Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 10/04/2021
Ngày cập nhật 12/04/2021
TIN NÓNG
 

1.  Cần làm rõ việc trục lợi cát biển từ dự án nạo vét âu thuyền

Quá trình thi công dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải (xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế), hàng nghìn khối cát biển sau nạo vét để chỉnh trị luồng lạch được chở đến tập kết tại các bãi cát lậu và phục vụ san lấp cho các công trình xây dựng, có dấu hiệu trục lợi nguồn tài nguyên khoáng sản.

Dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải do Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư hiện đang được triển khai thi công. Dự án được tổ chức đấu thầu vào ngày 7/12/2020 và liên danh hai nhà thầu trúng thầu thi công với giá hơn 27,2 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đạt (Công ty Minh Đạt) thi công nạo vét, hút cát khơi thông luồng lạch âu thuyền.

Đến nay, nhà thầu đã thi công nạo vét được khoảng 50.000m3 cát biển trong tổng số 150.000m2 cát theo quy định. Trong đó, có gần 1.000m3 cát đã được đổ tại sân bóng xã Phú Hải để san lấp; ngoài ra, xã Phú Hải có đề xuất đổ vài chục nghìn khối cát ở khu vực bờ biển để chống sạt lở nhưng hiện chưa được thực hiện.

Ông Trương Văn Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế nói rằng, khối lượng cát biển nạo vét từ dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải chỉ phục vụ nhu cầu công trình xây dựng, công trình dân sinh trên địa bàn xã Phú Hải theo yêu cầu địa phương đề xuất, được chủ đầu tư phê duyệt, ngoài ra không cho phép chở ra khỏi địa bàn.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, trong những ngày đầu tháng 4/2021, nhiều xe tải, xe ben BKS 75C-10567, 75C-00375, 75C-09631… liên tục đến bờ biển xã Phú Hải, nơi có 2 bãi cát “khổng lồ” để lấy cát biển vừa được nạo vét khơi thông luồng lạch âu thuyền chở ra khỏi địa bàn xã Phú Hải.

Sau khi “ăn no” cát, các phương tiện này chạy theo tuyến QL49B, sau đó chở cát vào tập kết tại tuyến đường đang thi công của dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ, huyện Phú Vang để phục vụ san lấp nền đường. Ngoài ra, cát được nạo vét từ dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải còn được nhiều xe tải có tải trọng từ 8 đến 10 tấn chở đến tập kết tại các bãi cát lậu ở các xã Phú Mậu, Phú Thanh (huyện Phú Vang). Số cát này được các chủ bãi bán với giá 200 nghìn đồng/1m3.

Qua tìm hiểu được biết, Công ty Minh Đạt là 1 trong 2 nhà thầu liên danh trúng thầu thi công dự án nạo vét âu thuyền Phú Hải cũng là đơn vị thi công đường Chợ Mai – Tân Mỹ. Do đó, người dân địa phương đặt nghi vấn, việc nạo vét, hút cát tại âu thuyền là dự án của Nhà nước nhưng sau khi nạo vét, cát lại được đưa đi bán chui, có dấu hiệu trục lợi tài nguyên khoáng sản. Điều đáng nói, cát từ dự án trên là cát nhiễm mặn, việc đưa cát này vào phục vụ xây dựng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Trước thông tin phản ánh nghi vấn cát nạo vét dự án nâng cấp khu neo đậu thuyền Phú Hải được chở đến đắp nền dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ, ông Huỳnh Minh Khang, Giám đốc Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị (KVPTĐT) tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, sau khi nhận được phản ánh, Ban Quản lý dự án (QLDA), đơn vị tư vấn giám sát đã tiến hành kiểm tra, qua đó lập biên bản đối với Công ty Minh Đạt, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh, là các nhà thầu thi công xây lắp gói thầu số 14, đoạn từ Km 2 + 204,07 đến Km 4 + 78,4 thuộc dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ và nhà thầu phụ là Công ty CP Xây dựng và Thiết bị tổng hợp Nam Á.

Theo ông Khang, qua kiểm tra tại hiện trường cho thấy có khoảng 400m3 cát có màu sắc khác lạ với cát đã được nghiệm thu vật liệu đầu vào và có lẫn vỏ sò biển. Trong đó có 200m3 đã đưa vào san lấp, 200m3 khác vừa được các xe đổ xuống công trình thành nhiều đống chưa được san lấp. Trước thực trạng này, Ban QLDA đã yêu cầu đơn vị thi công tạm ngừng tập kết cát, yêu cầu cung cấp cho tư vấn giám sát hồ sơ chứng minh nguồn gốc, mỏ khai thác loại cát nêu trên để tiến hành lấy mẫu thí nghiệm các tiêu chí cơ lý của vật liệu đầu vào.

Thế nhưng, ngày 6/4, Ban Quản lý KVPTĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục kiểm tra hiện trường dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ nhưng các đơn vị thi công không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của các xe cát. Do đó, đơn vị tư vấn giám sát yêu cầu đơn vị thi công ngừng tập kết cát và nhanh chóng đưa loại cát này ra khỏi phạm vi công trình.

“Theo quy định, cát đủ chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp đều được sử dụng để san lấp nhưng qua kiểm tra số cho thấy có dấu hiệu của hành vi gian lận thương mại nên đơn vị không thể tiếp tay cho việc này”, ông Khang khẳng định.

Ông Trần Đình Nghĩa, Giám sát trưởng Ban QLDA đường Chợ Mai - Tân Mỹ còn cho biết, qua làm việc, các đơn vị thi công thừa nhận có chở cát từ bãi tập kết nạo vét của dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền xã Phú Hải. Như vậy, việc sử dụng cát biển không rõ nguồn gốc, khác với vật liệu đầu vào đã kiểm duyệt cho thấy các nhà thầu đã có hành vi gian dối, có dấu hiệu trục lợi trong quá trình thực hiện dự án và cần các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. (cand.com.vn 10/4)

 
 
 

2.  Thừa Thiên Huế: phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai

Thanh tra chính phủ vừa có Kết luận Thanh tra số 355/CP-TTCP về những sai phạm liên quan đến đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018. Nổi bật lên hai vụ việc khiến dư luận xôn xao "Khu đất vàng 73 Nguyễn Huệ bỏ hoang gần 10 năm" và "Bán lô đất chỉ định cho Bí thư Thành ủy Thành phố Huế" (xem tại link https://congluan.vn/thua-thien-hue-phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-quan-ly-su-dung-dat-dai-post127087.html) - congluan.vn 09/4

 
 
 

3.  Vụ “Ồ ạt chở cát ra khỏi dự án”: Hàng trăm khối cát lẫn vỏ sò ở dự án Chợ Mai - Tân Mỹ

- Đơn vị tư vấn giám sát dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ đã yêu cầu đơn vị thi công ngừng tập kết và nhanh chóng đưa loại cát lẫn nhiều vỏ sò ra khỏi phạm vi công trình.

Ngày 9/4, ông Huỳnh Minh Khang, Giám đốc Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh xác nhận đã yêu cầu đơn vị trực thuộc là Ban Quản lý Dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ (Phú Vang) kiểm tra thông tin nghi vấn cát nạo vét từ dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Phú Hải (Phú Vang) bị đưa đến đây để san đắp nền đường.

Ngày 3/4, Ban Quản lý Dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ, đơn vị tư vấn giám sát đã lập biên bản đối với các nhà thầu thi công xây lắp gói thầu số 14, đoạn từ Km 2+204,07 đến Km 4+ 78,4 thuộc Dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ, gồm: Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Phát Thịnh; Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đạt và nhà thầu phụ của đơn vị này là Công ty CP Xây dựng và thiết bị tổng hợp Nam Á.

Theo biên bản làm việc, các bên ghi nhận có một số khối lượng cát có thành phần, màu sắc khác với cát đã được nghiệm thu vật liệu đầu vào. Loại cát này có màu trắng, lẫn nhiều vỏ sò. Vì vậy yêu cầu các nhà thầu tạm ngưng tập kết cát, đồng thời cung cấp hồ sơ chứng minh nguồn gốc, mỏ khai thác để tiến hành lấy mẫu thí nghiệm các tiêu chí cơ lí của vật liệu đầu vào.

Theo ông Khang, tại hiện trường có khoảng 400 mét khối cát có màu trắng khác so với cát đã được nghiệm thu vật liệu đầu vào. Trong đó, có 200 mét khối đã đưa vào san lấp đắp nền, khối lượng còn lại vừa được các xe đổ xuống công trường nhưng chưa kịp san gạt.

Ban quản lý dự án yêu cầu đơn vị thi công tạm ngừng tập kết, nhanh chóng cung cấp cho phía tư vấn giám sát các hồ sơ về nguồn gốc loại cát nêu trên để các bên tiến hành lấy mẫu thí nghiệm vật liệu đầu vào.

Nhìn bên ngoài, cát tại dự án Chợ Mai - Tân Mỹ tương đồng với cát  dự án nạo vét âu thuyền Phú Hải.

Ngày 6/4, tại hiện trường, các đơn vị thi công không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của các xe cát này. Do đó, tư vấn giám sát yêu cầu đơn vị thi công ngừng tập kết, đưa loại cát này ra khỏi phạm vi công trình.

Ông Trần Đình Nghĩa, Giám sát trưởng của Ban Quản lý Dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ thông tin, đơn vị thi công thừa nhận có chở cát từ bãi tập kết nạo vét của dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão xã Phú Hải. Tuy nhiên, đây không phải trách nhiệm của ban quản lý công trình nên không truy rõ nguồn gốc, đối với ban quản lý dự án, cát nào đủ chất lượng, rõ nguồn gốc thì được phép san lấp tại công trình.

Ông Trần Ngọc Sự, đại diện Công ty CP Xây dựng và thương mại Thiên Phát Thịnh thừa nhận có vận chuyển và sử dụng cát nạo vét từ dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Phú Hải lên đổ để san lấp nền tại Dự án đường Chợ Mai- Tân Mỹ. “Đơn vị thi công mới đổ cát (khoảng 7-8 xe) xuống để chuẩn bị san nền đường. Giờ chủ đầu tư, tư vấn giám sát yêu cầu chuyển đi thì mình chở lên bãi thải vật liệu của thành phố đổ”, ông Sự nói.

