Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 02/10/2020
Ngày cập nhật 02/10/2020
TIN NÓNG
 

1.  Tiêm vaccine tại trung tâm tư nhân ở Huế, hai bé trai nhập viện cấp cứu

Hai bé trai nhập viện trong tình trạng sốt cao, có biểu hiện co giật sau khi tiêm vaccine tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC TP Huế.

Tối ngày 1/10, Zing dẫn nguồn tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu cho bé trai N.Đ.B.L. (3 tháng tuổi) và N.D.T. (9 tháng tuổi), cùng trú ở TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hiện 2 bé đang tiếp tục được theo dõi điều trị tích cực tại Trung tâm Nhi.

Theo Bệnh viện Trung ương Huế, cả 2 bé trai nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, có biểu hiện co giật sau khi tiêm vaccine tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC TP Huế.

Cụ thể, bé L. tiêm mũi vaccine phế cầu vào 29/9. Còn bé T. tiêm vaccine viêm não Nhật Bản và sởi vào 27/9. Sau khi tiêm, hai bé đều có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt, kèm theo co giật nên gia đình đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Theo thông tin trên VTC News được biết, tối ngày 1/10 có 2 người giới thiệu là đại diện của trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC TP Huế đến trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế thăm hỏi, biếu quà gia đình 2 bé trai nói trên.

Trao đổi với PV, người nhà cháu N.Đ.B.L. cho biết, 2 người giới thiệu là đại diện của trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC TP Huế trong buổi đến thăm hỏi đã lý giải nguyên nhân cháu nhập viện là do cơ địa và “không may”.

“Tôi không đồng ý với câu trả lời này. Nếu không kịp thời đưa cháu đi cấp cứu thì không biết giờ đã có chuyện gì xảy ra. Mà không phải 1 trường hợp, nên tôi muốn có câu trả lời rõ ràng, thuyết phục hơn”, chị H.T.H  (mẹ cháu N.Đ.B.L.) chia sẻ. (doisongvietnam.vn 02/10)

 
 
 

2.  Huế cần có “bác sĩ cây xanh” đúng nghĩa

Cơn bão số 5 chỉ quét qua TP. Huế vài giờ nhưng đã để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cây xanh - vốn là yếu tố nổi bật của đô thị Huế.

Ông Đỗ Xuân Cẩm - chuyên gia cây xanh đô thị, nguyên giảng viên Trường đại học Nông Lâm Huế - nói với phóng viên Báo Phụ Nữ TPHCM:

- Khi bão lốc đi qua, cây xanh ngã, đổ là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng hậu quả của cơn bão số 5 (đổ bộ sáng 18/9) đối với hệ thống cây xanh ở Huế là chuyện đáng suy ngẫm. 

Phóng viên: Theo ông, vì sao cơn bão vừa rồi chỉ ngang cấp số 8 mà số cây lại gãy, đổ ở mức kỷ lục?

Ông Đỗ Xuân Cẩm: Ý thức của cộng đồng và một vài hạn chế của công tác quản lý, bảo vệ cây xanh cũng là nguyên nhân sâu xa góp phần vào hệ quả tồi tệ ngày hôm nay. Trong thực tế, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã tác động tiêu cực triền miên vào hệ thống cây xanh, gây tổn thương cho cây, làm cho cây mất sức sống, bị thương tật rồi dần dần bộng (rỗng) ruột, thối gốc, trong khi các cơ quan quản lý chưa có những chế tài hữu hiệu. 

Chính vì thế, theo tôi, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nên chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các chương trình ngoại khóa về quản lý cây xanh cho học sinh các trường phổ thông; các đoàn thể nên tổ chức định kỳ các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh, tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý cây xanh, kiểm tra, phát hiện các tác động tiêu cực lên cây xanh để giải tỏa (nếu được) hoặc cảnh báo cho cơ quan quản lý nhằm có biện pháp ứng phó.

Hình như ông từng nói, việc cắt tỉa cành trước mỗi mùa bão đang có vấn đề và Huế chưa có bác sĩ khám, chữa bệnh cho cây xanh đúng nghĩa?

- Hằng năm, cứ trước mùa mưa bão, Trung tâm Công viên cây xanh TP. Huế đều ra quân cắt tỉa cành nhánh cây xanh trên các vỉa hè. Tuy nhiên, công việc này còn mang tính đối phó, kỹ thuật cắt tỉa chưa thật sự hoàn thiện, chưa quan tâm cắt tỉa tạo tán gọn, cân đối để vừa giúp cây chống gió bão, vừa tạo vẻ mỹ quan, ít chú ý độ nghiêng của vết cắt. Nhiều trường hợp vết cắt nằm ngang, lại không được trám bít nên dần dần ngấm nước mưa, thối mục, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật xâm nhập khiến lâu ngày cây thối thân, bộng ruột.

Vì vậy, cơ quan quản lý cây xanh cần cử cán bộ chuyên trách thường xuyên thăm khám để phát hiện những tổn thương hoặc những nguy cơ đe dọa sự sinh trưởng của cây xanh nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời. Đây được ví như những bác sĩ cây xanh thực thụ, do đó, cần phải nâng cao tay nghề cho đội ngũ này, đặc biệt là phải có chế độ ưu đãi đối với họ.

Không riêng gì ở Huế, những người thực hiện nhiệm vụ cắt tỉa cành cây ở những địa phương khác cũng cần phải được đào tạo bài bản, biết cắt tỉa tạo tán định kỳ cho phù hợp, chọn thời điểm cắt tỉa phù hợp, cụ thể là từ cuối mùa đông sang mùa xuân để cây nhanh chóng đâm chồi, nảy lộc chứ không phải chỉ đi cắt tỉa để đối phó với gió bão; cắt tỉa tạo tán phải đúng kỹ thuật, cắt tỉa xong phải trám bít vết cắt bằng vật liệu thích hợp để tránh gây thối vết cắt, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại (vi nấm, vi khuẩn, rêu, tảo) xâm nhập gây thối cành, hỏng thân, rỗng ruột.

 Đối với những cây cổ thụ, cần phải hạ chiều cao, thu gọn tán, mở họng cho gốc, cắt tỉa rễ nổi, thay đất, bón thúc phân, đậy hố gốc cây bằng những tấm vật liệu thấm nước, thông khí, giúp gốc cây không bị tấp rác, đồng thời để nước mưa dễ thấm vào rễ cây và rễ cây dễ hấp thu không khí từ bên trên lan tỏa xuống một cách tự nhiên, làm tăng diện tích bề mặt vỉa hè, từ đó vỉa hè cũng thông thoáng, sạch sẽ hơn. Tuyệt đối không để việc thi công lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm gây tổn thương gốc cây hoặc hủy hoại hệ thống rễ cây. Nếu làm được như vậy sẽ hạn chế được tình trạng cây xanh ngã, đổ do bão.

Ông có những đề xuất nào để tăng tính bền vững cho hệ thống cây xanh tại các đô thị?

- Theo tôi, không nên vì nôn nóng mà trồng cây quá lớn, đồng thời phải giữ được hệ rễ cọc. Hố trồng phải được mở rộng, đào sâu để thay đất giàu dinh dưỡng vào trước khi đặt cây xuống. Tại TP. Huế, khi chỉnh trang vỉa hè, nếu cố tình hay vô ý cắt rễ hoặc làm trầy xước rễ thì phải xử lý vết thương trước khi lát nền, bó vỉa.

Trên những tuyến đường ở TP. Huế, không nên trồng tràn lan các loài cây có thân, cành bộp, giòn, đặc biệt là loài lim xẹt cánh (phượng vàng); những tuyến đường, công viên có cây lim xẹt cánh đổ gãy thì nên trồng thay thế bằng loài khác thích hợp, có khả năng chống chịu tốt hơn. Đặc biệt, cần tăng cường vận động cư dân đô thị không tác động tiêu cực vào cây xanh và có biện pháp chế tài nghiêm đối với người cố tình xâm hại cây xanh. Cần mở đường dây nóng và vận động người dân phản ánh khi phát hiện cây xanh bị xâm hại.

Chính quyền các cấp cần vào cuộc để thúc đẩy, giám sát cơ quan chức năng trong việc quản lý cây xanh; các cơ quan chức năng cần thay đổi cách nghĩ, cách làm để có một cuộc cách mạng quản lý cây xanh đô thị tốt hơn. Sau cùng là, nhân dân trong thành phố, nhất là cư dân sống hoặc buôn bán ven các đường phố cần nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh.

Xin cảm ơn ông. (phunuonline.com.vn 02/10)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi

Năm 2020, chủ đề của Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10) hướng đến thông điệp toàn dân thay đổi hành vi, cùng chung tay chăm sóc người cao tuổi cả về đời sống thể chất và tinh thần.

 “Kính lão đắc thọ”, “kính trên nhường dưới”… là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được lưu truyền và bồi đắp qua bao thế hệ người dân Việt Nam. Trong gia đình người Việt, người già có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa gia đình và dạy bảo con cháu. Với con cháu, việc chăm sóc người cao tuổi trong nhà là bổn phận và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thành viên.

Chúng tôi đã may mắn đi qua một phần tuổi thơ vô cùng ý nghĩa khi được sống với đủ đầy tình yêu thương của cả ông bà nội và ngoại. Trước khi hai người ông ra đi vì bệnh tật, hầu như mọi việc quan trọng của mỗi gia đình nhỏ trong đại gia đình lớn của chúng tôi, đều được quyết định theo định hướng của hai “cây cao bóng cả” ấy. Một trong những “dấu vết” sinh động nhất là tên gọi của các anh chị em. Anh chị em chúng tôi tuy là con của mỗi gia đình nhỏ riêng lẻ, nhưng đều do ông bà nội thống nhất việc đặt tên. Những ông bố bà mẹ, dù là người trực tiếp sinh con nhưng chỉ đề xuất tên để ông bà nội chọn. Nếu là cháu gái, ông bà sẽ chọn đặt những tên có ý nghĩa và không trùng với họ hàng gần trong gia phả. Nếu là cháu trai, ngoài 2 yếu tố trên, còn thêm ý nghĩa kết nối anh em và thể hiện thông điệp nào đó của gia đình. Vậy nên, anh em trai cháu nội, ngoài việc mang cả họ và chữ lót như ông nội, bác, chú, mỗi đứa còn được nội sắp xếp và gửi gắm thông điệp của gia đình qua những cái tên theo thứ tự năm sinh: Trung – Tâm – Hiệp – Lực – Đoàn – Kết – Thành – Đạt…

Nơi chúng tôi sinh ra và lớn lên, nhiều gia đình đặt tên con cháu như thế và đó cũng là một nét văn hóa truyền thống làng rất đẹp. Không những thế, phong tục tập quán địa phương còn lưu giữ được nhiều thói quen sinh hoạt thường ngày thể hiện sự coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Đó là những chuẩn mực hiếu thuận của con cháu đối với cha mẹ, ông bà; là những sân chơi bổ ích, nhẹ nhàng dành cho người cao tuổi trong làng, xã; là hoạt động thường niên được chính quyền xã duy trì là tổ chức mừng thọ tập trung vào dịp đầu xuân mới cho người từ 60 tuổi trở lên...

Nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi bằng những chính sách cụ thể và thiết thực. Nhà nước và cộng đồng cùng chung tay hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe và thực hiện các chính sách an sinh xã hội để chăm sóc đời sống cho người cao tuổi; tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động giải trí, văn hóa, sống vui, sống khỏe, sống có ích và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức với người cao tuổi.

Đời sống ngày càng phát triển, số con trong mỗi gia đình ít hơn nhiều so với các thế hệ trước và con cái cũng dễ dàng thoát ly khỏi các vùng nông thôn khó khăn nên mô hình “tam/tứ đại đồng đường” không còn phổ biến trong các gia đình Việt như nhiều năm trước. Nhưng như vậy không có nghĩa là mỗi người, mỗi gia đình coi nhẹ trách nhiệm chăm sóc, yêu thương và lễ phép với người cao tuổi trong gia đình. Ông bà, cha mẹ không ai muốn trở thành gánh nặng của con cháu, nhưng con cháu không vì thế mà thờ ơ, vô tâm và vô trách nhiệm với chính cha mẹ, ông bà mình.

Thực tế cho thấy, sự kính trọng và quan tâm của người thân không những giúp người cao tuổi không cô đơn, mặc cảm với tuổi già, mà còn chính là thước đo, là chuẩn mực để giáo dưỡng tình yêu thương gia đình, sự tôn kính người lớn trong mỗi đứa trẻ trong gia đình. Do đó, bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mỗi gia đình cần phát huy tốt hơn nữa vai trò con cháu trong việc chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi trong nhà. Chỉ khi người cao tuổi trong gia đình được khỏe mạnh, vui vẻ, gần gũi với con cháu thì nề nếp gia phong và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mới có “phù sa” để bám rễ và lan tỏa.

Ngày 14/12/1990, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm Ngày Quốc tế người cao tuổi. Ngày Quốc tế người cao tuổi là một ngày hành động quốc tế do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Trong thông báo của Liên Hợp quốc về quyết định này đã ghi rõ: “Bằng việc đề ra Ngày Quốc tế người cao tuổi, Liên Hợp quốc mong muốn mọi người nhận thức rõ hơn thực tế về người cao tuổi, thấy rõ khả năng to lớn của họ đóng góp vào sự phát triển cộng đồng xã hội. Đồng thời lưu ý mọi người trên thế giới về một hiện tượng rất mới mẻ, đó là già hoá dân số và trong tương lai không xa về kỷ nguyên của người cao tuổi”. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

2.  Hương Thủy cần thêm những tư duy phát triển vươn tầm

Làm việc với TX. Hương Thủy về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) năm 2020, kế hoạch năm 2021 vào chiều 1/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, để cùng tỉnh hướng đến đột phá vượt bậc, Hương Thủy cần có những tư duy phát triển vươn tầm.

COVID – 19 tác động xấu đến tăng trưởng

Ảnh hưởng của COVID - 19 khiến tình hình kinh tế TX. Hương Thủy năm 2020 ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gián đoạn các chuỗi sản xuất, suy giảm tiêu dùng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành dịch vụ và du lịch, tác động xấu đến tăng trưởng, đầu tư, thương mại…, dẫn đến 6/16 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra, gồm: giá trị sản xuất; thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm mới, xuất khẩu lao động.

Tuy nhiên, với nỗ lực trong tổ chức thực hiện bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và triển khai ngay từ đầu năm, tính đến 15/9, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 449,8 tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán, ước thực hiện năm 2020, tổng thu ngân sách đạt 504,5 tỷ đồng, bằng 113% dự toán.

Dự ước, đến hết năm 2020, có 10/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra trên cơ sở hiện tại: giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 24.600 tỷ đồng, đạt 92,4% kế hoạch; ngành nông nghiệp giá trị sản xuất đạt 680 tỷ đồng, đạt 97,9% kế hoạch; tiến độ của các dự án, công trình dự án trọng điểm, như: mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường dây 500KV Quảng Trạch - Dốc Sỏi... được đẩy nhanh và đã phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ cho 42 công trình, dự án với số tiền là 42,8 tỷ đồng cho 699 hộ.

Về các mặt văn hóa, giáo dục, y tế..., đến nay, có 91/101 thôn, tổ dân phố văn hóa, đạt 90,1%; 80/85 cơ quan đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, đạt 94,1%; 25.212/26.490 gia đình đạt chuẩn văn hóa, đạt 95,2%; 12/12 xã, phường đạt chuẩn văn hóa…

Cũng trong thời điểm COVID – 19 xuất hiện và bùng phát, TX. Hương Thủy là một trong những địa phương triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bằng sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể từ cơ sở đến thị xã, cũng như khắc phục mọi khó khăn để tổ chức và vận hành tốt chốt kiểm soát y tế số 4 tại Phú Lộc…

Năm 2011, TX. Hương Thủy phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất 10,5%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 4.000 - 4.100 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước 500 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa 68%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm từ 0,3-0,5%... Đi kèm với đó là tập trung triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm, như: chỉnh trang, xây dựng, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ - du lịch; nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử.

