Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 08/04/2021
Ngày cập nhật 09/04/2021
TIN NÓNG
 

1.  Nhà nước mới “chịu” vậy, tư nhân đừng hòng

Mới ra tết đã nắng nóng, bạn bè tôi rủ rê nhau về biển Thuận An hóng gió. Ngang qua Phú Thượng, thấy có rất nhiều tòa nhà to nhỏ bỏ hoang, cũ kỹ, mốc meo, cỏ rác um tùm.

Nhiều người thắc mắc không biết đó là những công trình gì và tại sao lại để phí như thế. Riêng tôi thì chẳng lạ lẫm. Đó hầu hết đều là các công sở của Phú Vang khi nơi đây còn là trung tâm huyện lỵ.

Tính đến nay, chừng phải hai chục năm trôi qua kể từ khi trung tâm huyện lỵ Phú Vang chuyển về đóng tại Phú Đa, thì cũng chừng đó năm trụ sở các cơ quan, ban ngành của huyện lần lượt bị bỏ không và dần rơi vào hoang phế. Hàng ngàn mét vuông đất công, hàng ngàn mét vuông công sở để không như thế cả hàng chục năm gây nên sự lãng phí ghê gớm. Ngoài ra, cảnh tượng ấy còn gây nên sự nhếch nhác luộm thuộm rất đáng xấu hổ cho con đường ngang qua vốn là con đường chính yếu dẫn du khách và người dân cả tỉnh về nghỉ ngơi tắm mát nơi các bãi biển ở phía đông thành phố Huế. Cán bộ và nhân dân nhiều người cảm thấy rất bức xúc nhưng… chẳng làm gì được.

Báo Thừa Thiên Huế (TTH) cũng lên tiếng phản ánh từ năm 2013, nhưng đến nay, đã 9 năm trôi qua mọi thứ gần như dẫm chân tại chỗ, duy chỉ có các công trình là ngày càng xuống cấp, có rác ngày càng um tùm.

Trong bài viết đăng trên báo TTH từ tháng 5/2013, tác giả Hải Huế đã dẫn ý kiến của ông Trần Thanh Long, Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phú Vang, cho biết: Khi các cơ quan hành chính của huyện Phú Vang chuyển về xã Phú Đa, trụ sở các cơ quan, ban, ngành cũ của huyện là tài sản do Bộ Tài chính quản lý. Sau khi Bộ Tài chính có Quyết định điều chuyển tài sản sang cho UBND huyện Phú Vang quản lý, sử dụng, một số trụ sở được bán đấu giá, một số trụ sở cho các đơn vị khác mượn sử dụng.

"Riêng trụ sở Kho bạc, năm 2009, Bộ Tài chính mới có quyết định điều chuyển cho UBND huyện Phú Vang quản lý, sử dụng. UBND huyện Phú Vang đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho thanh lý... Đến nay (2013), các thủ tục về thanh lý tài sản trụ sở Kho bạc đã hoàn tất. Sắp tới, UBND huyện sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính định giá tài sản, định giá đất để trình UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm", ông Long khi ấy cho hay.

Chín năm sau quay lại, nơi từng là trụ sở Huyện ủy- HĐND- UBND, những cơ quan quyền lực to nhất tại địa phương; rồi trụ sở Tòa án, Kho bạc…vẫn là những hình ảnh hoang phế không thể chấp nhận. Chỉ có nhà nước mới như vậy, tư nhân thì đừng hòng. Tấc đất tấc vàng, ai dám lãng phí và lãng phí sao đành- Bất kỳ ai mục kích với cảnh tượng kia, hẳn cũng phải thốt nên như vậy. (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
 

2.  Kè biển trăm tỷ chưa bàn giao đã hỏng ở Huế: Lộ diện nhà thầu 'quen'

Ngoài gói thầu trăm tỷ chưa bàn giao đã hỏng, Công ty Cổ phần xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên – Huế còn là nhà thầu 'quen' tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh.

Trước đó, An ninh Tiền tệ đã đưa tin, Dự án "Kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An - Tư Hiền" được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phê duyệt vào năm 2018 tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng.

Dù chưa hoàn thiện đưa vào sử dụng, thế nhưng nhiều đoạn kè biển thuộc dự án trên đã xuất hiện hiện hư hỏng, điều này dấy lên lo ngại về chất lượng công trình có đảm bảo theo yêu cầu phòng chống thiên tai.

Được biết, đơn vị thi công gói thầu trên là Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế có trụ sở tại phường An Hòa, TP Huế (Thừa Thiên – Huế) và Công ty TNHH Minh Quang (Nghệ An).

Ngoài gói thầu trăm tỷ chưa hoàn thiện đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng nêu trên, Công ty Cổ phần xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên – Huế còn là nhà thầu "quen" tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh khi đã tham dự tới 4 gói thầu tại Ban này.

Trước đó, tháng 6/2019, Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế liên danh với Công ty 1.5 được công bố trúng Gói thầu số 18 thuộc Dự án Kè chống sạt lở bờ biển thôn An Dương xã Phú Thuận, huyện Phú Vang. Gói thầu này, Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế - Công ty 1.5 trúng thầu với giá 15.443.829.000 đồng.

Tới tháng 7/2019, Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế được công bố trúng "Gói thầu số 19: Toàn bộ phần xây lắp", thuộc Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Hương đoạn qua phường Hương Hồ, xã Hương Thọ, TX Hương Trà và xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy.

Gói thầu này có giá dự toán 24.500.979.000 đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế trúng thầu với giá 24.463.609.000 đồng, tiết kiệm cực thấp chỉ hơn 37.000.000 đồng.

Mới đây ngày 23/12/2020, Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế được công bố trúng "Gói thầu số 32 – Toàn bộ phần xây lắp", thuộc dự án Kè chống sạt lở bờ biển thôn An Dương, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang".

Gói thầu này có giá dự toán 14.654.247.000 đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế trúng thầu với giá 14.623.715.000 đồng, tiết kiệm vỏn vẹn chưa tới 31.000.000 đồng.

Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế từng tham dự 17 gói thầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó đã trúng thầu 14 gói, trượt thầu 2 gói, 1 gói chưa có kết quả. Hầu hết các gói thầu Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế tham dự đều trúng thầu đạt tỉ lệ tiết kiệm thấp cho ngân sách.

An ninh Tiền tệ sẽ tiếp tục thông tin./. (antt.nguoiduatin.vn 08/4)

 
 
 

3.  Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế (GTH): Chủ tịch bị "tuýt còi" vì lỗi công bố thông tin

Mới đây, UBCK đã ban hành Quyết định số 50/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đăng Bảo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế (GTH – UPCoM).

Theo đó, ông Bảo bị phạt tiền 22,5 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch.

Cụ thể, từ ngày 1/6/2020 đến ngày 30/6/2020, ông Bảo đăng ký mua 200.000 cổ phiếu GTH và đã thực hiện mua 0 cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 8/7/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của ông Bảo.

Được thành lập từ năm 1993, hiện Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế có vốn điều lệ hơn 27 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chính là Xây dựng, sửa chữa, tư vấn, khảo sát và thiết kế các loại công trình giao thông; Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi; Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản phi quặng, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, khai hoang đồng ruộng và san lấp mặt bằng hạ tầng đô thị…

Công ty đã đưa cổ phiếu GTH giao dịch trên UPCoM từ cuối tháng 10/2009. Hiện cổ phiếu GTH giao dịch khởi sắc với việc xác lập 4 phiên tăng liên tiếp và đóng cửa phiên 6/4 tại mức giá 7.000 đồng/CP.

Ngày 12/4 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2021 và trả cổ tức năm 2019 và 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 4,5%, gồm 1,5% cổ tức năm 2018 và 3% cổ tức năm 2019. Thời gian Đại hội dự kiến ngày 11/5, tại trụ sở Công ty, Lô 77, đường Phạm Văn Đồng, phường Vĩ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế và thời gian trả cổ tức dự kiến từ ngày 7/5/2021. (tinnhanhchungkhoan.vn 07/4)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Hỗ trợ Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bom mìn

(Video quochoitv.vn 07/4)

 
 
 

2.  Trang mới Thượng thành Huế: Ấm lòng người đi

Đề án di dân Kinh thành Huế qua 3 năm triển khai thực hiện đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo sự an tâm nhất định cho những lượt di dân tiếp theo.

Khung chính sách “vì dân”

Đầu năm 2021, tại các khu tái định cư Hương Sơ (TP Huế) đã có hơn 1.300 hộ dân Thượng thành thực hiện các thủ tục nhận đất phân lô, hơn 500 hộ xây nhà và chuyển vào sinh sống. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những gia đình chuẩn bị rời xa Kinh thành lại nặng trĩu những lo lắng của riêng mình. Tuy vậy, những mối bận tâm của dân di cư nhanh chóng được giải tỏa.

Có đất ở tại khu vực di dời thuộc Kinh thành Huế đã hơn 50 năm, ông Phan Minh Dũng (trú đường Xuân 68, phường Thuận Lộc, TP Huế) từng có những tháng ngày sống trong lo lắng. Ông Dũng là người được dòng họ phân ở và cai quản một căn nhà thờ họ trên khu vực Thượng thành. Xét theo quy định, trường hợp của ông thuộc diện con cháu, đồng thừa kế mảnh đất kể trên. Ông lo rằng, bản thân không thuộc diện bố trí đất tái định cư. Ông Dũng tìm gặp lãnh đạo tỉnh, thành phố Huế, giới chức địa phương để mong được giải đáp. Mới đây, ông Dũng như trút bỏ hết gánh nặng đeo bám lâu nay. Qua rà soát danh sách và các quy định trong khung chính sách được điều chỉnh, bổ sung, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế khẳng định, trường hợp này được bố trí đất tái định cư. “Tôi và gia đình thực sự quá mừng rỡ và xúc động. Đây là việc làm thể hiện sự quan tâm của chính quyền thực hiện chính sách minh bạch, rõ ràng, tạo niềm tin cho dân”, ông Dũng cảm kích.