Trước đó, như Báo Thừa Thiên Huế online ngày 4/4 đã có bài phản ánh, một lượng lớn cát nạo vét từ dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Phú Hải được vận chuyển đến Dự án đường Chợ Mai- Tân Mỹ và tập kết tại một số bãi cát trên địa bàn huyện để san nền, qua đó cho thấy có dấu hiệu trục lợi.

Cát từ bãi tập kết ở dự án nạo vét liên tục được xúc lên xe tải theo tuyến Quốc lộ 49 tỏa đi nhiều nơi. Trong đó, nhiều xe đã chở vào Dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ.

Đi theo các xe, PV phát hiện nhiều đống cát vừa mới đổ lên cuối đoạn tuyến đường Chợ Mai - Tân Mỹ để chuẩn bị san lấp nền với đặc điểm cát có màu trắng, lẫn vỏ sò, tương đồng với cát ở dự án nạo vét âu thuyền Phú Hải.

Điều trùng hợp là Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đạt cũng là một trong 2 nhà thầu liên danh trúng thầu thi công ở âu thuyền Phú Hải. Doanh nghiệp này đảm nhận thi công nạo vét 150.000 mét khối cát tại âu thuyền, trong khi nhà thầu liên danh là Công ty CP Xây dựng 68 Hà Tĩnh thi công các hạng mục xây dựng trên bờ.

Dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Phú Hải được tổ chức đấu thầu vào ngày 7/12/2020 với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, giá gói thầu được duyệt là gần 27,277 tỉ đồng. Công ty TNHH Xây dựng và tư vấn Tường Minh, Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Thắng Lợi, liên danh nhà thầu Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đạt và Công ty CP Xây dựng 68 Hà Tĩnh cùng tham gia gói thầu. Kết quả liên danh hai doanh nghiệp trên đã trúng thầu với giá gần 27,217 tỉ đồng, tiết kiệm được 60 triệu đồng cho ngân sách.

Ông Thái Văn Phúc, Trưởng phòng Quản lý xây dựng công trình (Sở NN&PTNT), thông tin, hiện Sở NN&PTNT đang làm tờ trình xin Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án. Theo đó, dự kiến hoàn thành vào ngày 31/12. Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích do ảnh hưởng của dịch COVID – 19 và thiên tai xảy ra cuối năm 2020.

Dự án nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải được đầu tư từ khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
 

4.  Có ai chống lưng cho xe quá tải không?

Sáng 9-4, tại hội nghị sơ kết bảo đảm an toàn giao thông quý I, Phó Thủ tướng thường trực, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia Trương Hòa Bình cho rằng tình trạng ô tô chở quá tải đang tái diễn tại nhiều địa phương, dẫn đến cầu, đường ở nhiều nơi bị xuống cấp.

Chở quá tải là phá hoại tài sản quốc gia

Phó Thủ tướng thường trực dẫn chứng đêm 5-4, lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý hàng chục xe bồn chở quá tải trên 50% ngay giữa thủ đô Hà Nội.

“Theo thông tin từ báo chí thì vấn nạn này không chỉ mới tái diễn gần đây. Báo chí còn nêu cả việc những xe vi phạm có logo nhận diện riêng, nghi ngờ có bảo kê, chống lưng” - Phó Thủ tướng nói.

Cho rằng dư luận xã hội rất bức xúc khi thấy những tuyến đường đầu tư cả trăm tỉ, cả ngàn tỉ xuống cấp trầm trọng, mặt đường hằn lún, đầy ổ gà, ổ trâu chỉ sau một thời gian ngắn bị xe quá tải lưu thông, tai nạn cũng từ đó mà tăng lên, Phó Thủ tướng khẳng định và cho rằng việc chở hàng hóa quá tải trọng cầu, đường chính là hành vi phá hoại tài sản quốc gia, cần phải xử lý thật nghiêm.

“Đề nghị các đồng chí công an chỉ đạo điều tra, xác minh trả lời công luận xem có ai chống lưng cho xe quá tải hay không? Có thì xử lý thật nghiêm, không có thì cũng công bố để dư luận đỡ nghi ngờ” - Phó Thủ tướng yêu cầu.

Qua theo dõi, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận thấy tình trạng xe quá tải đã tái diễn trở lại và ngày càng gia tăng. Đặc biệt tại một số đường địa phương, nơi có các mỏ vật liệu xây dựng, các dự án xây dựng, san lấp mặt bằng, nhà máy xi măng, khu công nghiệp…

Phê bình 30 tỉnh có số người chết tăng

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia, trong quý I, trên cả nước xảy ra 3.206 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 263 vụ, giảm 183 người bị thương nhưng số người chết tăng 33 người (tăng 2,1%).

Trong đó, 30 tỉnh có số người chết do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ, trong đó có 16 tỉnh tăng trên 30% gồm: Thái Bình, Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Quảng Trị, Bạc Liêu, Long An, Bình Thuận, Tiền Giang, Lâm Đồng, Hà Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Quảng Bình.

Theo Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, để kéo giảm tình trạng tai nạn giao thông, tới đây ngành sẽ chỉ đạo mở các cao điểm về đảm bảo ATGT, sát tình hình thực tế. Trong đó sẽ đồng bộ việc xử lý vi phạm và tuyên truyền. Đồng thời gắn trách nhiệm giữa ba ngành là công an, kiểm sát, tòa án để điều tra, truy tố các hành vi gây mất ATGT.

Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT, cho biết hiện nay việc chấp hành pháp luật giao thông, kể cả ở học sinh, sinh viên, cán bộ, viên chức còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm.

“Muốn tạo ra một thế hệ có ý thức tham gia giao thông văn minh chắc chắn phải từ các trường mầm non. Vì vậy, tôi mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm, kiểm tra tăng cường thời lượng giáo dục ATGT với trường mầm non, cấp I, cấp II để tạo một thế hệ tham gia giao thông hiện đại, văn minh…” - ông Trung nói.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Bộ GD&ĐT tổ chức nghiên cứu và biên soạn lại tài liệu văn hóa giao thông cho học sinh tiểu học và THCS phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Cạnh đó, ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên.

Phó Thủ tướng cũng phê bình 30 địa phương để số người chết do tai nạn giao thông tăng. Ông yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh này phải chỉ đạo sâu sát và quyết liệt hơn đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT trong quý II và cả năm 2021. (plo.vn 10/4)

 
 
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
 

1.  Thừa Thiên Huế: Trồng mới ít nhất 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021 – 2025

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ, cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự sống của con người. Việc ban hành Đề án hưởng ứng trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn là rất cần thiết.

Ngày 9/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa tổ chức họp để rà soát Đề án hưởng ứng phong trào trồng 1 tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” giai đoạn 2021 - 2025, do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Cụ thể, đến hết năm 2025, Thừa Thiên Huế phấn đấu trồng ít nhất 7 triệu cây xanh, trong đó 4,5 triệu cây trồng phân tán ở khu đô thị và vùng nông thôn, đồng thời trồng thêm 2,5 triệu cây tập trung trong rừng phòng hộ và rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trồng cây gây rừng sẽ tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, tăng tỷ lệ che phủ rừng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, nâng cao tỷ lệ cây xanh trên đầu người, tạo thêm cảnh quan, bóng mát, điều hòa khí hậu, bảo vệ sức khỏe con người.

Người đứng đầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề nghị tiếp tục duy trì có hiệu quả các phong trào như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngày Chủ nhật nông thôn mới”, “Mai vàng trước ngõ”… nhằm kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo thành phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đồng thời, đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân. Trồng cây xanh phải đi đôi với chăm sóc, bảo vệ, quản lý, giám sát để bảo đảm cây trồng, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Thời gian tới, tỉnh cũng lưu ý việc nghiên cứu thành lập Quỹ Vì một Huế xanh, huy động nguồn lực, rà soát lại quỹ đất, tập trung tôn tạo cảnh quan ở các điểm di tích, khu du lịch, các tuyến đường trọng điểm, chú trọng danh mục các loại cây, nguồn cung giống cây và ứng dụng khoa học công nghệ cũng như đẩy mạnh phong trào “Xanh phố, xanh nhà, xanh hàng xóm” nhằm thực hiện vượt chỉ tiêu Đề án.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế cho thấy, hàng năm, địa phương này trồng được khoảng 5.000 - 6.000 ha rừng tập trung và khoảng 0,8-1,0 triệu cây trồng phân tán, nâng độ che phủ rừng lên 57,38% (1 trong những địa phương có tỷ lệ cao nhất cả nước), qua đó, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái một cách bền vững./. (dangcongsan.vn 10/4)

 
 
 

2.  Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm

Qúa trình khảo sát, đặt bẫy ảnh ngẫu nhiên, gần đây, Ban Quản lý Khu Bảo tồn (KBT) Sao La ghi nhận 32 loài động vật hoang dã (ĐVHD) hiện diện.

Ghi nhận nhiều loài quý hiếm

Mỗi lần vào rừng đặt bẫy ảnh, anh Trần Văn Lâm- cán bộ KBT Sao La nuôi hy vọng sự tồn tại của loài sao la quý hiếm được ghi nhận từ hơn 20 năm trước tại khu rừng thuộc xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) và xã Hương Nguyên (A Lưới). Trong nhiều chuyến tuần tra, khảo sát tại nhiều khu rừng, anh Lâm và lực lượng KBT Sao La chưa một lần ghi nhận sự xuất hiện trở lại của lài động vật quý hiếm, nguy cấp này.

KBT Sao La xác định, sự thành lập KBT không chỉ bảo tồn loài sao la mà còn bảo tồn, phát triển nhiều loài ĐVHD khác, trong đó có nhiều loài quý hiếm, nguy cấp, trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Một thời gian dài, việc săn tìm các loài ĐVHD chủ yếu phụ thuộc vào những chuyến tuần tra rừng sâu để ghi nhận sự xuất hiện của chúng. Tùy thuộc vào tập tính, đặc tính của một số loài sinh sống, ăn đêm nên phải tổ chức nhiều chuyến tuần tra đêm.

