Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 08/02/2021
Ngày cập nhật 08/02/2021
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Chủ tịch UBND tỉnh cùng gói bánh chưng, mừng tuổi trẻ em Làng SOS Huế

Chiều 7/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến thăm tết tại làng trẻ em SOS, động viên, mừng tuổi cho các em không may có hoàn cảnh khó khăn đang được nuôi dưỡng và tập thể cán bộ, các mẹ, giáo viên, nhân viên Làng SOS Huế.

Năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ dành thời gian đến thăm tết làng trẻ em SOS sớm hơn để cùng tham gia các hoạt động gói bánh chưng, bánh tét cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên, các mẹ nuôi dưỡng các cháu không may mắn đang được chăm sóc tại ngôi nhà chung Làng SOS Huế. Chủ tịch Phan Ngọc Thọ tận tay gói những chiếc bánh chưng, bánh tét cùng các cháu làng trẻ em SOS, trao gửi niềm yêu thương, sẻ chia với các cháu có hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.

Vừa làm bánh, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ cũng kể cho các cháu nghe những câu chuyện vượt khó để động viên các cháu học tập tốt hơn nữa, sau này trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, trở lại Làng SOS để tiếp tục nâng đỡ cho các em nhỏ.

Cùng với hoạt động làm bánh chưng, bánh tét, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ cũng đã lì xì mừng tuổi mới cho các em, mừng tuổi và tặng quà cảm ơn các mẹ ở trung tâm đã tận tâm, tận tụy nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu như một đại gia đình thân thương và trách nhiệm.

Với sự quan tâm đặc biệt, gần gũi thân thương của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, các em cũng như cán bộ, các mẹ, giáo viên, nhân viên Làng SOS thấy ấm áp hơn khi tết về. 

Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những nỗ lực của tập thể các mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên làng trẻ em SOS, sau gần 20 năm hoạt động, Làng trẻ em SOS Huế  luôn là địa chỉ tin cậy, có uy tín và trách nhiệm trong công tác chăm sóc lâu dài các cháu mồ côi, các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh, giúp cho các cháu có một tuổi thơ hạnh phúc, có một mái ấm gia đình, một tương lai tốt đẹp.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ bày tỏ sự vui mừng khi thấy các cháu nơi đây được chăm sóc, quan tâm và đón tết vui vẻ, ấm cúng như ở nhà mình. Đây là một sự nỗ lực và tình cảm lớn lao của Làng SOS, của xã hội để bù đắp những thiệt thòi trong cuộc sống cho các em.

Nhân dịp Xuân mới đến, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ gửi lời chúc tới các thầy, cô giáo, các mẹ, nhân viên và trẻ em làng SOS Huế một năm mới an khang – thịnh vượng, đón mùa xuân mới tràn ngập niềm vui và tình yêu thương của cả cộng đồng. Chủ tịch UBND tỉnh cũng căn dặn cán bộ, giáo viên, các mẹ của Làng SOS Huế cần chuẩn bị chu đáo để các cháu có điều kiện đón tết, vui xuân đầm ấm, hạnh phúc và đủ đầy hơn. (baothuathienhue.vn 07/02)

 
 
 

2.  Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, tặng quà tết nhiều địa phương

Ngày 7-2, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc tết cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Tại đây, đoàn trao 400 suất quà (trị giá 1.150.000 đồng/suất) tặng các hộ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn A Lưới. Đồng chí Phan Đình Trạc yêu cầu cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn A Lưới tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nắm chắc tình hình, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, quyết tâm không để dịch Covid-19 lây lan qua biên giới, cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối, giữ vững bình yên cho nhân dân đón tết.

* Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và trao tặng 10 suất quà cho 10 hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thăm cụ Trần Thị Liên (thương binh 2/4) và Mẹ Việt Nam anh hùng Tôn Thị Lương (cùng xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Đoàn công tác đã ủy quyền cho Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ tỉnh thăm, tặng quà tết cho 388 hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn Quảng Ngãi và Trung tâm Nuôi dưỡng phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam thị xã Đức Phổ. Tổng trị giá các phần quà gần 500 triệu đồng.

* Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương cùng một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đến động viên, chúc tết, trao hàng ngàn suất quà cho các gia đình cán bộ, hội viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội quần chúng, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Thanh Bình cùng một số doanh nghiệp đã đến trao 20 máy thở xâm nhập của Tập đoàn Vingroup ủng hộ cho ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh. Trao tặng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh 10 máy chạy thận nhân tạo Fresenius 4008S, 1 máy chụp X.quang kỹ thuật số cùng 400 triệu đồng dành cho quỹ bữa ăn bệnh nhân nghèo, bệnh nhân khó khăn do Tập đoàn Sun Group ủng hộ.

* Ngày 7-2, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Tân Sửu 2021, tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê), đơn vị đã tổ chức chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”. Chương trình đã trao tặng 43 suất quà, mỗi suất gồm 5kg gạo nếp, 1 chiếc chăn ấm và 500.000 đồng tiền mặt cho các hộ gia đình.

Bản Rào Tre hiện có 43 hộ đồng bào dân tộc Chứt, với 154 nhân khẩu. Từ sau khi được BĐBP Hà Tĩnh phát hiện trong những cánh rừng sâu giữa đại ngàn và tại các hang đá ở dãy Trường Sơn đưa về định cư tại bản Rào Tre, bên thượng nguồn sông Ngàn Sâu và được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp, BĐBP Hà Tĩnh, đến nay đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Chứt ngày càng khởi sắc, đổi mới.

* Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Tết Tân Sửu 2021 năm nay, Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dành hơn 10 triệu suất quà tặng người nghèo và gia đình chính sách trên cả nước. Đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam các cấp vào dịp Tết Nguyên đán với mong muốn mỗi gia đình sẽ đón tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, no đủ, an toàn và tiết kiệm.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, hàng năm mỗi khi tết đến, xuân về, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, địa phương cơ sở luôn quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón tết. Tết Tân Sửu năm 2021 có nét mới là Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng Bộ LĐTB-XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đề xuất với Ban Bí thư để các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đi thăm, tặng quà tại các địa phương trên cả nước nhằm động viên mọi người, mọi nhà vui xuân, đón tết.

Sáng 7-2, đoàn lãnh đạo Chính phủ do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng năm mới Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Candaransi, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình thông tin đến Hòa thượng Danh Lung, các vị sư sãi, Phật tử chùa Candaransi những thành tựu phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước năm qua trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, trong những ngày giáp tết vừa qua, dịch Covid-19 trở lại, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương quyết ứng phó với dịch bệnh, chăm lo đời sống bà con, để ai cũng có cái tết vui vẻ, ấm áp, nghĩa tình.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình mong muốn, trong khó khăn, đồng bào cả nước, trong đó có các vị sư sãi, bà con Phật tử Nam tông Khmer phát huy tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc “lá lành đùm lá rách”, nêu cao tinh thần nhân ái, trách nhiệm của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trước thềm năm mới Tân Sửu 2021, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chúc các vị sư sãi, chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer, chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đồng bào Phật tử cả nước, các sinh viên Campuchia, Lào vì dịch Covid-19 không về nước được, cùng hưởng một cái tết cổ truyền dân tộc Việt Nam trong đầm ấm, an vui, sức khỏe, hạnh phúc.

Dịp này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã tặng 130 phần quà tết đến chư tăng, đồng bào Phật tử và các em sinh viên, học sinh Campuchia và Lào đang sinh sống, học tập tại TPHCM và công nhân có hoàn cảnh khó khăn vui đón tết cổ truyền dân tộc. (sggp.org.vn 08/02)

 
 
 

3.  Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương thăm, tặng quà tết tại A Lưới

Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác tại Thừa Thiên Huế, chiều 7/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương - Phan Đình Trạc và Đoàn công tác của Ban Nội chính Trung ương đã đi thăm, tặng quà tết cho một số đồn biên phòng tuyến biên giới và người dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở huyện A Lưới.

Cùng đi với Đoàn công tác của Ban Nội chính Trung ương còn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn; lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy.

Trước khi đi thăm, tặng quà tết ở huyện A Lưới, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cùng các thành viên trong đoàn đã đến thăm, tặng quà, chia sẻ khó khăn với đội ngũ giáo viên, công nhân viên, người lao động đang công tác tại Cơ sở Bảo trợ trẻ em khuyết tật Tâm Bình (59B đường Huyền Trân Công Chúa, phường Thủy Xuân, TP. Huế).

Ngoài trao các phần quà động viên, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc căn dặn: “Nuôi dạy, chăm sóc trẻ bình thường đã khó khăn, nay chăm sóc các trẻ khuyết tật lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, mong các cô giáo ở cơ sở luôn nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao”.

Tại huyện A Lưới, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã trao 400 suất quà (1 triệu đồng tiền mặt và quà/suất) chia sẻ, động viên 400 gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chia sẻ: “Mong bà con cố gắng phát huy tinh thần đoàn kết, vượt khó, cùng Đảng bộ, chính quyền Nhân dân huyện nhà xây dựng quê hương A Lưới ngày càng phát triển”.

Tặng quà tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc lưu ý, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; giữ vững sự bình yên cho người dân vui xuân, đón tết. Đồng thời, cần nâng cao tinh thần cảnh giác, trực chốt để quản lý các đối tượng cố tình xuất, nhập cảnh trái phép, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19. (baothuathienhue.vn 07/02, toquoc.vn 07/02)

 
 
 

4.  Mùa Xuân đầu tiên ở khu tái định cư người dân Thượng Thành, Huế

Sau hàng chục năm trời ‘sống bám” trên di tích Kinh Thành Huế, đây là cái Tết đầu tiên họ được ở trong ngôi nhà mới, thắp sáng hy vọng về một tương lai tươi mới.

Hơn 40 năm “sống bám” trên khu vực Thượng Thành, 6 người trong gia đình ông Võ Đình Nhật luôn khổ sở dưới ngôi nhà chật hẹp chưa đầy 20m2. Ông Nhật mơ ước về một căn nhà mới rộng rãi hơn. Khi chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ di dời khỏi khu vực Thượng Thành, trả lại cảnh quan cho di tích, ông ủng hộ không chút do dự. Gia đình ông Nhật thuộc hộ nghèo, nay được hỗ trợ về nơi ở mới, xây nhà khang trang, ông mừng lắm. Tết này, về sống trong khu tái định cư Bắc Hương Sơ, ông Nhật bảo rằng, phận đời cơ cực rồi sẽ qua. Ông nhắc nhở các con, bây giờ có nhà mới được an cư, phải lo làm ăn, thoát khỏi đói nghèo.

 “Ra đây cuộc sống ổn định hơn, ăn cái Tết đầu tiên, bà con cũng vui vẻ. Bạn bè, bà con tới thăm cũng có chỗ. Ở trong kia lên xuống chật chội, họ không dám thăm. Ra đây, ai cũng chúc mừng là có nhà ở, đón cái Tết vui vẻ ”- ông Võ Đình Nhật nói.