Ông Nguyễn Hữu Văn (sống khu vực Eo Bầu - Kinh thành Huế) từng mất ăn mất ngủ vì lo không được bố trí tái định cư, do gặp những trở ngại tương tự hộ ông Dũng. Tuy nhiên, qua trao đổi mới đây với lãnh đạo tỉnh và thành phố Huế, ông Văn mừng rơi nước mắt khi sắp được bố trí đất tái định cư để xây một căn nhà mới “mơ ước” tại Hương Sơ. “Mừng lắm! Khi nghe thông báo khung chính sách được điều chỉnh, bổ sung và được giải đáp thắc mắc, tôi không tin vào tai mình. Quá phấn khởi! Sắp tới gia đình tôi sẽ được bố trí đất xây nhà để ổn định cuộc sống. Tôi sẽ là người tiên phong tháo dỡ nhà cửa nơi cũ để bàn giao mặt bằng cho nhà nước”, ông Văn cho biết.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, thời gian qua với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự nỗ lực của chính quyền, ban ngành địa phương, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế diễn ra thuận lợi, nhận được sự đồng thuận cao từ phía các hộ dân thuộc dự án và cả dư luận. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp như nêu ở trên có đơn kiến nghị về bồi thường, tái định cư... Theo đó, UBND TP Huế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tổng hợp, phân loại các đơn kiến nghị để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Tin vui đã đến với dân di cư Kinh thành Huế. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và áp dụng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế, cho biết, khung chính sách được điều chỉnh, bổ sung, áp dụng lần này có nhiều thuận lợi cho dân trong dự án hơn khung chính sách trước.

Ấm áp những lần cơm tất niên

Dân diện di dời khu vực Kinh thành Huế không chỉ được giải quyết, tháo gỡ từng vướng mắc, mà bà con còn nhận được lời khẳng định mang tính “bảo đảm” từ người đứng đầu chính quyền tỉnh: “Tỉnh, thành phố Huế làm tất cả những gì có thể để có khung chính sách thông thoáng, tối ưu như hiện nay và đã được Chính phủ thông qua để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bà con. Mục tiêu xuyên suốt là tạo điều kiện cho bà con có nơi ăn, chốn ở ổn định, tốt hơn nơi ở cũ, đảm bảo các điều kiện để phát triển cuộc sống về lâu dài”.

Người dân cảm thấy ấm lòng khi thường xuyên nhận được sự quan tâm, động viên của lãnh đạo các cấp đối với việc di dân Kinh thành Huế. Cho đến nay, chưa có cuộc di dân nào với quy mô rất lớn như ở Kinh thành Huế lại nhận được sự quan tâm, động viên thăm hỏi của nhiều lãnh đạo Trung ương đến như vậy. Đích thân Chủ tịch tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng nhiều lần về khu vực giải tỏa Thượng thành, rồi lại tìm ra vùng tái định cư Hương Sơ để theo sát tình hình thực hiện Đề án di dân và cũng để gần gũi, thấu hiểu, kịp thời lắng nghe ý nguyện của bà con.

Đến bây giờ, nhiều người dân Thượng thành vẫn còn nhớ bữa cơm tất niên đầy bất ngờ và ý nghĩa, với sự có mặt của ông Phan Ngọc Thọ hồi Tết Canh Tý 2020. Đó là mâm cơm tất niên cuối cùng của nhiều gia đình tại vùng Thượng thành trước khi rời đi. Họ không chỉ xúc động khi đón lãnh đạo tỉnh đến dùng cơm tất niên, bất ngờ được nhận phong bao lì xì mừng tuổi mà còn nghe những lời động viên, chia sẻ, giải đáp để bà con cảm thấy yên tâm, ấm lòng trước khi rời khỏi Thượng thành. Để rồi sau đó một năm, họ lại đón “ông Thọ” - danh xưng thân mật mà người dân dành cho Chủ tịch tỉnh, cùng ăn một bữa cơm tất niên khác đầy phấn khởi. Bữa cơm tất niên đầu tiên nơi vùng đất mới Hương Sơ trong Tết Tân Sửu.

 “Phát hiện cán bộ tiêu cực, xin gọi ngay cho tôi”

Hôm đó, vừa dùng cơm tất niên Tân Sửu với dân, cả ông Thọ và Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định luôn bày tỏ thành ý và mong muốn bà con sớm an cư lạc nghiệp, có một công ăn việc làm phù hợp. Theo ông Thọ, khoảng cách giữa khu tái định cư mới và nơi ở cũ tại Thượng thành, Eo Bầu không xa, nên bà con có thể tiếp tục làm công việc mà họ đang làm. Trên thực tế, không chỉ quay lại nơi cũ duy trì mưu sinh, dân di cư Thượng thành bắt đầu định hình những công việc, nghề mới tại quê mới Hương Sơ như buôn bán tạp hóa, kinh doanh vật liệu xây dựng, điện máy, điện lạnh, cà phê, lập quán ăn... “Ngày trước, tui ngày hai buổi cắp rổ khoai sắn luộc từ Thượng thành lang thang bán dạo khắp các phố phường. Nhà ổ chuột, ra đường thấy nhà lầu cao tầng là không dám ngước nhìn. Nay về nơi mới, hai vợ chồng cố gắng xoay xở làm được căn nhà hai tầng này. Thú thật, tui chả dám mơ mình có ngôi nhà như ri. Tui bán tạp hóa tại đây cũng đã có khách, chồng làm nghề mộc tại xưởng cũ. Cuộc sống xem như ổn và đỡ vất vả hơn trước”, bà Nguyễn Thị Kim Phụng (từng trú phường Thuận Thành) chia sẻ.

Nhớ buổi gặp mặt đối thoại hồi đầu tháng 3/2021 để giải quyết kiến nghị khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Kinh thành Huế, ông Phan Ngọc Thọ khẳng định: “Trong quá trình xây dựng khung chính sách di dân khỏi Kinh thành Huế, sự minh bạch, không có tiêu cực là việc làm chúng tôi đặt lên hàng đầu. Vậy nếu bà con phát hiện cán bộ nào tiêu cực, hãy chỉ mặt đặt tên ra rồi gọi điện thoại ngay cho tôi. Tôi chỉ đạo công an xử lý ngay”. Dưới hội trường dậy vang tiếng vỗ tay của dân. Họ thật sự ấm lòng… (tienphong.vn 08/4)

 
 
 

3.  Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dân

Quá trình khai thác mỏ đá vôi (Công ty CP Xi măng Đồng Lâm) tại xã Phong Xuân (Phong Điền), nhiều vấn đề liên quan đến rạn nứt nhà dân, sụt lún đất, mất nước khu vực đất canh tác và khói bụi... phát sinh do khoan, nổ mìn.

Muốn được ổn định lâu dài

Ông Trần Văn Sang (thôn Xuân Điền Lộc), một hộ dân có diện tích ảnh hưởng bởi tình trạng sụt lún, khô nước gần mỏ đá vôi Phong Xuân cho biết: “Nhiều năm nay rồi, bà con không phải muốn đòi hỏi nhiều mà chỉ muốn có một cuộc sống ổn định, không còn lo sụt lún, sập nhà và giật mình khi nghe tiếng mìn nổ nữa”.

Ảnh hưởng mỏ đá vôi Phong Xuân, gia đình ông Sang đã được di dời tái định cư đến nơi ở mới. Hơn 1 mẫu đất ruộng lúa, hoa màu bị ảnh hưởng cũng đã được công ty hỗ trợ 1 sào 2 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nhà cửa nhiều hộ dân ở khu vực cách mỏ đá 300-500m vẫn xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt, đất đai không sản xuất được.

 “Hiện trạng mỏ đá giai đoạn 2 với 35ha vẫn đang trong quá trình kiểm kê đền bù. Dự kiến gia đình tôi có 3 mẫu đất lúa, hoa màu và một ít rừng kinh tế thì bị thu hồi 2 mẫu. Nếu giá cả đền bù hợp lý thì chúng tôi cũng chấp hành chủ trương của chính quyền. Nhưng muốn được yên ổn lâu dài là cái quan trọng”, ông Sang bày tỏ.

Về tình trạng sụt lún nhà cửa, sau nhiều nỗ lực của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đến nay vẫn còn 3 hộ gia đình mới phát sinh không đồng ý nhận tiền hỗ trợ khắc phục nhà cửa và mong muốn được di dời tái định cư.

Ông Trần Văn Khánh (thôn Xuân Điền Lộc) cho biết, đất đai bị ảnh hưởng đền bù hỗ trợ rồi. Nhưng nhà cửa cứ sụt lún. Nhà tôi nằm cách đê bao số 2 của mỏ đá 273m, từ tháng 9/2020 đã xuất hiện hố sụt lún khá lớn nằm ngay khu vực phòng tắm. Sau nhiều lần gửi đơn kiến nghị, chính quyền địa phương cùng công ty có về kiểm tra hiện trạng và đã lấp hố sụt lún. Nhưng mong muốn của những hộ gia đình chúng tôi là được tái định cư, đi ra khỏi vùng sạt lở để ổn định lâu dài.

Theo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, từ năm 2019 đến nay có các trường hợp gia đình ông Trần Văn Khánh, bà Thái Thị Kiều Nga và bà Đỗ Thị Nam (thôn Xuân Điền Lộc) bị sụt lún nền phòng tắm, nền giếng, sân nhà thì công ty phối hợp UBND xã Phong Xuân đã lập biên bản hiện trường, thống nhất phương án khắc phục và chi phí hỗ trợ cho các gia đình. Tuy nhiên, những hộ dân vẫn không đồng ý hỗ trợ và nhất quyết yêu cầu phải di dời nhà đi nơi khác.