Cần thêm những tư duy vươn tầm

Ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong phát triển KT- XH của TX. Hương Thủy thời gian qua, nhất là công tác đảm bảo ANTT; phòng, chống COVID – 19; giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm cũng như 10 chỉ tiêu dự ước đạt và vượt kế hoạch đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của Hương Thủy trong các mặt về hành chính công, đô thị, đất đai, giáo dục, đầu tư công…

Thời gian tới, cùng với tỉnh, TX. Hương Thủy tiếp tục chung sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để đạt hiệu quả, các cấp từ cơ sở đến thị xã của Hương Thủy cần phải có tư duy phát triển vươn tầm, tư duy huy động nguồn lực và tư duy về đầu tư, quản lý đô thị. “Chúng ta phải nhìn nhận, phát triển đô thị của Hương Thủy là gắn liền với các huyện, thị lân cận, gắn liền với TP. Huế và với Trung ương chứ không phải chỉ khu trú trong thị xã”, ông Thọ nói.

“Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa người dân với chính quyền để xây dựng một nền hành chính trách nhiệm, hiệu quả, vì dân phục vụ cũng phải được đẩy mạnh. Phải xuyên suốt tư duy “đầu tư - huy động nguồn lực - phục vụ”, nếu không làm được những điều này, không chỉ Hương Thủy mà ngay cả Huế cũng khó lòng phát triển”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Để cùng tỉnh hướng đến những bước tiến vượt bậc, vươn tầm, Hương Thủy phải tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng phục vụ của cán bộ. “Về cải cách hành chính, bước đầu Hương Thủy làm tương đối tốt, tuy nhiên, ở cấp xã cần nâng cao hơn, làm việc nhiều hơn trên môi trường mạng...”, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, bên cạnh thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm chủ lực địa phương theo hướng bền vững, Hương Thủy cần nghiên cứu chuyển đổi cây trồng năng suất thấp sang các loại cây ăn quả vừa có kinh tế cao, vừa có độ che phủ lớn hơn.

“Với tiềm năng của mình, ngoài tập trung phát triển các khu du lịch, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn 3, giai đoạn 4, đồng thời nắm bắt cơ hội thu hút các nhà đàu tư lớn, từ đó có thể giúp chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ Lưu ý. (baothuathienhue.vn 02/10)

 
 
 

3.  Bên trong khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu tại Huế

Công trình Công viên văn hóa và Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu khởi công xây dựng từ tháng 4/2020, tại huyện Quảng Điền (tỉnh TT-Huế), đến nay đã kịp hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. (Ảnh tienphong.vn 01/10)

 
 
 

4.  Đà Nẵng hỗ trợ Thừa Thiên Huế 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 5

Chiều 1/10, Đoàn công tác của TP. Đà Nẵng do Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh làm trưởng đoàn đã trao số tiền 2 tỷ đồng hỗ trợ Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 5. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh gửi lời chia sẻ trước những mất mát và khó khăn của đồng bào Thừa Thiên Huế trong những ngày qua phải chống chọi với bão số 5; với tinh thần tương thân, tương ái, Đà Nẵng trao 2 tỷ đồng cho Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để chuyển tới Nhân dân vùng lũ trên địa bàn tỉnh, phần nào giúp người dân giảm bớt khó khăn, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai do bão gây ra. Đồng thời, cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của Thừa Thiên Huế đã giúp Đà Nẵng sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.   

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cảm ơn tấm lòng quý báu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Đà Nẵng đối với nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do bão số 5 gây ra. Từ nguồn hỗ trợ này, tỉnh sẽ phân bổ nhanh, kịp thời và chính xác nguồn hỗ trợ đến đồng bào bị thiệt hại, sớm ổn định đời sống. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

5.  Sự khác biệt trong dự báo thời tiết của Việt Nam và thế giới ngày càng ít hơn

Thông tin khí tượng thủy văn đóng vai trò quan trọng trong dữ liệu phục vụ hoạch định phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, năng lực dự báo, sai số cho phép… là những chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh nhân 75 năm ngày thành lập ngành khí tượng thủy văn.

Cơ quan dự báo khí tượng nhận định, sang tháng 10/2020, không khí lạnh tiếp tục có xu hướng hoạt động gia tăng về tần suất và các đợt mưa lớn dồn dập. Từ đây đến cuối năm, tình hình lụt bão thế diễn thế nào thưa ông?

Theo quy luật nhiều năm, nửa cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau, các đợt không khí lạnh (KKL) sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế. Đỉnh điểm là tháng 11, 12 và tháng 1, trung bình mỗi tháng có khoảng 2-4 đợt. Các đợt KKL sẽ kết hợp với các hình thế thời tiết nguy hiểm như bão/áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), hội tự nhiệt đới, gió Đông trên cao… gây nên các đợt mưa lớn dồn dập.

Từ nay đến cuối năm, trên biển Đông khả năng vẫn còn khoảng 5-7 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó khoảng 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở miền Trung, như vậy rất có thể ở Thừa Thiên Huế sẽ còn chịu ảnh hưởng trực tiếp. Do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), tình hình, bão/ATNĐ, KKL… năm nay, cũng như những năm tiếp theo sẽ gia tăng cả về cường độ, tần suất và diễn biến phức tạp .

Đã lâu rồi Huế mới đón bão. Cơn bão số 5 đi qua và để lại nhiều hậu quả. Theo ông, cần làm những gì từ công tác dự báo đến ứng phó để giảm tối đa thiệt hại do thiên tai?

Đúng như các bản tin dự báo bão số 5 đã được ngành KTTV phát và cập nhật liên tục là bão sẽ đổ bộ vào Huế-Quảng Trị với gió cấp 8-9, giật cấp 11. Để giảm tối đa thiệt hại do thiên tại gây ra, chúng ta cần:

- Cập nhật tình hình thiên tai thường xuyên, đặc biệt với bão. Khi dự báo càng xa thì sai số càng lớn, trong khi bão diễn biến rất phức tạp. Các bản tin càng gần khi bão đổ bộ càng chính xác hơn cả về cường độ, hướng di chuyển, vị trí đổ bộ. Một thực tế là thường trước bão, lũ, để an toàn thì hệ thống điện lưới sẽ thường hay bị mất, nên nhiều người sẽ không tiếp nhận được các bản tin cập nhật từng giờ.

-  Theo dõi các bản tin của Ngành KTTV Việt Nam, đặc biệt khi bão khẩn cấp, cách bờ khoảng 300 km thì hệ thống quan trắc trên đất liền, các đảo, hệ thống ra đa thời tiết sẽ giám sát rất tốt diễn biến bão nên bản tin của ngành KTTV Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều các dự báo trên thế giới.

- Không dùng thông tin dự báo từ các trang cá nhân, trang không rõ nguồn gốc.

- Không chủ quan trước thiên tai.

 Toàn tỉnh có 22 trạm thuộc hệ thống KTTV quốc gia. Với xu hướng hiện đại hóa, tự động hóa toàn nghành KTTV, nên mạng lưới trạm tự động đo đạc, truyền số liệu tự động liên tục về các đài, trung tâm dự báo cũng như chuyển số liệu quốc tế theo công ước... Về cơ bản, cơ sở vật chất hạ tầng để dự báo, quan trắc khí tượng thủy văn nói chung và đo gió, mưa, lũ nói riêng ở tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Trong vài năm tới, cơ sở hạ tầng, vật chất để dự báo, đo gió, mưa ở tỉnh sẽ được tăng cường đáng kể.

Tùy theo loại hình thời tiết, tùy theo mục đích phục vụ sẽ có các loại dự báo khác nhau, ví dụ bản tin mùa vụ sẽ dự báo trước 6 tháng, bản tin nhận định mùa mưa bão lũ sẽ thực hiện trước 3, 4 tháng, bản tin cảnh báo dông lốc sét thì trước 2-3 giờ, còn khi có thời tiết nguy hiểm xảy ra như Bão/ATNĐ thì sẽ phát tin liên tục từ khi xuất hiện đến khi kết thúc. Trong một bản tin sẽ bao gồm dự báo trước 72 giờ, 48 giờ, 24 giờ. Khi bão gần bờ (bão khẩn cấp) sẽ bổ sung thêm phần dự báo trước 6 giờ, 12 giờ hoặc 3 giờ.

Đối với việc dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết bất thường trước khi diễn ra trong bao lâu và có sai số hay khác biệt gì so với khu vực và quốc tế hay không?

Đối với việc cảnh báo, dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm hiện nay quy định rất rất chặt chẽ và cụ thể hóa theo các quy định của Nhà nước, được cơ quan có thẩm quyền đánh giá sai số…

Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa, số liệu KTTV của tất cả các quốc gia, các tàu biển… sẽ được cập nhật ngay lên kho dữ liệu dùng chung toàn cầu, (Các trạm KTTV ở Huế cũng vậy). Các Trung Tâm dự báo lớn của Thế giới cũng sử dụng số liệu này để thực hiện dự báo. Các mô hình toán, công nghệ dự báo của thế giới cũng đã được chuyển giao và áp dụng tại Việt Nam nên sự khác biệt giữa dự báo giữa Việt Nam và thế giới ngày càng ít hơn. Tuy nhiên khi bão gần bờ thì với sự quan trắc của rada thời tiết Đông Hà (Quảng Trị), Tam Kỳ (Quảng Nam) thì dự báo Việt Nam sẽ “sát sao” hơn của thế giới.

Về sai số dự báo, do công nghệ của chúng ta đang dần tiệm cận với thế giới nên theo kết quả đánh giá thì sai số dự báo bão/ ATNĐ của chúng ta xấp xỉ với sai số của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 3/10 hàng năm là ngày truyền thống ngành khí tượng thủy văn. Trong 75 năm xây dựng và phát triển, điều gì khiến ông nhiều ấn tượng nhất?

 Trong 75 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Khí tượng thủy văn đã trải qua biết bao thăng trầm. Tuy nhiên điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là ý thức phục vụ cộng đồng của toàn thể cán bộ viên chức. Tinh thần đoàn kết, lòng yêu ngành, yêu nghề, dù được phân công công tác ở vị trí, vùng miền nào, nhưng tất cả họ đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn là cơ sở dữ liệu, “đầu vào” của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội… Là người trong ngành, ông có thấy áp lực và gánh nặng trọng trách của những người “dõi nắng theo mưa” trước nhận xét này?

Đúng vậy, ngày nay, thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn trong công tác phòng chống, phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội là hết sức quan trọng, ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong những năm gần đây.

Đây cũng là vinh dự của ngành KTTV, nhưng cũng là trách nhiệm vô cùng to lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đòi hỏi mỗi con người công tác trong ngành KTTV dù ở bất kỳ vị trí công tác nào đều phải nỗ lực và cố gắng hết mình, không ngừng học tập nâng cao trình độ, tiếp thu những khoa học -công nghệ tiên tiến… để phục vụ cộng đồng ngày càng tốt hơn.

Xin cảm ơn ông! (baothuathienhue.vn 02/10)

 
 
 

6.  Nam Đông: Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão, lụt

Trước khi bão số 5 (Noul) đổ bộ, nhờ làm tốt công tác ứng phó, huyện Nam Đông đã giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão.

Chủ động

Một ngày trước khi bão số 5 đổ bộ vào địa bàn tỉnh, gia đình ông Cao Viết Hùng (thôn 9, xã Hương Xuân) đã chủ động chằng chống, tỉa bớt cành, lá cho gần 2ha chuối và cam. Ngay khi tiếp nhận thông tin từ báo, đài, kênh tuyên truyền của địa phương, nhiều hộ dân đã thực hiện các biện pháp bảo vệ cây trồng để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch UBND xã Hương Xuân cho biết, rút kinh nghiệm từ đợt giông lốc mạnh xảy ra trên địa bàn xã giữa tháng 7 vừa qua làm hàng chục ha cây trồng gãy đổ, hư hại, đơn vị đã chủ động tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân có biện pháp bảo vệ cây trồng và cắt tỉa cây xanh trên địa bàn trước khi bão số 5 đổ bộ. Các hộ dân sinh sống trong các vùng có nguy cơ sạt lở, nguy hiểm đã được lên phương án di dời khi có tình huống xấu xảy ra.

Chủ tịch UBND xã Hương Hữu Huỳnh Minh Tròn thông tin, do đặc thù địa hình dốc tựa lưng vào sườn núi, nhiều khu dân cư trên địa bàn xã tiềm ẩn nguy cơ khi xảy ra mưa lớn, lũ quét nên chính quyền xã đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân di dời ngay khi có tình huống xấu xảy ra.

Nhờ làm tốt công tác phòng, chống thiên tai ngay từ trước khi bão số 5 đổ bộ nên huyện Nam Đông đã giảm thiểu được tối đa thiệt hại. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện, trên địa bàn không có thiệt hại về người và tài sản; cây trồng lâu năm và hoa màu của người dân thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên, do mưa lớn cộng với việc xả lũ của Thủy điện Thượng Lộ và Thượng Nhật nên mực nước ở các sông, suối dâng nhanh dẫn đến một số vùng bị chia cắt tạm thời, huyện cũng đã tổ chức sơ tán 728 hộ/ 2.490 khẩu tới nơi an toàn.

Đề cao cảnh giác

Chủ tịch UBND huyện Nam Đông Trần Quốc Phụng cho biết, ngay từ trước mùa mưa bão, huyện đã chủ động triển khai đồng loạt các biện pháp phòng, chống thiên tai, bão lụt. Trong đó, tập trung đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lớn; theo dõi tình hình diễn biến khi có mưa bão xảy ra để thực hiện kịp thời theo các phương án đã xây dựng và sẵn sàng sơ tán các hộ dân ở nơi không an toàn, có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Đồng thời, liên tục thông báo diễn biến của bão trên hệ thống truyền thanh của huyện và xã, kết hợp tuyên truyền, vận động người dân chằng chống nhà ở, chuồng trại, đưa gia súc đang chăn thả đến nơi an toàn; chặt tỉa cành cây có nguy cơ gãy đổ và đẩy nhanh thu hoạch hoa màu. Kêu gọi người dân từ rừng trở về và hạn chế các trường hợp vào rừng trước, trong khi bão đổ bộ.

Đơn cử như bão số 5 vừa qua, chính quyền các xã có diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp lớn như: Hương Xuân, Thượng Nhật, Hương Sơn… đã tập trung phối hợp cùng người dân chặt tỉa cành cây cao su, chằng chống cây ăn quả trước khi bão đổ bộ để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Theo ông ông Trần Quốc Phụng, tình trạng xảy ra chia cắt giữa huyện với khu vực đồng bằng đã không còn đáng lo ngại do có tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan, tuy nhiên việc chia cắt giữa các vùng có nguy cơ sạt lở hay thấp trũng trên địa bàn huyện cần được chú ý do tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Huyện đã rà soát, lập danh sách số lượng sơ tán khi có mưa lớn là 594 hộ/2.489 khẩu và khi có bão kết hợp mưa lớn là 2.065 hộ/ 7.632 khẩu.

Để kịp thời ứng phó với tình huống xấu xảy ra, huyện dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm gồm: 30 tấn gạo, 5.000 lít xăng, 500 lít dầu hỏa, 500 thùng mì tôm và chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, phương tiện cứu hộ để huy động công tác xử lý sự cố, tìm kiếm cứu nạn, sơ tán người dân...

“Phòng chống thiên tai, bão lụt là nhiệm vụ xuyên suốt và không thể lơ là, thời gian tới Nam Đông sẽ tiếp tục đề cao tinh thần cảnh giác khi dự báo tình hình thời tiết từ đây đến cuối năm sẽ còn diễn biến phức tạp”, ông Trần Quốc Phụng cho biết. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

7.  Thảo luận và cho ý kiến lần cuối về Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI

Sáng 1/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 21 (khóa XV) nhằm thảo luận và cho ý kiến lần cuối về Báo cáo Chính trị, Báo cáo kiểm điểm, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và triển khai một số nội dung quan trọng khác.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn dự, chủ trì hội nghị. 

Khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, Hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng; quyết định sự thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Vì vậy, đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng và cho ý kiến vào các dự thảo văn kiện, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp đột phá chiến lược, các chương trình hành động cụ thể giai đoạn 2020 – 2025.

Về nhân sự Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách Đại hội đại biểu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Tiểu ban nhân sự đã có báo cáo dự kiến trước một bước để xin ý kiến hội nghị. Đề nghị Tỉnh ủy thảo luận cho ý kiến.