Đầu Xuân, khu tái định cư Bắc Hương Sơ dành cho cư dân Thượng Thành rộn ràng không khí thăm chúc Tết. Các dãy nhà kiên cố, hệ thống điện, đường, trường, trạm tươi mới trong nắng Xuân. Năm 2020, những con người ấy vẫn còn ngược xuôi kiếm sống ban ngày, đêm về cả gia đình co mình nằm ngủ trong những ngôi nhà xập xệ, chật chội.

Chị Lê Thị Ánh Vân, 40 tuổi, tâm sự: Sinh ra và lớn lên ở khu Thượng Thành, phường Thuận Lộc,  lập gia đình và tiếp tục cuộc sống ở đây, cứ nghĩ cuộc đời mình và con cái khó thoát cảnh sống nghèo khó.

 “Rất cám ơn các nhà hảo tâm, các cán bộ cùng Nhà nước đồng tâm để giúp đỡ bà con Thượng Thành có một chỗ ở ổn định và êm ấm. Ở trong kia cực khổ vất vả, việc sinh hoạt bị gò bó. Giờ như một giấc mơ, vì cũng không nghĩ là mình được có một lô đất và mình có chỗ ở ổn định như này”- chị Lê Thị Ánh Vân cho biết.

Trong đợt đầu di dời dân cư trên Thượng Thành, Eo Bầu, có 576 hộ dân được chuyển đến các khu tái định cư. Nhiều hộ đã xây xong nhà cửa, chuyển vào sống trong khu tái định cư Bắc Hương Sơ kịp đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong số này, 26 hộ đặc biệt khó khăn, không đủ khả năng xây nhà ở, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ xây nhà cho những hộ dân này. Những ngôi nhà vừa được xây dựng theo hình thức “chìa khóa trao tay”, với kinh phí xây dựng mỗi nhà hơn 200 triệu đồng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung cho rằng, việc giải tỏa được cư dân Thượng Thành đạt được “mục tiêu kép”, đó là vừa kiên quyết gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa, vừa thể hiện sự quan tâm của địa phương đối với đời sống của người dân.

 “Đây là một công việc đạt được 2 mục tiêu lớn. Ở bài toán quốc gia, trả lại sự uy nghiêm của hệ thống di sản được công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Thứ hai là giải quyết được bài toán dân sinh, người dân sống trên Thượng Thành cực kỳ tạm bợ và có nhiều nguy cơ, đặc biệt là về mùa bão lũ. Sự quan tâm của chính quyền, đặc biệt là những người nghèo sống trên Thượng Thành tạo ra sự ổn định lâu dài của người dân”- nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung cho biết.

Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế là dự án mang tính lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hơn 4.000 tỷ đồng đầu tư cho dự án này với hơn 4.200 hộ dân được di dời sẽ góp phần trả lại cảnh quan vốn có của di tích. Giai đoạn 1, từ năm 2019- 2021, hoàn thành di dời ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành hào và tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022- 2025, di dời ở các di tích hồ Tịnh Tâm, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài… Đến nay, địa phương đã bàn giao đất cho 350 hộ dân ở Thượng Thành tại khu tái định cư và hầu hết đã làm nhà ở. Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, lãnh đạo tỉnh hết sức quan tâm xây dựng khu vực dân cư mới văn minh, lịch sự, đảm bảo điều kiện sống tốt cho bà con ở khu tái định cư.

 “Nơi ở khu tái định cư và nơi ở cũ ở Thượng Thành và Eo Bầu không xa nên bà con vẫn tiếp tục làm công việc mà họ đang làm. Bên cạnh đó, hạ tầng về xã hội cũng được tỉnh quan tâm, sắp tới sẽ hoàn thành một cơ sở hết sức hiện đại như nhà trẻ mẫu giáo. Đây là dịp để bà con ổn định lâu dài”- ông Phan Ngọc Thọ cho biết.

Sau nhiều thập kỷ sống bám trên di tích, khép lại tên gọi người dân Thượng Thành, giờ đây cuộc sống của họ đã sang trang mới.

Một mùa xuân mới với sức sống mới, người dân Thượng Thành đón cái Tết đầu tiên ở khu tái định cư Bắc Hương Sơ trong niềm hân hoan và tràn đầy hy vọng về một tương lai tươi đẹp./. (vov.vn 07/02)

 
 
 

5.  Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm việc với Thường trực Tỉnh ủy

Sáng 7/2, Đoàn công tác của Ban Nội chính Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dẫn đầu đã có buổi làm việc, tặng quà chúc tết Tỉnh ủy nhân Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần.

Làm việc với Đoàn công tác của Ban Nội chính Trung ương có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Công an tỉnh.

Tại buổi làm việc, thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã báo cáo nhanh về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn mà tỉnh gặp phải trong thời gian qua, nhất là trong năm 2020.

Tuy còn những khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, dịch bệnh COVID-19, nhưng Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Vui mừng trước những thành tựu trong năm qua của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Thừa Thiên Huế, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc khẳng định, tuy gặp khó khăn, nhưng tỉnh vẫn đảm bảo được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa chống dịch COVID-19.

Điều này thể hiện rất rõ qua các mục tiêu, chủ tiêu, chỉ số mà tỉnh đã đạt được trong năm qua. Ngoài kinh tế - xã hội thì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tỉnh luôn được giữ vững.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc mong rằng, phát huy tinh thần đoàn kết, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng, cùng quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sớm đi vào cuộc sống, tạo bước đột phá mới.

Nhân dịp năm mới Tân Sửu 2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã tặng quà chúc mừng và động viên Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặt ra trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Sau buổi làm việc, thăm, tặng quà chúc tết Tỉnh ủy, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Đoàn công tác của Ban Nội chính Trung ương đã làm việc với Ban Nội chính Tỉnh ủy về nhiệm vụ năm 2021. (baothuathienhue.vn 07/02. vietnamplus.vn 07/02, baotintuc.vn 07/02)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Có một góc Xuân giữa lòng Cố Đô

Ngày 25 tháng chạp, Huế nhuộm mình bởi cái nắng xuân vàng nhuộm khắp nơi. Trang hoàng cho 2 con đường ven sông là công việc của những người công nhân Trung tâm công viên cây xanh Huế.

Công viên Thương Bạc hàng năm vào dịp tết thành phố Huế tổ chức rất thành công hội hoa xuân, người dân đến thưởng ngoạn đều rất hài lòng và khen ngợi. Công viên hoa xuân hòa quyện với thiên nhiên cây cỏ, với cảnh sắc sông Hương, với các công trình như Tiểu đình Thương Bạc, hồ nước, non bộ.... và các công trình được xây dựng trong dịp tết đã tạo nên một không gian thấm đẫm tính Huế, tô điểm cho Huế một chiếc áo dài thướt tha bên dòng sông thơ.

Năm nay hội hoa xuân được tổ chức ở các địa điểm khác nhau trong thành phố chứ không tập trung ở công viên Thương Bạc như mọi năm cũng khiến người dân xứ Huế tiếc nuối cho một thú vui những ngày giáp Tết. (vov.vn 07/02)

 
 
 

2.  Tết người Huế: Lộng lẫy hương xưa một thời

Mắc kẹt lại Việt Nam vì dịch COVID-19, GS.TS Thái Kim Lan (sinh ra ở Huế, sống và giảng dạy triết học tại Đức) được ăn hai cái Tết cổ truyền ở quê nhà từ năm ngoái tới năm nay.

Việc sửa soạn Tết là một niềm vui lạ lùng, kết nối bằng tình thương. Để ăn một cái Tết ngon, người Huế làm gì cũng phải làm cho đẹp, cho tốt; bên mâm cỗ đoàn viên, họ chào đón một năm mới, cùng nhau hi vọng và mơ ước.

GS.TS Thái Kim Lan

Sau những ngày bão dài, Huế tháng chạp bắt đầu có những cơn mưa phùn lất phất vào ban sớm. Tới trưa thì tạnh hẳn, trời ấm dần. Khung cảnh vườn nhà cũng như thành phố có vẻ tân kỳ hơn. Chính lúc đó, người Huế nhận ra năm sắp hết, mùa xuân sắp trở lại.

Người Huế ăn Tết từ rằm tháng chạp

Ở Huế, Tết thường được bắt đầu từ ngày 20 tháng chạp. Với những đại gia đình, Tết đến sớm hơn, ngay từ giữa tháng. Trong trí nhớ của bà Lan vẫn còn đó cảnh người lớn trong nhà họp lại, phân công nhiệm vụ cho từng người để sửa soạn ra sao. Hóa ra, chuẩn bị Tết cũng là cách ăn Tết hào hứng.

Mâm cỗ Tết dâng lên bàn thờ gia tiên của người Huế được chuẩn bị rất kỹ, gồm một mâm hoa quả, một mâm bánh ngọt, một mâm bánh mặn, một mâm thức ăn. Ở những gia đình gia thế ngày trước, người ta không mua đồ ăn ở chợ mà tự tay làm hết.

Qua lời kể của GS Lan, có lẽ không có nơi nào bày nhiều bánh như ngày Tết ở Huế. Ngọt thì có các loại bánh đậu xanh, phục linh, sen tua, hạnh nhân, bánh dừa, bánh thuẫn... Mặn thì có các loại bánh ít đen, ít trắng, bánh lá... Bánh Huế phong phú ở chỗ vừa được gói bằng lá vừa được gói bằng giấy, trông đẹp mắt.

Mường tượng cảnh cũ người xưa, trong chất giọng Huế chậm rãi, bà nói như reo khi nhắc tới món tôm chua và chao - rất đặc trưng và rất Huế. Tới nay, dù đã lãng du qua những vùng văn hóa khác, thẳm sâu trong lòng người phụ nữ đã sống hơn nửa đời người này vẫn còn đó thứ "vàng mười" ký ức gắn với những món ăn, hương vị của một thời. Tết này, bà lại tự tay làm một hũ tôm chua, hũ chao đón Tết.

Khác các nơi, để làm món tôm chua ăn với heo luộc, heo quay, người Huế chỉ dùng muối. Tôm chua nhà làm khác tôm chua ngoài chợ ở chỗ vị thuần hơn, thơm hơn. Mùng 1, người Huế ăn chay nên chao trở thành một món đặc biệt quan trọng. Qua chuyện làm tôm chua, làm chao, người nội trợ thể hiện tài năng, thiên phú của mình. Không phải cứ muốn làm ngon mà được.

Mâm cỗ Tết Huế gồm nhiều món, tùy điều kiện từng gia đình mà bày biện, nhưng có mấy món cơ bản. Sau món thịt ngâm và nem, chả khai vị, kế đến là mâm nhỏ ngũ vị gồm tôm chua, thịt kho tàu, tôm rim (hoặc cá chiên), gỏi (gỏi gà trộn hoa chuối/mít/vả/măng).

Món nữa là bát bửu gồm su le, cà rốt, bong bóng heo, nấm đông cô nhồi chả tôm, thịt ba chỉ, tôm, nấm mèo/rơm xào lên... Bánh chưng, bánh tét, dưa món cũng là các món không thể thiếu.