Hạn chế lớn trong khảo sát các loài là sự gian nan khi phải băng rừng vượt suối ngày đêm. Khi phát hiện các loài động vật từ đằng xa không thể quay phim, chụp ảnh để làm bằng chứng. Từ khi chương trình bẫy ảnh ra đời, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động săn tìm, ghi nhận các loài ĐVHD, nhất là các loài quý hiếm, nguy cấp. Với bẫy ảnh chỉ cần đặt một lần kéo dài vài tuần đến cả tháng mới đến kiểm tra kết quả nên giảm bớt sự gian khóđối với cán bộ, kiểm lâm làm công tác bảo tồn ĐVHD.

Mới đây, KBT Sao La tiến hành tổ chức hai đợt đặt bẫy ảnh với 42 bẫy nhằm ghi nhận sự xuất hiện của sao la và các loài ĐVHD quý hiếm. Anh Lâm phấn khởi, dù không ghi nhận sao la nhưng quá trình bẫy ảnh phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tồn tại ở những cánh rừng già, rừng sâu A Lưới. Trong đó, phải kể đến sự sinh tồn của các loài khỉ quý hiếm như khỉ mặt đỏ, vọoc chà vá chân nâu..., sơn dương, linh trưởng và trĩ sao tại KBT Sao La.

Từ hoạt động đặt bẫy ảnh kết hợp tuần tra, bảo vệ rừng, các lực lượng đã tháo gỡ 3.100 cái bẫy ĐVHD các loại. Hạt Kiểm lâm KBT Sao La phối hợp với các đơn vị liên quan cứu hộ, thả 2 cá thể rùa hộp trán vàng, một cá thể rùa sa nhân, một cá thể khỉ đuôi dài, một cá thể mèo rừng vào môi trường tự nhiên.

Tồn tại lưu cửu

Ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Ban Quản lý KBT Sao La đánh giá, nhận thức bảo vệ rừng, ĐVHD của người dân nâng lên rõ rệt. Quan điểm xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được các ngành, các cấp quan tâm triển khai. Nhưng nhìn chung kết quả BVR, ĐVHD vẫn chưa cao. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bẫy động vật thường xuyên diễn ra, nhất là tại khu vực rừng A Kỳ thuộc xã Thượng Long và A Roàng giáp ranh với rừng phòng hộ A Lưới. Các trạm kiểm lâm địa bàn còn chậm trong việc nắm bắt thông tin, phát hiện và ngăn chặn các vụ vi phạm.

Tình hình vi phạm sắn bẫy ĐVHD trong KBT Sao La vẫn còn diễn biến phức tạp. Các lòng hồ thủy điện chính là “trở lực” trong việc ngăn chặn lâm tặc. Mực nước các lòng hồ dâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, tiếp tế lương thực, vận chuyển gỗ bằng đường sông. Việc mở các tuyến đường dân sinh, đường 74, 71 còn tạo cơ hội cho lâm dân vào rừng săn bẫy ĐVHD...

Một trong những khó khăn lớn hiện nay, địa phận quản lý của KBT Sao La ở vùng xa xôi, hẻo lánh, việc trao đổi thông tin chủ yếu phụ thuộc sóng điện thoại. Nhưng địa điểm đóng chân các trạm, cửa rừng không có sóng điện thoại liên lạc, hoặc có sóng chập chờn, không ổn định. Qua quá trình khảo sát hiện trường trong mùa mưa bão, đơn vị xác định 2 trạm kiểm lâm và văn phòng Hạt Kiểm lâm của KBT nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, chia cắt khi mưa lũ kéo dài.

Trước những khó khăn này, không có cách nào khác ngoài xã hội hóa công tác BVR, ĐVHD. KBT Sao La tiếp tục xây dựng mạng lưới cộng tác viên, người dân địa phương, phối hợp với các ban ngành nhằm trao đổi, nắm bắt thông tin phục vụ cho việc tuần tra, truy quét, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm. Ban Quản lý KBT Sao La tranh thủ, huy động các nguồn lực, chương trình, dự án đầu tư mau sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động bảo tồn, phát triển rừng, ĐVHD.

Đơn vị cử lực lượng tiếp tục giám sát các trạm, văn phòng hạt kiểm lâm có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão nhằm có biện pháp di dời đến khu vực an toàn.

KBT Sao La tiếp tục sử dụng công nghệ, hệ thống SMART và thử nghiệm hệ thống SMART Mobile và SMART Connect trong việc theo dõi công tác tuần tra và ghi nhận đa dạng dạng sinh học, tiến tới áp dụng rộng rãi trong KBT. Đồng thời sử dụng các phần mềm ENVI, QGIS và phần mềm FMRS Mobile, Locus map tích hợp máy tính bảng trong việc phân tích ảnh viễn thám, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, ngăn chặn ngay từ đầu tình trạng săn bắt ĐVHD, phá rừng, lấn chiếm đất rừng. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Phát triển bền vững, tăng thu nhập người dân là mục tiêu xuyên suốt

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh - Phan Ngọc Thọ khẳng định như vậy sáng 9/4, tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3 nhằm đánh giá tình hình kinh tế- xã hội (KT- XH) tháng 3 và quý I/2021, bàn nhiệm vụ phát triển KT- XH cho giai đoạn tiếp theo trong trạng thái bình thường mới.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Tình hình KT-XH tháng 3 và quý I/2021 tiếp tục xu hướng phục hồi và có nhiều chuyển biến tích cực.

Bức tranh về KT-XH có nhiều khởi sắc. Đáng chú ý là tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh quý I/2021 tiếp tục hoạt động ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 4,86% so với cùng kỳ. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước quý I ước đạt 2.344 tỷ đồng, chiếm 38,6% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa đạt 1.824 tỷ đồng (chiếm 38,6% dự toán, tăng 40%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 95 tỷ đồng (chiếm 20,9% dự toán, tăng 1,8%)…

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, những kết quả đạt được là rất đáng mừng, tuy nhiên cũng cần nhìn nhận những mặt chưa được để tiếp tục có quyết sách hợp lý. Về các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thành công "mục tiêu kép", vừa  phòng chống, kiểm soát dịch COVID-19, vừa tập trung phục hồi và phát triển KT- XH, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân.

 “Chú trọng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người dân là mục tiêu xuyên suốt, sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.  

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như di dời dân khu vực 1 Kinh thành Huế, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mở rộng sân bay Phú Bài, đường dây 500kV…; tiếp tục hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khởi công, thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ bàn giao đất các dự án do Ban Quản lý Khu vực đô thị tỉnh làm chủ đầu tư, thực hiện giám sát đầu tư hàng tháng; hỗ trợ các dự án đã lựa chọn nhà đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các dự án trọng điểm; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nói chung và các dự án ODA nói riêng. Nỗ lực để giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án quan trọng phải tiến hành đồng bộ và đảm bảo đời sống người dân. Các sở, ngành và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm điều kiện kinh doanh một cách thực chất. Tiến hành đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp; xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh cho giai đoạn tiếp theo.

Phấn đấu tăng thu ngân sách

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp để phấn đấu tăng thu ngân sách, phải thu đúng, thu đủ, chống gian lận, trốn thuế, thất thoát và nợ đọng; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất, nhất là các nông sản theo mùa vụ. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, có phương án tích nước, vận hành công trình phòng chống hạn hán phục vụ sản xuất và phòng chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

Tăng cường thông tin, kết nối cung - cầu lao động; tổ chức rà soát tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp; kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đẩy mạnh đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, mở rộng thị trường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm, hiệu quả yêu cầu "5K", quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trở lại trong cộng đồng. Triển khai thực hiện hiệu quả các phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là công tác phòng chống dịch COVID - 19 trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp.

Tại cuộc họp, UBND tỉnh cho ý kiến thông qua các Tờ trình trình HĐND tỉnh về: Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025; Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2021 – 2025; Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
 

2.  Tìm các giải pháp nhằm giảm tai nạn giao thông

Sáng 9/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2021. Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị.

Tại Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương tham dự.

Kiểm tra xe có dấu hiệu chở quá khổ, quá tải

Theo báo cáo của Uỷ ban ATGT Quốc gia, trong quý 1/2021, cả nước xảy ra 3.206 vụ TNGT làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 7,58 % số vụ; tăng 2,01% số người chết; giảm 7,12 số người bị thương. Xảy ra 15 vụ ùn tắc giao thông kéo dài, trong đó 13 vụ do lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao vào dịp Tết và 2 vụ do TNGT. Nguyên nhân là do ý thức của người tham gia giao thông hạn chế; do chở quá số người quy định; cấp uỷ, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo AGTT…

Tại Thừa Thiên Huế, công tác ATGT chuyển biến tích cực. Quý 1/2021, toàn tỉnh đã xảy ra 68 vụ TNGT, làm 43 người chết, 44 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 11 người chết, giảm 12 bị thương; thiệt hại tài sản khoảng hơn 334 triệu đồng; trong đó, tai nạn giao thông đường bộ 65 vụ, làm chết 41 người và 42 người bị thương; các địa bàn có người chết cao như TP. Huế, Phú Lộc...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội, đảm bảo trật tự ATGT. Dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nhưng dịch vụ vận tải đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội phát triển. Số vụ tai nạn trong cả nước đã giảm trên 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn diễn biến phức tạp,nhiều vụ tai nạn nghiêm trong xảy gây dư luận xã hội.

Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các đơn vị chức năng, địa phương tập trung đánh giá tồn tại, nguyên nhân vì sao TNGT giảm nhưng TNGT đường bộ tăng, đặc biệt TNGT nghiêm trọng... Theo đó phải đưa ra giải pháp kiềm chế trong thời gian đến, như chú trong hạ tầng cơ sở, tăng cường tuần tra kiểm soát phương tiện chở quá khổ, quá tải; kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với lái xe kinh doanh vận tải; lực lượng Công an chủ động phối hợp với ngành Giao thông vận tải, ngành Y tế tập trung kiểm soát ngay tại các bến xe để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về ma túy, nồng độ cồn, chở quá số người quy định.

Tiếp tục xây dựng, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; các bộ, ngành tham mưu kịp thời cho Chính phủ về các giải pháp kiềm chế TNGT; công tác vận tải đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5... sắp đến. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
 

3.  Sát với cơ sở giúp công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn

Chiều 9/4 tại Thị ủy Hương Thủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức tổng kết thực hiện Đề án 04 giai đoạn 2016 - 2020 và Hội nghị trực báo công tác kiểm tra, giám sát quý I – 2021 các đơn vị cụm II. Ông Hoàng Nhất Đông – TUV - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Sau khi xây dựng, ban hành 2 đề án: Đề án 04 (Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của UBKT các cấp trong Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2016 – 2020) và Đề án 07 (Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến, trước mắt là từ nay đến Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025), UBKT Tỉnh ủy đã tham mưu phối hợp Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng quy chế, chương trình làm việc toàn khóa và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hàng năm.