Sau phần khai mạc của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà báo cáo về việc tiếp thu ý kiến tham gia nội dung Văn kiện tại buổi làm việc với Bộ Chính trị và xin ý kiến thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo kiểm điểm trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy - Phan Xuân Toàn trình bày các nội dung liên quan đến Chương trình Đại hội (Quy chế làm việc của Đại hội, Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII).

Trên cơ sở đó, các đại biểu tham dự hội nghị đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo Chính trị, Báo cáo kiểm điểm, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và triển khai một số nội dung quan trọng khác. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

8.  Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn người dân Eo Bầu sớm bàn giao mặt bằng cho di tích

Trưa 1/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo TP. Huế đã đến thăm hỏi, động viên các hộ dân thuộc khu vực Eo Bầu- thuộc dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I, hệ thống kinh thành Huế đang tiến hành di dời nhà cửa trả lại mặt bằng cho di tích.

Theo UBND TP. Huế, tiếp theo việc di dời dân khu vực Thượng Thành (567 hộ), đến nay thành phố đang chỉ đạo triển khai di dời hơn 750 hộ dân sống ở khu vực Eo Bầu thuộc 4 phường trong Thành Nội. Những ngày này, người dân đang tranh thủ thời tiết thuận tiện để di dời nhà dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Lãnh đạo UBND TP. Huế nêu quyết tâm sẽ sớm di dời tất cả các hộ thuộc Eo Bầu.

Ông Võ Đại Lợi, một hộ dân sống ở Eo Bầu phường Thuận Lộc đang di dời nhà cho hay: ""Thực hiện chủ trương của tỉnh, chúng tôi sẵn sàng di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, một khó khăn trước mắt là do chưa được phân đất tái định cư nên nhiều hộ dân vẫn khó khăn trong việc thuê nhà".  

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến hiện trường đang tháo dỡ nhà của nhiều hộ dân, ghi nhận, đánh giá cao, cảm ơn sự đồng thuận của họ trong việc sớm thực hiện di dời trả lại mặt bằng cho di tích. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng lúc nào cũng khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền cũng như sự đồng thuận cao của người dân. 

“Việc lãnh đạo tỉnh thường xuyên đến thăm bà con là để nghe tâm tư nguyện vọng của bà con, bởi trong quá trình triển khai sẽ không thể không có sai sót từ cơ sở. Mong muốn làm sao người dân và chính quyền luôn có tiếng nói chung, cùng thực hiện mục đích quan trọng chung là trả lại mặt bằng cho di tích, mang lại nơi ở mới, cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Trên cơ sở kinh nghiệm từ đợt đi dời dân khu vực Thượng thành, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND TP. Huế rà soát lại thật kỹ, tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ di dời. Trong quá trình giải phóng mặt bằng phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho dân, tuy nhiên không để lợi dụng chính sách để trục lợi.

Cùng với đó, quan tâm đến việc huy động các lực lượng giúp đỡ người dân, nhất là hộ neo đơn, gia đình chính sách, hộ nghèo di dời nhà. Quan tâm bố trí nơi ở cho người dân trong lúc chờ nhận đất tái định cư và xây nhà. Khi đã bốc thăm đất, cần nhanh chóng cấp giấy phép xây dựng để người dân có thể xây nhà ngay, sớm an cư, lập nghiệp.

Theo kế hoạch, Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế di dời 4.200 hộ dân chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2019-2021 di dời 2.938 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành, các Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến Phòng Lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022- 2025 sẽ di dời 1.262 hộ dân thuộc khu vực hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, di tích Đàn Xã Tắc… (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

9.  Cây xanh đổ ngã bất thường trong bão số 5, Huế sẽ trồng loại cây đô thị phù hợp

Bão số 5 vừa qua gây thiệt hại nặng nề hệ thống cây xanh của thành phố Huế. Dù bão chỉ cấp 8, nhưng có khoảng 10.000 cây xanh bị bật gốc, gãy đổ.

Bão số 5 vừa qua gây thiệt hại nặng nề hệ thống cây xanh của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Dù bão chỉ cấp 8, nhưng có khoảng 10.000 cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Cây xanh được xem là “di sản xanh” của thành phố Huế, được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, đến lúc cần xem xét một cách nghiêm túc việc trồng và chăm sóc cây xanh ở địa phương miền Trung như Huế.

Bão số 5 vừa qua đã làm hệ thống cây xanh ở thành phố Huế gãy đổ la liệt. Theo Trung tâm Công viên cây xanh Huế, tại TP Huế có hơn 10.000 cây xanh bị gãy đổ. Cây bị bật gốc, đổ, phần lớn do hệ thống rễ đã bị hư hại, các cây bị gãy cành, đứt nhánh là loại thân giòn, khó chống chịu được bão lớn.

Thạc sĩ Phạm Cường, Giám đốc Trung tâm Thực hành và nghiên cứu lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế, cho rằng: hiện tượng cây xanh tại thành phố Huế gãy đổ hàng loạt sau bão số 5 là bất thường. Huế là địa phương thường xuyên hứng chịu mưa bão nhưng cây gãy đổ nhiều như trận bão này rất hiếm gặp. Những gốc cây bị đánh bật khỏi vỉa hè có quá ít rễ cọc, trong khi phía trên là cành tán xum xuê.

Thạc sĩ Phạm Cường nhận định, sau nhiều năm không có bão lớn, cây xanh ở Huế đã phát triển tốt, tuy nhiên, việc cắt tỉa bớt chiều cao, chiều rộng cành lá chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đặt vấn đề cần thay thế trồng một số loại cây phù hợp, nhất là đối với đô thị thường xuyên chịu ảnh hưởng mưa bão như Huế. "Chúng tôi nhận thấy rằng, đối với một số loài cây mà có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, hình thái đẹp tiềm năng phát triển trồng trong đô thị và đặc biệt có khả năng chống chịu với gió bão. Ví dụ như cây nhồi, sao đen, dầu rái, me Tây, Hoàng yến…đấy là những loài cây chống chịu gió bão tốt hơn", thạc sĩ Phạm Cường chia sẻ.

Toàn thành phố Huế có khoảng 65.200 cây xanh với hơn 60 chủng loại được trồng ở các tuyến đường, các khu đô thị, công viên... Đây là một trong những địa phương có sự đa dạng về cây xanh đô thị bậc nhất Việt Nam, tỷ lệ “phủ” cây xanh đô thị của Huế với khoảng 13m2/người. Trong đó, cây phượng đỏ, phượng vàng được trồng nhiều nhất, với khoảng 19% trên tổng số cây xanh; tiếp đó là bằng lăng, long não, nhội, hoàng yến, dáng hương…Phần lớn những cây bị bật gốc, gãy đổ trong bão số 5 vừa qua là phượng vàng, bằng lăng, sò đo cam…

Ông Đỗ Xuân Cẩm, chuyên gia cây xanh đô thị cho rằng: cây bật gốc phần lớn tập trung vào cây mới trồng từ 5 đến 7 năm, thậm chí 10 đến 20 năm. Thời gian gần đây, do mong muốn cây xanh định hình sớm tại các khu đô thị nhưng về giải pháp kỹ thuật, lại không đảm bảo. Trồng cây quá lớn, đồng thời, không giữ hệ rễ cọc và trồng quá cạn. Vấn đề cắt tỉa, tạo tán, hạ độ cao vào mùa cây sinh trưởng, phải làm thường xuyên, không đợi đến mùa mưa bão mới cắt tỉa nhằm đối phó.

"Các dự án cải tạo đường vỉa hè khi đưa trồng cây thì chọn những cây lớn quá kích cỡ, đường kính khoảng 20 thậm chí trường hợp hơn 20, 30, khi ra trồng chẳng còn chút rễ nào hết. Và khi anh cắt hết rễ như vậy thì cái tổn thương nặng nhất là rễ cọc và sau khi trồng xuống cây sống được là nhờ những rễ cấp 2, cấp 3 nó mọc ra từ những đoạn rễ con đã già cỗi nằm ở gần cổ rễ, những đoạn đó cắt ngắn rồi và bây giờ nó ra rất hạn chế. Chính vì vậy, có những cây đã xanh rồi, đã tốt rồi, tán đã lớn rồi nhưng khi bật lên chúng ta thấy bộ rễ nó vẫn rất hạn chế", ông Đỗ Xuân Cẩm cho biết.

Mới đây, qua kiểm tra hệ thống cây xanh gãy đổ sau bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND thành phố Huế và Trung tâm Công viên cây xanh Huế đánh giá thấu đáo công tác quản lý và bảo vệ cây xanh trong thời gian qua, nghiên cứu phương án trồng cây xanh công cộng theo hướng bền vững, chọn loại cây phù hợp với khí hậu và cảnh quan của Huế để trồng thay thế. Một số loại cây không phù hợp tại một số tuyến đường cần sớm được thay thế.

Ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết: sau bão số 5, đơn vị đã rút ra những bài học cho việc quản lý hệ thống cây xanh trên địa bàn. Đó là, việc chọn lựa cây trồng mới chưa hợp lý, phần nhiều có tuổi thọ ngắn và do việc lựa chọn kích cỡ cây quá lớn nên khi trồng lại ở vị trí mới, buộc phải cắt bớt rễ, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt của xứ Huế, khiến khả năng phục hồi của cây chậm, rễ bị hư, suy kiệt, dễ bị gãy đổ.

"Qua nhiều cơn bão rồi Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã nghiên cứu nhiều chủng loại có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khi hậu ở Huế mưa bão. Ví dụ một số chủng loại như nhạc ngựa, long não, nhổi, sấu, rồi giáng hương. Phải nói có những chủng loại chống chịu và với điều kiện thời tiết mưa bão như ở Huế", ông Qúy nói./. (vov.vn 02/10)

 
 
 

10.  Cây xanh gãy đổ gây thiệt hại: Tuỳ trường hợp mới được bồi thường

Những vụ tai nạn hi hữu do cây xanh gãy đổ khiến người bị thương và phương tiện hư hỏng nặng khiến nhiều người lo lắng. Thời điểm Huế vào mùa mưa bão, nỗi lo này cứ thế phập phồng khi ra khỏi nhà. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm chính sau những tai nạn hi hữu đó?

Mới đây, cơn bão số 5 xảy ra trên địa bàn đã có nhiều phương tiện bị hư hỏng nặng, nghiêm trọng hơn, có người tử vong sau một thời gian điều trị do ảnh hưởng của cây xanh gãy đổ. Không chỉ ảnh hưởng do bão, cây xanh gãy đổ còn có sự tác động bởi chịu áp lực lớn từ việc đô thị hoá, giao thông, từ đó việc sinh trưởng và phát triển của cây sẽ không đồng điều… dẫn đến cây bật gốc, nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường.

Hiểm hoạ rình rập

Anh Nguyễn Thọ, TP. Huế cho biết, vì đặc thù công việc nên thường xuyên di chuyển xe máy liên tục trên đường bất kể trời nắng hay mưa. Nhưng với anh, ám ảnh nhất vẫn là thời tiết mưa lớn kèm gió to, chưa nói đến cơn bão được dự báo từ trước. Những lúc như thế, việc di chuyển khó khăn một phần, nhưng e ngại hơn khi đi qua những tuyến đường có hệ thống cây xanh dày đặc, nguy cơ gãy đổ có thể xảy ra bất cứ khi nào. “Không phải riêng gì mình mà những thời điểm như thế có rất nhiều người cùng di chuyển. Thi thoảng vẫn chứng kiến một vài cây xanh gãy đổ, nhưng rất may không ai bị chi cả”, anh Thọ kể lại và nói thêm, những lần như thế anh đã rút kinh nghiệm bằng cách xin trú tạm vào nhà một ai đó.

Cơn bão số 5 vừa rồi, dù chỉ quét qua Huế chừng 30 phút, nhưng đã gây hậu quả nặng nề. Ngoài hàng trăm căn nhà bị tốc mái, hư hỏng còn có trường hợp bị cây xanh gãy đổ dẫn đến tử vong.

Trong đó, trường hợp một chuyên viên của Phòng GD-ĐT TP. Huế trên đường từ cơ quan trở về nhà đã không may gặp nạn. Khi đi ngang đoạn đường Nguyễn Công Trứ (TP Huế) thì bất ngờ bị cành cây xanh trên đường gãy đổ đè lên người và xe máy. Dù được người đi đường nhanh chóng đưa đi bệnh viện nhưng do chấn thương quá nặng, nạn nhân không qua khỏi.

Cách đây nhiều năm về trước, một vụ thoát chết li kì cũng do cây xanh gãy đổ khiến những ai sống gần cầu Vĩ Dạ khi nhắc lại vẫn không khỏi giật mình. Trong lúc lưu thông trên đường, một chiếc ô tô 4 chỗ mang biển số công vụ khi đi qua cầu Vĩ Dạ, đoạn gần giao nhau với đường Bà Triệu – Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Lộ Trạch bị một cây xanh gãy đổ, đè chắn ngang lên nóc xe. Chiếc xe bị lún phần trần, gương chắn phía trước cũng như gương chiếu hậu cũng bị rạn nứt. Rất may tài xế tài xế thoát nạn.

Tuỳ trường hợp để xem xét

Theo một lãnh đạo của Trung tâm Công viên Cây xanh Huế, việc cây xanh gãy đổ và gây thiệt hại đến người và tài sản của người đi đường là chuyện không ai mong muốn. Vào trước khi có thông tin thiên tai, bão lụt ngành cây xanh luôn chú trọng đến việc cắt tỉa, xén cành. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp hi hữu, ngoài ý muốn xảy ra. Nhưng theo vị này, một khi đã có cảnh báo thời tiết xấu, hạn chế ra đường từ chính quyền nhưng một số người vẫn ra đường và gặp nạn là chuyện khác. Còn với thời tiết bình thường, nhưng cây xanh gãy đổ gây ảnh hưởng cho người đi đường tất nhiên ngành cây xanh có phần trách nhiệm.

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Nguyễn Anh Tâm, Công ty Luật Công Khánh (TP. Huế) cho biết, Điều 604 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Nếu cây cối thuộc quyền quản lý của một người dân cụ thể, vừa là chủ sở hữu đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lý, trông coi cây cối thì chủ sở hữu phải tuân theo quy định Khoản 1 Điều 177 BLDS 2015.

Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh (BĐSLK&XQ) thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu BĐSLK&XQ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu BĐSLK&XQ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu. Việc không quản lý cây cối mà gây nên thiệt hại thì chủ sở hữu phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Trường hợp cây xanh ở đô thị thuộc tài sản của Nhà nước, hoạt động quản lý cây xanh đô thị tuân theo quy định tại Điều 18 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, ngày 11/06/2010. Những đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh được UBND cấp huyện yêu cầu và giao nhiệm vụ thực hiện có kế hoạch xử lý đối với cây nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người dân. Trường hợp có thiệt hại xảy ra mà thỏa mãn các điều kiện về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu đơn vị dịch vụ về quản lý cây xanh bồi thường thiệt hại, bởi trách nhiệm trông coi, quản lý cây cối được chuyển từ chủ thể sở hữu Nhà nước sang cho đơn vị dịch vụ; khi thực hiện nhiệm vụ, đơn vị dịch vụ đã có lỗi để cây cối gây thiệt hại cho người xung quanh, không kịp thời phát hiện ra tình trạng nguy hiểm để có những biện pháp khắc phục phù hợp.

“Các chi phí, mức bồi thường được quy định tại BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong trường hợp các bên (chủ sở hữu cây cối, đơn vị dịch vụ, người thiệt hại/đại diện hợp pháp của người thiệt hại) không thống nhất việc bồi thường thì có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, Luật sư Anh Tâm phân tích.

Không bồi thường trong trường hợp bất khả kháng

Việc bồi thường trong trường hợp cây xanh bị gãy đổ bởi các yếu tố thiên tai, thảm họa thì cơ quan giải quyết tranh chấp phải xem xét đến các yếu tố lỗi, cụ thể:

Nếu các sự kiện xảy ra hoàn toàn là bất ngờ, đột ngột, các cơ quan chưa phát hiện, chưa thông báo... nên chủ sở hữu/cơ quan quản lý cây xanh đô thị không được biết/hay quá bất ngờ không thể khắc phục được thì thuộc trường hợp bất khả kháng.