Tiếp tục hỗ trợ

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho biết, từ cuối năm 2016, đầu năm 2017, đơn vị đã nhận được phản ánh của các hộ dân sống lân cận mỏ đá về tình trạng nhà bị rạn nứt có liên quan đến việc nổ mìn tại mỏ đá vôi Phong Xuân. Công ty đã phối hợp với UBND xã Phong Xuân khảo sát đánh giá tình trạng rạn nứt và lập biên bản hiện trường từng nhà dân và tiến hành khảo sát tất cả nhà dân khiếu nại bị rạn nứt trong phạm vi 500m tính từ đê bao mỏ.

Ông Phạm Văn Bằng, Giám đốc điều hành mỏ đá vôi Phong Xuân cho biết, để theo dõi, đánh giá mức độ ảnh hưởng của công tác nổ mìn tới nhà cửa, công trình của các hộ dân, Đồng Lâm cũng đã báo cáo UBND tỉnh, các sở ngành đã thuê đơn vị tư vấn chuyên môn độc lập tại Hà Nội thực hiện đo đạc, xác định mức độ rung chấn nổ mìn tại mỏ đá vôi Phong Xuân. Kết quả đo đạc cho thấy mức độ rung chấn trong quá trình nổ mìn tại mỏ đá vôi Phong Xuân đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2008/BCT của Bộ Công thương.

Tuy kết quả đo rung chấn đều đảm bảo các quy định cho phép nhưng Đồng Lâm vẫn thực hiện trách nhiệm cộng đồng và đã họp thống nhất với UBND xã Phong Xuân tiến hành công tác khảo sát định kỳ lần 1, định kỳ lần 2 các công trình, nhà cửa của các hộ dân trong vòng bán kính 500m tính từ đê bao mỏ ra. Và thực hiện lập dự toán, hỗ trợ chi phí cho các hộ dân tự sửa chữa hoặc Đồng Lâm tự bố trí thợ đến sửa chữa.

Theo đó, công tác khảo sát, lập dự toán và hỗ trợ cho 118 hộ dân định kỳ lần 1 đã hoàn thành trong năm 2019 với chi phí hỗ trợ hết 1,73 tỷ đồng; định kỳ lần 2 có tất cả 127 hộ có nhà cửa công trình kiến trúc đến nay đã chi trả hỗ trợ người dân tự sửa chữa 104 nhà; sửa chữa xong 14/14 nhà và còn  9 nhà chưa thống nhất phương án (9 nhà này yêu cầu khảo sát lại nhưng sau khi có kết quả khảo sát lại vẫn không đồng ý mức hỗ trợ, nên không nhận tiền). Tổng chi phí hỗ trợ định kỳ 2 lần khoảng 3,5 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Bằng khẳng định, bên cạnh hỗ trợ sửa nhà, hàng năm, công ty đều hỗ trợ toàn bộ khu đồng ruộng nằm giáp đê bao mỏ trong phạm vi bán kính 200m từ ranh giới mỏ với mức hỗ trợ cho đất hoa màu, trồng lúa là 2 triệu đồng/năm; hỗ trợ đất trồng cây lâu năm, trồng keo tràm 400.000 đồng/năm.

Việc hỗ trợ đất trồng rừng, keo tràm 400 nghìn đồng/sào/năm (8 triệu đồng/ha/năm). Nếu tính 5 năm theo chu kỳ thời gian canh tác cây trồng của người dân là 40 triệu đồng. Như vậy, sau một đợt canh tác trồng cây, 1 ha công ty đã hỗ trợ cho người dân 40 triệu đồng. Trong khi chi phí lợi nhuận bình quân mỗi ha cây keo tràm trồng cũng chỉ 30-40 triệu đồng/ha.

 “Hỗ trợ cho người dân có đất canh tác cách đê bao 200m là chính sách tự nguyện của Đồng Lâm, quan tâm cuộc sống bà con, năm 2020 đã được UBND xã Phong Xuân chủ trì, với sự tham gia của các hộ dân liên quan và phía công ty. Theo đó, toàn bộ người đã thống nhất mức hỗ trợ và đã nhận tiền. Quan điểm của Đồng Lâm là tiếp tục hỗ trợ người dân ở mức hợp lý, có tình có lý, có cơ sở phù hợp với thực tế bị ảnh hưởng nhưng sẽ không chấp nhận việc một số người dân cố tình trục lợi, chờ đền bù”, ông Phạm Văn Bằng khẳng định.

Việc xử lý hố sụt lún các khu vực đồng ruộng lân cận mỏ đá vôi đã được Đồng Lâm thuê đơn vị chuyên gia địa chất thủy văn khoan khảo sát, đo địa vật lý và thực hiện xử lý một cách triệt để từ năm 2015 bằng các biện pháp như đào sâu tới miệng hố, rải các rọ đá hộc, vải địa vật lý, lấp nhiều lớp đất sét.

Để xử lý triệt để cho khu vực đồng ruộng Mỏm Lang phía đê bao số 1 thì Đồng Lâm đã chấp nhận loại bỏ tuyến đường bê tông sát đê bao mỏ đã đầu tư 35 tỷ đồng trước đó để làm 1 tuyến đường mới dịch lùi vào phía bên trong, sau đó đổ đất vào bít kín các khe nứt dọc tuyến đường, chân đê bao số 1. (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
 

4.  Tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng trên bờ và các bãi bồi

Ngày 7/4, theo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại cuộc họp nghe kế hoạch tìm kiếm giai đoạn tiếp theo, việc tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3 trong giai đoạn tới vẫn được triển khai.

Đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đề nghị người nhà nạn nhân tiếp tục chia sẻ, đồng hành cùng chính quyền, lực lượng chức năng triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng tiếp tục triển khai tìm kiếm các vị trí còn nghi ngờ trên bờ, các bãi bồi trên cạn dọc hai bên sông Rào Trăng. Cụ thể 3 khu vực: khu vực Nhà máy Thủy điện rào Trăng 3, bãi bồi cách nhà máy 350m về phía hạ lưu và bãi bồi ngã 3 Tam Dần cách nhà máy 650m về phía hạ lưu.

Các lực lượng chức năng phối hợp với Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3 tiến hành kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại hiện trường để thống nhất, quyết định phương án, vị trí và thời gian tìm kiếm đối với từng khu vực, vị trí cụ thể; đảm bảo giao thông thuận lợi để cơ động máy móc, phương tiện, thiết bị, nhân lực phục vụ thi công tìm kiếm an toàn.

Việc triển khai tìm kiếm dưới lòng suối, lòng hồ sẽ được quyết định ngay sau khi có kết quả triển khai tìm kiếm tại các bãi bồi và hoàn thành xây dựng đập, đủ điều kiện tích nước nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình và các lực lượng tham gia tìm kiếm.

Được biết, trải qua 4 giai đoạn tìm kiếm, lực lượng chức năng mới tìm kiếm và phát hiện được 6/17 nạn nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3. (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
 

5.  Nghĩ về “giấc mơ Huế”

“Định nghĩa” về “Giấc mơ Huế”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nói một cách đơn giản thế này: “Giấc mơ Huế không có gì xa vời, đó là hướng đến một xã hội người dân sung túc, một xã hội bình yên và một chính quyền thân thiện”.

Tôi cảm nhận như là một cách nói nôm na nhưng chứa đựng tính khái quát rất cao. Ở đây có người dân, có xã hội và có chính quyền. Có lẽ mọi xã hội đều như vậy thôi. Chính quyền nào chẳng mong người dân có một cuộc sống sung túc, xã hội thịnh vượng, cuộc sống bình yên. Và người dân nào lại chẳng mong một chính quyền như là “người bạn” – luôn hỗ trợ và sát cánh với người dân và doanh nghiệp trong mọi vấn đề của sự thuận lợi và phát triển.

Nhưng lẽ đời, nói bao giờ cũng dễ. Làm mới là vấn đề khó. Và may mắn là Huế đã làm được rất nhiều việc cho việc xây dựng giấc mơ của mình, đặc biệt là những năm gần đây.

Trước tiên hãy nói về không gian Huế. Du khách thì không biết thế nào nhưng người dân Huế cảm nhận rất rõ những thay đổi của bộ mặt đô thị Huế, ngày càng đẹp hơn, lạ lẫm hơn, “sang chảnh” hơn. Thì cứ đi dọc sông Hương - “cái lõi” của đô thị, vào mỗi buổi sớm mai hoặc chiều muộn mà xem, nó đẹp đến ngỡ ngàng. Không đẹp thì người ta đã không tụ tập về đây để rong chơi, bách bộ, chụp hình, check-in… Trường Tiền là cây cầu quá nổi tiếng, giờ thêm hai cây cầu gỗ nữa - một thẳng một hình bán nguyệt đã thấy lạ lẫm rồi. Đáng để mà “seo phì”. Người dân, du khách “seo phì” thì những hình ảnh của Huế càng thêm lan xa chứ sao? Rồi nói về cây xanh. Chẳng có đô thị loại I nào đạt mật độ cây xanh như ở Huế. Tính riêng cây xanh đô thị đã tròm trèm 13m2/đầu người. Nếu tính luôn cây vườn thì vào khoảng 20m2. Xây dựng được một hệ thống cây xanh như vậy không hề dễ nếu như không biết quý trọng không gian xanh. Chuyện cây xà cừ số 13 bị cơn bão số 13 quật ngã hồi năm ngoái và những nỗ lực ứng cứu đã làm tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông; và nó cũng cho thấy một thái độ ứng xử với cây xanh của Huế. Giờ cây xà cừ số 13 đã được đưa vào công viên và đã ra lộc.

Và nếu Huế không đẹp thì đã không là một địa chỉ đáng lưu tâm trên bản đồ du lịch thế giới; du khách đã không đến Huế ngày càng nhiều hơn. Ở thời điểm năm 2019 là vào khoảng 4,8 triệu lượt khách.