Trong thực hiện kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm, cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra 2.636 tổ chức đảng và 15.825 đảng viên (tăng 263 tổ chức và 6.010 đảng viên so với nhiệm kỳ trước). Qua kiểm tra, đã phát hiện 44 tổ chức và 37 đảng viên có khuyết điểm vi phạm, phải thi hành kỷ luật 1 tổ chức và 1 đảng viên. Đã giám sát 2.621 tổ chức đảng và 9.854 đảng viên (tăng 484 tổ chức đảng và 3.574 đảng viên so với nhiệm kỳ trước), phát hiện 143 tổ chức đảng và 113 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, đồng thời, kịp thời nắm bắt tình hình, nhắc nhở, uốn nắn những sai phạm và đã chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 5 tổ chức đảng, 14 đảng viên.

Về trực báo công tác kiểm tra, giám sát quý I – 2021 các đơn vị cụm II (gồm UBKT các huyện: Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, TX. Hương Thuỷ và UBKT các Đảng uỷ: Đại học Huế, Bộ CHQS tỉnh, Khối Cơ quan & Doanh nghiệp tỉnh và BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh), theo đánh giá, UBKT các cấp đã phát huy tốt vai trò tham mưu và thực hiện tốt nhiệm vụ cấp ủy giao; tham mưu xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra, giám sát năm 2021 cơ bản đảm bảo tiến độ. Một số đơn vị đã chủ động khảo sát, nắm tình hình kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

Ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Đề án 04, Đề án 07 và trực báo công tác kiểm tra, giám sát quý I – 2021 của các đơn vị, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy - Hoàng Nhất Đông đề nghị, giai đoạn 2021-2025, cấp ủy, UBKT các cấp tiếp tục tập trung thực hiện một một số nhiệm vụ trọng tâm: Giải quyết kịp thời các đơn thư, kiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự phục vụ công tác bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 và cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý; xác định nội dung, đối tượng trọng tâm kiểm tra, giám sát là những ngành, lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm; chú trọng những địa bàn, khu vực đơn vị phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, nhiều đơn thư, tố cáo, khiếu nại; tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT các cấp theo hướng sát với cơ sở… (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Nhiều hoạt động hấp dẫn diễn ra trong Festival nghề truyền thống Huế 2021

 Thông tin từ UBND TP Huế, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ IX-2021 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, với mục tiêu gìn giữ, tôn vinh và phát triển các nghề thủ công truyền thống của Huế nói riêng và cả nước nói chung, sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 26-6.

Xuyên suốt kỳ Festival có hơn 30 sự kiện, hoạt động: Cuộc thi thiết kế sản phẩm thủ công; trại sáng tác điêu khắc “Hồi sinh”; tuần lễ thời trang Áo dài Huế-Di sản sống; hội sách Huế 2021; lễ hội ẩm thực Huế; không gian tôn vinh nghề truyền thống Việt Nam và quốc tế; liên hoan ca Huế... Không gian tổ chức Festival tập trung và khai thác khu vực đường đi bộ hai bờ sông Hương và trục không gian văn hóa nghệ thuật đường Lê Lợi. Ngoài hơn 60 làng nghề của Huế, đã có 21 làng nghề ngoài tỉnh đăng ký tham gia Festival, như: Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), làng dệt lụa Hội An (Quảng Nam), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)... (qdnd.vn 09/4)

 
 
 

2.  Gìn giữ các đạo sắc phong - "Báu vật" linh thiêng của làng quê xứ Huế

Nhiều ngôi làng cổ của tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đang lưu giữ được một kho tàng đồ sộ các đạo sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn phong tặng. Đây được xem như "báu vật" linh thiêng của cả cộng đồng, được gìn giữ bảo vệ, lưu truyền qua nhiều thế hệ...

Tuy nhiên, trước tình trạng ăn trộm cổ vật tại nhiều nơi thờ tự, trong đó có các đạo sắc phong, cùng với việc bảo quản không khoa học trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết đã khiến cho nhiều đạo sắc phong bị rách nát, hư hỏng nặng hoặc biến mất.

Trước thực trạng này, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã giúp đỡ nhiều ngôi làng trên địa bàn tỉnh trong việc phục hồi, tư vấn bảo quản, số hóa nhằm lưu giữ nguồn di sản tư liệu Hán Nôm quý trong dân gian.

Gian nan trong bảo quản sắc phong

Cổ Bưu là một ngôi làng cổ nằm ven Kinh thành Huế, nay thuộc phường Hương An, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế). Ngôi làng có nhiều công trình di tích lịch sử được các triều vua nhà Nguyễn ban tặng sắc phong, trong đó phải kể đến ngôi điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na.

Ông Phan Tuấn, 62 tuổi, người trông coi ngôi điện nhiều năm cho biết: Ngôi điện thờ hiện đang lưu giữ 6 đạo sắc phong, trong đó sắc phong cổ nhất là thời vua Thiệu Trị ban cho điện thờ vào năm 1845. Trước đây các sắc phong thường được cho vào ống tre, nứa treo lên ở khu vực hậu cung của ngôi điện.

Tuy nhiên, do biến đổi của lịch sử, các sắc phong được cất giữ ở nhiều nơi khác nhau, có khi được mang về cất tại nhà của những vị trông nom điện thờ nhằm đề phòng khỏi bị kẻ gian trộm cắp, làm thất lạc. Trải qua thời gian, hiện các sắc phong tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na đều bị hư hại ở mức độ khác nhau, có những sắc phong bị hư hại đến 70%.

Năm 2019, trong quá trình đi thực địa sưu tầm và số hóa văn bản Hán Nôm, cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã hỗ trợ phục chế các bản sắc phong bị hư hại tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, cũng như sao in các bản sắc phong để treo trên tường, phục vụ người dân và du khách đến chiêm bái có cơ hội tìm hiểu. Sáu bản sắc phong gốc tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na sau khi phục chế xong hiện đang được bảo quản một cách khoa học nhằm hạn chế hư hại theo thời gian.

Không được may mắn như các sắc phong tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, hàng chục sắc phong tại đình làng Cổ Bưu đã bị hư hỏng hoàn toàn, không có khả năng phục chế lại do quá trình cất giữ bảo quản thiếu khoa học. Ông Trần Ngáo, một vị cao niên của làng Cổ Bưu vẫn còn đau đáu nỗi xót xa trước việc nhiều sắc phong quý do nhiều triều vua ban tặng cho đình làng bị hư hỏng, mục nát cách đây vài năm.

Theo các nguồn sử liệu, đình làng Cổ Bưu đã có từ cách đây hàng trăm năm thờ Thành hoàng làng và các vị tiền hiền của các dòng họ có công khai phá, lập làng tạo dựng lên một vùng đất Cổ Bưu trù phú nổi tiếng gần xa. Dưới thời phong kiến, đình làng Cổ Bưu đã được các vị hoàng đế nhà Nguyễn ban tặng 23 đạo sắc phong, đây là niềm vinh dự, tự hào mà hiếm có ngôi làng nào có được.

Ông Trần Ngáo nhớ lại, trải qua thời gian, các thế hệ người dân trong làng luôn giữ gìn cẩn thận các sắc phong như "báu vật" của cha ông để lại. Tuy nhiên, chính do số lượng sắc phong lớn sợ bị mất trộm nên người dân trong làng đã bàn bạc, thống nhất phải cất giữ cẩn thận trong nhiều lớp bảo vệ.

Một cái hộc bằng xi măng kiên cố được xây dựng ngay trong đình làng, các sắc phong được cuộn lại cho vào túi nilon bỏ trong một chiếc hòm tôn khóa lại và được đặt trong chiếc hộc. Theo lệ làng Cổ Bưu, ba năm mới mở hội lớn một lần và khi đó những sắc phong mới được các vị bô lão trong làng đưa ra để thực hiện nghi lễ. Mùa lễ hội năm 2018, cả làng Cổ Bưu đi từ cảm giác bất ngờ cho đến đau xót khi chứng kiến cảnh các sắc phong của làng được đưa ra ngoài trong tình trạng đã bị vón thành cục, hư nát toàn bộ do hơi nước ẩm toát ra trong thời gian dài.

Theo ông Trần Ngáo, điều may mắn là trước đó tất cả các sắc phong tại đình làng Cổ Bưu đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chụp lại, số hóa nên có khả năng phục hồi phiên bản.

Nỗ lực gìn giữ những "báu vật" của làng

Những câu chuyện về các sắc phong bị hư hại một cách đáng tiếc không chỉ xảy ra ở làng Cổ Bưu mà còn bắt gặp ở nhiều điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Chị Đoàn Thị Mỹ Hà là một trong những cán bộ của Phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) có nhiều năm gắn bó với công việc phục chế các sắc phong cổ cho các đình làng, từ đường các dòng họ. Chị Đoàn Thị Mỹ Hà chia sẻ, để phục chế thành công các sắc phong phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là mức độ hư hại của chính những sắc phong này và sự tỉ mỉ, cẩn trọng của cả một ekip làm việc. Các sắc phong triều Nguyễn phần lớn được làm từ chất liệu giấy long đằng, vì vậy khi phục hồi phải dùng loại giấy dó với đặc tính mềm, dai, làm bằng chất liệu tự nhiên mới phù hợp.

Theo chị Hà, để phục hồi các sắc phong bị hư hại, trước hết cần thực hiện công đoạn bóc tách các mảnh rách vụn của sắc phong và tiến hành vệ sinh khử mốc. Sau đó, một ekip từ 5-6 người sẽ tiền hành sắp xếp tỉ mỉ lại các mảnh vụn theo vị trí nguyên bản, trước khi chuyển toàn bộ sắc phong sang nền giấy dó đã được phủ một lớp bột hồ đặc biệt để kết dính với nhau.