Đạo ẩm thực, triết lý gói - mở

Người Huế không bao giờ bày một mâm cỗ mà thái quá. Nếu tôm chua kích thích dạ dày mau tiêu thì có các loại rau thơm, chuối chát, vả kìm hãm lại.

Hay như món thịt heo kho tàu (kho như thế nào để miếng mỡ còn lại trong veo mới là kho giỏi) phải có măng trộn, vả trộn ăn kèm. "Qua mỗi món ăn, người Huế gửi gắm một triết lý hòa hợp trong đời sống. Đó là một bản hòa điệu giữa thức ăn ngon và cách sống khỏe" - bà Lan nói.

Người Huế cũng rất chuộng cái đẹp. Ngoài ăn bằng vị còn ăn bằng mắt. Thành thử bánh trái, món ăn của Huế đủ màu sắc. Người nội trợ không những nấu ăn ngon mà còn biết trình bày đẹp. Bà Lan ví dụ món dưa món. Cà rốt, su hào, đu đủ, củ cải... không chỉ xắt lát mà còn được tỉa thành những hoa ngọc lan, cúc, hồng... Mỗi lần dọn, dĩa dưa món giống như một dĩa hoa.

Ông bà nói "học ăn, học nói, học gói, học mở" là vì thế. Có khi cái sự nấu nướng mở ra cả một nền văn hóa. Người Huế xưa chú trọng đạo ẩm thực cùng lối sống thẩm mỹ, làm thế nào cũng muốn cho đẹp. Để rồi họ vừa là người thưởng thức hương vị đặc biệt của đời sống, vừa tạo nên vẻ đẹp cho đời sống ngay trong gian bếp của mình.

Người Huế xưa thường uống trà vào ngày Tết. Họ chuộng nhất là hoa mộc và hoa sói vì ướp trà rất thơm. Ngoài ra còn có rượu nếp, rượu gạo và rượu đỏ (rượu chát). Bà Thái Kim Lan vẫn nhớ mạ và bà mình ngày xưa, cứ đến mùa dâu tằm lại ngâm rượu dâu tằm như một thứ rượu chát, năm mới Tết đến lại lấy ra mời khách.

Không thể về đoàn tụ cùng con cháu bên Đức, bà Lan ở đây, trong căn nhà "xưa như Trái đất" của gia đình với mấy người bà con. Lúc ở Đức, bà vẫn khắc khoải bồn chồn không biết Tết nhất ở nhà ra sao.

Tết năm nay, bàn thờ gia tiên được chăm sóc chu đáo. Được trở lại sống trong không gian ấm nồng hương xưa nghĩa cũ ấy vốn là ước mơ bao lần của bà khi ở Đức thì giờ đây, giấc mơ nhỏ đã thành sự thật. Mùa này, những đóa hoa mộc bắt đầu nở trong khu vườn thời thơ ấu. Ngày mai, bà lại cắp rổ ra vườn hái hoa đặng còn kịp ướp trà đón Tết. (tuoitre.vn 07/02)

 
 
 

3.  Khẳng định và nâng tầm thương hiệu Áo dài Huế

Từ lâu Huế là một địa danh mang vẻ đẹp riêng biệt, là nơi sản sinh, nuôi dưỡng chiếc Áo dài truyền thống Việt Nam. Qua thời gian, chiếc Áo dài xứ Huế đã trở thành một nét riêng độc đáo, đậm bản sắc, có sức lan tỏa. Áo dài Huế cần được xác lập một chiến lược để khẳng định và nâng tầm thương hiệu. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với nghệ nhân - nhà thiết kế (NTK) Áo dài Đặng Quốc Viết Bảo - Phó chủ tịch Hội May thêu thời trang tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo anh, so với các tỉnh, thành trong cả nước, Áo dài Huế có đặc trưng và khác biệt gì?

Huế được biết là nơi khởi nguồn của Áo dài hàng mấy trăm năm trước, từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1744) và thời vua Minh Mạng (1828) đã có công định chế áo dài. Mỗi tà Áo dài là một tác phẩm nghệ thuật, là cốt cách, tâm hồn Huế. Áo dài tôn vinh hình ảnh phụ nữ Huế, ngược lại, nét dịu dàng đằm thắm của người con gái Huế, cùng không gian cổ kính của thành quách cung điện, của những ngôi cổ tự khiến Áo dài ở Huế cũng vì thế mà để lại ấn tượng khó phai.

Huế là miền đất giàu giá trị văn hóa lịch sử, mỹ thuật triều Nguyễn, mỹ thuật Huế đạt đến độ tinh hoa, phong phú kiểu thức. Huế còn được biết là cái nôi của các làng nghề truyền thống, người thợ Huế có tay nghề lành nghề, đường may, đường cắt sắc sảo mang phong cách đặc thù riêng. Dù được mệnh danh là thành phố di sản, nhưng Huế là thị trường tiêu thụ hàng hóa từ các tỉnh thành khác du nhập. Vải áo dài Huế nằm trong tình trạng vậy, người thợ lệ thuộc vải, mẫu mã chỉ dừng ở mức độ cắt may gia công với đường may, mũi chỉ đẹp.

Huế cần làm gì để lưu giữ và phát huy truyền thống phụ nữ mặc Áo dài?

Thời gian gần đây, chính quyền đã có chiến lượt xây dựng Huế Kinh đô Áo dài và Thủ phủ ẩm thực, và đã xem Áo dài và ẩm thực định vị văn hóa và du lịch Huế. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở văn hóa và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Lễ hội Áo dài Huế 2020 - Huế Kinh Đô Áo dài đã được tổ chức thành công vào ngày 19/12/2020 khi lần đầu tiên 10 đơn vị may mặc, nghệ nhân, nhà thiết kế sinh sống và làm việc tại Huế cùng các nghệ sỹ tại Huế trình diễn những bộ sưu tập mà họ sáng tạo.

Bên cạnh đó, Huế cần đưa Áo dài vào học đường, giáo dục truyền cảm hứng đến học sinh, sinh viên hình ảnh chiếc Áo dài. Tăng cường sử dụng mặc thường xuyên trong môi trường nhà trường, giảng đường. Đối với môi trường nhà nước công sở cần linh động khi sử dụng Áo dài là trang phục sử dụng, hạn chế sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ tỉnh thành khác. Cần có sự tham gia thiết kế mẫu của các nhà thiết kế chuyên nghiệp tại Huế để tư vấn thiết kế mẫu mã, ưu tiên những đơn vị, cơ sở có uy tín năng lực sản xuất tại Huế, qua đó cũng gián tiếp giúp cho người lao động công ăn việc làm.

Ngoài ra vai trò truyền thông các hoạt động về Áo dài, tổ chức các cuộc thi dành cho phụ nữ gắn liền với hình ảnh chiếc Áo dài để Áo dài phải mang tính đại chúng. Ngoài các lễ Festival thường niên, chúng ta cần các hoạt động về sự kiện Áo dài hoặc kết hợp sự kiện khác nhiều lần hơn trên một năm. Chọn lọc và thương mại hóa các chương trình biểu diễn Áo dài kết hợp các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác tại các không gian di sản.

Hiện nay, Áo dài được biến tấu theo những thể thức khác nhau, hướng đi nào để áo dài Huế tạo nên dấu ấn riêng trong đời sống hiện đại? Anh có gợi ý gì không về phong cách cũng như phương pháp bảo tồn Áo dài xứ Huế?

Trong bối cảnh hiện tại với nhiều sự đổi mới của thời đại, chiếc Áo dài được nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân đưa ra những xu hướng thiết kế mới từ thay đổi chất liệu, kiểu dáng, hoa văn trang trí với nhiều phương pháp kỹ thuật mới, cũng như áp dụng các phong cách thời trang vào chiếc Áo dài, điều đó chứng tỏ chiếc Áo dài vẫn rất “nóng’’ và được người dân Việt Nam xem trọng. Để chiếc Áo dài Huế tạo dấu ấn riêng trong đời sống hiện tại, theo tôi cần phát huy hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân, chiếc áo dài truyền thống trong đời thường và linh hoạt sử dụng phù hợp với công năng làm việc. Sử dụng các phương pháp trang trí để đưa hình ảnh, văn hóa Huế trên tà áo dài đảm bảo mỹ học. Hạn chế sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ tỉnh thành khác và cần có vai trò của Nhà thiết kế, cùng nhà quản lý trong việc tạo ra các mẫu áo đồng phục, mẫu áo thiết kế có gắn với thương hiệu Áo dài Huế. Bên cạnh đó thành lập trung tâm, ngôi nhà Áo Dài Huế và phụ kiện đi kèm Áo dài như nón lá, guốc, trang sức để trưng bày, quảng diễn, trình diễn các hoạt động đến sản phẩm Áo dài và trình diễn.

Nghiên cứu, chọn lọc các show diễn Áo dài nghệ thuật tại các không gian di sản để thương mại hóa, góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ đi kèm. Cần có quy định về Áo dài Huế, áo dài cung đình, tránh lạm dụng chữ cung đình trong Áo dài, cũng như cần nghiên cứu lại các trang phục sử dụng để khách trải nghiệm phong cách hoàng cung để chụp hình.

Các tỉnh thành hiện đều có những lễ hội áo dài, khuyến khích phụ nữ mặc Áo dài. Được biết, anh đã nhiều lần tham dự Festival Huế, vậy điểm nhấn của Áo dài xứ Huế qua các lễ hội như thế nào?

Qua các lần Festival Huế, tôi được Ban tổ chức mời tham dự khi đại diện tỉnh nhà, tôi thấy ưu điểm của Lễ hội Áo dài đầu tư chuyên nghiệp tạo nhiều điều kiện thuận lợi và đã tạo bệ phóng xây dựng tên tuổi của các nhà thiết kế Việt Nam góp phần lan tỏa hình ảnh Huế đến các tỉnh thành và quốc tế. Từ đó đã tạo nhiều kinh nghiệm cho một số NTK Huế có kinh nghiệm làm việc, xây dựng thương hiệu và dần dần khẳng định được vai trò chủ thể của mình.

Làm thế nào để phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài?

Chúng ta nên hạn chế sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ tỉnh thành khác. Quy định lại khái niệm Áo dài Huế, Áo dài cung đình. Bên cạnh đó, nên sử dụng hình ảnh, hoa văn văn hóa, mỹ thuật Huế đưa lên chiếc Áo dài đảm bảo tính mỹ học, chất lượng và giá cả phù hợp. Cần có sự tham gia thiết kế mẫu của các nhà thiết kế chuyên nghiệp tại Huế để tư vấn thiết kế mẫu mã, ưu tiên những đơn vị, cơ sở có uy tín năng lực sản xuất tại Huế. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho người lao động công ăn việc làm. Lấy kinh nghiệm từ Công ty Viết Bảo BQ, tôi đã sử dụng công nghệ in nhuộm kỹ thuật số kết hợp với họa sỹ, nhiếp ảnh gia để tạo ra các mẫu vải Áo dài dựa trên mỹ thuật triều Nguyễn và hội họa Huế. Tôi chỉ nhập nguyên liệu thô (nền trắng) ở nhà cung cấp uy tín và thực hiện in nhuộm, trang trí tại Huế. Sản phẩm đã được thị trường Huế chấp nhận và phản hồi tốt. (congthuong.vn 07/02)

 
 
 

4.  Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ

Bằng phong cách tả thực, trừu tượng kết hợp với những nét cách điệu, biến hóa sinh động, hình tượng con giáp năm Tân Sửu 2021 hiện lên trong tranh bằng dáng vẻ thân thuộc, mạnh mẽ, biểu trưng cho một năm mới yên bình, no đủ, góp thêm hương sắc cho tết cổ truyền.

