Tìm kiếm tin tức
Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Gần 29 triệu ca nhiễm trên toàn cầu, Việt Nam 11 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng
Ngày cập nhật 14/09/2020

Gần 29 triệu ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu. đã 11 ngày không có ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng, 54 bệnh nhân âm tính từ 1-3 lần.

 

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h00 ngày 13/9/2020, theo thống kê của worldometers.info:

*Thế giới: 28.924.640 người mắc; 923.921 người tử vong, 20.780.000 người khỏi bệnh.

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 162/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 1.060 ca mắc COVID-19

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 910

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

369

691

18.207

18.092


1. Tính đến 9h ngày 13/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca nhiễm phát hiện tại cộng đồng

+ Từ 18h ngày 12/9 – 6h sáng 13/9: ghi nhận 0 ca mắc mới.

2. Số ca bình phục trong 24h qua:  08 ca.

3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2:  16 ca.

- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 17 ca.

-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 21 ca.

5. Số người cách ly: 36.299 người.

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 504 người.

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.703 người.

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú:  18.092 người.

6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 369 ca.

7. Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay:  551 ca.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Đắk Lắk (ở giữa) xuất viện

8. Nhận xét:

Thống kê theo thời gian thực của trang Worldometers cho biết tính tới 6h30' sáng nay 13-9, Thế giới ghi nhận gần 29 triệu người nhiễm, gần 924.000 người chết do SARS-CoV-2, đại dịch tại một số nước nguy cơ bùng phát trở lại. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 28.924.640 ca nhiễm và 923.921 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 293.361 và 5.249 ca sau 24 giờ, trong khi 20.780.000 người đã bình phục.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 6.672.536 ca nhiễm và 198.012 người chết, tăng lần lượt 39.548 và 688 ca so với một ngày trước đó. Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe của Đại học Washington cảnh báo 410.000 người Mỹ có thể chết vì COVID-19 vào đầu năm sau, tức hơn 220.000 người chết trong 4 tháng tới nếu xu hướng không đeo khẩu trang vẫn tiếp diễn.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 94.409 ca nhiễm và 1.108 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 4.751.788 và 78.614.

Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 257.863 ca nhiễm và 4.292 ca tử vong, tăng lần lượt 4.935 và 186 ca. Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận vẫn áp đặt các hạn chế cho đến cuối tháng 9, hạn chế việc di chuyển không thiết yếu và cấm tụ tập đông người.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 214.746 ca nhiễm, tăng 3.806 so với hôm trước, trong đó 8.650 người chết, tăng 106 ca.

Tại Việt Nam: Tính đến 9h ngày 13/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca. Tính từ 18h ngày 12/9 đến 6h ngày 13/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, đến hôm nay đã sang ngày thứ 11 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 910 bệnh nhân bệnh nhân COVID-19/1.060 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 16 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 17 ca, số ca âm tính lần 3 là 21 ca.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị có  73 ca không có biểu hiện lâm sàng, 31 ca có biểu hiện lâm sàng nhẹ

Trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 4 trường hợp có tiên lượng rất nặng và tử vong, chiếm (3,3%), trong đó số tiên lượng rất nặng là 3/4 trường hợp (2,5%), và tiên lượng tử vong là 1 trường hợp.

Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

*Về công tác chỉ đạo, điều hành

Theo Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thời gian qua, các địa phương, nhất là 15 địa phương có ca mắc gồm Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM, Quảng Nam, Hải Dương và một số địa phương khác đã phối hợp với ngành y tế, các cấp, các ngành để chỉ đạo triển khai phòng chống dịch tích cực, trách nhiệm...

Về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch tích cực, trách nhiệm, đề cao cảnh giác, vừa đẩy mạnh sản xuất đã được thực hiện, đạt kết quả bước đầu. Đến nay, các địa phương, kể cả Đà Nẵng đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường.

Tuy vậy, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực và có thể tiếp tục có ca mắc trong cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục mở cửa. Cho nên, một lần nữa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cấp bộ, các cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương lớn về thực hiện mục tiêu kép.

Phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể là thực hiện tốt “thông điệp 5K” - khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế.

Với việc chuẩn bị trước các kịch bản để sẵn sàng ứng phó với các cấp độ dịch, kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam thời gian qua đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của truyền thông quốc tế cũng như đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; qua đó khẳng định sự vào cuộc đồng bộ nhằm ứng phó kịp thời, linh hoạt của Việt Nam trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân về những việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở:

Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở:

1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;

3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khan giấy; Tháo bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

https://ncov.moh.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.682.206
Truy cập hiện tại 112