Do tính chất công việc đòi hỏi về độ chính xác cao nên việc phục chế một sắc phong thường phải kéo dài trong nhiều ngày mới hoàn thiện. Đa phần cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) thường phải về trực tiếp tận các điểm di tích để làm công việc này, bởi người dân không muốn các sắc phong bị di chuyển ra khỏi làng.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có khoảng trên 2.100 sắc phong. Sắc phong là loại hình văn bản hành chính cấp cao của vương triều, do các vị vua ban bố.

Sắc phong triều Nguyễn về cơ bản có hai loại gồm sắc phong nhân vật và sắc phong thần (thiên thần, nhiên thần, nhân thần). Sắc phong nhân vật là loại hình văn bản hành chính do Hoàng đế ban phong về phẩm hàm, tước vị cho các quan lại của triều đình, thăng thưởng hàm tước, ban tặng hoặc truy tặng thụy hiệu cho ông bà, cha mẹ của những quan viên có công trạng. Sắc phong thần là do Hoàng đế phong tặng và xếp hạng cho các vị thần được thờ cúng trong các đình làng, di tích. Hiện nay, loại hình sắc phong thần hiện hữu ở phần lớn các làng xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tiến sĩ Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) cho biết, sắc phong thần linh là một loại hình tư liệu quý của làng xã, gắn liền với lịch sử và đời sống tâm linh của người dân.

Sắc phong có tính độc bản, được ban cấp vào một thời điểm cụ thể nên nội dung sắc phong có tính chính xác gần như tuyệt đối. Đây là nguồn tư liệu chuẩn xác nhất giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự thay đổi các địa danh và đơn vị hành chính của các làng xã. Ngoài ra, sắc phong của mỗi triều đại cũng mang những giá trị về nghệ thuật thể hiện qua họa tiết, chữ viết, ấn triện, cách hành văn…

Nhằm góp phần chung tay trong việc lưu giữ, bảo tồn những đạo sắc phong đang lưu giữ tại nhiều điểm di tích, những năm qua Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình khảo sát, sưu tầm, dịch thuật, tổng hợp hệ thống nhằm phục vụ cho công tác số hóa các sắc phong hiện còn. Chính điều này đã giúp cho nhiều ngôi làng có cơ hội phục hồi phiên bản sắc phong trong trường hợp bị mất trộm hay hư hỏng do nhiều nguyên nhân. (cand.com.vn 10/4)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Trẻ em với không gian mạng - Bài 2: Cần quan tâm con trẻ nhiều hơn

 Tìm ra giải pháp là một điều vô cùng cần thiết để giảm rủi ro đối với trẻ em trong sử dụng MXH nói riêng và internet nói chung. Đây là vấn đề cấp bách và nan giải cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các sở, ban ngành liên quan.

Kiểm tra nhưng không kiểm soát

Trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến dưới 16 tuổi thường tò mò, nhanh học hỏi về vấn đề tình yêu và giới tính. MXH phát triển đã tạo ra một thế giới thông tin phong phú và việc để trẻ tự học hỏi, tự áp dụng trong thực tiễn theo cảm tính là rất nguy hiểm. Các bậc phụ huynh có con đang ở độ tuổi này cần trang bị cho mình và con em họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi sử dụng MXH.

Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh áp dụng giáo dục bằng biện pháp tạo rào cản ngăn cấm hay giáo dục khô cứng khiến trẻ không tự giác hình thành ý thức đúng đắn. Hơn nữa, việc kiểm soát nếu không khéo léo sẽ khiến trẻ hình thành ý thức phòng bị, che giấu cảm xúc, suy nghĩ với chính cha mẹ mình. Không hiếm trường hợp việc kiểm soát quá chặt khiến trẻ phản ứng mạnh, dẫn đến những hành động nguy hiểm. Cần có những biện pháp “lạt mềm, buộc chặt”, vẫn để các con thoải mái đồng thời vẫn kiểm tra những nội dung mà con tiếp cận.

Để các con được học tập, giải trí trong một môi trường mạng lành mạnh, các bậc cha mẹ cần có một kế hoạch rõ ràng trong việc cho các con sử dụng các thiết bị di động hoặc cách tiếp cận thông tin của các con trên các thiết bị điện tử. Có thể sử dụng những tính năng như quy định về thời gian sử dụng điện thoại, sử dụng những ứng dụng dành cho trẻ con phù hợp với lứa tuổi, như: YoutubeKid, Netflix, Apple TV+, Disney+, Messenger Kids...

Khởi tạo các tài khoản của các con dưới 13 tuổi (độ tuổi đã được các dịch vụ quy định nội dung dành cho trẻ em) để các con tiếp xúc với các video có nội dung đã được chọn lọc, phù hợp với các con. Ngoài ra, cũng sắp xếp thời gian cho các con tham gia các buổi đi chơi, dã ngoại, đi xem phim, đọc sách, giải trí, các môn thể thao vận động phù hợp với các con.

Cần sự phối hợp của các cấp chính quyền

Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, hiện Sở LĐTB&XH đang phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông và một số cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng, nâng cao kỹ năng xử lý, nhận dạng tính chất hai mặt của internet để trẻ em tiếp cận với MXH một cách an toàn.

Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ trên các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng chống các nguy cơ trên môi trường mạng đặc biệt là các thông tin xấu độc nói chung và thông tin đối với trẻ em nói riêng để cụ thể hóa, tham mưu thành kế hoạch thực hiện trong tỉnh.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung nhằm chia sẻ, lan tỏa để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các biện pháp, cách thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; nhận diện đẩy đủ để phòng tránh các thủ đoạn, hành vi xấu độc trên môi trường mạng hướng đến xâm hại tình dục trẻ em. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, thẩm tra, xác minh nội dung các trang mạng đăng tải những thông tin không đúng sự thật, thông tin xấu độc trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý, ngăn chặn.

Căn cứ Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 24/02/2021 của UBND tỉnh về tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên MXH năm 2021, sở sẽ triển khai xây dựng các nội dung tuyên truyền về những hoạt động, kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục em trên báo chí và MXH, chú trọng những nội dung về kiến thức, kỹ năng cho trẻ em khi tham gia MXH; kiểm soát, cập nhật, đăng tải cảnh báo những nội dung trên môi trường mạng có tính chất xấu độc, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em, ông Nguyễn Huy Hiển, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thông tin.

Theo bà Nguyễn Thị Thuý Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, để trẻ em có một không gian mạng lành mạnh, an toàn, không chỉ là trách nhiệm gia đình, phụ huynh mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Ngày 21/3 vừa qua, hội cũng đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành địa phương tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” với nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề “trẻ em với không gian mạng” nhằm giải đáp những thắc mắc, đồng thời trang bị kiến thức giúp các em hiểu biết hơn về quyền và nghĩa vụ của mình. Thông qua đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của con trẻ. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
 

2.  Thừa Thiên Huế: Triển khai những điểm mới Bộ Luật Lao động năm 2019

Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai những điểm mới Bộ Luật Lao động năm 2019 cho cán bộ Công đoàn.

Chiều 9.4, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị tập huấn triển khai những điểm mới Bộ Luật Lao động năm 2019 cho đội ngũ ban chấp hành các Công đoàn cơ sở trực thuộc khối Công đoàn Viên chức tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe truyền đạt những điểm mới cơ bản của Bộ Luật Lao động năm 2019. Cụ thể, được phân tích, so sánh những điểm mới của bộ luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động so với Bộ Luật Lao động năm 2012.

So với Bộ Luật Lao động năm 2012, Bộ Luật Lao động năm 2019 gồm 17 chương, 220 điều, giảm 22 điều và có 17 điểm mới. Tiêu biểu như: Tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam, tăng ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 2.9 cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động, bổ sung hình thức hợp đồng lao động điện tử, người sử dụng lao động không được bắt buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ.

Dịp này, các đại biểu cũng được giới thiệu thêm Luật BHXH, Luật Bảo hiểm Y tế. (laodong.vn 09/4)

 
 
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 

1.  Nên đưa môn khoa học giao tiếp vào đào tạo chính khóa

Vấn đề trên được bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Nữ hoàng xe đạp Đông Nam Á”, giảng viên Trường đại học (ĐH) Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh chia sẻ với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi bàn về thực trạng kỹ năng của sinh viên (SV).

Theo “Nữ hoàng xe đạp Đông Nam Á” Nguyễn Thị Thanh Huyền, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp và thể hiện bản thân khiến nhiều SV đánh mất những cơ hội mà bản thân có thể tạo ra, gặp khó sau khi ra trường.

SV Huế thường bị đánh giá không cao về yếu tố kỹ năng, bà cảm nhận thế nào sau khi tiếp xúc, trao đổi với họ?

Tôi thấy không riêng SV Huế mà SV Việt Nam nói chung và kể cả trẻ em ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam có điểm chung là chưa được giáo dục về thể hiện cái mình mong muốn ngay từ nhỏ.

Khi ra nước ngoài, tôi mới phát hiện điều đó. Ở không ít quốc gia, nhiều người có khả năng diễn thuyết từ nhỏ. Ngay cả một em bé 6 tuổi đã được học để thể hiện điều mà bạn ấy muốn, có khả năng đặt vấn đề, trình bày vấn đề và chốt lại vấn đề. Ở nước ta, rất tiếc dường như có môn học hay đào tạo cụ thể về vấn đề này. Tôi cho rằng, các trường, thầy cô giáo tạo môi trường tốt thì sẽ phát huy, phát triển những kỹ năng thuyết phục, thuyết trình cho học sinh ngay từ tuổi nhỏ.

Riêng với Huế, tôi lại thấy có ưu điểm cực kỳ tuyệt vời là nền giáo dục của Huế, văn hóa, con người Huế, văn hóa ứng xử, giao tiếp rất cân bằng và có thêm một điều nữa là các bạn ấy được giáo dục về giá trị gia đình, giá trị con người, giá trị gốc. Tất cả mọi con người thành công trên đời này đều phải xuất thân từ cái gốc đó.

Nếu ở nơi khác, cô có thể nói khan cổ nhưng chưa chắc học sinh quan tâm nhưng ở Huế thì khác. Các em còn biết khách đến nhà chủ động mời nước, tiếp chuyện trong lúc bố mẹ chưa có. Nền tảng tốt, nhưng rõ ràng cũng cần biết cách để phát huy, phát triển những kỹ năng ấy khi trưởng thành, khi trở thành những cô cậu SV, nhất là sự mạnh dạn, kỹ năng giao tiếp.