Khai mạc đúng vào ngày tiễn ông Táo về trời - 23 tháng Chạp, triển lãm tranh con giáp là cách để giới mỹ thuật tiễn đưa năm cũ, nghênh đón năm mới Tân Sửu 2021. Năm nay, gallery Sông Như (14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế) giới thiệu đến công chúng phòng tranh con giáp “Tru ni nỏ họ tắc rì”.

Với 30 tác phẩm của 15 tác giả, bằng những chất liệu quen thuộc: sơn mài, sơn dầu, acrylic, gốm…, hình tượng con giáp Tân Sửu 2021 được thể hiện qua hội họa với nhiều nét cách điệu, trong dáng vẻ thân thuộc, sinh động, mang đến cho người thưởng lãm không khí nao nức của mùa xuân đang gần kề. Mỗi người một phong cách, cách nghĩ, cách cảm về hình tượng linh vật, triển lãm mang đến cho người xem một “thế giới trâu” đa sắc màu, sống động và không kém phần ngộ nghĩnh.

Theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, trâu là loài vật quen thuộc với cuộc sống của người dân Việt Nam. Trong văn hóa phương Đông, trâu là con giáp đứng thứ hai trong 12 con giáp, biểu tượng cho tính cách hiền lành, cần cù, chăm chỉ, thật thà, cương trực, chất phác. Nó còn là linh vật tượng trưng cho sự khỏe mạnh, hùng dũng. Từ bao đời nay, trâu gắn bó cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trở thành hình tượng đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian.

Nhiều tác giả khai thác đặc tính và những câu chuyện dân gian của con giáp Tân Sửu để thể hiện sự sum vầy, tình cảm gắn bó, yêu thương trong ngày tết. Bức tranh “Bạch mai” của họa sĩ Nguyễn Quốc Sơn là cảnh sum vầy, gắn kết của đôi tình nhân trong vườn mai chờ đón xuân về. “Chơi xuân” của họa sĩ Phan Thanh Bình là cách ông nhân hóa hình tượng con vật cũng biết xuất hành, du xuân, thưởng hoa, chơi tết...

Vẫn là họa sĩ vẽ tranh con giáp nhiều nhất ở Huế, năm nay, họa sĩ Đặng Mậu Tựu góp mặt với 10 bức tranh vẽ về con trâu với cảm xúc hân hoan, ước vọng về một năm mới may mắn, tươi đẹp. Với chủ đề quen thuộc “Sống cùng trời đất” khi vẽ về con giáp, hình tượng linh vật năm nay không chỉ được ông thể hiện để tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở mà còn là sự mạnh mẽ, cương trực.

Nhiều họa sĩ khác cũng khai thác đề tài “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, một biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn bó từ bao đời nay với người nông dân Việt Nam. Tác phẩm “Đồng quê” của Nguyễn Văn Sỹ là khung cảnh vùng quê thanh bình với mùa lúa chín, đầm sen, trâu mẹ cùng trâu con thỏa thích vẫy vùng… gửi đến người xem niềm mong ước về sự bình yên, một năm mới an lành, hạnh phúc.

Ngoài gallery Sông Như, tại triển lãm tranh “Mùa xuân và con giáp” trưng bày ở Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, người xem cũng được thưởng thức nhiều tranh vẽ, sắp đặt con giáp thú vị. Với hai tác phẩm “Dưới cánh đồng” bằng sơn mài, nghệ sĩ Nam Thành Trung thể hiện hình tượng con trâu bằng ngôn ngữ đồ họa. Những đường nét trên nền hòa sắc ấm gợi cho người xem về sức mạnh của trâu, một hình ảnh đẹp đẽ nơi cánh đồng. Sắc vàng trong tác phẩm cũng là một ẩn dụ thú vị, như sự mong cầu về những mùa vàng bội thu, no ấm, đủ đầy.

Hai bức vẽ trâu của họa sĩ Trần Hữu Nhật là cách anh cảm về con trâu với sự dũng mãnh nhưng gần gũi, chịu thương, chịu khó, biểu trưng cho tinh thần lao động, tựa như đức tính của người Việt. Trần Hữu Nhật chia sẻ, anh vẽ hình tượng con trâu trong tâm thế lạc quan, mong ước năm Tân Sửu xua tan những vận hạn của năm Canh Tý, sớm hết dịch bệnh COVID-19 và nhân loại lại ổn định trong cuộc sống thanh bình.

Nhiều bức tranh khác cũng vẽ con trâu với những hình ảnh mạnh mẽ qua cặp sừng sắc nhọn, linh hoạt, đôi mắt rực lửa, biểu hiện nguồn năng lượng mạnh mẽ. Cũng có khi, trâu hiền hòa, mộc mạc với hình ảnh ra đồng, đằm mình dưới sông nghênh đón mùa xuân… Không chỉ vẽ theo lối tả thực hay trừu tượng, hình tượng con giáp năm nay còn được thể hiện qua nét vẽ dân gian, bằng gốm, sắp đặt để kể cho mọi người câu chuyện trong năm mới.

Sức cuốn hút của mỗi bức tranh không chỉ bởi chân dung con giáp được mô tả sinh động với đủ tư thế, màu sắc, mà còn rất cá tính, gần gũi với đời sống và mang hơi thở của mùa xuân. Từ đó, người thưởng lãm có thể hiểu rõ hơn về con trâu trong văn hóa của người Việt, tìm thấy nhiều chi tiết đắc ý để ngẫm nghĩ, ước mong một năm mới mưa thuận gió hòa, ấm no hạnh phúc, tài khí dồi dào như biểu trưng của linh vật Tân Sửu. (baothuathienhue.vn 08/02)

 
 
 

5.  Kế Môn kim hoàn ký

Đến Kế Môn, tôi được trải nghiệm bức tranh đầy màu sắc của một làng nghề cổ nhưng cực kỳ phát triển.

 “THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC… LÀNG”

Cũng khá lâu rồi tôi mới trở lại Điền Môn, nơi được xem như cái nôi nghề kim hoàn Việt Nam. Làng cách trung tâm TP Huế chừng 40 cây số về phía Đông Bắc thuộc xã Điền Môn của huyện Phong Điền. Kế Môn như một phố thị giữa làng quê thanh bình. Làng có cả “đại lộ” bê tông, công viên với những khóm hoa rực rỡ, thư viện, xe hơi, trung tâm thương mại, nhà dưỡng lão tấp nập xe hơi… nên người địa phương gọi vui Kế Môn là “thành phố trực thuộc… làng”.

Bí thư, Chủ tịch xã Điền Môn Đặng Hữu Danh vào chuyện… Nếu như trước đây để đến làng Kế Môn phải đi đò, đi xe ròng rã thì nay đường làng được bê tông tươm tất, xe hơi vào đến nhà thật tiện lợi. Vùng đất này càng được thay da đổi thịt với sự chung tay đóng góp từ những người con xa quê. Kế Môn có lẽ là ngôi làng độc đáo duy nhất ở xứ ta cũng chả quá lời với đường Nguyễn Thanh Côn ở mặt tiền làng, áp ngay sau đình làng mà bà con gọi vui “đại lộ Nguyễn Thanh Côn”, nối nhịp dài bắt mắt 16 nhà thờ họ Hoàng Ngọc, Hoàng Thành, Trần Đình, Trần Duy, Trần Văn, Trần Đăng, Hồ, Nguyễn, Lê, Bùi, Phan, Đặng…khang trang, bề thế. Ông Côn người Kế Môn, thợ vàng Việt kiều ở Mỹ đã tặng làng xây con đường có ghế đá đặt dài 2,4 cây số này. Làng quy định tất tật đường xóm đều rộng 6 m, gắn bảng sơn xanh chữ in trắng nghiêm ngắn. Súc vật gia cầm lỡ phóng uế xuống đường bê tông thì gia chủ tự giác giải phóng, không thì bị phạt theo hương ước văn hóa làng đã ban.

Kế Môn có thư viện làng được quen gọi Thư viện Hồ Huệ. Ông Huệ người làng hiện ở Sài Gòn đầu tư, góp phần mọn khai trí của người con xa xứ. Chùa Một Cột trong khuôn viên tộc họ Hồ. Trung tâm thương mại Điền Môn nơi được xem là chợ làng lớn nhất nước cũng ông Hồ Huệ đứng ra quyên góp và vận động xây dựng. Rồi đình làng Kế Môn, đình làng to nhất tỉnh Thừa Thiên-Huế...

Vietkings (Tổ chức Kỷ lục Việt Nam-Hội Kỷ lục gia Việt Nam) công bố Top 20 làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo và tinh xảo, trong đó có làng nghề kim hoàn Kế Môn (Huế). Kế Môn được xem là cái nôi của nghề kim hoàn Việt Nam.

Rất nhiều ngôi nhà đẹp, tỉa tót mê ly nhưng đều cửa đóng then cài. Hỏi ra mới hay, chủ nhân hiện ở Mỹ, Úc, Canada, Sài Gòn, Đà Lạt… Tết nhất lễ lạt mới về. Làng như hội, con cháu 4 phương trời tụ họp là ngày chạp mả rằm tháng Chín âm lịch. Biệt thự Duy Xuân Viên của ông Duy Mông ở làng kiến trúc hiện đại pha trộn phong cách Âu Á ở đường Nguyễn Thanh Côn. Đóng cửa. Ông hiện ở đường Mai Thúc Loan, hiệu vàng nổi tiếng tại Huế. Thi thoảng nhà ông từ phố phóng xe con về làng.

Anh Hoàng Thành Đờn, là người quen cũ, thợ vàng Cty Vàng bạc đá quý Quảng Trị, nay hồi hưu về an cư tại làng, dẫn tôi ra cánh đồng bao la bát ngát trước mặt còn dềnh nước, áp sông Ô Lâu ra phá Tam Giang có Di tích lịch sử Cồn Nổi. Cạnh đó có xây linh vật tưởng niệm đe và búa thợ kim hoàn. Anh Đờn bảo, đã thành lệ bao đời nay, người làng trước lúc khăn gói đi lập nghiệp làm ăn xa đều ra đây khấn vái tạ từ. Ngày về, trước khi bước chân qua cổng làng, việc đầu tiên là đến Cồn Nổi này lạy làng, lạy tổ tông đã về.