Người dân Huế có thể thu nhập chưa cao bằng một số nơi khác nhưng cũng đứng vào hàng cao của tốp giữa (so với cả nước). Thu nhập không cao nhưng mặt bằng giá tương ứng cũng không cao (theo số liệu của Tổng cục Thống kê về giá sinh hoạt, xét theo vùng kinh tế vừa công bố, thì vùng Duyên hải miền Trung ở vào tốp giữa). Điều này cho thấy, người dân Huế chưa sung túc nhưng ngày càng đủ đầy hơn…

Thế còn tính chất của chính quyền phục vụ và thân thiện thì sao?

Đã được cải thiện rất nhiều và tiếp tục được cải thiện hướng đến mức tốt nhất. Có thể đánh giá về điều này qua nhiều chỉ số nhưng ở đây thử nhìn nhận qua 2 chỉ số sau: mức độ cải cách hành chính và thu hút đầu tư. Về cải cách hành chính, năm 2019, chỉ số cải cách hành chính của Thừa Thiên Huế (PAR INDEX) đứng thứ 13/63 tỉnh thành của cả nước, tăng 3 bậc so với năm trước. Và tỉnh đã xây dựng cả một kế hoạch để phấn đấu lọt vào tốp 10. Rồi Thừa Thiên Huế ngày càng được nhà đầu tư chú ý. Rất nhiều dự án lớn ở nhiều lĩnh vực đã có mặt ở đây, mà đáng chú ý là các tập đoàn có tiềm lực kinh tế mạnh. Không tạo ra một môi trường đầu tư tốt thì khó mà thu hút được nhà đầu tư. Môi trường đầu tư tốt được hình thành một phần quan trọng là từ việc cải cách những thủ tục hành chính. Giải quyết thủ tục hành chính thì có hai việc - ứng dụng công nghệ để làm nhanh hơn, chính xác hơn, minh bạch hơn, tốt hơn… và con người vận hành hệ thống thủ tục ấy.

Thêm nữa, một xã hội bình yên, trước tiên phải là an ninh tốt, môi trường và con người thân thiện… Chẳng mấy khi nghe những lời phàn nàn về điều này đối với Huế. Thế cũng là vui, là mừng cho Huế.

Trong cuộc gặp gỡ với 500 đại biểu là những người con của Huế tại TP. Hồ Chí Minh vào đầu tháng 4 này, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã kêu gọi cùng chung tay để xây dựng “Giấc mơ Huế”. Mà “Giấc mơ Huế” thì không phải cái gì cao xa như đã nói: “Đó là hướng đến một xã hội người dân sung túc, một xã hội bình yên và một chính quyền thân thiện”. Biết đâu từ cuộc gặp này, Huế sẽ có thêm một nguồn lực mới nữa! (baothuathienhue.vn 08/4)

 
 
LAO ĐỘNG
 

1.  Hợp tác thúc đẩy và phát triển thị trường lao động

Chiều 7/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học (ĐH) Huế phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và việc làm.

Theo thỏa thuận hợp tác, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - ĐH Huế sẽ giới thiệu người lao động có trình độ cao là sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo ĐH của ĐH Huế cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nhằm kết nối với các doanh nghiệp; Phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân và xã hội thông qua các chương trình đào tạo, huấn luyện và các sự kiện kết nối; Phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cũng sẽ chia sẻ thông tin việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp cho Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - ĐH Huế hàng tháng, quý; Tạo điều kiện kết nối giữa Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - ĐH Huế với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm triển khai chương trình “Nhân sự chuyên nghiệp”… (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Festival nghề truyền thống Huế 2021 kéo dài 1 tháng với nhiều hoạt động hấp dẫn

Trong vòng 1 tháng, Festival nghề truyền thống Huế 2021 có sự tham gia của 75 làng nghề, cơ sở nghề nổi tiếng trong cả nước.

Festival nghề truyền thống Huế 2021 sẽ diễn ra trong 1 tháng, từ 29/5 đến 26/6 với chủ đề "Festival nghề truyền thống Huế- Tinh hoa nghề Việt". Đây là một trong những sự kiện lớn để thành phố Huế kích cầu du lịch, tăng cường quảng bá tới du khách.

Trong vòng 1 tháng, Festival nghề truyền thống Huế 2021 có sự tham gia của 75 làng nghề, cơ sở nghề nổi tiếng trong cả nước như: làng dệt lụa Hội An (Quảng Nam); làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận); Làng đậu bạc Định Công, Làng dệt Phùng Xá (Hà Nội); Làng mộc điêu khắc Mỹ Xuyên, Làng nghề đúc đồng, Tranh giấy làng Sình (Thừa Thiên Huế)…

Tại kỳ Festival này có nhiều hoạt động đặc sắc như: Thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, trại điêu khắc, Festival áo dài, Liên hoan kèn đồng, Hòa nhạc thế kỷ, Hội chợ triển lãm sách và triển lãm tác phẩm điêu khắc, Đêm nhạc "Nhớ Trịnh Công Sơn", Lễ hội ẩm thực Huế, đua thuyền trên sông Hương, Lễ hội Nghề truyền thống Huế, Trình diễn bài chòi... Các hoạt động này tổ chức ở khu vực đường đi bộ hai bên bờ sông Hương và trục Không gian văn hóa, nghệ thuật đường Lê Lợi, thành phố Huế. Trong thời gian tới, thành phố Huế sẽ khai trương tuyến phố đi bộ ở bờ Bắc sông Hương khu vực quanh Hoàng thành...

Bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Năm nay, Festival nghề truyền thống Huế 2021 tổ chức kéo dài nhằm tạo điều kiện cho du khách có thể đến Huế nhiều đợt, góp phần kích cầu du lịch, quảng bá mạnh mẽ hơn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân Huế.

Bà Quỳnh Dao nói: “Festival nghề truyền thống Huế năm nay hướng đến thu hút du khách đến Huế sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid- 19, thứ hai là tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Thứ 3 những làng nghề truyền thống của Huế sẽ có cơ hội để giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các làng nghề của quốc tế, các làng nghề của cả nước, để từ đó họ nâng tầm sản phẩm của họ nhiều hơn"./. (vov.vn 07/4)

 
 
 

2.  Thừa Thiên Huế - Quảng Nam chia sẻ kinh nghiệm xây dựng cơ chế đặc thù bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Chiều 7/4, đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân, tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép xây dựng "Đề án về một số cơ chế, chính sắc đặc thù bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị Di sản văn hóa Thế giới đô thị cổ Hội An" để gửi các bộ, ngành thẩm định. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Đề án còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Ông Tân cho rằng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nói chung, TP. Hội An nói riêng có những nét tương đồng, cùng hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị "Đô thị di sản" làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nói chung, TP. Hội An nói riêng có những nét tương đồng, cùng hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị "Đô thị di sản" làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Thừa Thiên Huế và Quảng Nam có những nét tương đồng, cùng hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị "Đô thị di sản" làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

 “Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Nam mong muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến một số vấn đề như các bước xây dựng đề án; đơn vị tư vấn đề án; trình tự, thủ tục lấy ý kiến bộ ngành, trung ương; công tác thu phí tham qua, trùng tu tu, tu bổ di tích; công tác quy hoạch; kinh nghiệm trong việc triển khai”, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chia sẻ.

Tại buổi làm việc, các vấn đề đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam quan tâm, muốn trao đổi, học tập kinh nghiệm, đã được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ngành, đơn vị có liên quan trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình khẳng định, việc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản là việc làm cần thiết nhằm phát huy những giá trị đặc thù mà hai địa phương hiện có, hướng đến mục tiêu chung là phát triển bền vững, phát huy giá trị lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa.

Cũng theo ông Bình, trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo xây dựng lộ trình triển khai cụ thể thông qua chương trình hành động, kế hoạch triển khai; tích cực làm việc với các bộ ngành Trung ương. Tổ chức các hội nghị, hội thảo tham vấn lấy ý của các bộ ngành, cơ quan trung ương để hoàn thiện một số cơ chế chính sách quan trọng. Để có cơ sở trình Quốc hội thông qua các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền.

 “Buổi làm việc hôm nay đã gợi mở được nhiều vấn đề cho cả hai địa phương, trên cơ sở tương đồng về nhiều mặt, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cần phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới nhằm cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ nhau trong thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, xã hội”, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, nhấn mạnh. (doanhnghiepvn.vn 07/4)

 
 
 

3.  Bánh lọc tình yêu

Mới xuất hiện gần đây nhưng bánh lọc tình yêu đã mang đến một phiên bản mới cho bánh lọc truyền thống Huế. (Video baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Đáng lo ngại lối sống đua đòi ở giới trẻ

Lối sống đua đòi, thực dụng, có phần đề cao xu hướng “hưởng thụ” của một bộ phận giới trẻ đang là thực trạng đáng lo ngại hiện nay. Biểu hiện dễ thấy ở nhóm người này là lười nhác, chểnh mảng học hành, thường đàn đúm chưng diện, la cà quán xá,...

Sống dựa dẫm vào cha mẹ, người thân, nhưng lúc nào cũng thể hiện đẳng cấp, xài sang, xe xịn, điện thoại di động đắt tiền, phụ kiện hàng hiệu... dù rằng không ít bạn trẻ sinh trưởng trong gia đình không lấy gì làm khá giả, thậm chí còn khó khăn, thiếu thốn.

Theo số liệu thống kê quý 1/2021, nước ta có hơn 500 nghìn thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 thất nghiệp, tăng đáng kể so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài tác động của dịch bệnh, đáng nói trong số đó không ít người có cơ hội việc làm nhưng không chịu lao động. Thực tế này khiến cộng đồng lo lắng về hiện tượng số người trẻ sống dựa dẫm, lười lao động, ăn chơi đang  phổ biến.