Theo bà, đâu là nguyên nhân khiến giới trẻ, trong đó có các SV Huế còn bị “điểm trừ” về kỹ năng?

Thiếu môi trường, thiếu môn khoa học về giao tiếp trong trường học là một vấn đề cần nhìn nhận kỹ hơn. Có những quan niệm như trên lớp thì ngồi yên, hai tay khoanh trước bàn, mắt nhìn phía trước bảng nghe cô giáo giảng, trông thật là ngoan nhưng chưa có sự cổ vũ, tạo cơ hội để người học mạnh dạn phát biểu, thậm chí là tranh luận, tức là chưa tạo được không khí để các em “hoạt động”. Tại các trường ĐH, chủ yếu mới chỉ có hoạt động kỹ năng tại các câu lạc bộ, đội, nhóm.

Về phía chủ quan, SV còn thiếu mục tiêu để phấn đấu. Thêm vào đó, cái khó khăn lớn nhất là cái tôi của giới trẻ bây giờ khá cao. Khi cái tôi lớn, lại thiếu kỹ năng giao tiếp và sự mạnh dạn sẽ cản trở họ rất nhiều.

Một số bạn trẻ, SV còn bị những quan niệm về giới hạn ràng buộc. Nhưng thực ra, sự nhút nhát đó chỉ là do bản thân tự đặt ra và sống theo một mô típ ấy, nên tạo thành thói quen. Mà, thói quen thì tạo tính cách, tính cách tạo số phận. Muốn có một số phận khác thì phải thay đổi tính cách và xuất phải điểm là phải thay đổi thói quen.

Bản thân tôi trước đây cũng là một người tự ti, không dám nói. Nhưng có một điểm giúp tôi thay đổi là khát khao lớn. Khi có khát khao lớn thì mình sẽ vượt qua.

Theo bà, giá trị của kỹ năng giao tiếp quan trọng như thế nào?

Tôi từng nói với SV, trong đó có SV Huế là “bản thân mình có giá trị như thế nào, cuộc đời sẽ trả cho bạn như thế ấy”. Không ai biết giá trị của mình thì làm sao lan tỏa được. Mình biết nhưng không nói ra thì cũng không ai biết.

Kỹ năng giỏi là không thể thiếu, nhưng quan trọng vẫn là khả năng ứng xử để tạo ra mối quan hệ thân tình đoàn kết trong môi trường làm việc: kỹ năng làm việc nhóm. Thế giới phẳng cần sự hợp tác chặt chẽ để phát huy tối ưu nhất hiệu quả làm việc. Khi làm việc hòa hợp với nhau thì họ mới thể hiện được năng lực để phát huy sức mạnh tập thể. Bởi vì năng lực của một người rất ít nhưng khi phát huy năng lực của cả tập thể mới làm nên được câu chuyện, một công việc lớn. Thế mới thấy, sự mạnh dạn và kỹ năng giao tiếp rất quan trọng.

ĐH Huế đang nỗ lực để trở thành ĐH Quốc gia, bà có cho rằng giáo dục kỹ năng cho SV thực sự quan trọng?

Ngoài những ưu điểm mà SV Huế có được từ nền tảng giáo dục gia đình, theo tôi để phát triển xứng tầm được, các bạn phải tìm đến những kiến thức thời đại, không thể chỉ học từ giáo án, chương trình đào tạo của nhà trường. Phải tự tìm học những kiến thức mới để đáp ứng nhu cầu công việc của xã hội. Nhà trường cần quan tâm giáo dục kỹ năng, khai phá năng lực tiềm ẩn con người. Giáo dục kỹ năng thực sự quan trọng.

Bây giờ muốn sánh ngang tầm khu vực trong khi suy nghĩ vẫn còn cho rằng, người Việt Nam chỉ có thế, năng lực mình chỉ có giới hạn thì không thể được. Làm sao để có niềm tin lớn, có ước mơ để tin vào điều đó thì các bạn phải học.

Bà có thể gợi ý vài phương pháp để tăng cường kỹ năng sống cho SV?

Các trường cần gấp rút tìm phương pháp để đưa môn học khoa học về giao tiếp vào trường học ngay từ những năm đầu tiên. Môn kỹ năng giao tiếp là môn cần thiết nhất nên đưa vào chính khóa, phải tạo môi trường để SV mạnh dạn giao tiếp, phát biểu, thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, cũng cần duy trì và phát triển tốt các hoạt động đội, nhóm.

Đó là giải pháp từ nhà trường, còn với SV, nếu ru rú ở nhà thì khó có thể mạnh dạn được, phải tham gia các đội nhóm, kết nối với trường thầy cô bạn bè thật nhiều, đưa mình vào trong tập thể, nhóm học tập để các bạn được nói nhiều.

Căn bản trong cuộc đời, đặc biệt với giới trẻ cần thấy 3 điều rất quý để học là thầy, sách, bạn. Bản thân tôi cũng áp dụng điều này, học từ thầy, từ bạn bè và từ sách. Cố gắng đọc sách nhiều. Khi đọc sách sẽ thấy chân trời mới là kiến thức mà cuộc đời của những người thành công cho thấy kinh nghiệm chỉ cất trong cuốn sách. Nếu có thể đọc sách, đọc đi đọc lại và có thể áp dụng một số điều hay trong cuốn sách ấy thì từ từ rút ra những bài học kinh nghiệm. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
Y TẾ
 

1.  JICA hỗ trợ thiết bị phòng, chống dịch COVID-19 cho Bệnh viện Trung ương Huế

Ba thiết bị y tế để phòng, chống dịch COVID-19 với tổng trị giá 50 triệu yen (khoảng hơn 10,8 tỷ đồng) đã được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam trao cho Bệnh viện Trung ương Huế.

Ngày 9/4, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao tặng ba thiết bị y tế với tổng trị giá 50 triệu yen (khoảng hơn 10,8 tỷ đồng), trong đó có hệ thống trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO), cho Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 của JICA tại Việt Nam, đồng thời đáp ứng đề nghị của Bệnh viện Trung ương Huế.

Tăng cường năng lực cho y tế miền Trung ứng phó với nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát và chuẩn bị đối phó với các bệnh truyền nhiễm mới là một vấn đề cấp bách. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện tuyến trung ương cao nhất ở khu vực miền Trung, đồng thời đóng vai trò đào tạo và hướng dẫn đội ngũ cán bộ y tế và bệnh viện tuyến dưới trực thuộc trong khu vực, vì vậy JICA mong muốn sự hỗ trợ này sẽ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Trong đợt tái bùng phát dịch COVID-19 vào tháng 7/2020 ở Đà Nẵng, khi phát hiện ca lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng sau 99 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới, số ca tử vong tăng vọt lên 35 ca, Bệnh viện Trung ương Huế ngay lập tức tiếp nhận những ca bệnh nặng cần điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt. Để hỗ trợ miền Trung khống chế dịch, Bộ Y tế đã điều động thêm các nhóm cán bộ y tế từ các bệnh viện lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào tiếp sức.

Từ năm 2005-2010, Chính phủ Nhật Bản, thông qua JICA, đã tài trợ xây dựng khu nhà kỹ thuật cao trong khuôn viên Bệnh viện Trung ương Huế bằng nguồn viện trợ không hoàn lại, cung cấp nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến, đồng thời hỗ trợ Dự án hợp tác kỹ thuật do JICA triển khai, giúp tăng cường năng lực cho hơn 1.000 cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Huế và các bệnh viện tuyến dưới. Sau khi dự án JICA kết thúc, Bệnh viện Trung ương Huế vẫn tiếp tục tự lực đào tạo nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến dưới.

Trong thời gian tới, JICA sẽ tích cực làm việc với Chính phủ Nhật Bản để tiếp tục hợp tác nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam./. (dangcongsan.vn 09/4)

 
 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
 

1.  Khử mùi hôi chuồng trại từ chế phẩm sinh học

- Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn đang là bài toán nan giải, nhất là hoạt động chăn nuôi trên địa bàn đa phần quy mô nhỏ, nằm xen lẫn trong khu dân cư

Phương pháp sử dụng chế phẩm để khử mùi hôi chuồng trại sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi rất đáng kể

Hằng năm, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thường xuyên nhận được phản ánh từ phía người dân về hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ, lẻ của các hộ gia đình, cá nhân, trang trại gây ô nhiễm môi trường. Tồn tại này xuất phát từ ý thức và điều kiện kinh tế hạn chế trong việc đầu tư các công trình xử lý môi trường, chuồng trại không đảm bảo khoảng cách với nhà dân, dẫn đến ô nhiễm mùi hôi, nước thải. Hiện, toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 51.200 con, tổng đàn lợn khoảng 137.800 con và tổng đàn gia cầm gần 4 triệu con.

Trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó có 70 trang trại có quy mô vừa và lớn với doanh thu mỗi trại hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, 10 trang trại do doanh nghiệp đầu tư theo quy mô công nghiệp. Không chỉ gây mùi hôi, các chỉ tiêu về môi trường như: BOD, COD, pH, coliform, tổng chất rắn lơ lửng trong chất thải... luôn ở mức cao, vượt tiêu chuẩn cho phép.

Để hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo môi trường, kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân, vừa qua, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học-Tập đoàn Quế Lâm đã tiến hành thực hiện dự án “Ứng dụng chế phẩm sinh học để khử mùi hôi chuồng trại và sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Trong đó, dự án đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto bổ sung vào thức ăn với tỷ lệ 0,1%, 0,2%, 0,3% tuỳ thức ăn để xử lý mùi hôi trong cơ thể lợn và chế phẩm QL rải trực tiếp trên nền chuồng, chất thải với lượng 1kg/30m2 nền chuồng với tần suất 2-3 tuần/lần.

Hiệu quả về môi trường qua kết quả thử nghiệm cho thấy, lượng nước dùng trong chăn nuôi lợn giảm đáng kể. Có nghĩa chỉ dùng 20 lít/lần rửa chuồng/tuần cho 1 đầu lợn. Trong khi phương pháp nuôi thông thường cần lượng nước gấp 7 lần nhưng mùi hôi vẫn rất nặng, đồng thời làm phát sinh chất thải lỏng ra môi trường (nếu không có hầm biogas), làm ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, dễ lây lan dịch bệnh.