CÁI NÔI NGHỀ KIM HOÀN VIỆT

Công nhận trí nhớ cụ Bùi Dây quá tuyệt, khi ở tuổi 90. Cụ nguyên Trưởng Ban điều hành làng. Cụ kể, theo sử sách xưa còn ghi lại làng Kế Môn được thành lập vào thế kỷ 14 dưới đời vua Trần Anh Tông. Kế Môn nằm bên phá Tam Giang, cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt cá. Năm 1789, đại phá quân Thanh xong, vua Quang Trung đặt kinh đô tại Phú Xuân-Huế và ra lời kêu gọi người tài giúp vua quản lý đất nước. Ông Cao Đình Độ là người Thanh Hóa vào Huế xin làm nghề kim hoàn lúc đi qua sông Ô Lâu thì cả gia đình bị nạn, người dân Kế Môn thấy thế cứu giúp nên mới thoát chết. Để tưởng nhớ công ơn cứu mạng của người dân làng kế Môn nên sau khi vào cung ông Độ đã trở về và dạy nghề cho người dân ở đây.

Từ đó, kim hoàn ở Kế Môn được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo nên có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác. Các kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.

Cụ Bùi Dây bảo, hơn 200 trăm năm qua, hàng ngàn người làng Kế Môn rời làng ra đi và có mặt, trước tiên là ở kinh thành Huế (để làm trong Cơ vệ Ngân Tượng của triều đình), sau đó là ở hầu hết các đô thị, thị tứ, chợ lớn của cả nước, và sau này là vươn ra thế giới. Người làng Kế Môn đưa nghề truyền thống của mình vươn ra khắp thế giới nhằm quảng bá cho quê hương đất nước. Hiện tại tiểu bang Texas của Mỹ có 40 cơ sở cầm vàng của người Kế Môn. Ở Huế, các sản phẩm kim hoàn được trưng bày tại “Tịnh Tâm Kim Cổ”, trong các đợt Festival nghề truyền thống của Huế người làng Kế Môn đều tham dự.

Ngày nay, dù con dân Kế Môn đã tỏa đi xa nhưng có lẽ Huế mới thật sự là cái nôi bậc nhất cho nghề kim hoàn phát triển khi còn giữ được dấu ấn lịch sử của một thời vang bóng. Ngoài khu mộ tổ và nhà thờ tổ kim hoàn vẫn còn lưu giữ ở đất Thần Kinh thì cũng chỉ có đến Huế du khách mới có cơ hội trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia các công đoạn sản xuất của nghề kim hoàn truyền thống. Để tưởng nhớ và tôn vinh nghề kim hoàn, cụ đồ An có viết bài thơ “Tặng người thợ bạc” treo kỷ niệm tại Từ đường nhà thờ tổ. “Lò bạc nghe ra tiếng cũng thèm/ Ngày ngày luyến tiếp khách hàng sang/ Dát hàn theo thế hình long hổ/ Đầu chạm làm nên cảnh phụng loan/Lắm thuở cầm cung day mũi bạc/ Từng phen lên ngựa trải ngàn vàng/ Rao tài bủa vớt oai lừng lẫy/ Nghề nghiệp lâu dài vững đặc san”.

… Anh cán bộ trẻ Hồ Trường Thiên Vũ, phụ trách mảng văn hóa-xã hội xã Điền Môn, là người Kế Môn, đã tiếp thêm mạch lý thú hấp dẫn về làng mình rằng, về Kế Môn, có dịp đi chân trần trên bãi cát trắng tinh sơ, hít thở không khí mát rượi từ đồng lúa bạt ngàn, được nghe từ địa phương rặc mà ngay cả người Huế lâu năm về còn nghe ngờ ngợ nữa, mới thấm thía hai chữ "quê hương"...

Kế Môn có những vị học hành đỗ đạt cao, là tấm gương sáng cho con cháu muôn đời sau như Nguyễn Thanh Oai, đỗ Đại khoa Tiến sĩ năm 1843; Trần Dĩnh Sĩ, đỗ Đại khoa Tiến sĩ năm 1894… Làng có 4 Mẹ VNAH Nguyễn Thị Mèo, Lê Thị Giủa, Trần Thị Con, Lê Thị Chí.

Cụ BÙI DÂY (tienphong.vn 08/02)

 
 
 

6.  Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị

Bút lực của nhà vua sung mãn, làm thơ hàng ngày với hứng khởi từ công việc triều chính cộng hưởng với cuộc sống xung quanh.

Có lẽ trong lịch sử văn học Trung đại Việt Nam, hoàng đế Thiệu Trị (1841-1847) là người làm thơ nhiều nhất nước Việt Nam. Chỉ trong thời gian chỉ 7 năm trị vì, nhà vua đã “ngự chế” đến hơn 3.200 bài thơ. Giả sử nếu lấy số lượng thơ đó chia cho thời gian trị vì của nhà vua thì bình quân mỗi ngày đều đặn nhà vua đã sáng tác 1,6 bài thơ.

Đó chỉ bàn luận về số lượng, còn về “chất lượng” xét nghệ thuật ngôn ngữ, thì đến nay thơ vua Thiệu Trị được đánh giá rất cao về mặt chữ nghĩa. Chỉ riêng 2 bài thơ “Vũ Trung sơn thủy” (Non nước trong mưa) và “Phước viên văn hội lương dạ mạn ngâm” (Ngâm vịnh trong đêm thơ ở vườn Phước Viên) cũng đủ chứng minh điều này. Cả hai bài thơ đều có cùng hình thức trình bày, chạm khảm theo đồ hình bát quái. Bài thơ là một kiểu chơi chữ trí tuệ của một vị vua. Chỉ từ 56 chữ, vua Thiệu Trị đã cho đến 64 bài thơ thất ngôn bát cú (chưa kể 64 bài ngũ ngôn bát cú). Đó là một cách sắp xếp cực kỳ công phu, người thật có tài và vốn chữ nghĩa phong phú mới có thể làm được. Trong tập “Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập” của vua Thiệu Trị có chép 2 bài thơ này cùng với 155 bài chơi chữ khác theo lối đọc xuôi, đọc ngược, đọc ngang, đọc vòng quanh.

Bút lực của nhà vua sung mãn, làm thơ hàng ngày với hứng khởi từ công việc triều chính cộng hưởng với cuộc sống xung quanh. Đặc biệt, nhà vua có tập thơ Ngự đề đồ hội thi tập (hơn 1 ngàn trang). Trong tập này, có phần Ngự đề nhân, vật đồ hội thi tập. Ở phần đề vịnh vật, ngoài các đề vịnh các loài hoa, quả, có 12 bài thơ vịnh 12 con vật gồm sư tử, hổ, báo, beo, voi, ngựa, gấu, nai, hươu, dê, trâu, lạc đà. Điều thú vị là tương ứng với mỗi bài thơ là một bức tranh vẽ minh họa con vật được đề vịnh ấy. Các bức tranh vẽ đều do Bộ Công thực hiện. Tại tờ 47 a,b quyển 14 là bức tranh vẽ con trâu và bài thơ vịnh về “Con trâu” của vua Thiệu Trị. Nhân năm Tân Sửu, xin giới thiệu bức tranh vẽ và bài thơ đề vịnh này:

Phiên âm chữ Hán:

Ngưu

Phẩm bình bách thú lượng vi tiên,

Giá sắc chi tư lịch hữu niên.

Chung tuế sừ vân đồ thư lực,

Thâm tiêu suyễn nguyệt phất hoàng miên.

Vĩ thiêu bất quản mục công trận,

Giai ổn hoàn năng nhập tướng quyền.

Phủ súc hư mi ứng khả quý,

Nhất nguyên đại vũ lễ thành toàn.

Dịch thơ:

Con trâu

Muôn thú đầu tiên xét luận bàn,

Giúp người gieo gặt suốt bao năm.

Mây đùn hết vụ hình thư tịch,

Trăng thở đêm sâu vội giấc tàn.

Nóng nảy theo sau roi mục quất,

Vững vàng trở lại hợp uy tràn.

Mất công nuôi vỗ đúng không phí,

Trâu đúng giúp người việc vẹn toàn.

 (Hải Trung dịch)

So với thơ các vua Nguyễn, thơ vua Thiệu Trị thường sử dụng nhiều điển tích, do vậy nên khó dịch, điều này cũng liên quan đến kiến văn sâu rộng của nhà vua. Ngay trong bài thơ này, nhà vua đã dùng một tên gọi không phổ biến để chỉ con trâu đó là “nhất nguyên đại vũ”. Tên gọi này gắn với điển tích. Sách Khúc Lễ chép: Trâu gọi là nhất nguyên đại vũ, lợn gọi là cang liệp, cừu gọi là nhu mao, gà gọi là hàn âm (Ngưu viết Nhất nguyên đại vũ; Thỉ viết Cang liệp; dương viết Nhu mao; Kê viết Hàn âm). Điều đó cho thấy nhà vua là người thông tuệ nhiều kinh sách.

Tuy nhiên, toàn bộ bài thơ vẫn là hình ảnh của một con trâu gần gũi, siêng năng, luôn cùng con người cần cù việc nông để tạo ra cái ăn hàng ngày. Trên hết là tình cảm của nhà vua dành cho hình tượng con trâu khi tác giả mở đầu bài thơ bằng một nhận định: trong trăm loài thú, khi bàn luận, trước tiên là về con vật này (Phẩm bình bách thú lượng vi tiên)... Có lẽ, luận bàn đầu tiên vì trâu là loài vật gần gũi nhất đối với cuộc sống con người phương Đông và là biểu tượng của đức cần cù, cam chịu, siêng năng, dãi dầu mưa nắng từ bao kiếp... (baothuathienhue.vn 08/02)

 
 
 

7.  Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại

“Việc trùng tu cầu ngói Thanh Toàn cơ bản đã hoàn tất. Hiện chỉ chờ bàn giao và chính thức đưa vào sử dụng”, ông Võ Ngọc Thành – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TX. Hương Thủy thông tin.

Khởi công từ ngày 1/4/2020, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 2/2021, công trình bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh phê duyệt có tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TX. Hương Thủy làm chủ đầu tư. Các đơn vị: Công ty CP tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế, Công ty CP Tu bổ Di tích Huế, Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu xây lắp KK và Công ty TNHH Thiết bị công nghệ miền Trung đóng vai trò thầu chính và thầu phụ.

Trong quá trình thi công, các đơn vị liên quan tiến hành hạ giải toàn phần công trình, gia công các cấu kiện sắt, đổ bê tông cốt thép phần móng, mố trụ cầu...

Sau phần đánh giá hiện trạng của các cấu kiện gỗ theo các quy chuẩn, quy định và nguyên tắc về bảo tồn, đơn vị thi công tiến hành tu bổ, phục hồi hệ thống ván sàn và kết cấu khung chính bằng gỗ lim (cột, kèo, xuyên, trến, lan can, kệ ngồi...); phục hồi hệ mái lợp bằng ngói âm ống men Thanh Lưu Ly; hệ trang trí bờ mái, bờ quyết, ô hộc, bờ nóc, con giống gắn sành sứ... theo công nghệ truyền thống; xây phục hồi hai tường đầu hồi; phục hồi nguyên gốc hai câu đối, các chi tiết trang trí gắn sành sứ và toàn bộ màu sắc tổng thể công trình bằng sơn truyền thống...