Hai vợ chồng làm nghề kinh doanh có cậu con trai tên là Nguyễn A. Q. đang học cấp 3 tại Huế. Sinh ra trong gia đình có điều kiện, nên Q. có xu hướng phụ thuộc vào nguồn chu cấp của bố mẹ. Khi bố mẹ không cho đủ tiền tiêu xài, Q. thường bày trò tự vẫn nhằm hù dọa bố mẹ. Lối sống phung phí đã đưa Q. tới nhiều tệ nạn xã hội như bài bạc, hút chích, thức khuya, dậy muộn, thường xuyên chuồn học,...

Đừng nên nghĩ một bộ phận thanh niên sống dựa, xài sang là chuyện nhỏ. Theo thông tin từ ngành công an, thủ phạm gây ra hơn 70% số vụ án hình sự là người trẻ, trong đó không ít đối tượng trước khi gây án không việc làm, sống nhờ sự bao bọc của gia đình. Ví lý do nào đó, nguồn chu cấp không còn hoặc không đủ để họ thỏa mãn nhu cầu ăn chơi thì họ lao vào con đường bất chính, gây đau khổ cho gia đình, gây mất trật tự, an toàn cho xã hội.

Cha mẹ nào cũng mong được tự hào về con khi con khôn lớn. Người trẻ nếu không bị khuyết tật thể chất hay thiểu năng trí tuệ thì hãy lao động để ít nhất cũng tự lo được bản thân, hoặc không thì hãy chi tiêu tiết kiệm để đỡ một phần gánh nặng cho gia đình. Khi biết quí trọng đồng tiền, mỗi người sẽ tự nhận thức được hành vi và việc làm của mình, hạn chế tụ tập ăn chơi thay vào đó chú tâm học hành và làm việc. Từ đó nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh, được gia đình, bạn bè tin tưởng

Nói rộng ra, đã đến lúc chúng ta cần đẩy mạnh can thiệp để ngăn ngừa sự gia tăng số người trẻ ăn chơi, hưởng lạc trên sức lao động của người khác. Ngoài tuyên truyền, giáo dục cần có những qui định nghiêm khắc với việc con cái đã trưởng thành thực hiện hành vi ép buộc cha mẹ cung cấp tài sản, tiền bạc phục vụ các nhu cầu tiêu khiển xa hoa, lãng phí. (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 

1.  Sinh viên Trường ĐH Nông lâm bán bánh, bán cam giúp bạn ghép thận

Sau hơn 4 ngày kêu gọi, nhóm sinh viên Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế đã bán được hơn 3.000 cặp bánh gai và 4 tấn cam gây quỹ ủng hộ bạn cùng trường đang bị suy thận giai đoạn cuối cần được ghép thận. Chương trình vẫn đang được tiếp diễn và cần sự lan tỏa.

Hoạt động ý nghĩa này xuất phát từ việc gây quỹ để giúp Vương Đình Hiếu, sinh viên lớp Thú y 50A, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế có thêm kinh phí điều trị bệnh.

Vương Đình Hiếu quê ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, là sinh viên năm thứ 5 – Trường ĐH Nông Lâm. Hiếu mắc phải căn bệnh suy thận nên không thể tiếp tục tham gia học tập và rất cần kinh phí để điều trị bệnh.

Hiếu trải qua hơn 1 năm phải chạy thận tại Bệnh viện Trung ương Huế. Mẹ Hiếu phải bỏ công việc ở nhà để vào chăm sóc cho con. Gia đình làm nông khá khó khăn, để có chi phí chạy thận và ăn ở để điều trị bệnh cho Hiếu, gia đình phải vay mượn khắp nơi. Đến nay, căn bệnh suy thận của Hiếu được chẩn đoán đã đến giai đoạn cuối, phải thay thận để giữ được tính mạng.

Người hiến thận là bố của Hiếu, cũng là trụ cột trong gia đình. Dù kết quả kiểm tra thận của bố Hiếu cho thể phù hợp để ghép nhưng cần một khoản kinh phí không nhỏ để chữa trị và phục vụ cho giai đoạn hai bố con phải nằm viện.

Trần Đăng Quân, sinh viên Trường ĐH Nông Lâm tham gia hoạt động gây quỹ, cho biết: “Bố của Hiếu là lao động chính trong gia đình, hiến thận cho con cũng đồng nghĩa bác ấy sẽ không thể làm các công việc nặng nữa. Hiếu vẫn đang nằm ở phòng 12 – Khoa Nội Thận của bệnh viện Trung ương Huế. Được sự đồng tình của gia đình, sự ủng hộ của các thầy cô, sinh viên lớp Thú y 50A, lớp Quản lý trang trại CJ Vina Agri (Khoa Chăn nuôi – Thú y) và Hội đồng hương sinh viên Nghệ An tại Huế thực hiện chương trình bán cam, bánh gai gây quỹ với mong muốn có thể giúp được Hiếu cùng gia đình. Ngoài ra còn có sự giúp sức của hội tình nguyện GSFC và hội đồng hương sinh viên Quảng Nam. Bánh gai có giá 5 nghìn đồng/cặp còn cam chỉ 15 nghìn đồng/kg.

Cam và bánh đều từ Nghệ An chuyển vào. Những ngày có hàng, chúng em thay nhau bán chủ yếu ở Trường ĐH Nông Lâm, khu vực gần Đại Nội, công viên Thương Bạc, gần Trường THPT Chuyên Quốc học, cổng ký túc xá Trường Bia. Chúng em cũng tiếp nhận sự ủng hộ của những người thương Hiếu để chuyển đến gia đình. Hằng ngày, tụi em đều có ở trường để tiếp nhận ủng hộ”.

ThS. Lê Chí Hùng Cường, Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Huế, Bí thư Đoàn Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế cho biết, các sinh viên triển khai hoạt động gây quỹ này không ngoài mục đích giúp đỡ bạn bè đồng hương, cùng trường và rất tâm huyết. Nhà trường tạo điều kiện và các thầy, cô giáo cũng ủng hộ, mong muốn hoạt động lan tỏa để giúp đỡ em Hiếu.

Hiện, kinh phí từ hoạt động bán cam, bánh gai gây quỹ và từ các nguồn vận động được là khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, hoạt động vẫn duy trì trong thời gian tới nhằm tiếp tục kêu gọi mọi người ủng hộ, hỗ trợ để Vương Đình Hiếu có thêm kinh phí chữa trị bệnh. (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
Y TẾ
 

1.  Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn

Bệnh lao được coi là “kẻ giết người” thầm lặng, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa lành bệnh rất cao, trên 95%, không để lại di chứng cho sức khỏe sau này. (Video baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
THỂ THAO
 

1.  Cơ hội cọ xát của những “kình ngư” trẻ Cố đô

Giải bơi - lặn vô địch quốc gia bể 25m – 2021 khép lại sáng 7/4 tại Trung tâm Thể thao tỉnh sau một tuần tranh tài hấp dẫn, gay cấn.

Thu hút hơn 250 VĐV nam, nữ đến từ 24 đoàn trong cả nước, gồm: An Giang, Bến Tre, Bình Phước, Cần Thơ, Công an Nhân dân, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Long An, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quân Đội, Tây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trung tâm HLTTQG Cần Thơ và chủ nhà Thừa Thiên Huế, tại giải, các “kình ngư” tranh tài ở bơi (tự do, ếch, ngửa, bướm, hỗn hợp, tiếp sức) và lặn (vòi hơi chân vịt, chân vịt đôi, tiếp sức).

Kết quả toàn đoàn, ở môn lặn, Nhất TP. Hồ Chí Minh (9 HCV, 6 HCB, 2 HCĐ), Nhì Đà Nẵng (6 HCV, 1 HCB, 7 HCĐ), ba Đồng Nai (4 HCV, 4 HCB, 1 HCĐ); ở môn bơi: Nhất Quân đội (22 HCV, 11 HCB, 7 HCĐ), Nhì TP. Hồ Chí Minh (7 HCV, 9 HCB, 6 HCĐ), Ba Đà Nẵng (6 HCV, 5 HCB, 8 HCĐ).

Do đây là giải vô địch, quy tụ toàn VĐV đẳng cấp, như: Ánh Viên, Quý Phước, Thanh Bảo…, trong khi dàn VĐV chủ nhà toàn bộ đang trong độ tuổi tuyển trẻ nên tuyển bơi – lặn Huế chỉ cử 2 VĐV Trà My, Ngọc Hoàng (cũng trong lứa tuyển trẻ) tham gia môn lặn, nội dung lặn chân vịt đôi.

“Động thái này giúp các VĐV trẻ Cố đô có cơ hội cọ xát, tích lũy kinh nghiệm ở đấu trường lớn, đồng thời, là dịp để kiểm tra chỉ số chuyên môn so với các kình ngư đẳng cấp tại giải, từ đó đưa những điều chỉnh hợp lý về chế độ tập luyện, dinh dưỡng để chuẩn bị cho các giải sắp tới”, ông Nguyễn Thanh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Thể thao tỉnh cho biết. (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
DU LỊCH
 

1.  Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách tới xứ Huế

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.

Một bãi tắm nằm trong hệ thống suối Tiên. Dòng nước ở đây xanh mát chảy từ trên cao xuống. Vì mới được khai thác nên suối Tiên trở thành điểm đến của nhiều người thích khám phá

Từ TP. Huế chạy xe máy theo quốc lộ 1A, mất chừng hơn 1 giờ di chuyển khoảng 50km, theo hướng vào Đà Nẵng. Khi vừa qua khỏi hầm Phước Tượng, rẽ phải băng qua những cánh rừng tràm vi vút, hồ Thủy Yên hiện ra trước mắt.