Ngược lại, sự kiện xảy ra mà bên chịu trách nhiệm đã được biết/ hoặc có khả năng khắc phục thì nếu có thiệt hại xảy ra, bắt buộc phải chịu trách nhiệm khi không hoàn thành vai trò chủ sỡ hưu/co quan quản lý.

Ngoài ra, cũng cần phải xem xét đến hành vi của người bi hại, nếu đã được biết về các sự kiện bất khả kháng nhưng vẫn di chuyển bên ngoài, không vì lý do khẩn cấp để đánh giá khách quan xem có đủ cơ sở để yêu cầu bồi thừng thiệt hại hay không. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

11.  Có một nhà báo Tố Hữu

Trước hết, Tố Hữu là nhà cách mạng, một chính trị gia. Điều này đã được khẳng định trong rất nhiều công trình . Với tôi, ông còn có một tư cách khác, vị trí khác, tuy không nổi trội như thi ca nhưng vẫn lấp lánh tỏa rạng, đó là sự nghiệp hoạt động báo chí của Tố Hữu.

Nhân kỷ niệm 100 ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020), người con ưu tú của làng Phù Lai trải mình bên dòng sông Bồ ngầu đỏ phù sa “tốt cà”, quê hương Quảng Điền yêu dấu“Ai người làm thơ. Ai người đánh giặc”của tỉnh Thừa Thiên Huế; qua các nguồn tư liệu, thêm lần nữa, chúng tôi xin khắc họa lại chân dung nhà báo Tố Hữu.

Tố Hữu đến với báo chí từ năm 1936. Ban đầu, Tố Hữu làm thơ gửi đăng báo. Giữa năm 1937, sau khi gặp được đồng chí Phan Đăng Lưu, lúc bấy giờ là Ủy viên Trung ương Đảng, trực tiếp làm Chủ bút báo Dân của Xứ ủy Trung Kỳ, Tố Hữu đã có cơ hội bắt tay vào làm báo – làm biên tập thực thụ.

Nhớ về giai đoạn tham gia làm báo Dân năm 1938 ở Huế, Tố Hữu viết: “Sau mấy số đầu, anh Lưu cảm thấy hơi khô nên khó vào lớp trí thức, học sinh. Một hôm anh hỏi tôi:

- Cậu biết làm thơ không?

Tôi đáp:

- Niêm luật Đường thi, ca dao lục bát, thì tôi nắm được, nhưng không biết làm thơ có hay không.

- Vậy thì tốt rồi.

- Anh Lưu nói – báo ta hơi khô. Cậu biết làm thơ hãy làm những bài về những người lao động nghèo khổ. Nghèo khổ không phải là số phận, mà là do đế quốc phong kiến bóc lột, và do sưu thuế nặng nề. Những cảnh ăn mày, đầy tớ, trẻ mồ côi… có rất nhiều điều cần viết để thức tỉnh nhân dân. Cậu cố gắng viết để đăng được mỗi số một bài hoặc vài số một bài, có thể nhờ đó dân thích đọc báo ta hơn. Nhưng phải chú ý: Thơ phải chân thật, xúc động lòng người, dễ hiểu, dễ nhớ và đừng dài dòng...

Tôi nói: Nếu viết những cái đó thì tôi viết được.

Như vậy, anh Phan Đăng Lưu chính là người thầy đầu tiên hướng tôi vào dòng thơ cách mạng”.[1]

Bài thơ đầu tiên của Tố Hữu viết đăng trên báo Dân là bài Mồ côi[2]. Theo Tố Hữu, “vì đó là thân phận của tôi. Cha đi xa chẳng tin tức gì, mẹ mất khi tôi còn nhỏ”. Tiếp đó là các bài Vú em, Tiếng hát Hương Giang… Bằng những bài thơ như vậy, Tố Hữu trở thành một “cây” thơ của báo Dân. Và nhờ tác phẩm đăng trên báo chí cách mạng cổ vũ tinh thần trong thanh niên, và có thể do những bài thơ được đăng trên báo Dân, báo Thế giới của Đoàn Thanh niên dân chủ ở Hà Nội lúc bấy giờ, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương… Nhưng vì sự “nổi dậy” đòi quyền dân sinh, dân chủ trên công luận nên mới được 17 số, lấy cớ vi phạm “đăng tin không thật” báo Dân bị chính quyền thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa. Một số thành viên Ban biên tập báo Dân bị bắt tù đày. Tố Hữu tiếp tục viết bài gửi cho các báo khác ở Hà Nội theo đường hướng của báo Dân.

Tháng 4/1939, Tố Hữu bị Pháp bắt, lúc đầu chúng giam ở Thừa Phủ, sau đày Lao Bảo, trải qua nhà tù Qui Nhơn, lên Buôn Ma Thuột, rồi chuyển ngục Đắk Lây, vùng núi cao quanh năm mây phủ của Kon Tum. Ở nhà ngục Đắk Lây, việc ra tờ báo được Lê Văn Hiến viết trong Trở lại Kon Tum như sau: “Trong trại, chúng tôi ra hai tờ báo; một tờ do anh em ở phòng dưỡng bệnh xây dựng lấy tên là La-za-rê và một tờ lấy tên Chàng Làng... Ngày Tết anh em ra tạp chí Mùa Xuân. Tòa soạn gồm có những anh em như Hà Thế Hạnh, Lê Nhu, Đoàn Bá Từ, Nguyễn Trọng Vĩnh, về sau có thêm đồng chí Tố Hữu và Huỳnh Ngọc Huệ... Các tờ báo phản ánh khá trung thực sinh hoạt của trại và đã góp một phần quan trọng vào việc giáo dục, giải trí cho anh em”.

Tháng 3/1942, Tố Hữu cùng đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ vượt ngục Đắk Lây. Sau gần cả tháng trời, hai người mới về tới Đà Nẵng. Để đảm bảo an toàn, từ đây, hai người chia tay, Tố Hữu đi theo một hướng, Huỳnh Ngọc Huệ theo một hướng khác (nhưng không may, Huỳnh Ngọc Huệ bị sốt nặng, phải vào bệnh viện nên bị bọn mật thám nhận ra và bắt lại), Tố Hữu trở về bắt liên lạc, gây dựng cơ sở ở Huế, Quảng Trị, Đồng Hới, rồi ra hoạt động ở Thanh Hóa, được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy, trực tiếp phụ trách tuyên truyền và tổ chức. Với kinh nghiệm thực tiễn làm báo trong đấu tranh, trong ngục tù, tuyên truyền cách mạng, Tố Hữu chủ trương và cho ra báo Đuổi giặc nước, tiếng nói của cơ quan Việt Minh tỉnh Thanh Hóa. Năm đó, Tố Hữu mới 22 tuổi.

Báo Đuổi giặc nước do Tố Hữu làm Tổng biên tập thật ra chỉ có hai người: Tố Hữu vừa viết xã luận, giải thích đường lối chính sách, vừa viết tin về phong trào hoạt động. Lại có cả thơ ca hò vè, tranh vẽ. Nhớ lại một cách chi tiết về việc làm báo Đuổi giặc nước ở Thanh Hóa, Tố Hữu viết: “Báo ra bốn trang, mỗi tháng một kỳ. Thế mà cũng vất vả vì in trên đá, phải đi lùng tìm các mặt đá cẩm thạch bằng phẳng và mài thật nhẵn, tìm mua mực in và giấy ở thị xã Thanh Hóa và tập viết chữ ngược. Lúc đầu chưa quen nên viết rất chậm, sau quen dần. Ngoài ra còn anh Sơn, một đồng chí trẻ với chiếc rulô (con lăn) để đặt tờ giấy in lên đá. Báo ra được 5 số thì có động. Bọn mật thám và quan lại thấy có báo Việt Minh liền lục sục ngày đêm, nên chúng tôi càng phải hết sức giữ bí mật chỗ ở và đường đi lại của mình. Những số báo đầu tiên được in ở nhà đồng chí Sổ, tại làng Thượng, huyện Nga Sơn. Nhà anh có hai cô em gái làm liên lạc, rất tận tụy và khôn khéo, đi phát các số báo đến nhiều cơ sở. Sau đó bị lùng riết, chúng tôi phải chạy sang huyện Hậu Lộc. Trong Tỉnh ủy có hai đồng chí Điệt và Trinh vốn là người địa phương rất thông thuộc địa bàn, nên xây dựng cơ sở khá nhanh. Một hôm hai anh em về Hậu Lộc gặp hai người cắt tóc tên là Sồ và Hậu ở chợ, lân la làm quen, nói là đi buôn tre luồng mà ở đây rất cần cho nghề đánh cá. Hai anh thợ đưa hai đồng chí về nhà có hai ông bà già, xin ở trọ một thời gian để làm ăn. Anh Điệt đưa tôi về ở đây, sau này quen gọi là nhà mẹ Tơm ở làng Hanh Cù sát ngay bờ biển, giữa vùng đồi cát trắng hoang vắng chỉ có cây phi lao lơ thơ, rất tiện cho việc đi về. Vào nhà mẹ Tơm, Điệt tự xưng mình là Hiền, còn tôi là Lành. Cái tên Lành ấy tôi giữ mãi đến ngày nay. Về đây, chúng tôi mang cả gạo và ít tiền, cả nhà cùng ăn vui vẻ, nên ông bà cũng mau thấy thân tình. Thế là nhà mẹ Tơm thành cơ quan Tỉnh ủy. Chúng tôi lại mang đá và giấy mực về tiếp tục ra báo Đuổi giặc nước. Lúc này anh Sồ và anh Hậu đã bắt đầu giác ngộ cách mạng, được phân công mang báo ra chợ phát cho các đối tượng đã có mối liên lạc.…”[3].

Cũng theo Tố Hữu, báo Đuổi giặc nước có khuôn khổ nhỏ, chỉ có bốn trang nhưng cũng giải thích được chủ trương của Đảng, lúc này quen gọi là Việt Minh. Các bài báo đã nêu rõ tình hình trong nước và thế giới, chỉ ra những mục tiêu cấp bách hàng ngày là đấu tranh chống áp bức và bóc lột của bọn quan lại và cường hào ở nông thôn. Trên hết, quan trọng nhất là đánh đuổi giặc Nhật, giặc Pháp, tiểu trừ bọn Việt gian, giành cho được độc lập tự do cho dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.

Báo Đuổi giặc nước nhanh chóng đưa tin lan truyền khắp vùng trong tỉnh Thanh Hóa, nâng cao niềm tin của nhân dân và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc; đồng thời chỉ rõ bọn phát xít cùng bọn phản động Pháp và bọn Việt gian phong kiến ngày càng thi hành chính sách bóc lột và đàn áp khốc liệt đối với nhân dân Việt Nam.

Trước tình hình cách mạng trong nước và thế giới ngày càng khẩn trương, Tố Hữu được triệu tập dự hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ mở rộng. Sau đó, các đồng chí họp cả ba tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình, lập thành một chiến khu, gọi là Hòa Ninh Thanh. Sau nữa gọi là chiến khu Quang Trung để giữ bí mật. Tố Hữu lại tổ chức ra báo Khởi nghĩa để động viên phong trào. Tờ báo của chiến khu Quang Trung do Tố Hữu chủ biên giống như tờ báo Đuổi giặc nướccủa Việt Minh Thanh Hóa. Báo ra được 7 số và phát đi cả ba tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình, phát về các làng xã, nên phong trào quần chúng càng sôi động. Ở đâu cũng tổ chức đội tự vệ, tập luyện quân sự ráo riết, sẵn sàng đời lệnh khởi nghĩa.

Giữa năm 1945, từ chiến khu Quang Trung, Tố Hữu trở về Thanh Hóa, bàn kế hoạch khởi nghĩa, đề nghị Tỉnh ủy cử người thay ông làm Bí thư, rồi vào Vinh, ở lại một tháng, lập tỉnh bộ Việt Minh, giúp các đồng chí ở đây ra báo Kháng địch. Sau đó, khẩn trương đi vào các tỉnh phía trong để trở về Huế, rồi được cử làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên, phát động quần chúng đứng lên lật đổ ngai vàng quân chủ nhà Nguyễn, giành chính quyền về tay nhân dân, lúc đó nhà báo Tố Hữu mới 25 tuổi.

Thời gian công tác ở Huế, Tố Hữu tham gia Bộ Biên tập tạp chí Đại Chúng, Cơ quan Văn hóa Trung Bộ và có thơ in ở tạp chí này.[4]

Giữa năm 1946, khi đang làm Phó Bí thư Xứ ủy Trung Bộ, Tố Hữu được Trung ương gọi ra Hà Nội, giao nhiệm vụ phụ trách công tác văn hóa và thanh niên; đến cuối năm Tố Hữu lại được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.Từ giữa năm 1947 đến năm 1950, Tố Hữu được Trung ương giao phụ trách công tác tuyên truyền và văn nghệ.

Cuối năm 1947, sau một thời gian chuẩn bị, với tư cách là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Tố Hữu tổ chức xuất bản báo Văn nghệ và trực tiếp làm Thư ký tòa soạn (như Tổng biên tập ngày nay), Chủ nhiệm là nhà văn Đặng Thai Mai.

Văn nghệ (tiền thân của báo Văn Nghệ) là Cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam. Lúc đầu, xuất bản ở Việt Bắc, mỗi tháng một kỳ, có khi hai tháng một kỳ. Số 1 ra tháng 3/1948,ngay sau chiến thắng Sông Lô. Trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Văn nghệ đã xuất bản được 56 ấn phẩm. Sau chuyển về Hà Nội,tháng 11/1954, xuất bản lại, đánh tiếp số 57, từ đó mỗi tháng hai kỳ, rồi 10 ngày một kỳ. Đến tháng 6/1957, ra bộ mới, đánh số lại, từ số 1, ra hàng tháng[5]…

Những tác phẩm văn thơ, nhạc họa kiệt xuất viết về cuộc kháng chiến chống Pháp còn lại đến ngày nay đều được công bố lần đầu tiên trên Văn nghệ. Văn nghệ do nhà báo Tố Hữu làm Thư ký tòa soạn, nhận được sự cộng tác tích cực của một đội ngũ văn nghệ sĩ hùng hậu như nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Vũ Cao, Chính Hữu, Đỗ Nhuận… Sau năm 1950, nhà báo Tố Hữu được Đảng phân công nhiệm vụ mới, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thay ông đảm nhận chân Thư ký tòa soạn Văn nghệ.

Tháng 2 / 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp ở Chiêm Hóa, Thái Nguyên, Tố Hữu được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngay sau đó, nhà báo Tố Hữu được Trung ương phân công tổ chức, xuất bản và trực tiếp làm Tổng Biên tập báo Nhân dân[6]. Số 1 ra ngày 11/3/1951. Báo Nhân dân là Cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc đầu xuất bản hàng tuần, sau nâng dần lên 5 ngày, 3 ngày, 2 ngày, rồi ra hàng ngày. Đối với báo Nhân dân, Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng thường xuyên quan tâm viết bài cộng tác, theo dõi từng số báo để nắm bắt tình hình tư tưởng cũng như xây dựng phương thức chỉ đạo các địa phương thông qua diễn đàn của báo Nhân dân.

Từ giữa năm 1951, nhà báo Trần Huy Quang thay Tố Hữu làm Tổng biên tập báo Nhân dân. Tố Hữu chuyển sang chuyên trách công tác tư tưởng của Đảng. Từ đó cho đến lúc rời ghế quan trường, Tố Hữu không trực tiếp cầm quân tờ báo nào nữa. Nhưng trên nhiều cương vị công tác, ngoài chuyện làm thơ, viết chính luận, Tố Hữu vẫn thường xuyêncộng tác với các tờ báo lớn. Những năm sau 1980, Tố Hữu đương nhiệm Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông vẫn tiếp tục viết nhiều bài báo.

 Với quê hương Thừa Thiên Huế, cũng như đồng bào ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên, nhà báo Tố Hữu luôn có nhiều trăn trở, suy tư. Mỗi lần có dịp về quê, ông thường tìm cách gặp gỡcác giới văn nghệ sĩ và báo chí để trao đổi, hàm huyên, khích lệ, cùng tìm lối đi thích hợp cho từng địa phương cụ thể. Nhưng điều lớn hơn là sự kỳ vọng, mong mỏi ở đội ngũ cầm búttỉnh nhà cần phải dũng cảm dấn thân đi trước thời cuộc, phát huy truyền thống báo chí của vùng đất văn hiến và cách mạng, tích cực “phát hiện cái mới, tìm ra nhân tố mới từ cuộc sống”. Để rồi, đi đến tận cùng củacuộc đời CON NGƯỜI cũng chỉ cốt để được hiến dâng cho nhân dân, cho dân tộc.