 “Để phục vụ nhu cầu lễ hội và đảm bảo an toàn, cầu ngói Thanh Toàn còn có hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống báo cháy tự động, thiết bị chữa cháy và hệ thống chống sét, nối đất an toàn cho công trình cùng nhà kỹ thuật gần khu vực cầu để cất giữ trang thiết bị PCCC”, ông Võ Ngọc Thành thông tin.

Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng năm 1776 theo kiểu “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu), được công nhận là di tích cấp quốc gia vào tháng 7/1990. Cầu có chiều dài 17m và chiều rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian.

Bên cạnh giá trị văn hóa, lịch sử, cầu ngói Thanh Toàn còn có “nhiệm vụ” đón nhận rất nhiều lượt người qua về trên cầu, nhất là trong các dịp lễ, tết, Festival… Do vậy, việc trùng tu lần này hướng đến 2 mục tiêu: an toàn cho người qua lại trên cầu và tăng độ bền cho cầu ít nhất từ 30-40 năm.

Hiện, người dân và du khách đã có thể tham quan, lưu thông trên cầu ngói Thanh Toàn. ((baothuathienhue.vn 07/02)

 
 
 

8.  Cụ xà cừ cổ thụ chết hụt trong bão ở Huế bỗng ‘cải tử hoàn sinh’ kỳ diệu

Cây xà cừ cổ thụ tại Huế mang số quản lý thứ 13 từng bị gió bão số 13 quăng bật gốc tưởng chừng không thể sống sót sau đó, nay bỗng hồi sinh kỳ diệu với chồi non lộc biếc khi mùa Xuân đến.

Giữa tháng 11/2020, cơn bão số 13 (bão Vamco) quét qua Huế làm hàng loạt cây xanh bị gãy đổ, bật gốc. Đáng chú ý trong số đó là cây xà cừ cổ thụ mang số quản lý thứ tự 13 bị cơn bão cũng có số thứ tự 13 trong năm 2020 tại Việt Nam quật đổ, bật cả gốc.

Thời điểm đó, việc một cây xà cừ được xem là “cổ” nhất trong hệ thống cây xanh đô thị Huế bị bão quật đổ lật cả gốc, khiến nhiều người dân tiếc nuối và bày tỏ cảm xúc lên cộng đồng mạng.

Chứng kiến cây bị bật gốc, nhiều người dân Huế bày tỏ, mong cây đại thụ này được tỉa và dựng lại, vì nó quá đẹp và “xin đừng để “cụ” chết”.

Sau đó, với nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Công viên Cây xanh Huế và các lực lượng chức năng, “cụ” cổ thụ đã được dời vào bên trong Công viên Phú Xuân – gần với vị trí cây tọa lạc trước đây để trồng lại và chăm sóc cẩn trọng.

Nhiều tháng trôi qua kể từ sau cơn bão số 13 năm 2020, đến đầu năm 2021, khi dời về nơi mới và được chăm trồng chu đáo, “cụ” đại thụ xà cừ này bỗng hồi sinh kỳ diệu, với nhiều lộc non đâm ra từ thân cây già cỗi. Nhiều nhánh cây nhỏ đã vươn dài, với nhiều chồi lá không ngừng nảy trổ.

Đây là một tin vui cho những ai từng tiếc nuối, lo lắng, buồn lòng khi chứng kiến “cụ” xà cừ cổ thụ số 13 bật gốc “chết hụt” trong bão 13 năm 2020.(tienphong.vn 07/02)

 
 
 

9.  Bánh đào tiên - Đặc sản mùa xuân xứ Huế

Nhớ ngày đến Huế dịp gần xuân, trời Huế âm u, buồn, trầm mặc, tĩnh lặng… Tính hay tò mò về ẩm thực các miền, gặp người quen trò chuyện, tôi được các bà các mợ xứ Huế nói về bánh đào tiên. Đào tiên, nghe tên bánh thì vương giả, cao sang nhưng thực tình cũng bình dân, thôn dã.

5 món ăn sáng quen thuộc gây tăng cân nhanh nhất, số 3 chị em nào cũng thích / 10 món tráng miệng tuyệt ngon trên thế giới nhất định bạn phải thử

Đào tiên có rất nhiều ý nghĩa, ngoài ý nghĩa cắm lên cây để chưng ngày tết thì đào tiên còn có ý nghĩa sắp lên đĩa mừng thọ cha mẹ. Ngoài ra, đào tiên cắm lá xếp vào quả để làm sính lễ ngày cưới và dịp sinh nhật là để tặng cho bạn bè mỗi người một quả nhỏ.

Đào tiên thật thì khó kiếm nhưng quả đào tiên do chính bàn tay khéo léo, tinh xảo của các bà, các mợ làm thì không hiếm nên bánh đào tiên xứ Huế ngày xuân cũng ngọt thơm và đẹp không khác gì quả đào tiên thật.

Chiếc bánh nặn theo hình quả đào (miền Nam gọi là trái mận, miền Bắc gọi là quả roi) biểu trưng cho tuổi thọ vĩnh cửu, tình yêu thủy chung và cả tấm lòng của người nặn bánh. Sau này tìm hiểu thêm thì biết rằng chiếc bánh là sản phẩm chân truyền, mang thương hiệu riêng của tộc họ Hoàng ở Huế. Người sáng tạo ra thứ bánh độc đáo này là bà Bích Hồ Hoàng Phủ Dực tức Diệu Ngọc Nguyễn Thị Thanh (1908-1989), cô giáo của Nữ công Học hội, một tổ chức phụ nữ Việt Nam đầu tiên được thành lập năm 1927 tại Huế do bà Đạm Phương làm Hội trưởng.

Để làm nên chiếc bánh độc nhất vô nhị này, bà Thanh lấy nguồn cảm hứng từ những quả đào đỏ (trong số các loại đào thì đào quả đỏ là quý và hiếm nhất) giành để tiến cung trong các lễ tiệc, hội hè… và cũng là những ban thưởng vô giá mà các quan trong triều đem về cho gia tộc thưởng thức.

Còn theo Ý Nhạc thì sau này, món bánh này được con gái bà Thanh là nghệ nhân Hoàng Ngọc Thương (em gái nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và chị gái Hoàng Phủ Ngọc Phan) tiếp thu. Bà Thương cho biết, để làm nên chiếc bánh đào tiên bằng đậu xanh nguyên chất cần phải biết lựa loại đậu xanh mới, ruột vàng để bột đậu dẻo dễ nặng bánh. Đậu xanh nấu chín được cà nhuyễn và xên đường (½ kg bột đậu xanh ngào với ½ kg đường) thành một thứ bột hồ, dùng tay bắt thành hình quả đào với nhân là nho khô, sau đó đem phơi bánh cho khô, nhúng vào rau câu pha màu đỏ sẫm. Khi lớp đông sương nguội bám vào bên quả đào láng bóng, không tài nào phân biệt được với quả đào thật.

Ngoài nghệ nhân Hoàng Ngọc Thương, nghệ nhân Hoàng Thị Như Huy - cháu gọi bà Thanh bằng bà cô, cũng được dạy làm món bánh này. Mỗi người khéo tay mỗi vẻ và có những sáng tạo riêng, nhưng tựu trung nhờ vậy mà cách làm bánh chưa bị thất truyền.

Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Như Huy là một đầu bếp trứ danh vùng đất Huế, với nhiều giải thưởng ẩm thực của Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở chiếc bánh được bà cô mình dạy làm, bà đã thay phẩm hường bằng nước cốt quả dâu tây trồng trên đất Đà Lạt, màu đỏ này làm cho vỏ quả bánh mỏng hơn và có màu hồng nhạt, mang hương thơm dịu nhẹ.

Ngoài các loại bánh trái cây đặc sản như khế, mãng cầu, phật thủ làm bằng bột đậu xanh thì bánh đào tiên biểu trưng cho tuổi thọ vĩnh cửu và tình yêu thủy chung được các bà, các mợ ở Huế làm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là một nét văn hóa truyền thống trong văn hóa ẩm thực xứ Huế trong mùa xuân. (doanhnghiepvn.vn 07/02)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Chuyến xe yêu thương chở bệnh nhân nghèo về quê đón Tết

Ngày 6/2 (Tức 25 tháng Chạp năm Canh Tý), Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức đưa 300 bệnh nhân nghèo lên 10 chuyến xe yêu thương về quê đón Tết Tân Sửu.

Bên cạnh đó, lãnh đạo bệnh viện Trung ương Huế còn trực tiếp trao tặng quà tết cho các bệnh nhân nghèo (mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng) và gửi lời chúc sức khỏe, chúc mừng năm mới tới những người bệnh chuẩn bị lên đường về quê đón tết.

Trước khi lên xe trở về quê nhà, các bệnh nhân còn được các y bác sĩ và các tình nguyện viên của bệnh viện tổ chức đo thân nhiệt, hướng dẫn rửa tay bằng nước sát khuẩn và tặng khẩu trang để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Có mặt trên chuyến xe để trở về quê nhà Quảng Nam, bệnh nhân Lê Văn T. cho biết, mấy ngày nay, bản thân anh rất lo lắng bởi những gần cận tết thường xe cộ đi lại rất khó khăn và đông đúc. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nếu chẳng may bị lây nhiễm thì rất nguy hiểm. .

 “Hôm nay được đi xe của bệnh viện về tận quê, tôi không phải chạy đi tìm xe nữa, vừa tiết kiệm được tiền để chữa bệnh lại còn được nhận quà. “Chuyến xe yêu thương” thực sự là điều ý nghĩa to lớn với chúng tôi, để tết này trọn vẹn hơn bên gia đình”, anh T. xúc động nói.

Theo bệnh viện Trung ương Huế, Chương trình Chuyến xe yêu thương năm nay được tổ chức trong 2 ngày 6 và 7/2, gồm 10 chuyến xe chở 300 bệnh nhân và người nhà khởi hành từ bệnh viện đi các tỉnh thành: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và Đà Nẵng. Mỗi dịp Tết đến xuân về, bệnh viện lại cùng các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân hảo tâm luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ cho các bệnh nhân khó khăn về quê đón Tết.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ:"Trải qua một năm khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai, bão lũ, nhiều bệnh nhân chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Năm nay, chúng tôi tổ chức nhiều Chuyến xe yêu thương, tặng quà tết cho các bệnh nhân về quê đón tết bên gia đình với mong muốn giúp họ đón tết ấm áp, vui tươi, an toàn". (daidoanket.vn 07/02)

 
 
Y TẾ
 

1.  Thừa Thiên - Huế điều chỉnh quy định cách ly người đến từ vùng dịch Hà Nội

Ngày 7-2, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 tỉnh này vừa có chỉ đạo mới trong việc phòng chống dịch bệnh.

Theo đó, kể từ chiều 6-2, mọi người dân đến Thừa Thiên-Huế (bao gồm cả người Huế về địa phương) bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định.

Thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả những người đã đi qua/đến từ tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương đến tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Người dân đã đi qua/đến từ các xã/phường/thị trấn có điểm dịch thuộc Hà Nội và các tỉnh, thành khác đã được Bộ Y tế công bố sẽ thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR.