Khung cảnh hoang sơ, thơ mộng của suối Tiên gần đây đã trở nên “hot” bởi những hình ảnh được ghi lại vô cùng ấn tượng. Tác giả Nông Thanh Toàn – một trong những người trải nghiệm suối Tiên thú vị này cũng không ngoại lệ. Ở rất nhiều góc nhìn với không gian, thời gian khác nhau Nông Thanh Toàn đã có những bức ảnh giúp người xem cảm nhận được cảnh sắc non nước hữu tình của suối Tiên.

Ấn tượng nhất ở những tác phẩm của Nông Thanh Toàn, là những góc chụp flycam từ trên cao xuống. Ở đó, người xem thấy được hệ thống suối, thác nước mênh mông chảy từ trên cao xuống chẳng khác gì một dải lụa, uốn lượn quanh núi rừng đẹp đến nao lòng. Ôm trọn những dòng suối, thác nước ấy là hệ sinh thái núi rừng với thảm xanh vi vút, chẳng khác gì “lạc” vào xứ thần tiên. (doanhnghiepvn.vn 07/4)

 
 
 

2.  Về chùa Giác Lương, Thừa Thiên Huế ngắm cây sứ hơn 200 tuổi

“Cổng tam quan và cây sứ hơn 200 năm tuổi là nét đặc trưng ở chùa Giác Lương đó chị”, đó lời giới thiệu của thầy Hải, giáo viên Trường tiểu học Đông Hiền ở xã Phong Hiền (Phong Điền).

Chùa Giác Lương cách cổng làng Hiền Lương khoảng hơn trăm mét. Nằm ở vùng trũng của huyện Phong Điền, dấu vết những đợt thiên tai vừa qua còn in rõ trên nền sân gạch và các bức tường, nhưng ngôi chùa có kiến trúc nhà rường cổ đã vững vàng sau thiên tai. Thầy Hải khẳng định, việc tham quan chùa không ảnh hưởng đến thời tiết, nên dù hôm chúng tôi đến chùa là thời điểm cả dải đất miền Trung đang chuẩn bị đón cơn bão số 10, trời lúc tạnh lúc mưa nhưng quan cảnh bên trong vẫn thoáng đãng, trang nghiêm.

Như lời thầy Hải giới thiệu, cổng chùa cao 3 tầng quả là nguy nga so với ngôi chùa cổ nhỏ bé nằm bên trong. Anh Nguyễn Đức Thiện, người kế nghiệp cha lo chuyện hương đăng ở chùa cho biết, theo lời người già ở làng, chùa do bà Hoàng Thị Phú xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ để thờ Phật và các vị thần. Người xây chùa còn có chủ ý tạo nơi thờ các ngài khai canh và 12 họ đầu tiên sinh sống ở làng Hiền Lương để nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội, tổ tiên ông bà của mình. Anh Thiện nhấn mạnh thêm, không nhiều chùa ở Huế xây cổng tam quan, mà tầng hai của cổng còn có án thờ ngài hộ pháp để trấn giữ chùa mà như lời bà con ở đây là rất linh thiêng.

Tôi may mắn gặp được mệ Trần Thị Biên, năm nay 80 tuổi, sinh ra và lớn lên ở làng Hiền Lương, kể: “Trong chiến tranh, chùa là nơi che giấu nhiều cán bộ lắm. Mậu Thân, bom rải khắp làng mà chùa không bị chi”.

Có lẽ từ những ấn tượng tốt ấy mà dù suốt một thời gian dài, nhà chùa hoàn toàn không có nguồn kinh phí nào để chăm sóc hay trùng tu; lễ vật và tiền bà con mang đến cúng vào các dịp lễ tết… cũng chưa đủ nhang đèn, hương hoa; người dân trong làng vẫn tự nguyện góp công chăm sóc, nhang khói, giữ gìn chùa luôn được chu toàn.

Cụ Biên trải lòng: “Còn khỏe, có thời gian thì tui lo quét sân, chừ già, không quét dọn được nữa thì ra đây hóng mát cũng thấy người thoải mái, nhẹ nhàng hơn”.

Anh Thiện cho biết, trước ba anh là cụ Nguyễn Đắc Định làm trù trì ở chùa nhiều năm, cụ mất cách đây 5 năm, anh Thiện thay ba lo việc hương khói, nhưng nếu một mình anh thì lo không xuể, mà nhờ bà con, người quét sân, nhổ cỏ, người trồng cây... nên không gian chùa luôn sạch sẽ, hương đèn đầy đủ.

Về quê nội sau ngày đất nước giải phóng, vườn nhà tôi có hơn chục cây sứ hoa đỏ hoa vàng, tính đến nay chúng đã có vài chục năm tuổi. Nhưng cây sứ cổ ở Giác Lương tự thực sự gây ấn tượng với tôi. Cây nằm bên phải gian nhà chính của chùa, gốc cây to, nhiều nhánh mọc cao vút tỏa bóng hết nửa sân chùa. Với chừng ấy thời gian, không biết cây đã hứng chịu bao đợt thiên tai, bão lũ nhưng vẫn vững chãi trước thời gian.

Với không gian yên tĩnh, trong lành, cùng những giá trị lịch sử văn hóa, nhiều năm nay, Giác Lương tự là điểm tham quan được giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách Đội các trường ở huyện Phong Điền và các địa phương lân cận đưa học sinh đến tham quan, giới thiệu. (doanhnghiepvn.vn 07/4)

 
 
 

3.  Khung cảnh đẹp như tranh vẽ của đầm nước đẹp bậc nhất xứ Huế

Khang Chu Long tên thật là Nguyễn Đăng Việt, thuộc thế hệ 8X, là thành viên nhiếp ảnh thuộc Câu lạc bộ nhiếp ảnh Cung văn Hóa Việt – Xô, Hà Nội.

Là người sống hướng ngoại, anh đã đặt chân đến 20 quốc gia. Với niềm đam mê nhiếp ảnh, anh đã ghi lại nhiều khoảnh khắc ấn tượng ở những nơi anh đặt chân tới. Trong năm 2020, ở các cuộc thi “Khoảnh khắc yêu thương”, “Nhịp sống bốn mùa”, cuộc thi ảnh “Du lịch Việt Nam” và các cuộc thi ảnh khu vực, một số ảnh của anh được chọn triển lãm và trao giải. Tác phẩm của Khang Chu Long được công chúng trong nước và quốc tế đón nhận như một cách quảng bá hình ảnh Việt Nam tươi đẹp ra thế giới.

Khang Chu Long cho hay đã đến Huế vài lần nhưng cảm xúc luôn mới mẻ khi cầm máy ghi lại những cảnh đẹp ở Cố đô. Địa danh anh yêu thích là đầm Cầu Hai (huyện Phú Lộc). Nơi đây có quá nhiều cảnh đẹp, không quá lời khi gọi đó là kiệt tác của thiên nhiên, còn con người thì mộc mạc chân thành và rất mến khách.

Đặt chân tới đầm Cầu Hai lúc trời còn tờ mờ sáng, dựng chân máy ảnh xong cũng là lúc mặt trời bắt đầu lên. Thật sự mãn nhãn với vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây, phong cảnh, màu sắc rực rỡ mà chỉ có mặt tại lúc này mới cảm nhận hết được. Những chiếc thuyền, ghe xuôi ngược chuẩn bị cập bến. Tiếng cười, tiếng í ới gọi nhau hứa hẹn một ngày bội thu.

Khang Chu Long chia sẻ, về tới Hà Nội nhưng lòng anh vẫn luôn nhớ Huế, điều này thôi thúc anh sớm quay lại với miền Hương Ngự trữ tình. (doanhnghiepvn.07/4)

 
 
 

4.  Đầu tư khôi phục Di tích Hổ Quyền độc đáo của Thừa Thiên Huế

Nằm cách trung tâm TP.Huế khoảng 5km về phía Tây, di tích Hổ Quyền - Điện Voi Ré (thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, TP.Huế) là một góc cấu thành của quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Là nơi từng diễn ra những cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ, vang bóng một thời và được mệnh danh là “đấu trường La Mã của Việt Nam”.

Thời gian qua, cụm di tích này xuống cấp và đã được trùng tu phục hồi với nhiều hạng mục. Tuy nhiên, di tích vẫn chưa khai thác hết hiệu quả giá trị văn hóa, lịch sử cũng như du lịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cùng nhiều lãnh đạo ban ngành vừa có chuyến kiểm tra thực địa tại khu vực cụm di tích này để có những giải pháp hữu ích và sớm đưa di tích này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo đối với du khách trong nước và quốc tế.

Sau khi có chuyến kiểm tra thực tế và nghe báo cáo đề xuất của UBND TP.Huế, UBND tỉnh đã thống nhất phạm vi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án chỉnh trang đến khoanh vùng 2 bảo vệ di tích; tập trung ưu tiên khẩn trương tổ chức giải tỏa nhà dân nằm tiếp giáp vị trí Hổ Quyền.

UBND tỉnh cũng giao UBND TP. Huế phối hợp Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành và chỉnh trang khu vực trước Festival. Ngoài ra, xây dựng phương án nghiên cứu tái tạo hình ảnh đấu trường bằng giải pháp công nghệ để phục vụ du khách.

Dự án hạ tầng kĩ thuật khu dân cư phục vụ chỉnh trang cụm di tích Hổ Quyền - Voi Ré (thuộc phường Phường Đúc và phường Thủy Biều) bao gồm các hạng mục: Đất ở, đất cây xanh, đất thương mại, bãi đỗ xe, đất giao thông và hạ tầng kĩ thuật với tổng diện tích gần 5 ha.

Dự án đã được HĐND TP Huế chấp thuận chủ trương đầu tư trong tháng 12/2020 với tổng mức đầu tư hơn 94 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 54 tỷ, chi phí đầu tư xây dựng hơn 40 tỷ.