Chưa kể hết những tờ báo mà Tố Hữu tham gia Ban biên tập hay gửi bài cộng tác, cũng đã có trên bốn tờ báo, trong đó có hai tờ giữ vị trí hàng đầu của nền báo chí cách mạng nước ta do nhà báo Tố Hữu trực tiếp làm Chủ bút – Tổng Biên tập ngay từ buổi sơ khai. Ngày nay, nếu có dịp đọc lại những tác phẩm đăng trên hai tờ báo này (Báo Văn nghệ và Báo Nhân dân) người đọc sẽ hiểu thêm về bản lĩnh, tài năngtổ chức và phong cách làm báo của Tố Hữu. Là người làm báo hiện nay, tôi nghĩ, chỉ chừng ấy thôi cũng đã quá đủchất liệu để khái quát nên khuôn mặt rất riêng về sự nghiệp báo chí cách mạng của nhà báo, nhà thơ Tố Hữu.                                                           

[1]. Tố Hữu, Nhớ lại một thời, hồi ký, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002, tr.23 và 24.

[2]. Đăng trên số 10 báo Dân ra ngày 6/9/1938.

[3].Tố Hữu, Nhớ lại một thời, hồi ký, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002, tr. 90 - 92.

[4]. Đó là bài thơ tứ tuyệt có tựa đề Hôm nay mà chúng tôi vừa tìm thấy.

[5]. Tô Huy Rứa (chủ biên), Thư tịch báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 561-562.

[6]. Tô Huy Rứa (chủ biên), Thư tịch báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 311 (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Nghệ sĩ vượt khó mùa dịch

Năm nay là một năm khó khăn với ngành nghệ thuật biểu diễn do những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy vậy, các nghệ sĩ vẫn lạc quan, cố gắng xoay sở vượt qua khó khăn để nuôi dưỡng đam mê.

Lắm khó khăn

Dành gần 20 năm học nhạc nhưng con đường gắn bó với âm nhạc của chị Vũ Tấn Thùy Trang khá truân chuyên. 16 năm học violin, thêm 4 năm học nhã nhạc, chị Trang giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Huế được 8 năm. Cách đây vài năm, sau đợt cắt giảm lao động tại học viện, chị Trang thất nghiệp và kiếm sống bằng các show diễn.

Thu nhập chủ yếu dựa vào các hoạt động biểu diễn ở nhà hàng tiệc cưới, khách sạn, phòng trà…, chị Trang cùng nhiều đồng nghiệp lao đao khi dịch COVID-19 bùng phát, tất cả các hoạt động biểu diễn phải tạm ngưng. Chị chia sẻ: “Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến đời sống của tôi nói riêng cũng như anh chị em nghệ sĩ nói chung. Nghệ sĩ sống nhờ sân khấu nên những lúc hoạt động biểu diễn bị ngưng trệ do dịch bệnh, không có show diễn, tôi buồn và lo lắm”.

Với nghệ sĩ hoạt động ca Huế trên sông, tình hình cũng rất khó khăn, nhất là những nghệ sĩ xem biểu diễn ca Huế là nghề chính. Nghệ sĩ Đoàn Thủy thở dài: “Đến nay, em vẫn chưa đi diễn lại do vắng khách. Không thể biểu diễn ca Huế trên sông, em quá khó khăn khi mất đi nguồn thu nhập chính. Ngay cả chi phí trả tiền phòng trọ cũng không có, em đành về quê phụ ba mẹ làm nông”.

Ở những thời điểm phải tạm dừng các chương trình biểu diễn nghệ thuật do dịch bệnh, nghệ sĩ vừa nhớ nghề vừa đối mặt với không ít khó khăn. Tuy nhiên, họ cũng nhanh nhẹn xoay sở bán hàng online, mở shop quần áo hay bán hàng ăn... Những công việc tạm thời này giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt để tiếp tục theo đuổi đam mê với nghệ thuật.

“Không có show diễn, một số anh chị em nghệ sĩ phải làm thêm nhiều nghề phụ khác để trang trải cho cuộc sống khó khăn mùa COVID. Em cũng tập trung vào công việc bán hàng ở shop thời trang”, MC Khánh Hà cho biết.

Tái khởi động

Sau những khó khăn mùa dịch, điều vui là dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Từ ngày 12/9, các hoạt động có giới hạn trước đây trở lại hoạt động bình thường, trong đó có hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch, sự kiện, cưới hỏi, tiệc mừng… Các nghệ sĩ không khỏi mừng vui khi lại được đứng trên sân khấu biểu diễn.

Chị Vũ Tấn Thùy Trang phấn khởi: “Cũng nhờ chính quyền làm tốt công tác kiểm soát dịch, cuộc sống trở lại bình thường, chúng tôi cũng được trở lại với công việc. Mấy hôm nay, tôi đã bắt đầu đi biểu diễn trở lại. Mặc dù lịch diễn chưa nhiều như trước đây, nhưng đây cũng là khởi đầu đáng mừng”.

Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế vẫn duy trì tập luyện và làm công việc chuyên môn. NSND. Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, di tích vắng khách tham quan nên hầu như không thể tổ chức các chương trình biểu diễn tại Duyệt Thị Đường. Các nghệ sĩ dành thời gian cho việc tập huấn, truyền nghề và tập luyện các bài bản đã có trong hồ sơ di sản, đồng thời chuẩn bị cho hoạt động khai trương không gian văn hóa Tịnh Tâm dự kiến được tổ chức vào giữa tháng 10.

Nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế vẫn tiến hành tập luyện và tham gia cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2020 tại Đắc Lắc. Những làn điệu: Cổ bản dựng, Nam ai, Mái xắp, Ngựa ô, Hề đồng… vẫn vang lên đầy say mê trong mùa dịch.

NSƯT. Đình Dũng, Phó Giám đốc Phụ trách Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế cho hay, hiện nay, nghệ sĩ và diễn viên nhà hát đang tích cực tập luyện chương trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh, chào mừng thành công đại hội và chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu. Cùng với đó, các hoạt động biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa và các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác cũng được tái khởi động.

Với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước khi lượng khách du lịch giảm mạnh do dịch COVID-19, tuy nhiên, các nghệ sĩ vẫn tỏ ra lạc quan. Nghệ sĩ Thùy Trang chia sẻ: “Mùa dịch tất nhiên phải khó rồi, nhưng, chúng tôi tin sẽ sớm chiến thắng đại dịch và nghệ sĩ chúng tôi được mang lời ca, tiếng hát, tiếng đàn đến với mọi người”. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

2.  Bản tin Văn hóa - Du lịch ngày 01/10

Huế với những danh lam thắng cảnh và di sản nổi tiếng đã và đang trở thành trường quay của nhiều bộ phim hot trong thời gian gần đây như phim “Kiều”, “Em và Trịnh”. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

3.  Kho báu vua Hàm Nghi, sự thật và huyền thoại: Kết cục bi thương

Sau nhiều ngày không thấy ông Nguyễn Hồng Công xuống núi đi mua thức ăn như thường lệ, người dân Hoá Sơn đã lên núi Mã Cú tìm kiếm và phát hiện xác ông đang phân huỷ trong chiếc lán xiêu vẹo. Ông Công ra đi trong cô độc, lạnh lẽo bên “cửa kho báu” sau 31 năm tìm kiếm.

Niềm tin mê hoặc

Theo ông Phan Văn Chương, ngày mới ra Hoá Sơn ông Nguyễn Hồng Công nhanh nhẹn, lực lưỡng, thông minh và có phần hiểu biết vượt trội so với người dân bản địa. Vốn là một sỹ quan Biên phòng giải ngũ, trong đời thường ông Công sống rất có kỷ luật và sạch sẽ. Tuy nhiên, do suốt ngày đào bới, chui rúc trong các hầm hào, hốc đá nơi rừng thiêng nước độc để tìm kiếm kho báu, nên sức khoẻ ông Công xuống dần và qua đời lúc 61 tuổi do bị bệnh phổi hành hạ.

Sở dĩ ông Công chọn nhà ông Chương tá túc để tìm kiếm kho báu là do nhà ông Chương nằm cạnh con đường lên núi Mã Cú. “Những ngày đầu tìm kiếm kho báu, ông Công bỏ tiền thuê dân làng đào bới và gửi tiền cho vợ tôi lo cơm nước. Sau nhiều năm, ông Công cạn tiền, không thuê được người, ông tự mình đào bới, tiền cơm cũng không còn để gửi cho vợ tôi. Thương ông cô độc, vất vả gia đình tôi nuôi cơm ông hơn chục năm không lấy một đồng nào”, ông Chương kể.

Ông Chương nhớ lại: “Nhiều đêm cùng nhau tâm sự, tôi khuyên ông Công từ bỏ việc tìm kiếm kho báu vì sức khoẻ của ông ngày càng yếu. Ông ấy lắc đầu bảo: Không phải ông hám tiền, vàng mà việc ông đang làm là sứ mệnh. Ơn trên sẽ cho ông sức khoẻ và cho ông tìm thấy kho báu trong một thời điểm thích hợp”.

Theo ông Chương, ông Công rất mê tín, có thể nhịn cơm nhưng phải dành tiền để mua đồ lễ thắp hương nơi ông đào bới trong ngày 30 và ngày rằm hàng tháng. Khoảng 5 năm cuối đời, sức khỏe ông Công xuống hẳn do bị bệnh phổi, lên xuống núi khó khăn, ông quyết định dựng một chiếc lán nhỏ ngay “cửa kho báu” để ở lại trên núi tiện cho việc khai quật. Mỗi tháng ông Công chỉ xuống núi 2 lần để mua gạo, thức ăn và lễ vật thắp hương cầu khấn.

Chồng chết, vợ đi tù, gia đình li tán

“Khoảng mươi hôm trước khi qua đời, ông Công xuống núi đi chợ như thường lệ. Khi về qua nhà, tôi thấy ông ấy xiêu vẹo không vác nổi bao gạo 10kg. Tôi bảo hay ở lại nhà tôi nghỉ ngơi nhưng ông không chịu. Tôi đành bảo đứa con trai mang giùm bao gạo lên lán cho ông ấy. Đến kỳ xuống núi như thương lệ, không thấy ông ấy đâu, linh tính mách bảo, tôi bảo con trai tôi chạy lên xem thế nào. Nó chạy về hớt hải, bảo chú Công đã chết trong lán, mùi bốc lên rồi. Tôi chạy đi báo chính quyền, lúc ấy là vào buổi chiều ngày 6/10/2013. Khám nghiệm pháp y cho biết ông Công đã chết trước đó 6 đến 7 ngày” - ông Chương kể.

Ông Chương cũng là người trực tiếp liên lạc với gia đình ông Công, nhưng vì đường sá xa xôi người thân ông Công không thể đến kịp, chính quyền địa phương cho mai táng ông Công theo phong tục địa phương. Sau khi mai táng xong thì em trai, em gái và người con trai ông Công mới đến được Hoá Sơn. Họ chỉ biết ngậm ngùi bên ngôi mộ của ông Công và ra về từ bấy đến nay không thấy quay lại.

Ông Chương kể: Để có tiền đầu tư cho việc khai quật kho báu, vợ ông Công đã phải vay mượn rất nhiều người chu cấp cho ông Công và đến lúc không có khả năng trả nợ. Cuối cùng vợ ông Công phải đi tù vì những khoản nợ mà mình đứng ra vay cho chồng đi tìm kho báu.

Ông Chương nhận định: Có thể do ông Công quá cố chấp, gia đình khuyên lơn không được nên họ đã bỏ mặc ông ấy khi sống và cả khi đã chết. Ông Công ra Hoá Sơn và ở lại đây hơn 30 năm nhưng chẳng thấy người thân ông ấy đến thăm. Và đã gần 10 năm ông ấy qua đời, duy nhất một lần có ba người nhà tìm đến sau khi vừa mai táng, còn từ đó tới nay không một ai tìm về viếng mộ ông ấy. Ngôi mộ hoang lạnh, cô độc không một nén hương trong những ngày lễ Tết.

Không có kho báu đồ sộ như nhiều người tưởng tượng

Tiến sỹ Sử học Nguyễn Khắc Thái, người nhiều năm nghiên cứu về vua Hàm Nghi cho rằng, theo các cứ liệu lịch sử, không thể có một kho báu đồ sộ của vua Hàm Nghi hay nhà Nguyễn trên đất Quảng Bình. Theo đó, từ thời vua Tự Đức đã cho xây dựng một số sơn phòng nhằm chuẩn bị cho công cuộc kháng Pháp lâu dài, mà điển hình là sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Sơn phòng được xây dựng theo hình thức thành trì kiên cố, của cải vật chất được cất giữ trong sơn phòng chứ không đưa đi chôn giấu như người ta nghĩ. Nên nói vua Tự Đức ra Hoá Sơn, Minh Hoá, Quảng Bình để chôn giấu của cải vật chất là không có căn cứ.

Còn vua Hàm Nghi khi rời kinh thành Huế trong hoàn cảnh thất thủ, chạy giặc chứ không phải ra đi ung dung tự tại, thì khó để mang theo nhiều vàng bạc, châu báu. Việc phát lộ vàng từ hốc cây trôi ra ở Hoá Sơn càng cho thấy ở đây không có sơn phòng nào cả. Nếu có thì nhà vua đã cho số vàng bạc ấy vào sơn phòng cất giữ chứ không đưa đi giấu một cách đơn sơ như thế.

Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái kể, năm 1997 ông là thành viên trong đoàn của tỉnh Quảng Bình lên Hóa Sơn để “mở cửa kho báu” theo đề nghị của ông Nguyễn Hồng Công. Với cái nhìn của con nhà nghề, ông phát hiện đất đá nơi ông Công đào lên là đất đá nguyên thổ, không có dấu vết tác động của bàn tay con người trước đó. “Ông Công có đưa ra một phiến đá có nhiều đường vân, cho rằng bản đồ chỉ kho báu. Tôi xem rất kỹ, hoá ra đó là một phiến đá tự nhiên, những đường vân nổi lên trên phiến đá cũng rất tự nhiên, không có dấu hiệu nào là do con người tạo ra. Tôi khuyên ông Công nên dừng việc đào bới tìm kiếm kho báu nhưng ông ấy chỉ cười, không nói gì” - ông Nguyễn Khắc Thái nói.

Tiến sỹ Sử học Nguyễn Khắc Thái nhận định: “Vậy vàng bạc, châu báu của vua Hàm Nghi có còn thất lạc đâu đó trong nhân gian hay không? Tôi nghĩ là có nhưng không nhiều và đồ sộ như nghiều người tưởng tượng. Vì quá trình lãnh đạo phong trào Cần Vương, do không tương quan lực lượng mà vua Hàm Nghi thường xuyên phải chạy giặc. Mỗi lần như thế, rất có thể tuỳ tùng của nhà vua không kịp mang theo của cải nên bị thất lạc. Vàng trôi ra từ gốc cây ở Hoá Sơn là một ví dụ”. (tienphong.vn 02/10)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Chi đoàn VKSND thành phố Huế trao tặng 30 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo

Đồng hành cùng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế nhân dịp Trung thu năm 2020, Chi đoàn VKSND thành phố Huế đã trao tặng 30 chiếc xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THCS Trần Cao Vân (thành phố Huế).

Chiều 30/9, nhân dịp Tết Trung thu năm 2020, Chi đoàn VKSND thành phố Huế đã trao tặng 30 chiếc xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THCS Trần Cao Vân (thành phố Huế). Đây là món quà ý nghĩa nhằm động viên tinh thần và hỗ trợ các em trong quá trình học tập.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu - Bí thư chi đoàn VKSND thành phố Huế cho biết, những món quà dành tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong học tập được huy động từ sự đóng góp của đoàn viên chi đoàn VKSND thành phố Huế và các mạnh thường quân thuộc Hiệp hội bất động sản thành phố Huế. Món quà tuy chưa phải là lớn nhưng đó là tấm lòng của những người lính áo xanh ngành kiểm sát, đồng chí Hiếu chia sẽ.