Kết quả phân tích nước thải từ mô hình nuôi theo dự án và đối chứng phương pháp nuôi thông thường cho thấy, chỉ tiêu BOD5 và COD trong mô hình giảm 3 lần so với chăn nuôi bằng nước phổ biến thông thường. Chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt đối với mô hình nuôi sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto và QL khử mùi hôi chuồng trại quy mô trang trại và gia trại đều cho hiệu quả kinh tế và môi trường cao hơn cách nuôi thông thường. Tỷ lệ sống đạt 100%; tăng trọng trung bình 18,7kg/tháng; tỷ lệ thịt móc hàm 79,1%; chất lượng thịt cao, tỷ lệ chất béo 29,1g/100g ở mô hình gia trại và 22,2g/100g mô hình trang trại; hóa chất và các vi sinh vật gây bệnh như coliform, E.coli không ghi nhận thấy trong mẫu thịt.

Dự án cũng đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi có chất độn là phụ phẩm trồng trọt và thử nghiệm mô hình trồng lúa, rau theo hướng hữu cơ bằng việc sử dụng phân hữu cơ sinh học.

Dự án này được hội đồng nghiệm thu khoa học công nghệ tỉnh đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như khả năng ứng dụng, nhân rộng, góp phần khắc phục ô nhiễm, quản lý mùi hôi chuồng nuôi cả quy mô gia trại và trang trại. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
THỂ THAO
 

1.  Bắn cung Huế giành HCV tại giải vô địch cung thủ xuất sắc

- Kết thúc nội dung thi đấu tại giải vô địch cung thủ xuất sắc toàn quốc 2021 tại Vĩnh Phúc, tuyển bắn cung Thừa Thiên Huế đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Khởi tranh từ 1 – 10/4, giải vô địch cung thủ xuất sắc toàn quốc 2021 thu hút 180 VĐV xuất sắc nhất cả nước đến từ 17 tỉnh, thành, ngành trên cả nước tham gia tranh tài 36 bộ huy chương của cung 1 dây và cung 3 dây.

Góp mặt 6 VĐV nội dung cung 1 dây, sau hơn 1 tuần thi đấu, tuyển bắn cung Huế đã giành 1 HCV, 3 HCB, 1 HCĐ, đồng thời đứng thứ 6 toàn đoàn, xếp trên Hải Dương – đơn vị có VĐV dự Olympic 1 bậc; trên chủ nhà Vĩnh Phúc 3 bậc và bỏ xa Hải Phòng – 1 trong những đơn vị đầu tư mạnh tay cho bộ môn này đến 11 bậc.

”Trong tổng số 5 huy chương của bắn cung Huế thì một mình nữ cung thủ Thanh Nhi đã giành 1 HCV (cự ly 60m), 2 HCB (cự ly 50m, 30m) và 1 HCĐ đồng đội nữ. Với thành tích xuất sắc này, chỉ cần giữ được phong độ tại giải vô địch bắn cung quốc gia vào tháng 8 tới, Thanh Nhi sẽ có nhiều hơn cơ hội cạnh tranh 1 suất dự SEA Games 31”, HLV tuyển bắn cung Huế - Lại Đăng Quang nhận định. (baothuathienhue.vn 09/4)

 
 
DU LỊCH
 

1.  12 thành phố châu Á mọi người nên đến ít nhất một lần trong đời

Cố đô Huế và đô thị cổ Hội An của Việt Nam có tên trong danh sách này.

George Town, Malaysia: Nằm ở bờ biển phía Tây của Malaysia trên hòn đảo tuyệt đẹp của Penang, George Town là di sản thế giới của UNESCO. Với những tòa nhà di sản xinh đẹp, những tác phẩm nghệ thuật đường phố hấp dẫn và những món ăn phong phú, Penang là điểm đến của những người yêu văn hóa và ẩm thực.

Bandar Seri Begawan, Brunei là một trong những thành phố thú vị nhất cho những người ăn chay. Với nhiều ảnh hưởng từ khắp khu vực, đặc biệt là từ Malaysia, Indonesia và Singapore, món ăn của đất nước này là sự pha trộn ẩm thực châu Á. Bandar cũng là quê hương của những nhà thờ Hồi giáo, thiên nhiên tươi đẹp và các viện bảo tàng thú vị.

Yangon, Myanmar là thành phố lớn nhất của Myanmar. Đây là điểm đến lý tưởng cho những người muốn mở rộng kiến thức về các phong tục và truyền thống địa phương. Du khách có thể tham quan chợ, ruộng lúa và những ngôi làng nhộn nhịp. Yangon cũng là nơi có những ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất châu Á, cụ thể là chùa Swedagon.

Chiang Mai, Thái Lan là thành phố lý tưởng để khám phá các món ăn ngon, các điểm tham quan tâm linh, leo núi, cưỡi voi và cơ hội học massage Thái. Được bao quanh bởi những ngọn núi đẹp, thành phố yên bình và tĩnh lặng này thu hút cả người dân trong nước và người nước ngoài.

Tokyo, Nhật Bản là một trong những thành phố hấp dẫn, rộng lớn, sôi động và giàu có ở châu Á. Đó là một thành phố mà truyền thống và hiện đại đi đôi với nhau. Từ các trung tâm điện máy tới các đền thờ, vườn hoa..., Tokyo có tất cả.

Yogyakarta, Indonesia thường được gọi là Jogja, là trung tâm văn hóa của Indonesia. Thành phố được biết đến với bản chất thân thiện của người dân địa phương, các món ăn ngon miệng, phong cảnh hấp dẫn. Đây là nơi du khách có được một cái nhìn thực tế về truyền thống và phong tục địa phương, khám phá các đền thờ Hindu và Phật giáo, cụ thể là Prambanan và Borobudur.

Siem Reap, Campuchia là cửa ngõ vào ngôi đền cổ nổi tiếng thế giới Angkor Wat, là một trong những thành phố nổi tiếng nhất của Campuchia. Những ngôi làng có nhà sàn và vui chơi ở khu chợ đêm là điều không thể bỏ qua.

Hội An, Việt Nam là một trong những thành phố đẹp nhất Việt Nam. Đô thị cổ này được xếp hạng Di sản Thế giới của UNESCO. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, đây là một cảng biển quan trọng. Đi bộ quanh khu phố cổ lúc hoàng hôn, đến các tiệm may quần áo và thưởng thức ẩm thực địa phương là điều các du khách thường làm.

Hồng Kông là một thành phố hiện đại, giàu có. Đây cũng là nơi kết nối với nhiều thành phố chiến lược trên thế giới. Những tòa nhà chọc trời và những trung tâm tài chính quan trọng là đặc trưng củaHồng Kông.

Thượng Hải, Trung Quốc: Với hơn 23 triệu người sống trong thành phố, trong đó có 9 triệu người di cư, Thượng Hải là thành phố lớn nhất và phát triển nhất ở Trung Quốc. Những năm 1930, đây là thành phố thịnh vượng nhất trong khu vực.

Thành phố Legazpi, Philippines nằm trong vùng Bicol của Philippines, du khách có thể thưởng thức các món ăn địa phương ngon miệng, đi trên xe jeep và ghé thăm những di tích hấp dẫn, đi dạo quanh một số nhà thờ và chợ địa phương, đi bộ trên núi lửa hoạt động, và nhiều hơn nữa.

Huế, Việt Nam: Nằm ở miền Trung của Việt Nam, Huế là một trong những nơi tuyệt vời nhất để đến thăm với vô số ngôi chùa, cung điện, đền thờ, Thành cổ, các món ăn ngon và lịch sử phong phú. Di sản thế giới UNESCO này nằm bên bờ Sông Hương thơ mộng, tuyệt đẹp trong những ngày nắng. (doanhnghiepvn.vn 09/4)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Huế mạnh tay với “hung thần karaoke”

Chủ tịch UBND TP.Huế vừa có công văn chỉ đạo tăng cường xử phạt tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do hát karaoke trên địa bàn.

Với việc loa thùng, loa kẹo kéo lên ngôi, nhiều người dân ở TP.Huế đã sắm cho mình một bộ loa vì sự tiện lợi trong giải trí bằng hình thức hát karaoke. Tuy nhiên, nhiều người dân khi sử dụng loại hình  “karaoke tự phát” này đã trở thành nỗi khiếp đảm, khổ sở đối với hàng xóm, láng giềng và cả người đi đường.

Lướt qua những nội dung phản ánh trên Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên-Huế (Hue-S), không khó để bắt gặp nhiều nội dung bức xúc liên quan đến vấn nạn “karaoke tự phát”, ô nhiễm tiếng ồn này. Bức xúc đến nỗi có người còn ví loại hình này như “hung thần”.

Trước tình trạng này, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Huế Hoàng Hải Minh có Công văn số 2047 chỉ đạo tăng cường xử phạt tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động mở nhạc, hát karaoke trên địa bàn.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP.Huế chỉ đạo, UBND 27 phường chủ động phối hợp với Công an phường để thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, xử lý các trường hợp sử dụng âm thanh gây tiếng ồn lớn, làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

Song song đó, tăng cường, thường xuyên tuyên truyền cho người dân để nâng cao ý thức, hiểu biết các quy định của pháp luật liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn; đồng thời tổ chức cam đoan, cam kết đối với các cá nhân, cơ sở kinh doanh có sử dụng âm thanh trên địa bàn về việc chấp hành, không vi phạm các quy định liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn. (nguoiduatin.vn 09/4)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển các ứng dụng trên nền tảng công nghệ số là xu hướng được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19.Thay vì phải đến ngân hàng như trước đây, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền ở mọi lúc, mọi nơi. Việc chuyển đổi này thực sự đã tạo bước phát triển mới trong thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như của cả nền kinh tế; đồng thời giúp cho hệ thống ngân hàng tiết giảm chi phí, nhân lực và tối đa hóa lợi nhuận. (trt.com.vn 09/4)

 
 
 

2.  Phê duyệt quy hoạch chi tiết đôi bờ sông Hương

- Đồ án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, với phạm vi lập quy hoạch bao gồm khu vực dọc sông Hương đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, trên chiều dài khoảng 15km.

Ngày 9/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế cho biết, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, vừa ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương.

