Tìm kiếm tin tức
Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn năm 2016, Phương hướng nhiệm vụ năm 2017
Ngày cập nhật 11/09/2017
ảnh minh họa

Xã Quảng An tổng kết công tác Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn năm 2016, Phương hướng nhiệm vụ năm 2017 

Năm 2016 là một năm chứng kiến nhiều sự thay đổi diễn biến rất bất thường của thời tiết trên hầu hết các khu vực và phá quy luật đã tồn tại trong nhiều năm, thậm chí là vài chục năm, gây ra thiệt hại đáng kể về sản xuất, nhà cửa và các công trình hạ tầng.

          Mùa mưa lũ xuất hiện sớm, kết thúc rất muộn so với trung bình nhiều năm, đến cuối tháng 12 vẫn còn có lũ. Tổng lượng mưa đạt 120 – 124 % so với trung bình nhiều năm. Riêng tổng lượng mưa tháng 12 năm 2016 vượt gấp 3 lần so với trung bình nhiều năm.

          Do hiện tượng ELNINO hoạt động kéo dài nhất trong lịch sử từ đầu năm 2016 đến giữa năm 2016, nên từ giữa tháng 02 năm 2016 đã xuất hiện mưa dài ngày trên diện rộng; tiếp đến từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016 đã có nhiều đợt nắng nóng, nhiệt độ trung bình từ 35 đến 36 độ, cao hơn trung bình nhiều năm.

Về những thiệt hại do thiên tai năm 2016 gây ra:

          Năm 2016, thiệt hại trên địa bàn xã chủ yếu do ảnh hưởng 02 cơn bão và các đợt áp thấp nhiệt đới; đợt 1: Bão số 4, từ ngày 12 đến 13/9/2016; đợt 2: Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6 từ ngày 13 đến 14/10/2016, tình hình thiệt hại cụ thể như sau:

          1. Thiệt hại về người: Không

          2. Về nhà cửa của nhân dân: Không thiệt hại lớn, nhưng toàn xã đã có 2.300 nhà bị ngập từ 0,2 đến 0,5 m.

          3. Về sản xuất nông nghiệp:

          - về cây lúa do mưa dài ngày nên một số vùng bị ngập úng không gieo xạ được phải chuyển từ giống dài ngày sang giống ngắn ngày và trung ngày.

- Thiệt hại về hoa màu: 40 ha, ước tính thiệt hại khoản 720 triệu đồng.

          4. Thiệt hại về cơ sở trường học:

          Năm nay do triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn một cách quyết liệt và chỉ đạo sâu sát cho nên trên địa bàn toàn xã có 05 cơ sở  trường lớp không bị tốc mái và hư hỏng.

5. Về hạ tầng kỷ thuật:

          - Kênh mương bị vỡ và sạt lở: 250 m

          - Đường giao thong nông thôn và giao thong nội đồng bị sạt lở: 2.000m ~ 1.250 m3

6. Hệ thống Đài truyền thanh xã: Trong mưa, bão đã làm hư hỏng 10 cụm loa của Đài tuyền thanh xã.

* Ước tỉnh tổng thiệt hại trong mùa mưa lũ năm 2016 là:  950.000.000 đ (Chín trăm, năm  mươi triệu đồng ).

Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:

Như chúng ta đã thấy trong những tháng đầu năm 2017, tình hình khu vực Thừa Thiên Huế thời tiết có những biến động khá rõ nét so với nhiều năm trước đây. Diễn biến phức tạp của hiện tượng Elnino; bão và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện khá sớm, cuối tháng 5 vẫn còn không khí lạnh, trong tháng 1 đã có áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở phía Nam biển Đông; bão số 1 và số 2 đã xuất hiện trong tháng 4 và tháng 6 đến nay đã đến bão số 6 vào 21 – 23/ 8. Năm nay tổng lượng mưa hầu hết các nơi đều cao hơn trung bình nhiều năm, lũ ống, lũ quét xuất hiện nay đầu tháng 8 ở các tỉnh phía Bắc.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh. Năm 2017, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưỡng đến Việt Nam sẻ nhiều hơn các năm ( trung bình trong  năm từ 5 – 6 đợt). Trong đó sẽ có 1 – 2 cơn bão ảnh hưỡng trực tiếp đến Thùa Thiên Huế. Đồng thời các đợt mưa lớn tập trung xảy ra vào các tháng 10, 11, ( 6 -7 đợt ). Mùa lũ có khả năng xuất hiện sớm vào cuối tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 12. Có từ 5- 6 đợt lũ, trong đó từ 1 – 2 đợt lũ đạt báo động 3 vào đầu giữa tháng 10 và tháng 11.

Để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn với phương châm: “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai và các sự cố do thiên tai có thể xẩy ra, nhất là thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, UBND xã triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn xã với nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu:

Phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, thiên tai gây ra; không để nhân dân dân bị đói, bị rét khi có thiên tai xẩy ra.

2.Yêu cầu:

- Lập và triển khai thực hiện cụ thể, chu đáo Phương an, kế hoạch PCTT&TKCN của từng thôn, từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã và của mỗi hộ gia đình.

- Chuẩn bị chu đáo và thực hiện tốt phương châm “ 5 tại chổ “ ( Chỉ huy tại chổ;  lực lượng tại chổ; vật tư, phương tiện tại chổ; hậu cần tại chổ và tự quản tại chổ ). Lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị và hệ thống chính trị trong xã phát huy vai trò, trách nhiệm trong quá trình chỉ đạo, điều hành lực lượng phòng chống thiên tai. Phải tích cực, sáng tạo và bình tỉnh trong xử lý tình huống.

- Phát huy cao độ tính tự lực và khả năng tự có của mỗi gia đình, mỗi cơ quan trong sự tương trợ của cộng đồng trong mỗi thôn, mỗi xóm, trong đó phải xác định mọi người tự ứng cứu lẫn nhau là chủ yếu. Mỗi thôn, mỗi xóm, mỗi hộ gia đình phải chủ động  trong phòng chống thiên tai, TKCN và dự phòng các nhu yếu phẩm cần thiết để ứng cứu mình từ 7 đến 10 ngày trỡ lên. Lãnh đạo xã chỉ lo chỉ đạo và giải quyết những công việc lớn ngoài khả năng của Ban điều hành thôn các cơ quan, đơn vị.

- Phải xây dựng được lực lượng nồng cốt, xung kích ở từng thôn, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Chi bộ và sự điều hành của Ban điều hành các thôn để sẳn sàng huy động, xử lý trong mọi tình huống.

- Chuẩn bị đầy đủ điều kiện, phương tiện và có phương án cụ thể để chủ động kịp thời sơ tán dân ở các khu vực thấp trũng, ven sông, ven phá đến nơi an toàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong thiên tai.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, tiếp nhận thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc trước, trong và sau thiên tai.

Duy Nam

Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.783.063
Truy cập hiện tại 127