Trong những năm qua, Chi đoàn VKSND thành phố Huế luôn đồng hành và giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế. (baovephapluat.vn 01/10)

 
 
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 

1.  Hình thành “Tủ sách Huế” để giữ gìn văn hóa đọc

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đang chỉ đạo xây dựng Đề án thiết lập và phát triển “Tủ sách Huế” nhằm mục tiêu giới thiệu, quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc, giới thiệu các cuốn sách quý, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa nhân văn của vùng đất Cố đô. Trao đổi với Thừa Thiên Huế Cuối tuần Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết:

Trong quá khứ có rất nhiều tác phẩm của Huế, nghiên cứu về Huế được các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ mô tả thông qua những đầu sách có giá trị qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử. Hiện nay, những đầu sách này vẫn còn lưu lạc nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam, trong các thư viện, nhà chùa, tu viện, nhà dân. Do đó, “Tủ sách Huế” được xây dựng không ngoài mục tiêu giới thiệu, quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc, giới thiệu các cuốn sách quý, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa nhân văn nhằm giáo dục văn hóa của vùng đất Cố đô.

Thưa ông, việc xây dựng “Tủ sách Huế” có nhiều ý nghĩa nhân văn, theo ông để hội đủ tiêu chí về “Tủ sách Huế” tỉnh cần tập trung vào những nội dung nào?

Ý tưởng về xây dựng “Tủ sách Huế” nhằm hướng đến 3 mục tiêu. Thứ nhất là giới thiệu về Huế thông qua các tác phẩm, những đầu sách độc, lạ, có giá trị được sưu tầm, phục dựng. Thứ hai, đây là cơ hội khôi phục các đầu sách viết về Huế, khích lệ văn hóa đọc đang dần mai một, hướng tới xây dựng một xã hội đọc sách. Thứ ba là thông qua tủ sách này, xây dựng món quà tặng mang ý nghĩa nhân văn của người Huế tặng cho du khách thập phương khi đến Huế- như vậy sách trở thành quà tặng.

Việc sưu tầm, phục dựng, xuất bản các đầu sách về Huế dựa vào những nguyên tắc nào, thưa ông?

Ở Huế, ngoài hệ thống thư viện Nhà nước, nhiều tủ sách gia đình được xem là “kho báu” với rất đầu loại sách chuyên đề về Huế rất giá trị. Những tủ sách này được những người yêu sách gìn giữ đến ngày hôm nay và xem đó như bảo vật của gia đình. Việc xây dựng “Tủ sách Huế” nhằm bảo tồn nhiều tủ sách, nhiều cuốn sách về Huế đang có nguy cơ bị thất lạc, tẩu tán. Trong quá trình xây dựng đề án này, tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổng thể, từ việc mời gọi những đơn vị, tư nhân sở hữu những tủ sách, cuốn sách quý để phát huy giá trị, lan tỏa đến cộng đồng cũng như bảo quản và gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công nghệ trong việc bảo quản, lưu giữ để phát huy hiệu quả, giá trị của “Tủ sách Huế”. Và việc số hóa các đầu sách là một ví dụ.

Nghĩa là tất cả các đầu sách về Huế đều có thể tham gia vào “Tủ sách Huế” ?

Những tác phẩm, tác giả được tuyển chọn tham gia “Tủ sách Huế” là những tác phẩm có giá trị, được Hội đồng thẩm định và tuyển chọn chuyên ngành do tỉnh lập để lựa chọn một cách khách quan, công tâm. Hội đồng này tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát nguồn tư liệu văn hiến về Phú Xuân - Huế từ thực địa và tại các cơ quan lưu trữ Trung ương, địa phương. Hiện kho tàng tư liệu về văn hiến Phú Xuân - Huế trong và ngoài nước còn nhiều và cần được tiếp tục khai thác, bổ sung để cung cấp cho bạn đọc những nội dung, kiến thức, câu chuyện phong phú, toàn diện, đa chiều về mảnh đất Cố đô này.

“Tủ sách Huế” có con dấu nhận diện, logo nhận diện, giống như đặc sản Huế - ai đã được đóng dấu nhận diện rồi xem như có giá trị vì đã được hội đồng thẩm định của tỉnh ghi nhận. Còn đối với việc in sách nào tùy thuộc vào việc huy động nguồn lực, tùy thuộc vào hội đồng thẩm định, vào nhà xuất bản… Khi đã hình thành “Tủ sách Huế”, tỉnh sẽ có những cuộc đấu giá những đầu sách quý, hiếm, có không gian trưng bày và giới thiệu sách Huế, có không gian đường sách Huế thật ý nghĩa.

Để xây dựng “Tủ sách Huế”, theo ông vấn đề cần quan tâm bây giờ là gì?

Trước mắt, tôi chỉ đạo sở, ngành liên quan cho sưu tầm một thư mục về sách Huế. Tức là các đầu sách đang nằm ở các nước, trong nước, tại các thư viện, nhà dân đều được lên danh sách và phân loại công phu, huy động sự tham gia xã hội hóa của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở đó, hội đồng thẩm định sẽ tuyển chọn theo từng giai đoạn, từng chủ đề. Có thể đây là cây thư mục quan trọng, phân theo tuyến thời kỳ theo thứ tự thời các vua chúa, thời kỳ trước 1945, trước 1975, sách thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ chống Mỹ, sách thời kỳ đương đại, sách nằm ở thư viện các nước, sách đang nằm ở các thư viện tư nhân… 

Bước tiếp theo là triển khai thi và xây dựng logo nhận diện “Tủ sách Huế”, đồng thời thiết kế để phát huy vai trò logo ấy. Tôi cũng sẽ viết thư ngõ kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp đầu sách cho “Tủ sách Huế”. Cùng với đó, xây dựng một nguồn quỹ cho “Tủ sách Huế” để huy động nguồn lực cho việc hình thành, in ấn, phát hành, nuôi dưỡng “Tủ sách Huế”.

Ông có thể dự báo về sự thành công của “Tủ Sách Huế”?

Từ lâu, sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Sách hay sẽ giúp ta mở mang kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, là cách để nối liền quá khứ - hiện tại và mở ra tương lai.

Tôi cho rằng, nhiều người sở hữu các tủ sách, cuốn sách quý về Huế, ai cũng muốn một ngày sẽ công bố, đưa ra với công chúng. Nhưng quan trọng, là cách ứng xử, đón nhận của chúng ta với cuốn sách, với những người sưu tầm đó ra sao. Đằng sau mỗi cuốn sách là một hành trình, là sự trân trọng mà người sưu tầm dành hết tâm huyết vào đó. Tôi tin rằng, “Tủ sách Huế” sẽ được người dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng nếu có cách làm hay, trân trọng.

Vấn đề cốt lõi là ở cách làm. Làm thế nào để cho mỗi người Huế nói riêng và tất cả môi người trên thế giới, tại Việt Nam đều tự hào khi trong tủ sách của gia đình mình có đóng góp những cuốn sách viết về Huế để tham gia “Tủ sách Huế”. Đây là một việc làm ý nghĩa và thiết thực.

Nghĩa là giấc mơ về một “Tủ sách Huế” sắp trở thành hiện thực, thưa ông?

UBND tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện sau khi Đề án thiết lập và phát triển “Tủ sách Huế” được phê duyệt, phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh Đề án. Đồng thời, phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh xây dựng các tiêu chí để chọn các đầu sách tham gia “Tủ sách Huế” theo các danh mục lĩnh vực.

Đề án “tủ sách Huế” trước mắt ưu tiên lĩnh vực nghiên cứu Huế, cùng với đó sẽ xây dựng các tiêu chí để chọn các đầu sách khác tham gia tủ sách theo các danh mục, lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện sẽ thành lập các hội đồng, tổ chuyên gia, tổ giúp việc theo từng lĩnh vực để lựa chọn sách có giá trị tiêu biểu để xuất bản, tái bản cho “Tủ sách Huế”; đồng thời, tiếp cận các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm có những bộ sách quý, các công trình giá trị chưa xuất bản để đề nghị xuất bản, tái bản trên nguyên tắc kết hợp đồng bộ giữa xuất bản và phát hành.

Hình thành “Tủ sách Huế” là việc làm thiết thực và cần thiết để giữ gìn văn hóa đọc trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, đồng thời tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể đối với việc sáng tác, quảng bá, lưu giữ sách; nâng cao nhận thức của Nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Thông qua “Tủ sách Huế” cũng sẽ góp phần giới thiệu và quảng bá văn hóa, con người xứ Huế, những giá trị đã được chắt lọc và thể hiện trên từng cuốn sách, có giá trị trường tồn mãi với thời gian.

Xin trân trọng cảm ơn ông! (baothuathienhue.vn 02/10)

 
 
 

2.  Giảm “độ vênh” giữa bằng cấp và năng lực cho giáo viên tiếng Anh

Giáo viên đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định là điều đương nhiên. Tuy nhiên, làm thế nào để giảm “độ vênh” giữa bằng cấp và năng lực thực tế để tạo hứng thú cho học sinh lại là chuyện khác.

Nỗi lo đạt chuẩn

Cách đây 10 năm, Thừa Thiên Huế rất khó khăn về đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, do mặt bằng chất lượng không đồng đều. Thậm chí, có giáo viên không hiểu hết nội dung sách giáo khoa, phát âm còn sai. Thế nên, có thời điểm có đến 84,4% giáo viên Thừa Thiên Huế không đạt chuẩn trong kỳ khảo sát năng lực ngôn ngữ do Sở GD&ĐT phối hợp với Hội đồng Anh Hà Nội (British Council) tổ chức.

Ý thức được tầm quan trọng khi năng lực giáo viên quyết định đến chất lượng đào tạo, Sở GD&ĐT thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa; trong đó, chú trọng kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến. Giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp, tài liệu, giáo án và chú trọng hoạt động đánh giá sau bồi dưỡng. Sự hỗ trợ của Hội đồng Anh trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng là một yếu tố giúp chất lượng dạy và học tiếng Anh của Thừa Thiên Huế nâng lên.

Ở các trường trên địa bàn TP. Huế, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa tốt hơn. Trường THPT Hai Bà Trưng có 14 giáo viên dạy ngoại ngữ thì có đến 11 giáo viên đạt chuẩn C1 (trong nước) và 2 giáo viên đạt chuẩn B2 (quốc tế), 2 giáo viên được Trung tâm Ủy quyền EUC công nhận là giám khảo nói đạt chuẩn quốc tế.

Cô giáo Trần Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, cho biết: Chúng tôi luôn xem trọng và khuyến khích việc tự học, bồi dưỡng của giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn; khuyến khích giáo viên viết đề tài tham luận hội thảo trong và ngoài nước; tăng cường đọc sách báo để nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ. Quan trọng hơn là nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu với giáo viên nước ngoài để nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy.

Năm học 2019 - 2020, có 90,8% giáo viên đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo cấp bậc học; trong đó, cấp tiểu học đạt 94,7%, THCS 96,79% và THPT 78,8%. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn chưa sát thực tế là vấn đề đáng suy nghĩ. Đánh giá của Sở GD&ĐT cho thấy, nhìn chung giáo viên tiếng Anh vẫn còn rất yếu về kỹ năng nghe và nói, có “độ vênh” rất lớn giữa năng lực bằng cấp và năng lực thực tế, tính bền vững chưa cao.

Phải là nhu cầu tự thân

Vẫn biết nhiều giáo viên nỗ lực để đạt chuẩn, song họ vẫn chưa thực sự hướng vào việc giảng dạy mà đặt nặng thành tích thi cử. Ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa cao khi có tư tưởng an phận, ngại khó trong đổi mới phương pháp dạy học và  ứng dụng công nghệ thông tin… Giáo viên vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên do địa hình cách trở.

Cô giáo Phan Thị Bích Lộc, Tổ trưởng bộ môn tiếng Anh Trường tiểu học Trần Quốc Toản (TP. Huế) chia sẻ, đạt chuẩn chỉ là điều kiện cần, giáo viên phải thực sự tạo ra môi trường học tập năng động, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Ngoại ngữ là môn đòi hỏi khả năng thiết kế các hoạt động và cách thức tổ chức tiết dạy của người thầy để giảm đi sự khô cứng, e ngại trong tiết học.

Để có môi trường tốt, việc đầu tư cơ sở vật chất rất quan trọng. Học sinh phải được luyện tập nghe - nói trong những phòng riêng biệt, đầy đủ máy móc. Ngành giáo dục cần kêu gọi xã hội hóa việc học ngoại ngữ, thúc đẩy vai trò của các đơn vị đào tạo ngoại ngữ bên ngoài nhà trường. Đối với giáo viên ngoại ngữ, phải biết tạo ra tình huống, khả năng để hướng dẫn học sinh học tập. Bên cạnh việc thiết kế, phân bố thời gian hợp trong mỗi tiết học, người thầy còn phải biết cách giúp đỡ, giảm độ khó cho học sinh, truyền tải kiến thức mới gắn với hướng dẫn, củng cố kiến thức toàn bài.

Thông tư 26 về quy chế bồi dưỡng thường xuyên đã quy định, hàng năm giáo viên phải tự đăng ký nội dung bồi dưỡng, trên cơ sở đó nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục sẽ tổng hợp và triển khai bồi dưỡng. “Quan trọng là phải quan tâm tới tâm tư nguyện vọng của học sinh, các thầy cô đổi mới, nâng cao trình độ là vì học sinh chứ không phải vì thành tích”, cô Oanh cho biết thêm.

Dù vẫn còn có những “độ vênh” và con số 9% giáo viên ngoại ngữ chưa đạt chuẩn vẫn là mục tiêu cần giải quyết. Để việc bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ đạt yêu cầu, phải để các thầy cô thấy được bồi dưỡng là nhu cầu tự thân, là niềm vui chứ không phải áp lực hay thúc ép. (baothuathienhue.vn 02/10)

 
 
 

3.  Học phí Đại học Khoa học - Đại học Huế năm 2020 vừa được công bố

Đại học Khoa học - Đại học Huế vừa thông báo mức học phí các ngành đào tạo năm học 2020-2021.

Dự kiến cụ thể như sau:

Nhóm ngành          Học phí (VND/Năm)     Học phí (VND/Tín chỉ)

Khoa học Xã hội    9.600.000   320.000

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ       11.550.000 385.000

Sinh viên ngành Triết học được miễn học phí trong toàn bộ khóa học.

Sinh viên thuộc diện chính sách được miễn, giảm học phí căn cứ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Năm 2020, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế có 1.840 chỉ tiêu tuyển sinh. Điểm sàn của trường năm 2020 là 15 đến 16 điểm tùy từng ngành đào tạo.

Dự kiến, Điểm chuẩn Đại học Khoa học - Đại học Huế năm 2020 sẽ được công bố vào ngày 5/10.

Được biết, điểm chuẩn trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế năm 2019 theo kết quả thi THPT quốc gia từ 13 đến 15 điểm. (thoidai.com.vn 02/10)

 
 
 

4.  Học phí Đại học Nông Lâm - Đại học Huế năm 2020 dự kiến

Đại học Nông Lâm - Đại học Huế vừa thông báo mức học phí các ngành đào tạo năm học 2020-2021.

Cụ thể như sau:

TT       Mã ngành   Tên ngành   Học phí (1 năm)

1          7620103     Khoa học đất        11,700,000

2          7510201     Công nghệ kỹ thuật cơ khí      11,700,000

3          7520114     Kỹ thuật cơ điện tử        11,700,000

4          7540101     Công nghệ thực phẩm    11,700,000

5          7540104     Công nghệ sau thu hoạch        11,700,000

6          7549001     Công nghệ chế biến lâm sản    11,700,000

7          7580210     Kỹ thuật cơ sở hạ tầng   11,700,000

8          7520503     Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ     11,700,000

9          7620102     Khuyến nông        9,800,000

10        7620105     Chăn nuôi   9,800,000

11        7620109     Nông học    9,800,000

12        7620110     Khoa học cây trồng       9,800,000

13        7620112     Bảo vệ thực vật    9,800,000

14        7620113     Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan         11,700,000

15        7620116     Phát triển nông thôn      9,800,000

16        7620201     Lâm học      9,800,000

17        7620202     Lâm nghiệp đô thị          9,800,000

18        7620211     Quản lí tài nguyên rừng 9,800,000

19        7620301     Nuôi trồng thủy sản       9,800,000

20        7620302     Bệnh học thủy sản         9,800,000

21        7620305     Quản lý thủy sản 9,800,000

22        7640101     Thú y          9,800,000

23        7850103     Quản lí đất đai     11,700,000

24        7340116     Bất động sản        11,700,000

25        7540106     Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm          11,700,000

26        7420203     Sinh học ứng dụng         11,700,000

27        7620118     Nông nghiệp công nghệ cao     9,800,000

28        7620119     Kinh doanh và Khởi nghiệp nông thôn      9,800,000

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Nông Lâm - Đại học Huế năm 2020 là 1.595. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường năm 2020 thấp nhất là 15 điểm.