Theo Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương đã được phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch bao gồm khu vực dọc sông Hương đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, chiều dài khoảng 15km; chiều rộng mỗi bên sông tiếp cận đến các tuyến đường dọc hai bờ sông hoặc cách mép bờ sông mỗi bên trung bình khoảng 100m (bao gồm cồn Hến và cồn Dã Viên).

Phía Bắc giáp đường Nguyễn Phúc Nguyên, Kim Long, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo; Phía Nam giáp đường Bùi Thị Xuân, Lê Lợi; Phía Đông giáp đường Huyền Trân Công Chúa, đường Lương Quán, đường Bùi Thị Xuân, Nguyễn Sinh Cung, đất ven sông; phía Tây giáp đường Chi Lăng, đất ven sông. Quy mô quy hoạch khoảng 855,08 ha, trong đó, mặt nước 503,84 ha. Quy mô dân số hiện trạng khoảng 14.462 người (3.386 hộ); dân số quy hoạch khoảng 10.300 người (2.372 hộ).

Quy hoạch sẽ tổ chức 5 cụm trung tâm gồm: khu vực trung tâm thành phố Huế và 4 khu vực phụ trợ là phường Đúc, Thủy Biều, Vọng Cảnh, Tiên Nộn.

Khu văn hóa du lịch gồm: dịch vụ du lịch thành phố, du lịch văn hóa truyền thống - lịch sử, du lịch lưu trú nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, chương trình trọng điểm văn hóa.... Chức năng hỗ trợ cư trú như: các công trình dịch vụ thương mại, các không gian hoạt động ngoài trời...

Hệ thống giao thông đô thị liên quan với tuyến dịch vụ du lịch chủ yếu và khu vực lân cận. Bố trí công trình giao thông các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe... và nâng cấp đường kết nối các khu du lịch. Phát triển hệ thống giao thông đường thủy trên sông Hương và phương tiện giao thông mới. Thiết lập hệ thống không gian xanh mang tính liên tục và tăng cường khả năng tiếp cận với tuyến phố đi bộ.

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phân theo 3 vùng.

Vùng thượng lưu từ đồi Vọng Cảnh đến cồn Dã Viên, nhằm bảo tồn cảnh quan và quản lý tài nguyên văn hóa lịch sử. Vùng trung tâm đô thị từ cồn Dã Viên đến cồn Hến là trung tâm du lịch văn hóa và các không gian mở. Vùng hạ lưu từ cồn Hến đến phố cổ Bao Vinh để bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên sinh thái.

Khu vực quản lý cảnh quan trên nền tảng văn hóa truyền thống: Làng thủ công mỹ nghệ Thủy Xuân, Phường Đúc, phố cổ Gia Hội, phố cổ Bao Vinh. Khu vực quản lý cảnh quan phát triển mới khu vực chợ Đông Ba, cồn Hến, phía Nam khu trung tâm Huế.

Khống chế chiều cao, mật độ xây dựng hạn chế che chắn tầm nhìn ra sông Hương và khu vực lân cận. Thiết lập phương án quản lý có cân nhắc đến tính tiếp cận bờ sông.

Tổ chức cảnh quan theo trục sông Hương, sông An Cựu, sông Như Ý. Trục đường phố chính như: đường Lê Lợi, Nguyễn Sinh Cung, Kim Long hình thành cảnh quan đường phố đặc trưng. Khu vực cảnh quan tự nhiên: đồi Vọng Cảnh, cồn Dã Viên, cồn Hến. Khu vực cảnh quan văn hóa lịch sử: chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Văn Thánh, Võ Thánh. Khu vực cảnh quan nhân tạo gồm các quảng trường, công viên, công trình biểu tượng...

Trên cơ sở đồ án quy hoạch phân khu được phê duyệt, UBND tỉnh TT-Huế giao Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế, UBND thị xã Hương Trà, UBND huyện Phú Vang và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng công trình theo phân công, phân cấp.

UBND thành phố Huế hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện; đồng thời, chuyển giao các bản vẽ quy hoạch được duyệt để các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý theo quy định. (tienphong.vn 09/4)

 
 
 

3.  Thừa Thiên Huế: Phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

 Trong những tháng đầu năm 2021, KTXH của Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như di dời dân khu vực 1 Kinh thành Huế, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mở rộng sân bay Phú Bài…; tiếp tục hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khởi công, thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư.

Thu ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong tháng 3 và quý I/2021, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhất là những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn xã hội, tình hình KTXH tiếp tục xu hướng phục hồi và có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 4,86% so với cùng kỳ. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước quý I ước đạt 2.344 tỷ đồng, chiếm 38,6% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa đạt 1.824 tỷ đồng (chiếm 38,6% dự toán, tăng 40%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 95 tỷ đồng (chiếm 20,9% dự toán, tăng 1,8%)

Nhiều dự án mới được cấp quyết định chủ trương đầu tư mới trong đầu năm nay

Tính đến ngày 29/3/2021, có 247 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới; trong đó có 147 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 812 tỷ đồng, giảm 5% về lượng và giảm 71,38% về vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại có 167 doanh nghiệp, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Trong Quý I năm 2021, đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 7 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 902,13 tỷ đồng; điều chỉnh tiến độ thực hiện cho 4 dự án và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 4 dự án với số vốn điều chỉnh 395,1 tỷ đồng. Công tác bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư và công bố thông tin dự án kêu gọi đầu tư được quan tâm, đến nay đã xây dựng thông tin gần 200 dự án, trong đó có 16 dự án được công bố thông tin chi tiết sẵn sàng kêu gọi đầu tư.

Hiện các Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã hoàn thành và được Chính phủ có ý kiến trình UBTVQH xem xét, quyết định liên quan Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế và Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế.

Tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Tho cho rằng, những kết quả đạt được là rất đáng mừng, tuy nhiên cũng cần nhìn nhận những mặt chưa được để tiếp tục có quyết sách hợp lý. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống, kiểm soát dịch COVID-19, vừa tập trung phục hồi và phát triển KTXH, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

“Chú trọng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Phát triển bền vững, tăng thu nhập người dân là mục tiêu xuyên suốt để chúng ta đủ tầm sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”- ông Thọ nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như di dời dân khu vực 1 Kinh thành Huế, cao tốc Cam Lộ- La Sơn, mở rộng sân bay Phú Bài…; tiếp tục hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khởi công, thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ bàn giao đất các dự án do Ban quản lý khu vực đô thị tỉnh làm chủ đầu tư, thực hiện giám sát đầu tư hàng tháng; hỗ trợ các dự án đã lựa chọn nhà đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục tập trung, nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các dự án trọng điểm; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nói chung và các dự án ODA nói riêng. Tập trung mọi nỗ lực để giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án quan trọng phải tiến hành đồng bộ và đảm bảo đời sống người dân. Các sở, ngành và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm điều kiện kinh doanh một cách thực chất. Tiến hành đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp; xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh cho giai đoạn tiếp theo.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để phấn đấu tăng thu ngân sách, phải thu đúng, thu đủ, chống gian lận, trốn thuế, thất thoát và nợ đọng; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất, nhất là các nông sản theo mùa vụ. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, có phương án tích nước, vận hành công trình phòng chống hạn hán phục vụ sản xuất và phòng chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

Tăng cường thông tin, kết nối cung - cầu lao động; tổ chức rà soát tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp; kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đẩy mạnh đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, mở rộng thị trường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm, hiệu quả yêu cầu “5K”, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế. Triển khai thực hiện hiệu quả các phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là công tác phòng chống dịch COVID- 19 trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp...(baotainguyenmoitruong.vn 09/4)

 
 
 

4.  Thừa Thiên Huế: Công khai thông tin quy hoạch, ngăn chặn “cơn sốt đất ảo”

Nhằm chủ động trong công tác quản lý nhà nước thị trường bất động sản và giá đất, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, về việc tăng cường công tác quản lý giá đất và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, thời gian gần đây, qua công tác chỉ đạo điều hành và nắm bắt các thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí, giá đất ở tại một số tỉnh trên địa bàn cả nước tăng lên đột biến gây nên hiện tượng sốt ảo làm ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội và việc triển khai các dự án đầu tư; thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có hiện tượng dao động tăng nhẹ.

Để ổn định thị trường bất động sản, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.

Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn, đảm bảo kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Sở Xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án vi phạm về xây dựng, không thực hiện bảo lãnh, chưa nghiệm thu chất lượng đã đưa vào sử dụng.

Rà soát các dự án bất động sản, không để đất hoang hóa, dự án không triển khai; công khai danh sách dự chậm tiến độ do vướng pháp lý đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất, chủ đầu tư chậm trễ việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.

Tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông,… gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương và đời sống của người dân; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý… vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.

“Rà soát, quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và pháp luật về kinh doanh bất động sản”, Chỉ thị nêu rõ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của đơn vị theo quy định để phục vụ việc kiểm tra các dự án đầu tư bất động sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn tỉnh, cũng như công khai thông tin các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị được phê duyệt chủ trương đầu tư trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt tăng cường công tác quản lý giá đất trên địa bàn, đảm bảo giá đất cụ thể khi được xác định và phê duyệt phản ánh đúng tình hình giá đất tại địa phương, làm thông tin cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh bảng giá đất; khảo sát ngăn chặn việc đẩy giá đất lên cao bất hợp lý.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm soát và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tình hình biến động giá đất trên địa bàn. Có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quản lý chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai về việc tách thửa đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm định nhu cầu sử dụng đất; xử lý nghiêm đối với với các hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

“Sở Tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định giá đất, bảng giá đất tỉnh, tăng cường công tác kiểm soát hồ sơ xây dựng giá đất, đảm bảo nguyên tắc xác định giá đất theo quy định. Quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương”, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh. (doanhnghiepvn.vn 09/4)

 
 
 

5.  Nuôi trồng thành công sản phẩm dược liệu Đông Trùng Hạ Thảo

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh, một nhóm các thành viên trẻ đã nghiên cứu và nuôi cấy thành công sản phẩm dược liệu Đông Trùng Hạ Thảo tại xã Hương Bình, Thị xã Hương Trà. Với giá trên thị trường từ 20 đến 25 triệu đồng/kg, sản phẩm này mở ra một hướng đi mới nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. (trt.com.vn 09/4)

https://thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.699.128
Truy cập hiện tại 444