Theo tài liệu, Di tích Hổ Quyền xây dựng năm 1830 (năm Minh Mạng 11) nhằm phục vụ mục đích tổ chức những cuộc đấu giữa voi và hổ. Đây được xem là công trình "độc nhất vô nhị" không những ở Việt Nam mà cả ở châu Á.

Đấu trường là một công trình lộ thiên hình vành khăn có kiến trúc hoành tráng thời bấy giờ. Vòng thành trong cao 5,9 m; vòng thành ngoài cao 4,75 m. Chu vi tường ngoài Hổ Quyền là 145 m, đường kính lòng chảo là 44m. Vật liệu xây dựng bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa tốt.

Điện Voi Ré là chứng tích một thời của đội Kinh tượng nhà Nguyễn. Công trình được sử dụng để thờ những con voi trung nghĩa. Sau khi điện Voi Ré xây xong, triều đình đã ban cấp thêm nhiều tiền bạc để tổ chức tế lễ hai lần trong mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu.

Di tích điện Voi Ré được xây theo nguyên tắc chung về thuật phong thủy. Kiến trúc điện theo kiểu chữ "môn", bên ngoài có vòng la thành xây bằng gạch. Phía trước cổng tam quan có hệ thống bậc cấp đi lên gồm 17 bậc. (congan.com.vn 07/4)

 
 
 

5.  Đến Huế tắm Onsen chuẩn Nhật với khoáng nóng Mỹ An

Kawara My An Onsen Resort là khu nghỉ dưỡng phức hợp đạt tiêu chuẩn quốc tế tọa lạc tại thôn Mỹ An, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

Từ tinh hoa văn hóa Onsen truyền thống Nhật Bản...

Onsen có nghĩa là “Ôn tuyền” để chỉ văn hoá tắm khoáng thiên nhiên của người Nhật. Tắm Onsen truyền thống Nhật Bản là phương pháp tắm khỏa thân, cởi bỏ toàn bộ trang phục và ngâm mình trong dòng khoáng nóng hoàn toàn tự nhiên. Ưu điểm nổi trội của tắm Onsen này là toàn bộ cơ thể bạn không vướng bận bởi bất cứ thứ gì, đắm chìm trong dòng nước ấm, hơi nóng lan tỏa xoa dịu những vùng mỏi nhức trên cơ thể.

Tắm Onsen sẽ tiếp thêm năng lượng cho cơ thể, tái tạo tâm hồn, thể chất và tinh thần sẽ hoàn toàn hồi phục sau thời gian ngâm tắm. Liệu pháp tắm này sẽ giúp bạn thêm nâng niu, tôn trọng cơ thể mình, là cách bạn thể hiện và cảm nhận mối gắn kết giữa con người với thiên nhiên theo truyền thống Onsen Nhật Bản.

Tắm Onsen là lúc toàn bộ cơ thể được thư giãn trong dòng khoáng nóng tự nhiên, giúp tái tạo năng lượng và sức khỏe

Theo quan niệm của người Nhật: Ngâm tắm toàn bộ cơ thể trong một không gian tĩnh lặng giúp bạn chợt nhận ra con người vốn dĩ lúc sinh ra là như vậy. Đó là một hình hài được cha mẹ ban tặng và không ai giống ai. Và khi tắm Onsen là lúc toàn bộ cơ thể được thư giãn, bạn nhận ra rằng điều quý nhất của con người là sức khỏe, chứ không phải là những áo quần hàng hiệu hay những trang sức quý. Vì nếu không có sức khỏe, những thứ còn lại đều vô nghĩa.

Một bồn tắm Onsen phải bao gồm một dòng suối tự nhiên có nhiệt độ ít nhất 25 độ C (trong trạng thái tự nhiên của nó) và chứa ít nhất 1 trong 19 khoáng chất hoặc những nhân tố hóa học ở hàm lượng tiêu chuẩn. Do đó, khi tắm và ngâm mình dưới nước khoáng nóng thiên nhiên thuần khiết sẽ tăng cường sức khỏe xương khớp và cơ bắp; tiêu diệt vi-rút có hại; hỗ trợ lưu thông máu khắp cơ thể; loại bỏ độc tố giúp tăng cường sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích thích hệ miễn dịch, giúp thư giãn cả thể chất và tinh thần.

Cho đến nay, khi ngâm nước nóng được khoa học chứng minh là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất để thư giãn, giảm mệt mỏi căng thẳng, đồng thời chữa được một số các căn bệnh khác thì văn hóa tắm Onsen ngày càng được yêu thích tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đến khoáng nóng Mỹ An – món quà vô giá từ thiên nhiên dành cho chăm sóc sức khỏe

Tại Việt Nam những năm qua, nhiều nguồn khoáng nóng đã được khai thác và nhiều khu nghỉ dưỡng cũng hình thành, tuy nhiên chưa khai thác hết được tiềm năng của nguồn khoáng thiên nhiên.

Tại Thừa Thiên Huế, nguồn khoáng nóng quý giá tại Mỹ An được phát hiện trong một cuộc khảo sát địa chất vào tháng 6 – 1979. Sau đó, nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của nguồn suối khoáng nóng Mỹ An đã được tiến hành.

Bản báo cáo nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh cụ thể của mạch nước khoáng Mỹ An Thừa Thiên - Huế" do Giáo sư - Phó tiến sĩ Phạm Khắc Lâm, Trường Ðại học Y khoa Huế làm chủ nhiệm, nhận định: “... Nước khoáng Mỹ An (NKMA) hầu như có đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể, là loại khoáng vi lượng nóng có hàm lượng H2SiO3 cao, có thể so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như Koundour (Liên Xô cũ), Paven Banis (Bulgaria).

Kawara My An Onsen Resort được xây dựng ngay tại vùng đất Mỹ An, với quần thể bao gồm khu onsen, khách sạn, biệt thự, nhà hàng, spa, khu giải trí và nhiều tiện ích khác.

Đặc biệt, nguồn nước khoáng tại Mỹ An có nhiệt độ tới 52 độ C với hàm lượng lưu huỳnh và khoáng hóa cao, đặc biệt có tác dụng giúp dưỡng sinh, thẩm mỹ, giải độc và phục hồi sức khỏe, chống lão hóa và chữa các bệnh như cao huyết áp mãn tính, đau lưng, suy nhược thần kinh, viêm cơ, khớp, làm đẹp da...

Với vai trò là một nhà phát triển luôn đi trước đón đầu và tìm kiếm những thị trường, những xu hướng đầu tư tiềm năng mới, Tập đoàn Bitexco quyết định hợp tác chiến lược cùng thương hiệu Kawara (Nhật Bản) để phát triển quần thể nghỉ dưỡng cao cấp ngay tại nơi mạch nguồn Mỹ An quý giá để có thể khai thác tối ưu các công dụng của khoáng nóng dành cho chăm sóc sức khỏe,

Dự án Kawara Mỹ An Onsen Resort do Công ty Cổ phần Du lịch Mỹ An - thành viên Tập đoàn Bitexco đầu tư xây dựng, đơn vị quản lý vận hành là Kawara Resort (Nhật Bản) với tổng mức đầu tư 544,8 tỷ đồng, xây dựng trên tổng diện tích 9.175m², diện tích sàn khoảng 19.000m², diện tích đất sử dụng của dự án là 36.762m². Khu nghỉ dưỡng sẽ bao gồm khu khách sạn 5 tầng với 144 phòng ngủ, khu villa đơn lập và song lập với 11 villa, khu tắm Onsen cùng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhà hàng ẩm thực, tiện ích đẳng cấp...

Đến với Kawara My An Onsen Resort, sau những phút giây thư giãn cùng nguồn khoáng nóng, du khách có thể hòa mình vào không gian ẩm thực sang trọng tại Nhà hàng Mai và thưởng thức những món ăn đậm phong vị Nhật Bản. Được biết, đây là nhà hàng ẩm thực Nhật Bản duy nhất tại Huế do chính các đầu bếp người Nhật phục vụ.

Ông Đặng Mạnh Cường - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Mỹ An cho biết: “Với sự kết hợp chuyển giao công nghệ, quản lý vận hành của Kawara - thương hiệu nghỉ dưỡng Onsen và chăm sóc sức khoẻ uy tín và nổi tiếng hàng đầu Nhật Bản, cùng sự tinh tế, chuẩn mực trong thiết kế kiến trúc đến từ Raymond Việt Nam, quần thể nghỉ dưỡng phức hợp Kawara My An Onsen Resort chắc chắn sẽ là điểm đến hoàn hảo, giúp Cố đô Huế trở thành trung tâm nghỉ dưỡng của khu vực miền Trung Việt Nam, từ đó góp phần thay đổi diện mạo tầm vóc của ngành Du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.”

Quần thể nghỉ dưỡng phức hợp Kawara My An Onsen Resort được kỳ vọng là điểm đến hoàn hảo, mang tới cho du khách những trải nghiệm trọn vẹn về dịch vụ tắm suối khoáng nóng chuẩn Nhật Bản lần đầu tiên tại Việt Nam. Chắc chắn rằng, với tâm huyết của Bitexco, Kawara My An Onsen Resort sẽ là cú hích góp phần quan trọng thay đổi diện mạo, tầm vóc của du lịch miền Trung nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.

Cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 7km, tọa lạc tại thôn Mỹ An, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Kawara My An Onsen Resort là khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, quy mô lớn với khu onsen, khách sạn, biệt thự, nhà hàng, spa, khu giải trí và nhiều tiện ích khác. Đặc biệt, khu tắm khoáng nóng được xây dựng theo mô hình Onsen truyền thống Nhật Bản và được vận hành bởi thương hiệu Kawara nổi tiếng của xứ Phù Tang. Ngày 28/4/2021, Kawara My An Onsen Resort sẽ chính thức mở cửa đón khách thương mại. (giadinhvietnam.com 07/4)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Thừa Thiên Huế: Liên tiếp bắt giữ gỗ lậu

(Video quochoitv.vn 07/4)

 
 
 

2.  Nam thanh niên tử vong trong khách sạn

Chiều ngày 7-4, Công an quận Bình Tân phối hợp cùng các đơn vị Công an TPHCM đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai các nhân chứng để điều tra làm rõ vụ nam thanh niên tử vong trong khách sạn.

