Tìm kiếm tin tức
Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 13/12/2019

Sáng ngày 10/12, tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VII đã thông qua Nghị quyết về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020- 2014.

Theo tờ trình của UBND tỉnh về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh áp dụng từ 1/1/2020 trước HĐND tỉnh, bảng giá đất 05 năm (2020-2024) của tỉnh tăng thêm bình quân 30% so với giá đất tại bảng giá đất 05 năm (2015-2019), với mức giá đất ở đô thị cao nhất là 65 triệu đồng/m2 (vị trí 1, loại đường 1A thuộc địa bàn TP. Huế) là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, khang trang, các chính sách xã hội, phù hợp với mức thu nhập bình quân đầu người trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, với tỷ lệ tăng thêm 7% của năm 2018 là 39,4 triệu đồng/người/năm, so với số ước tính năm 2019 là 42,1 triệu đồng/người/năm.

Việc điều chỉnh giá đất này được dự báo tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, đóng góp của ngành thương mại vào tổng sản phẩm của tỉnh đạt tỷ trọng 9-11% vào năm 2020, 12-15% vào năm 2025; GDP thương mại vào năm 2020, 2025 lần lượt đạt khoảng 7.500-8.500 tỷ đồng, 13.100-17.500 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đến năm 2020, 2025 lần lượt là 75-81 nghìn tỷ đồng, 180-200 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 1,25 tỉ USD, năm 2025 đạt 2,6 tỉ USD; tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại đạt 20% vào năm 2020, 35% vào năm 2025.

Theo các phương án giá đất cho các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản nhà ở thì tiền đất thường chiếm 15% trong tổng chi phí giá thành sản phẩm. Do đó, cùng với những ràng buộc về mặt pháp lý khi mua bán nhà đất thì giá đất tại Bảng giá đất tăng cao hơn (30%) so với giá cũ sẽ làm tăng nhiều chi phí giá bán bất động sản là nhà ở. Từ đó, làm giảm quy mô tổng cầu có khả năng thanh toán do người dân không đó đủ tiền để mua nhà ở. Do đó, sẽ dẫn đến sụt giảm lượng giao dịch trên thị trường bất động sản của tỉnh. Cũng ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, kêu gọi đầu tư, đặc biệt là các vùng, khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà hàng năm Hội đồng Nhân dân tỉnh biểu quyết thông qua.

Nhìn chung, giá đất tại bảng giá đất 05 năm (2020-2024) tăng thêm 30% so với giá cũ là phù hợp với tình hình định hướng, xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, môi trường đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu thống nhất các nguyên tắc xây dựng bảng giá, phương án điều chỉnh và mức độ điều chỉnh so với giá hiện hành. Đồng thời cho rằng, việc xây dựng Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 là một vấn đề nhạy cảm, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án đang triển khai bồi thường, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất và có thể tác động đến thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Việc tăng bình quân 30% và chênh lệch không quá 30% là phù hợp với điều kiện thực tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, hiện tỉnh đang thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cư dân khu vực 1 Kinh thành Huế và sẽ có hơn 4.200 hộ dân phải di dời đến nơi ở mới. Bảng giá đất này cần đảm bảo nguyên tắc giá “nơi đi” và “nơi đến” làm sao có lợi nhất cho người dân. “Nguồn vốn cho phương án di dời đang được huy động từ nhiều nguồn lực, do đó công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho cư dân thuộc dự án này cũng cần đảm bảo công bằng cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm đến nơi ở mới”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh. 

Theo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh, bảng giá đất khi ban hành vào đầu năm 2020 sẽ tác động lớn đến công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trên địa bàn. Do đó, đ nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh công tác phổ biến công khai bảng giá đất; rà soát, hực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư theo đúng quy định, đảm bảo công bằng, tránh khiếu kiện, khiếu nại.

Một yếu tố quan trọng nữa chưa được đề cập đó là chưa đề cập đến giá đất tại các vị trí tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ như vùng đất ven biển, ven đầm phá, đất rừng sản xuất dọc các tuyến đường có điều kiện thuận lợi về khai thác, vận chuyển. Quá trình thực hiện bảng giá đất đề nghị cần quan tâm đến yếu tố lợi thế này.

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.512.484
Truy cập hiện tại 203