đồng ruộng; Ban công an xã xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự trong và sau khi thiên tai xảy ra, không để kẻ xấu lợi dụng trong thiên tai để trộm cắp tài sản của nhân dân.

          4.5.  Ban Văn hóa - Thông tin xã, Đài truyền thanh xã  

          Kiểm tra hệ thống các cụm loa và loa cầm tay để khắc phục sửa chửa nhằm tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chủ động phòng, chống lụt ,bão của người dân; thông tin kịp thời tình hình, diển biến của thiên tai đến với mọi người dân, kịp thời thu thập và đưa tin về công tác phòng chống thiên tai và KTCN của xã, đảm hoạt động Đài truyền thanh được thông suốt.

IV.  Về tổ chức thực hiện

          Để thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, UBND xã yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các việc sau:

1. UBND xã cũng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã và tiểu ban của các thôn, trường, trạm, 02 HTX. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ huy. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ trực, theo dõi chỉ đạo của cấp trên để xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra và báo cáo kịp thời trong quá trình diễn biến của thiên tai. Mỗi thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và KTCN phải phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệm vụ được giao một cách tự giác, tích cực.

Khi có thông tin về tình hình mưa bão, tin áp thấp nhiệt đới, tin bão gần có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh ta, các thành viên Ban chi huy sắp xếp công việc gia đình, để làm nhiệm vụ khi có lệnh của cấp có thẩm quyền .

2. Căn cứ Kế hoạch của UBND xã, các trưởng thôn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch cụ thể của đơn vị mình và chủ động triển khai thực hiện xong trước ngày 10 tháng 9 năm 2020. Kế hoạch của xã, thôn phải triển khai và phổ biến sâu rộng đến nhân dân; kế hoạch của đơn vị phải triển khai đến cán bộ, công chức, và phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người.

3. Cán bộ, công chức, viên chức, phải chủ động phương án phòng chống thiên tai của gia đình mình để sẳn sàng nhận nhiệm vụ của cơ quan khi có thiên tai xảy ra.

- Các đồng chí trong diện trưng tập được điều động của lãnh đạo xã thì phải sẳn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh.

4. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã giúp UBND xã hoàn thành kế hoạch dự trữ vật tư, nhu yếu phẩm và đôn đốc các thôn, các cơ quan, đơn vị hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch này trước ngày 05/9/2020.

5. Tiểu ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các thôn, trường trạm và 02 HTX trên địa bàn xác định nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là một nhiệm vụ trọng tâm thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, mà trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Phải tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của   Đảng ủy, UBND xã và chi bộ trong bước chuẩn bị và quá trình triển khai thực hiện công tác PCTT&TKCN.

6. Các cơ quan, đơn vị trong xã phải kiện toàn ban PCTT&TKCN của đơn vị mình, có quyết định thành lập và phương án phòng chống gởi về BCH xã trước ngày 10/9/2020.

7. Lập danh sách các hộ cần di dời khi có thiên tai nộp cho VP.UBND xã trước ngày 10/9/2020.

8. Khi có công điện hoặc thông báo đến cơ quan, đơn vị thì thủ trưởng hoặc người phó thủ trưởng phải có mặt để nhận nhiệm vụ.

9. Tổ chức họp dân các thôn và địa bàn xung yếu để quán triệt tinh thần PCTT&TKCN trong tháng 9.

Trên đây là báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2020. UBND xã yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, mặt trận, các ban ngành, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị, 02 HTXNN trên địa bàn xã theo chức năng và nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.639.278
Truy cập hiện tại 677