Được biết, điểm chuẩn trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế năm 2019 từ 13 đến 15 điểm. Ngành chế biến lâm sản có mức điểm chuẩn cao nhất là 15 điểm.

Dự kiến, điểm chuẩn Đại học Nông Lâm - Đại học Huế năm 2020 sẽ được công bố vào ngày 5/10. (thoidai.com.vn 02/10)

 
 
 

5.  Thầy giáo khiếm thị mê công nghệ

Không chỉ tận tâm, từ tấm lòng nhân ái của mình, thầy giáo khiếm thị Nguyễn Viết Thương đã mang ánh sáng của tri thức, công nghệ đến những người chung cảnh ngộ.

“Ghiền” công nghệ

Sinh ra ở Phong Hải (Phong Điền), nhưng 28 năm nay, chỉ những năm đầu đời là cậu bé Nguyễn Viết Thương được nhìn tỏ tường sự vật. Bệnh đục thủy tinh thể làm mất đi những sắc màu trong cuộc sống, nhưng không làm mất đi niềm đam mê tin học của cậu bé mù miệt biển.

Năm 1998, Nguyễn Viết Thương tham gia sinh hoạt tại Hội Người mù tỉnh. Cũng từ đó, cậu được học chữ Braille. Một chân trời mới mở ra. Thế nhưng, cánh cửa của chàng trai mù mới thật sự xuất hiện vào năm 2006, Thương kể: “Đó là lần đầu tiên tôi tiếp cận máy tính. Cảm giác rất khó tả vì lúc đó sách chữ nổi đắt tiền và khó tra cứu những thông tin chuyên sâu. Nó đã mở ra một con đường mới, cho phép tôi và những người cùng cảnh ngộ tìm hiểu kiến thức dễ dàng hơn”.

Chưa có hỗ trợ giọng đọc tiếng Việt, Thương phải mò mẫm tìm học tiếng Anh. Ngoài những giờ lên lớp, Thương “lén lút” vào phòng máy tính thao tác. Thầy cô giáo lắc đầu trước sự bướng bỉnh ấy, vì ngoài máy tính, hầu như cậu bé Thương chẳng còn quan tâm đến điều gì khác.

Vẫn chưa hài lòng với những kiến thức tích cóp được, Nguyễn Viết Thương khăn gói vào TP. Hồ Chí Minh học về web, Java, lập trình. Năm 2017, những nỗ lực của chàng trai 9X được đền đáp. Anh theo học khóa tin học do Tổ chức JICA – Nhật Bản tài trợ, sẵn sàng để trở thành một giáo viên. Đồng thời, Nguyễn Viết Thương đã xuất sắc đạt giải nhì cuộc thi Liên hoan Tin học toàn quốc dành cho người khiếm thị năm 2017.

Từ năm 2018 đến nay, thầy giáo Nguyễn Viết Thương đã trở thành giáo viên hợp đồng, cùng một giáo viên khác đảm nhận lớp máy tính và điện thoại thông minh dành cho người mù.

Những lớp học đặc biệt

Cách dạy đặt mình vào vị trí học viên của thầy Thương vô cùng hiệu quả. Không nhìn thấy, nhưng “hiểu”, từ đó, thầy giáo trẻ truyền động lực cho những học trò của mình. Chị Trương Thị Thanh Tiên, một học viên mù chia sẻ: “Tôi mê thơ văn lắm, từ giờ có thể làm hay gõ bài thơ mình yêu thích, hơn nữa còn khám phá rất nhiều kiến thức. Cuộc đời tôi thật sự đã lật sang trang khác, tươi sáng, đầy niềm vui hơn”.

Năm 22 tuổi, bệnh teo dây thần kinh đáy mắt làm chị Tiên mất đi thị lực. Những năm sau đó là chuỗi ngày chị vật lộn với nỗi đau không bao giờ nhìn thấy ánh sáng. Tháng 7/2020, chị trở thành học viên lớp máy tính. Chỉ hơn một tháng học tập, chị đã thành thạo Word, tạo tập tin, thư mục... “Máy tính đã trở thành người bạn và cũng là nguồn hạnh phúc đối với người mù như tôi. Vì thế tôi rất cảm ơn hai thầy giáo, nhất là thầy Thương đã luôn động viên, đồng hành cùng mình trên cả chặng đường dài”, chị Tiên xúc động nói.

Không chỉ truyền cảm hứng trên lớp, thầy giáo Nguyễn Viết Thương đã tự mình lập nên trang web miễn phí nguyenvietthuong.com. Ngoài đào tạo, chia sẻ và trao đổi những kiến thức công nghệ dành cho người mù, khiếm thị, trang web còn là tấm lòng của thầy giáo Thương cho những người đồng cảnh ngộ.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết: “Đam mê công nghệ và rất nhiệt thành với hoạt động giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Viết Thương đã truyền động lực cho rất nhiều học viên. Đó cũng là cảm hứng giúp các học viên tự tin với bản thân, hoà nhập cùng cộng đồng”.

Chỉ mới một năm hình thành, thầy giáo 9X đã cho ra đời hơn 100 video tự quay, cắt ghép hướng dẫn sử dụng các công cụ căn bản của máy tính. Mỗi video kéo dài từ 15 - 20 phút với cách diễn giải dễ hiểu, đơn giản. Trong video, thầy Thương còn giải đáp những thắc mắc của người mù, người khiếm thị để học viên dễ dàng hiểu nội dung.

Mong ước của thầy giáo 9X là những bài giảng trên trang web sẽ trở thành nền tảng để triển khai các lớp học trực tuyến. Chia sẻ của thầy Thương cũng chính là tấm lòng của thầy, luôn tin tưởng vào sự mạnh mẽ, can trường của những người mù, người khiếm thị: “Không quan trọng tiếp cận máy tính khó ra sao, quan trọng nhất là các bạn quyết tâm như thế nào để chinh phục nó. Tôi tin rằng mình làm được thì người mù nào cũng làm được”. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
DU LỊCH
 

1.  Theo dấu tích còn lại các biệt thự trên đỉnh Bạch Mã

Vườn Quốc gia Bạch Mã không chỉ nổi tiếng với khí hậu ôn hoà theo kiểu “Đạt Lạt giữa lòng miền Trung”, giá trị đa dạng sinh học, điểm đến du lịch hấp dẫn với hệ thống suối, thác cùng với hệ thống biệt thự Pháp còn sót lại cho đến hôm nay. Nhưng ít ai biết rằng, càng đi sâu vào bên trong Bạch Mã, những dấu tích của các ngôi biệt thự xưa cũ còn sót lại. Điều đó, cho thấy nơi đây từng được xem là khu nghỉ dưỡng lý tưởng…

Theo một số tư liệu ghi chép, vì muốn tìm địa điểm thích hợp để xây dựng khu nghỉ dưỡng cho sĩ quan Pháp và giới thượng lưu ở Huế, đầu năm 1933, kỹ sư công chánh phân khu Thừa Thiên là Raoul Desmarest đã đi bộ băng rừng lên đỉnh Bạch Mã. Ông đã tìm ra khu vực lý tưởng, với nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 20 độ C, ở độ cao cách mặt nước biển gần 1.500m. 

Sau khi trở về báo cáo thực địa, Raoul Desmarest đã được Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil ủy thác thực hiện khảo sát quy hoạch đỉnh núi Bạch Mã. Đến năm 1936, hơn 300 ha rừng ở đỉnh núi Bạch Mã đã được quy hoạch.

Vào năm 1942, với sự tham gia thi công của hàng trăm công nhân, 139 ngôi biệt thự được xây dựng hoàn thiện trên đỉnh Bạch Mã. Tại vị trí cao nhất đỉnh Bạch Mã, Vọng Hải Đài cũng đã được người Pháp cho xây dựng để làm nơi ngắm cảnh. Tuy nhiên, đến năm 1945, quân Nhật chiếm đóng Bạch Mã, buộc chủ nhân những ngôi biệt thự phải rời bỏ đi nơi khác.

Trải qua thời gian, ngày nay ngoài số biệt thự còn sót lại vẫn được sử dụng, khai thác để phục vụ du lịch thì còn rất nhiều ngôi biệt thự hỏng hóc, hoang hoá và gần như bị quên lãng khi nằm giữa rừng cây rậm rạp, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Chúng tôi theo chân những người quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã tìm lại những dấu tích còn sót lại của một vài ngôi biệt thự. Để vào được đó, phải băng qua một đoạn đường dài gồ ghề đất đá, khó di chuyển do cây cối ngã đổ, chắn lối đi. Theo những người trông coi vườn quốc gia, trước kia, đường đến những ngôi biệt thự khá rộng, xe ô tô có thể di chuyển được. Tuy nhiên, kể từ khi bị bỏ hoang, gần như ít ai tìm vào đây, vì thế những tuyến đường dần dần bị quên lãng, cây cối phát triển, lấn chiếm. (baothuathienhue.vn 02/10)

 
 
 

2.  Huế: Chiêm ngưỡng 2 bảo vật quốc gia ở chùa Thiên Mụ

Hai bảo vật gồm Đại Hồng Chung do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc vào năm 1710, nặng gần 2 tấn và tấm bia đá dựng năm 1715 khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu. (Ảnh vietnamplus.vn 01/10)

 
 
 

3.  Đua ghe tưởng nhớ người khai sinh cầu ngói Thanh Toàn

Sáng 1/10 (15/8 âm lịch), làng Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh – TX. Hương Thủy) tổ chức giải đua ghe truyền thống trên sông Như Ý. Hoạt động này diễn ra đúng vào ngày giỗ bà Trần Thị Đạo, nhằm tưởng nhớ người khai sinh chiếc cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng.

Sau phần nghi lễ tại cầu ngói Thanh Toàn (30/9), từ sáng sớm 1/10, người dân Thủy Thanh và các vùng lân cận đã có mặt ở 2 bên bờ sông Như Ý để cổ vũ cho cuộc đua. Tuy hiện tại, cầu ngói Thanh Toàn đang trong thời điểm trùng tu, nhưng không vì thế ảnh hưởng đến không gian, không khí cuộc đua.

Với 6 đội đua đến từ: xóm Nhất Trung, xóm Nhất Nam, xóm Nhì, xóm Ba, xóm Tư và thôn Lang Xá Bàu, tại giải, các bạn bơi tranh tài 3 vòng 6 tráo ở 1 độ Cúng, 1 độ Phá (Thái Bình) và 7 độ Tiền bằng ghe tre 9 người.

Trong thời gian diễn ra giải đua, trước cổ vũ nồng nhiệt cùng mong muốn được theo dõi nhiều hơn những lần đua tài của các bạn bơi từ phía khán giả, BTC giải đã nâng từ 7 độ Tiền lên 8 độ Tiền.

“Bên cạnh tưởng nhớ công ơn bà Trần Thị Đạo – người khai sinh ra chiếc cầu ngói Thanh Toàn - một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở xã Thủy Thanh nói riêng, TX. Hương Thủy và toàn tỉnh nói chung, giải còn là dịp phát triển môn đua ghe nhằm nâng cao sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sông nước, đồng thời hướng đến bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa - thể thao của địa phương”, ông Trần Duy Việt – Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh cho biết.

Sau một ngày đua tài sôi nổi trên sông Như Ý, kết quả giải toàn cuộc thuộc về xóm Nhì với phần thưởng là 1 chú heo nặng 30kg. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

4.  101 cử nhân Khoa Du lịch có việc làm khi nhận bằng tốt nghiệp

Sáng 1/10, Khoa Du lịch - Đại học Huế tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân niên khoá 2016 - 2020.

Đợt này, có tổng số 333 sinh viên của 3 ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được công nhận tốt nghiệp. Trong đó, có 8 sinh viên xếp loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 2,4%; 94 sinh viên xếp loại giỏi chiếm 28,23%; 217 sinh viên xếp loại khá chiếm 65,17%, 14 sinh viên xếp loại trung bình chiếm 4,2%.

Theo lãnh đạo Khoa Du lịch, trước buổi lễ, khoa đã phát phiếu khảo sát tình hình việc làm của sinh viên năm nay cho đến thời điểm hiện tại. Kết quả cho thấy, có 101 em có việc làm sớm trên 253 sinh viên đến tham dự buổi lễ...

Tại buổi lễ, có 3 sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạt loại xuất sắc, 20 sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạt loại giỏi cùng 10 đoàn viên có thành tích xuất sắc trong các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên khoá học 2016 - 2020 được khen thưởng. (baothuathienhue.vn 01/10)

 
 
 

5.  Huế kích cầu du lịch bằng Ngày hội Hiphop và Lân vào cuối năm

Ngày hội Hiphop và Ngày hội Lân sẽ được Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vào cuối năm 2020 với mục đích triển khai Chương trình hành động thực hiện các giải pháp kích cầu du lịch nội địa, hỗ trợ ngành du lịch địa phương phục hồi ngay trong và sau dịch bệnh COVID-19.

Ngày 1/10, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tiếp nối thành công của Ngày hội Hiphop Urban Jam Huế 2019 và Ngày hội Lân Huế 2019, cuối năm nay, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức Ngày hội Hiphop Huế 2020 và Ngày hội Lân Huế 2020.

Đây được xem là hai sự kiện lớn vào dịp cuối năm, với mục đích triển khai Chương trình hành động thực hiện các giải pháp kích cầu du lịch nội địa, hỗ trợ ngành du lịch địa phương phục hồi ngay trong và sau dịch bệnh COVID-19.

Ngày hội Hiphop Huế 2020 vẫn được tổ chức tại Công viên 3/2 (đường Lê Lợi, TP. Huế), từ ngày 31/10 đến ngày 1/11. Sẽ có các hoạt động đan xen nhau, như: Workshop/DanceCamp để giao lưu khách mời có tầm ảnh hưởng đến nền văn hóa Hiphop Việt Nam và thế giới; Các Ki-ốt trưng bày và bán các sản phẩm liên quan đến chương trình, các kiot của nhà tài trợ; các hoạt động đi kèm như vẽ Graffity, Skateboard, biểu diễn của các nhóm nhảy khách mời…

Hoạt động chính của Ngày hội Hiphop Huế 2020 chính là Main Stage, tức là các cuộc thi đấu các thể loại chính Hiphop (Poppin 1vs1, Hiphop 1vs1, Kids Dance Battle, Streetdance Team Battle: City vs City) và phần biểu diễn của các khách mời.

Trong khi đó, Ngày hội Lân Huế 2020 sẽ diễn ra tại Nghênh Lương Đình, với hai vòng thi Mai Hoa Thung ngày 26/12 và vòng thi Lân Địa Bửu ngày 27/12.

Ban giám khảo sẽ chấm điểm theo luật quốc tế dựa trên độ khó của bài biểu diễn, tiếng trống nhịp và nội dung, ý tưởng trong mỗi phần thi.  (doanhnghiepvn.vn 01/10)

 
 
 

6.  Bình yên sông nước phá Tam Giang

Phá Tam Giang thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm cách TP Huế khoảng 12km. Với diện tích khoảng 52km², phá Tam Giang trải dài 24km từ cửa sông Ô Lâu đến hạ lưu sông Hương, đoạn cửa biển Thuận An thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh (sggp.org.vn 01/10)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  1 gia đình đi xe ô tô đến Huế trộm cắp tài sản

Một gia đình cùng đi xe ô tô đến Bệnh viện Trung ương Huế để trộm cắp tài sản.