Các công dân đã đi qua/đến từ TP Hà Nội đang được cách ly tập trung tại tỉnh Thừa Thiên – Huế nhưng không thuộc các xã/phương/thị trấn có điểm dịch đã được Bộ Y tế công bố, cập nhật, thì tổ chức xét nghiệm PCR. Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện thủ tục cho rời khỏi khu cách ly, giao địa phương thực hiện các thủ tục cách ly, giám sát tại nhà.

Trước đó, tỉnh Thừa Thiên – Huế quy định cách ly 21 ngày với tất cả công dân từ Quảng Ninh, Hải Dương; các quận, huyện thuộc TP Hà Nội đã được Bộ Y tế công bố có điểm dịch, và công dân các tỉnh/thành khác có đến các khu vực và địa điểm có dịch do Bộ Y tế cập nhật, thông báo.

Đến hết ngày 6-2, có 3.345 người người từ vùng dịch trở về tỉnh Thừa Thiên - Huế; 14.002 người từ vùng dịch trở về chưa qua 14 ngày. Tất cả đều được theo dõi, giám sát y tế tại nhà. Hiện 387 người đang cách ly tập trung; tổng số người cách ly tại nhà là 225 người. Trong ngày đã lấy mẫu xét nghiệm 212 mẫu, kết quả tất cả âm tính.( nld.com.vn 07/02)

 
 
 

2.  ‘Người về từ vùng dịch’

Cụm từ đó được nhắc nhiều nhất trong vòng 1 tuần qua. Kể từ ngày 27/1 khi xuất hiện ca lây nhiễm mới trong cộng đồng sau 55 ngày cả nước “yên bình trong dịch bệnh”, thì cũng là lúc toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 tái khởi động, với phương châm thần tốc, quyết liệt. Đó là việc làm cần thiết, tuy nhiên mỗi nơi làm một kiểu, “ứng xử” với người đến từ vùng dịch cũng rất khác nhau, mà như nhiều người cho rằng đó là cách “ngăn sông cấm chợ” không cần thiết.

Các địa phương cách ly, giám sát thế nào?

Đó quả là “vấn đề” đối với rất nhiều người. Trong khi đó, một số địa phương ra thông báo cách ly toàn bộ người dân về từ vùng dịch, lại có nơi chỉ cách ly người thuộc diện F1. Nhiều địa phương khác thì đề nghị “công dân” của mình không về quê dịp Tết này. Có nghĩa là mỗi nơi một kiểu.

Xin được nhắc lại, tại Cần Thơ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố này cho biết, những người đi từ các xã, vùng tâm dịch, các điểm theo thông báo khẩn của Bộ Y tế hoặc nơi có giãn cách xã hội ở Quảng Ninh, Gia Lai, Hải Dương… phải được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung 21 ngày. Đối với người ở huyện có dịch thuộc tỉnh đó về cũng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm và yêu cầu tự cách ly tại nhà 21 ngày.

Tại An Giang, tất cả người trở về từ Chí Linh (Hải Dương) và liên quan sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) đã quá 21 ngày thì phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm và cho cách ly tại nhà. Còn chưa quá 21 ngày thì phải cách ly y tế tập trung và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.  Đối với khu vực ngoài thành phố Chí Linh và ngoài sân bay Vân Đồn thì tự cách ly tại nhà, lập danh sách và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Tại Bắc Giang, lãnh đạo tỉnh này chỉ thị toàn bộ 100% người dân từ Hải Dương và Quảng Ninh về sẽ phải rà soát, cách ly (phân loại cách ly tập trung hay tại nhà). Nếu ở các vùng dịch như thành phố Chí Linh, các điểm thôn/xóm/ngõ/phường/xã bị cách ly y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh thì sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày. Còn người dân ở ngoài vùng dịch của 2 tỉnh này sẽ cách ly tại nhà 14 ngày.

Tại Hà Giang, người dân ngoại tỉnh ở các vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế về Hà Giang phải cách ly tập trung 14 ngày. Người dân Hà Giang đến/đi từ vùng dịch trở về thì phải cách ly y tế.

Trong khi đó, tại tâm dịch Hải Dương thì những người không ở vùng bị phong tỏa, bị cách ly y tế do dịch Covid-19 vẫn được ra vào Hải Dương bình thường, trừ các khu vực mà Hải Dương đang triển khai biện pháp phong tỏa, cách ly y tế.

Còn tại Thái Bình, những người trở về từ vùng dịch (theo cập nhật của Bộ Y tế) sẽ cách ly y tế tập trung theo quy định. Những ai không chấp hành việc cách ly tập trung, lực lượng chức năng sẽ buộc phải “quay đầu”.

Đáng chú ý, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại tổ chức cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả công dân từ Quảng Ninh, Hải Dương; các quận, huyện thuộc TP Hà Nội (đã được Bộ Y tế công bố có điểm dịch và các khu vực, địa điểm do Bộ Y tế cập nhật, thông báo đến địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế) từ lúc 12 giờ ngày 3/2/2021.

Trong suốt hơn 1 năm qua khi cả nước đồng lòng chống dịch Covid-19, vai trò của ngành y tế là cực kỳ quan trọng và trên thực tế đã là “tấm lá chắn” tin cậy của toàn xã hội. Tuy nhiên, ở vào giai đoạn bùng phát dịch lần thứ ba này, vai trò chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất các địa phương trong cả nước thực hiện, thì không ít ý kiến cho rằng lại chậm. Vì thế mới có chuyện các địa phương “xử lý người về từ vùng dịch” với các mức độ khác nhau, do mỗi nơi hiểu một kiểu. Còn người dân thì băn khoăn không biết hỏi ai.

Cho đến ngày 5/2, phát biểu tại buổi giao ban trực tuyến với các địa phương có ca mắc Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo 3 thay đổi lớn trong chiến lược phòng, chống Covid-19; đồng thời cho rằng “Nếu người dân mất thêm cái Tết nữa thì sẽ thêm khó khăn, nên phải thay đổi để vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa, vừa đảm bảo phòng dịch”.

Gian nan đường về quê ăn Tết

Một mặt là khó khăn về tài chính do thu nhập thấp và tiền thưởng Tết ít; nhưng quan trọng hơn là ngại về quê ăn Tết sẽ bị cách ly dài ngày, hay là bị “kỳ thị” do chính người trong làng trong xóm, nên năm nay không ít người làm ăn nơi xa “dám” về quê. Một thăm dò tại TP Hồ Chí Minh, có tới 75% người lao động các tỉnh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ ăn Tết “tại chỗ”.

Thông tin mới đây được Saigon Times đưa ra cho biết, do lượng khách trả lại vé quá cao, nhu cầu đi lại giảm, ngành đường sắt thông báo hủy 22 chuyến tàu từ ngày 8/2 ( tức là 27 Tết đến 17 tháng Giêng âm lịch). Điều chưa từng có trong lịch sử ngành đường sắt vào dịp Tết các năm.

Theo đó,sẽ ngừng chạy các chuyến tàu Hà Nội -Vinh (SE34 từ Hà Nội các ngày 5 đến ngày 7 và 8/2/2021), các tàu NA 2, SE36 xuất phát từ Vinh cũng các ngày trên. Tàu du lịch tuyến Hà Nội - Lào Cai cũng hủy chuyến SP3 xuất phát từ ga Hà Nội ngày 5 và 8/2; SP4 xuất phát từ ga Lào Cai ngày 7/2/2021.

Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn cũng điều chỉnh cả chục đội tàu xuất phát từ ga Sài Gòn vào các ngày 10, 11 và 12/2 (tức vào các ngày 29,30 tháng Chạp Canh Tý và Mùng 1 Tết Tân Sửu), thay cho việc tăng chuyến như mọi năm (tàu SE30), xuất phát từ ga Sài Gòn.

Sau Tết, các đoàn tàu SE10 xuất phát từ ga Sài Gòn các ngày 27,28; tàu SE29 xuất phát từ ga Hà Nội (vào các ngày 21 và 22/2/2021) và tàu SE15 xuất phát từ ga Vinh vào các ngày 20 và 21/2... cũng hủy.

Trở lại câu chuyện ngại về quê ăn Tết do sợ “tự nhiên lại bị cách ly” dài ngày, không chỉ đường sắt mà vận tải ô tô cũng vắng khách, cho dù giá vé giảm. Thế là nhiều người nghĩ tới việc về quê bằng xe máy, nếu quê không quá 250 km, vì cho rằng sẽ không bị kiểm tra gắt gao và không bị đưa đi cách ly. Thật là một hành trình về quê ăn Tết rất gian nan và khác lạ.

Chắc rằng, sau đợt Tết này, nhiều bài học sẽ được rút ra để việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa hồi phục, phát triển kinh tế thực sự hiệu quả.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, về việc kiểm soát đi lại của người dân tại những địa phương có dịch vừa qua nhiều tỉnh làm chưa thật chuẩn, “sợ nên làm quá, siết chặt” để dân không dám về quê. Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, tất cả những người sinh sống trong khu vực phong toả là “nội bất xuất ngoại bất nhập”, trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ, người bị bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu....) mới được ra khỏi khu vực phong toả và được kiểm soát chặt chẽ. Những người không sinh sống trong khu vực bị phong tỏa vẫn được đi lại bình thường, chỉ cần khai báo y tế và không phải bị cách ly (trừ trường hợp đã xác định là F1, F2). Các địa phương “không được ngăn sông cấm chợ”, không được “làm quá” yêu cầu, gây cản trở, khó khăn cho dân - ông Tuyên nêu rõ. (daidoanket.vn 07/02)

 
 
 

3.  Chủ tịch TT-Huế: Không bán hàng cho người vi phạm phòng chống dịch Covid-19

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các hộ kinh doanh kiên quyết từ chối phục vụ những khách hàng không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và mỗi tiểu thương là một tuyên truyền viên phòng chống dịch.

Ngày 7/2, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã đến một số chợ ở TP.Huế để kiểm tra tình hình phòng chống dịch Covid-19 cũng như việc kinh doanh buôn bán dịp Tết. 

Ông Phan Ngọc Thọ đã cùng Chủ tịch UBND TP.Huế Hoàng Hải Minh đi kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid- 19 tại các chợ hoa Tết và chợ Đông Ba. Ông Thọ yêu cầu các hộ kinh doanh, tiểu thương chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không được chủ quan lơ là.

Kiểm tra các khu vực buôn bán ở chợ Đông Ba, ông Phan Ngọc Thọ chúc các tiểu thương mua may bán đắt, đồng thời yêu cầu chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tiếp xúc gần, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người.

Ông Thọ yêu cầu các hộ kinh doanh kiên quyết từ chối phục vụ những khách hàng không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch và mỗi tiểu thương là một tuyên truyền viên phòng chống dịch.

Đối với ban quản lý chợ, ông Thọ chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch để toàn thể người dân nắm rõ và thực hiện được các biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19, từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

Bên cạnh đó, ông Thọ cũng yêu cầu hướng dẫn bà con tiểu thương, người dân trong chợ cài đặt Hue-S để quét mã QR giúp cho việc giám sát phòng chống dịch của chính quyền có hiệu quả.