Theo điều tra, tối ngày 6-4, anh Lê Văn Q. (SN 2001, ngụ tỉnh Thừa Thiên – Huế) tới thuê phòng ở khách sạn nằm trên đường số 57, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM để lưu trú.

Sáng ngày 7-4, nhân viên khách sạn không thấy anh Q. xuống trả phòng nên nghi ngờ. Sau đó, nhân viên gọi cửa kiểm tra thì phát hiện anh Q. đã tử vong từ trước. Sự việc được báo cho công an.

Công an có mặt phong toả khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai, điều tra làm rõ vụ việc. (sggp.org.vn 07/4)

 
 
 

3.  Đi từ Huế ra Thanh Hóa để đốt nhà người yêu cũ

Vì hận người yêu cũ, Hồ Văn Yên đã di chuyển từ tỉnh Thừa Thiên - Huế đến thị trấn Phong Sơn (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) để đốt nhà người yêu.

Ngày 7/4, Công an huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự đối với Hồ Văn Yên (36 tuổi, trú tại tỉnh Thừa Thiên - Huế) để điều tra, làm rõ hành vi "Hủy hoại tài sản" và "Cố ý giết người".

Cụ thể, khoảng 3h ngày 6/4, người dân phát hiện cửa hiệu cắt tóc gội đầu của chị Nguyễn Thị Thuý (41 tuổi) ở khu phố Đại Quang, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy bốc cháy.

Lúc này, cửa bị khoá bên ngoài, trong nhà chị Thúy có 4 người đang ngủ. Sau khi phát hiện đám cháy, mọi người nhanh chóng khống chế, hỗ trợ 4 người trong nhà thoát ra ngoài.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an thị trấn Phong Sơn và Công an huyện Cẩm Thủy đã vào cuộc điều tra, bắt giữ Hồ Văn Yên khi nghi phạm này đang lẩn trốn trong ngôi lán tạm cách hiện trường vài trăm mét.

Theo cơ quan công an, Yên quan hệ tình cảm với chị Nguyễn Thị Phương (31 tuổi, em gái chủ hiệu cắt tóc) khi cùng làm công nhân trong Bình Phước.

Gần đây, do nảy sinh mâu thuẫn, chị Phương về quê làm việc với chị gái khiến Yên thù oán.

Rạng sáng 6/4, Yên tạt xăng, khóa cửa phía ngoài rồi châm lửa định sát hại cô này cùng các thành viên trong gia đình.

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Cẩm Thủy điều tra, làm rõ. (daidoanket.vn 07/4)

 
 
 

4.  Khởi tố nhóm đối tượng bắt cóc, côn đồ tại Thành phố Huế

(Video quochoitv.vn 07/4)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Đề xuất các giải pháp giảm thiểu sụt giảm nước ngầm ở A Lưới

Chiều 7/4, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học "Nghiên cứu, xác định nguyên nhân hiện tượng mất nước ao - hồ và sụt giảm tầng nước ngầm tại khu vực xã Phú Vinh và Hồng Thượng, huyện A Lưới" do Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì và TS. Nguyễn Thị Thủy làm chủ nhiệm thực hiện từ tháng 9/2019.

Đề tài thực hiện các nội dung chính, như khảo sát hiện tượng mất nước ao hồ và sụt giảm tầng nước ngầm khu vực nghiên cứu; đánh giá tác động của hiện tượng này đến kinh tế - xã hội của địa phương; nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên của khu vực với hiện tượng mất nước ao hồ và sụt giảm tầng nước ngầm. Ngoài ra còn xác định các nguyên nhân gây mất nước ao hồ và sụt giảm tầng nước ngầm khu vực hai xã nói trên; dự báo quy mô và xu hướng phát triển của hiện tượng sụt, mất nước... thông qua các phương pháp khảo sát thực địa, địa vật lý, khoạn lấy mẫu, thí nghiệm hiện trường...

Qua nghiên cứu của đề tài cho thấy, hiện tượng sụt giảm nước ngầm là do tuyến kênh dẫn nước của thủy điện A Lưới tạo một phễu hạ thấp mực nước dọc hai bên kênh dẫn; đồng thời đề ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là chuyển đổi loại hình sử dụng đất (từ đất trồng lúa, đất mặt nước sang trồng cây lâu năm), chọn cây trồng hợp lý với tình trạng thiếu nước, nâng cấp các hồ chứa hiện có, bổ sung các hồ mới... Bên cạnh đó, lồng ghép công tác phòng tránh nguy cơ sụt mực nước với chiến lược phòng tránh thiên tai, trong đó có hạn hán khu vực ở xã Hồng Thượng, Phú Vinh (A Lưới). (baothuathienhue.vn 07/4)

 
 
 

2.  Doanh nghiệp kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ mới

Với mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp (DN) và các đơn vị trực thuộc thành lập mới lên khoảng 7-10% so với năm 2020 và đạt khoảng 5.700 DN đang hoạt động cuối năm 2021, tỉnh đã xây dựng thêm chính sách hỗ trợ.

Thêm chính sách

Trên địa bàn hiện có 6.345 DN, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Dưới tác động của dịch COVID 19, nhiều DN phải giải thể, tạm đóng cửa. Chỉ tính riêng năm 2020, toàn tỉnh có tới 418 DN tạm ngừng, tăng 30% và 98 DN giải thể. Trước khó khăn này, từ Trung ương đã có nhiều chính sách hỗ trợ DN vượt khó như giảm thuế, giảm lãi suất vay vốn…

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ DNVVN cũng được tỉnh triển khai. Chỉ tính giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN như: khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ DNVVN... Trong số đó, nhiều chính sách được triển khai hiệu quả, được cộng đồng DN đánh giá cao như: hỗ trợ hoạt động khuyến công với hơn 432 DN được hỗ trợ mở rộng thị trường thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm với kinh phí 1.905 tỷ đồng. Hỗ trợ tổ chức cho 3.200 doanh nhân tham gia các khóa đào tạo kỹ năng về quản trị nhân sự, maketing; 1.000 DN được đào tạo về các kỹ năng tái cấu trúc DN, điều hành… với kinh phí 1,8 tỷ đồng; qua đó, góp phần tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho DN ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), tăng cường thu hút đầu tư.

Mới đây, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết cũng như quy định về một số chính sách hỗ trợ đối với DNVVN mới nhằm góp phần hỗ trợ DN tiếp nhận tốt nhất các chính sách, giúp DNVVN vượt qua giai đoạn khủng hoảng do đại dịch COVID-19.

Theo đó, DNVVN (trừ DN có vốn đầu tư ngước ngoài, DN có vốn Nhà nước) sẽ được tỉnh hỗ trợ giá thuê mặt bằng thực hiện hoạt động đầu tư SXKD tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Cụ thể, DN sẽ được hỗ trợ 30% giá thuê mặt bằng (bao gồm tiền thuê lại đất và phí hạ tầng) mức giá hỗ trợ được tính theo hợp đồng thuê đã ký kết giữa các bên và không vượt quá mức giá đã được đơn vị kinh doanh hạ tầng công bố hàng năm theo quy định. Thời gian hỗ trợ tối đa 5 năm, kể từ ngày DNVVN ký hợp đồng thuê mặt bằng lần đầu với đơn vị kinh doanh hạ tầng.

Ngoài ra, lao động làm việc tại các DNVVN được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ DN, doanh nhân do các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh tổ chức. Với DNVVN tuyển dụng lao động là người có hộ khẩu thường trú địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ chi phí tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh, quản trị DN.

Theo quy định này, DNVVN còn được hỗ trợ chi phí tư vấn để đăng ký thành công tài khoản bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu của thế giới; hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN.

Kỳ vọng

Các chính sách trên kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ khó khăn cho DN trong tình hình khó khăn như hiện nay, nhất là chính sách hỗ trợ chuyển đổi số và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử giúp DN dần vượt qua rào cản không gian do dịch COVID-19.

TS. Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh nhận định, thương mại điện tử sẽ là cơ hội để DN bứt phá, tạo chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, uy tín, giúp DN vực dậy sau đại dịch, phát triển và mở rộng thị trường. Thời gian qua, đại dịch COVID-19 xuất hiện với những diễn biến phức tạp, lan rộng toàn cầu, các hoạt động sản xuất, cung ứng, thông thương… đều bị đình trệ, gián đoạn; không ít DN đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, tạm ngừng kinh doanh, giải thể. Để thu hẹp khoảng cách, phát triển DN bền vững hơn hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử sẽ là giải pháp căn cơ.

Theo đó, Hiệp hội đang triển khai xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử để hỗ trợ các DN quảng bá, giới thiệu sản phẩm; giao thương, ký kết hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hoá trên môi trường điện tử, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tuyên truyền phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử; phổ biến nâng cao nhận thức cho DN về thương mại điện tử...

Đại diện một số DN cho rằng, hỗ trợ chuyển đổi số hay thương mại điện tử là những chính sách khá “hợp thời”. Tuy nhiên, chính sách khá nhiều nhưng để DN thật sự tiếp cận được không hề đơn giản. Vì thế, cần nỗ lực nhiều hơn để đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong kinh doanh. Bởi đây là những nền tảng quan trọng nhất để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn của đại dịch.

DN cũng mong muốn tỉnh cũng như các sở, ngành lồng ghép các chương trình hỗ trợ nhằm tăng quy mô và cách thức chuyển tải các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, đào tạo… có sự giám sát của cộng đồng DN, các hiệp hội DN… (baothuathienhue.vn 08/4)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.723.132
Truy cập hiện tại 105