Ngày 1-10, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ nhóm người trộm cắp chuyên nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Vào đầu tháng 9, Nguyễn Thị Thọ (60 tuổi), Nguyễn Quang (40 tuổi), Nguyễn Thị Thảo (37 tuổi), Nguyễn Thị Lộc (64 tuổi) và Nguyễn Thị Hậu (60 tuổi) là thành viên cùng gia đình ở Nghệ An đã cùng sử dụng xe ô tô đi các tỉnh để trộm cắp tài sản.

Những địa điểm nhóm này nhắm đến là các bệnh viện, lợi dụng nơi đây đông người thuận lợi cho hoạt động trộm cắp móc túi.

Để thực hiện, nhóm người này đã phân công một người điều khiển xe ô tô đợi sẵn bên ngoài bệnh viện, những người còn lại trà trộn vào bệnh viện để trộm cắp tài sản sau đó di chuyển nhanh ra xe ô tô và tẩu thoát.

Bằng thủ đoạn này, chỉ trong tháng 9 vừa qua, nhóm này đã thực hiện trót lọt bốn vụ trộm tài sản với tổng trị giá hơn 30 triệu đồng.

Tại cơ quan công an, nhóm người này đã khai nhận hành vi của mình. Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. (plo.vn 01/10, baothuathienhue.vn 01/10, nld.com.vn 01/10, kinhtenongthon.vn 01/10)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Bỏ ngoài tai mọi can ngăn, đem hoa súng trồng trên cát thu 2 tỷ đồng mỗi năm

Bỏ ngoài tai những lời dèm pha khi nhiều người nói “điên” vì bỏ ra một khoản tiền lớn để nhập loại hoa súng Thái Lan trồng trên đất cát, giờ đây chàng trai 8X ở Thừa Thiên Huế đã có thu nhập 2 tỷ đồng mỗi năm.

Chàng trai mà nhiều người vẫn gọi là “gã điên” ấy là anh Huỳnh Văn Khanh (SN 1989, trú xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Dù không học hết đại học như những bạn bè cùng trang lứa nhưng Khanh lại được đôi tay khéo léo nên khi học hết cấp 3, anh đã quyết định theo nghề chăm sóc, cắt tỉa cây xanh kiếm sống.

Trong một lần tình cờ đi tỉa cây cảnh thuê cho một gia đình ở thành phố Huế, anh Khanh bất chợt nhìn thấy chậu hoa súng của gia đình này nở hoa rất tươi và đẹp. Cũng từ đó trong đầu anh lóe lên suy nghĩ sẽ trồng một vườn hoa súng trong vườn nhà.

Ban đầu, anh chỉ nghĩ là trồng hoa súng cho đẹp vườn nhà, tuy nhiên không lâu sau Khanh nhận ra thực tế ở địa phương anh và các vùng lân cận có rất nhiều người có nhu cầu chơi hoa súng nhưng nguồn cung cấp chưa đủ, thị trường hoa súng lại rộng lớn. Từ đó một ý tưởng kinh doanh đã hình thành trong đầu chàng trai trẻ.

Nghĩ là làm, anh tự đi tìm mua vài loài giống hoa súng về trồng thử và cho ra hoa rất đẹp. Sau quá trình trồng thử nghiệm thành công, vào năm 2013 anh Khanh mua giống hoa súng nhập từ Thái Lan… Cùng với đó anh Khanh bắt tay cải tạo diện tích đất cát trắng rộng khoảng 1,2 ha lót bạt phía dưới biến thành nhiều ao cạn, mua bùn về đổ xuống ao, lắp hệ thống cấp thoát nước tự chảy hoàn chỉnh…

“Khi thấy tôi bỏ vốn lớn ra đầu tư trồng hoa súng vào vùng đất cát trắng nhiều người đi ngang qua vườn và nói to nhỏ rằng tôi bị điên vì ở khu vực này chưa ai trồng loài hoa này bao giờ, không biết có sống được hay không, chứ đừng nói đến có hoa đẹp để bán cho người ta. Dù vậy, tôi không để ý, kệ họ nói và việc của mình thì mình làm”, anh Khanh chia sẻ.

Kinh nghiệm kỹ thuật chăm sóc, chọn giống… còn mỏng nên lứa hoa súng trồng đầu tiên chết gần một nửa, số còn sống còi cọc không được như mong đợi, bán ra thị trường cũng ít người mua. Lúc này, gia đình anh đã khuyên anh dừng lại, chuyển sang loại cây trồng khác phù hợp hơn với vùng đất cát trắng đầy khắc nghiệt này.

Tuy nhiên, với niềm đam mê và lòng nhiệt huyết, anh đã thuyết phục gia đình tiếp tục bỏ vốn đầu tư trồng lại và rút kinh nghiệm từ lứa đầu tiên, mày mò học hỏi thêm kỹ thuật kinh nghiệm thêm từ người khác nên từ năm 2016 anh Khanh đã tìm ra phương pháp chăm bón cây hoa súng phù hợp với tính chất, đặc điểm sinh trưởng của cây.

Trồng được lứa hoa súng đầu tiên nở đẹp nhưng thị trường chưa có, khách hàng chưa biết đến… trong khi hoa của anh lại bị cạnh tranh khốc liệt với các nơi trồng hoa khác. Để bán được hoa, hàng ngày anh Huỳnh Văn Khanh phải vận chuyển từ quê lên TP Huế. Ngoài ra, anh còn phải tìm kiếm khách hàng và các cộng tác viên bán hàng thêm, rồi thuê các trang mạng online quảng cáo và bán trên Facebook, zalo.

“Có hôm khách chỉ đặt một chậu hoa súng nhưng do đường xa nên phải chạy từ lúc 4h sáng để giao hàng đúng giờ theo yêu cầu của khách” – anh Khanh nhớ lại.

Sau khi có số vốn từ việc trồng hơn 1ha hoa súng và kinh nghiệm chăm sóc, năm 2019 anh Huỳnh Văn Khanh tiếp tục thuê thêm gần 2ha đất thuộc vùng đầm lầy, nhiễm mặn khó trồng hoa màu để đầu tư mở rộng trồng hoa súng. Hiện khu vực này đã được đào 16 hồ để nhân giống, trồng hoa súng các loại và hướng đến triển khai thành khu du lịch sinh thái hoa súng.

Trải qua 5 năm trời ròng rã với nghề, giờ đây anh Khanh đã sở hữu 2 vườn hoa súng rộng hơn 3ha với khoảng 100 loại hoa súng đủ 50 màu sắc khác nhau có mẫu mã đẹp và bán dao động từ 300 – 600 nghìn đồng/1chậu tùy loài. Hiện trung bình mỗi tháng anh Huỳnh Văn Khanh xuất ra thị trưởng từ 30.000 – 35.000 chậu hoa súng đi khắp cả nước với đội ngũ cộng tác viên bán hàng rộng ở các tỉnh thành.

Khi đã có lượng khách hàng ổn định anh Huỳnh Văn Khanh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động ở địa phương để sản xuất hoa súng quanh năm. Năm 2019, anh đạt doanh thu hơn 2 tỷ đồng.

Anh Huỳnh Văn Khanh chia sẻ, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhập các loài hoa súng có giá trị cao về trồng, nhân giống hướng đến làm khu du lịch sinh thái hoa và có thêm nhiều hoa hơn để cung cấp ra thị trường.

Trao đổi với báo Gia đình Việt Nam, ông Nguyễn Hữu – Chủ tịch UBND xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, mô hình trồng hoa súng của anh Khanh là mô hình kinh tế mới hứa hẹn đầy triển vọng khi thời gian gần đây xu hướng chơi hoa súng trong vườn nhà đang nở rộ. Đặc biệt, mô hình trồng hoa súng đã tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Từ những thành công trong mô hình trồng hoa súng trên vùng đất cát và cải tạo trồng hoa chuẩn bị thu hoạch trên vùng đầm lầy, anh Huỳnh Văn Khanh đã vinh dự nhận được trao bằng khen và kỷ niệm chương thanh niên khởi nghiệp doanh nhân trẻ tiêu biểu của Tỉnh Thừa Thiên Huế. (giadinhvietnam.com 01/10)

 
 
 

2.  Vì sao đây là thời điểm tốt để đầu tư bất động sản Huế?

Bỏ qua sự sụt giảm chung trong ngắn hạn vì dịch covid-19, nếu phân tích kỹ các yếu tố thị trường BĐS tại Huế hiện tại, có nhiều tín hiệu để tin rằng đây là thời điểm nhà đầu tư nên cân nhắc để “xuống tiền”.

Sự góp mặt của những ông lớn

Từ cuối năm 2019, theo đánh giá của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), thị trường BĐS tại các đô thị lớn sụt giảm rất lớn về nguồn cung do quỹ đất hạn hẹp. Cũng bởi vậy dòng vốn đầu tư năm nay đổ dồn về khu vực miền Trung – nơi có quỹ đất lớn và giàu tiềm năng. Trong đó, Huế là điểm đến hàng đầu khi hội tụ nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, sức bật về hạ tầng và những chính sách vĩ mô.

Những năm gần đây, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực kêu gọi các doanh nghiệp lớn như: Văn Phú - Invest, Vingroup, Bitexco Group, Apec Group, FLC... đầu tư vào các dự án đô thị, nghỉ dưỡng tập trung ở phía Đông Nam và Tây Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực vùng ven, đồng thời nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch nơi đây.

Với bất động sản đô thị, một loạt các dự án ở mọi phân khúc, đa dạng mô hình bất động sản đô thị từ căn hộ cao cấp, shophouse, nhà liền kề, biệt thự… đang được triển khai. Có thể kể đến các dự án như chuỗi căn hộ cao cấp 5 sao của khu đô thị Minh Linh Compound, dự án Apec Royal Park, dự án căn hộ khách sạn Apec Mandala Wyndham Huế và khu shophouse Apec Imperia Boulevard, dự án khu căn hộ cao cấp De 1st Quantum. Ngoài ra, còn rất nhiều dự án khác nằm trên trục đường huyết mạch thông qua đại lộ Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt và khu đô thị mới An Vân Dương, liền kề khu đô thị An Cựu City, Royal Park, An Đông Villa, Phú Mỹ An…

Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, Thừa Thiên Huế cũng là thị trường đang từng bước ghi dấu ấn với những dự án tầm cỡ như Laguna Lăng Cô, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp nước khoáng nóng Kawara Mỹ An Onsen Resort, Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình... Những sản phẩm lưu trú chất lượng, cùng với sự đa dạng các tiện ích, dịch vụ, vui chơi giải trí của du khách không chỉ giải quyết các vấn đề yếu điểm của du lịch Huế, tạo đà cho phát triển ngành công nghiệp không khói mà còn mang đến những cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư biết nắm bắt thị trường.

Theo các chuyên gia, các điều kiện về đầu tư bất động sản tại Huế hiện đã chín muồi. Giai đoạn này, giá đang đi ngang trong ngắn hạn, do tâm lý cẩn trọng và e ngại chung vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là thời điểm nhà đầu tư có thể cân nhắc để “xuống tiền” vì thị trường đang có giá tốt, lại được hưởng nhiều ưu đãi kích cầu từ các chủ đầu tư.

Giải mã sức hút của BĐS nghỉ dưỡng ở Huế

Mức thu nhập ngày một tăng, nhu cầu của người dân cùng với xu hướng du lịch nghỉ dưỡng đang tác động đến toàn cầu là nền tảng để bất động sản nghỉ dưỡng và khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí trở thành địa chỉ đầu tư sinh lời lớn đối với những thành phố có lợi thế về cảnh quan, văn hóa, di sản như Thừa Thiên Huế. Đây cũng chính là những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản Huế phát triển.

Lấy du lịch làm mũi nhọn, Huế đang nỗ lực phát triển hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng để kéo dài thời gian lưu trú của du khách, vốn là điểm yếu của ngành du lịch địa phương. Ngoài yếu tố đó, dưới góc độ nhà đầu tư, thị trường Huế cũng được đánh giá còn nhiều tiềm năng bởi dư địa rộng, mức độ cạnh tranh chưa lớn.

Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình do Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư là một trong những dự án nghỉ dưỡng ven biển nổi bật tại Huế với quy mô 248 ha, tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Là nhà phát triển bất động sản chuyên tâm với hơn 17 năm kinh nghiệm, đồng thời cũng là nhà đầu tư chiến lược của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngoài dự án nghỉ dưỡng tại Lộc Bình, Văn Phú – Invest còn nghiên cứu và lập quy hoạch tổng thể, mang tính chiến lược cho các vùng Tam Giang - Cầu Hai, tỷ lệ 1/25.000, quy mô 83 nghìn ha; Quy hoạch chung từ Thuận An đến xã Vinh Thanh, tỷ lệ 1/10.000, quy mô 10.000 ha; Quy hoạch điều chỉnh phân khu D - Khu đô thị mới An Vân Dương tỷ lệ 1/2.000, quy mô 450 ha…

Các quy hoạch của Văn Phú - Invest đặc biệt quan tâm đến giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị của từng vùng đất, từng di sản, luôn nhất quán quan điểm coi trọng việc bảo vệ môi trường, tạo lập không gian sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.

Ở dự án tại Lộc Bình, Văn Phú - Invest đã mời WATG – đơn vị tư vấn nổi tiếng của Mỹ lập quy hoạch thành một khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp dịch vụ vui chơi, thể thao mang đẳng cấp quốc tế.

Tại nơi này, với triết lý giữ gìn những giá trị vốn có của thiên nhiên, Văn Phú – Invest không chỉ kỳ vọng mang đến cho du khách những kỳ nghỉ yên bình, trong khung cảnh hoà hợp với thiên nhiên mà còn góp phần tái tạo sức khoẻ.

Sự khác biệt, đẳng cấp còn đến từ những liệu trình tái tạo sức khỏe, thanh lọc và thải độc cho cơ thể, kết hợp giữa liệu pháp tự nhiên và những ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu trên thế giới. Bởi vậy, dự án được đánh giá sẽ có sức hút đầu tư hấp dẫn, tạo dấu ấn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung. (baothuathienhue.vn 02/10)

 
 
 

3.  TT-Huế thu hút, đãi ngộ chuyên gia giỏi trong và ngoài nước đến làm việc

Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế được giao chủ trì, phối hợp với các sở ngành đề xuất chính sách thu hút, đãi ngộ đối với chuyên gia đầu ngành và chuyên gia giỏi trong và ngoài nước đến tỉnh làm việc.

Ngày 1/10, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này vừa ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Kế hoạch này nhằm mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống, có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ, góp phần xây dựng tỉnh trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước. Kế hoạch cũng nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, nhân lực trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh gồm y dược, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học xã hội và nhân văn.

Theo bản kế hoạch, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 trong mỗi lĩnh vực ưu tiên có từ 3-5 chuyên gia hàng đầu ở tầm quốc gia, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt 12-15 người/1 vạn dân, có 10.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đến năm 2030, trong mỗi lĩnh vực ưu tiên có trên 5 chuyên gia hàng đầu ở tầm quốc gia, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trên 15 người/1 vạn dân… 

Bản kế hoạch đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh đến năm 2025 đối với một số nhóm nhân lực khoa học và công nghệ chủ yếu. Trong đó, đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ khối các cơ quan đảng, sở ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 30% có trình độ thạc sĩ và có ít nhất 2% có trình độ tiến sĩ. Đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh có ít nhất 35% có trình độ thạc sĩ và có ít nhất 2,5% có trình độ tiến sĩ.

Đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ các đơn vị sự nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có ít nhất 50% có trình độ thạc sĩ và có ít nhất 14% có trình độ tiến sĩ. Đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ Đại học Huế có ít nhất 55% có trình độ thạc sĩ và có ít nhất 34% có trình độ tiến sĩ.

Kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Trong đó, Sở Nội vụ tỉnh là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các sở ngành đề xuất chính sách thu hút, đãi ngộ đối với chuyên gia đầu ngành và chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về tỉnh làm việc.

Sở Nội vụ cũng được giao chủ trì xây dựng đề án "Đổi mới cơ chế chính sách thu hút và sử dụng tri thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025"; đề xuất chính sách, phương thức tuyển dụng, thu hút trí thức như xét tuyển đặc cách đối với những trường hợp đặc biệt.

Sở Tài chính tỉnh được giao chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ và các đơn vị liên quan ưu tiên bố trí đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ… (danviet.vn 01/10)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.765.401
Truy cập hiện tại 491