Cùng ngày, ông Phan Ngọc Thọ đã đi kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị dọc hai bờ sông Hương ở TP.Huế. Ông Thọ ghi nhận và đánh giá cao các hạng mục, công trình tạo điểm nhấn vừa được hoàn thiện đưa vào phục vụ nhân dân dịp Tết như các tuyến đường đi bộ, công viên nước trước mặt trụ sở UBND tỉnh. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, TP.Huế đã có nhiều điểm nhấn ấn tượng, có nhiều điểm để giới trẻ đến chụp ảnh… (etime.danviet.vn 08/02)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Huế: Chỉnh trang, chuẩn bị phục vụ người dân vui Xuân đón Tết

Ngày 7/2, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ đã đến các chợ hoa, chợ Đông Ba kiểm tra tình hình phòng chống dịch COVID-19 cũng như tình hình kinh doanh buôn bán dịp Tết; đồng thời kiểm tra công tác chỉnh trang, chuẩn bị phục vụ người dân vui xuân đón Tết.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng Chủ tịch UBND TP. Huế - Hoàng Hải Minh đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID - 19 tại chợ hoa, chợ Đông Ba, yêu cầu các hộ kinh doanh, tiểu thương chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không được chủ quan lơ là.

Kiểm tra các khu vực buôn bán ở chợ Đông Ba, đây là thời điểm giáp Tết nên việc mua bán diễn ra khá nhộn nhịp và đông đúc. Chủ tịch UBND tỉnh chúc các tiểu thương mua may bán đắt, đồng thời chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tiếp xúc gần, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người. Yêu cầu các hộ kinh doanh kiên quyết từ chối phục vụ những khách hàng không chấp hành các quy định về phòng, chống, dịch. Mỗi tiểu thương là một tuyên truyền viên phòng chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban quản lý chợ đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch để toàn thể người dân nắm rõ và thực hiện được các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19 từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, đặc biệt là phải đeo khẩu trang, không tập trung đông người. Bên cạnh đó, hướng dẫn bà con tiểu thương, người dân trong chợ cài đặt Hue-S để quét mã QR giúp cho việc giám sát phòng chống dịch của chính quyền có hiệu quả.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã cùng lãnh đạo TP. Huế kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị dọc hai bờ sông Hương. Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao các hạng mục, công trình tạo điểm nhấn vừa được hoàn thiện đưa vào phục vụ nhân dân dịp Tết như các tuyến đường đi bộ, công viên nước trước mặt trụ sở UBND tỉnh. Cho rằng TP. Huế đã có nhiều điểm nhấn ấn tượng, có nhiều điểm để giới trẻ đến chụp ảnh check in.

 “Việc TP. Huế ngày càng có nhiều không gian cho người dân sinh hoạt, những khu vực như công viên, đường đi bộ đã trở nên nhộn nhịp, thu hút nhiều người dân đến vui chơi, thưởng ngoạn so với trước đây. Yêu cầu UBND TP. Huế, các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các hạng mục chỉnh trang, tạo thêm nhiều không gian cho người dân hưởng thụ, làm cho Huế ngày càng đẹp hơn”, ông Thọ nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị TP. Huế tiếp tục lắp đặt thêm các dụng cụ thể thao công cộng phục vụ người dân, thực hiện chỉnh trang các công viên, điểm xanh, hệ thống điện chiếu sáng trong các công viên; tạo chuỗi kết nối với hai tuyến đường đi bộ phía Bắc và phía Nam sông Hương. Cần bổ sung thêm nhiều hoa và cây xanh, trong đó tập trung các loại cây vừa cho bóng mát, vừa cho hoa và chọn các loại cây có thể cho hoa nhiều mùa và phù hợp với thời tiết ở Huế. Nghiên cứu triển khai đường đi bộ với phương án tối ưu và hiệu quả nhất, song phải đảm bảo cảnh quan môi trường phục vụ người dân và du khách trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chỉnh trang đô thị Huế phải hướng đến mục tiêu là tạo điểm nhấn cảnh quan, nghệ thuật và không gian mở để người dân và du khách tiếp cận nhiều hơn vẻ đẹp thơ mộng của dòng Hương, qua đó phát triển du lịch, đồng thời hiện thực hóa đề án xây dựng Huế trở thành thành phố “Xanh - Sạch - Sáng”, thành phố bốn mùa hoa.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến thị sát khu vực Cồn Hến. Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao việc hoàn thành sửa chữa cầu Phú Lưu để tạo điều kiện thông thương cho người dân. Chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác chỉnh trang đô thị khu vực Cồn Hến gắn với xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xây dựng, vi phạm quy hoạch... (baotainguyenmoitruong.vn 07/02)

 
 
 

2.  Gắn chỉnh trang đô thị với tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 dịp Tết

Sáng 7/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến chợ Đông Ba thăm hỏi, động viên chị em tiểu thương và tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19; đồng thời, kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị Huế đón Xuân Tân Sửu 2021.

Huế ngày càng có nhiều điểm check in

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo TP. Huế đã đi kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị dọc hai bờ sông Hương. Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao các hạng mục, công trình tạo điểm nhấn vừa được hoàn thiện đưa vào phục vụ Nhân dân dịp Tết như các tuyến đường đi bộ, công viên nước trước mặt trụ sở UBND tỉnh. Nhờ đó, TP. Huế đã có nhiều điểm nhấn ấn tượng, có nhiều điểm để giới trẻ đến chụp ảnh (check in).

Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao UBND TP. Huế đã đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang cảnh quan, tạo không gian cho người dân sinh hoạt, những khu vực này đã trở nên nhộn nhịp, thu hút nhiều người dân đến vui chơi, thưởng ngoạn so với trước đây. Yêu cầu UBND TP. Huế, các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các hạng mục chỉnh trang, tạo thêm nhiều không gian cho người dân hưởng thụ, làm cho Huế ngày càng đẹp hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị TP. Huế tiếp tục lắp đặt thêm các dụng cụ thể thao công cộng phục vụ người dân, thực hiện chỉnh trang các công viên, điểm xanh, hệ thống điện chiếu sáng trong các công viên; tạo chuỗi kết nối với hai tuyến đường đi bộ phía Bắc và phía Nam sông Hương. Cần bổ sung thêm nhiều hoa và cây xanh, trong đó tập trung các loại cây vừa cho bóng mát, vừa cho hoa và chọn các loại cây có thể cho hoa nhiều mùa và phù hợp với thời tiết ở Huế. Nghiên cứu triển khai đường đi bộ với phương án tối ưu và hiệu quả nhất, song phải đảm bảo cảnh quan môi trường phục vụ người dân và du khách trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chỉnh trang đô thị Huế phải hướng đến mục tiêu là tạo điểm nhấn cảnh quan, nghệ thuật và không gian mở để người dân và du khách tiếp cận nhiều hơn vẻ đẹp thơ mộng của dòng Hương, qua đó phát triển du lịch, đồng thời hiện thực hóa đề án xây dựng Huế trở thành thành phố “Xanh - sạch - sáng”, thành phố bốn mùa hoa.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến thị sát khu vực Cồn Hến, phường Vĩ Dạ. Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao việc hoàn thành sửa chữa cầu Phú Lưu sớm tạo điều kiện thông thương cho người dân. Chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác chỉnh trang đô thị khu vực Cồn Hến gắn với xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xây dựng, vi phạm quy hoạch.

Mỗi tiểu thương là một tuyên truyền viên phòng chống dịch

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại chợ Đông Ba, yêu cầu các hộ kinh doanh, tiểu thương chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không được chủ quan lơ là.

Kiểm tra các khu vực buôn bán ở chợ Đông Ba, đây là thời điểm giáp Tết nên việc mua bán diễn ra khá nhộn nhịp và đông đúc. Chủ tịch UBND tỉnh chúc các tiểu thương mua may bán đắt, đồng thời chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tiếp xúc gần, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người. Yêu cầu các hộ kinh doanh kiên quyết từ chối phục vụ những khách hàng không chấp hành các quy định về phòng, chống, dịch. Mỗi tiểu thương là một tuyên truyền viên phòng chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban quản lý chợ đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch để toàn thể người dân nắm rõ và thực hiện được các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, đặc biệt là phải đeo khẩu trang, không tập trung đông người. Bên cạnh đó, hướng dẫn bà con tiểu thương, người dân trong chợ cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần bluezone theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cài đặt Hue-S để quét mã QR giúp cho việc giám sát phòng chống dịch của chính quyền có hiệu quả.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng thông báo một số nội dung thay đổi về biện pháp giám sát công dân từ vùng dịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, tất cả mọi công dân đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả người Huế về địa phương) bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định. Thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả công dân đã đi qua/đến từ tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với công dân đã đi qua/đến từ thành phố Hà Nội: Thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả công dân tại các xã/phường/thị trấn có điểm dịch đã được Bộ Y tế công bố, cập nhật đến tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối với các tỉnh/thành phố khác: Thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả công dân đã đi qua/đến từ các điểm dịch đã được Bộ Y tế công bố, cập nhật đến tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các công dân đã đi qua/đến từ thành phố Hà Nội đang được cách ly tập trung tại các khu cách ly tập trung (các T) của tỉnh mà không thuộc các xã/phường/thị trấn có điểm dịch đã được Bộ Y tế công bố, cập nhật, thì tổ chức xét nghiệm PCR; trường hợp công dân có kết quả xét nghiệm âm tính thì thực hiện thủ tục cho công dân ra khỏi T; đồng thời, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện các thủ tục cách ly tại nhà, giám sát y tế đối với các công dân trên theo quy định đảm bảo công tác phòng dịch COVID-19.

Đối với công dân đã đi qua/đến từ Lào đang cách ly tập trung tại T của tỉnh, thực hiện cách ly 14 ngày theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh. (baothuathienhue.vn 07/02)

 
 
 

3.  Dừa kiểng 3D đón tết

Dừa được sơn phủ, vẽ bằng màu acrylic, kết hợp với phụ kiện và chữ silicon (Video baothuathienhue.vn 08/02)

 
 
 

4.  Sàn giao dịch nông sản Online

“Sử dụng công nghệ để nâng giá trị nông sản Việt” là khát khao đang dần trở thành hiện thực của một bạn trẻ Huế, Phạm Ngọc Anh Tùng - người đã sáng lập, vận hành sàn giao dịch nông sản online “đình đám” FoodMap.asia.

Ra đời gần 2 năm, sàn giao dịch nông sản này đã liên kết với hơn 300 nhà sản xuất, người nông dân; đồng thời phục vụ hơn 10 ngàn lượt khách hàng, tốc độ phát triển 20% mỗi tháng.

Gần người tiêu dùng

Khởi đầu với niềm đam mê sáng chế robot và thiết bị tự động hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, chàng trai sinh năm 1989 này đã quyết định bỏ ngang việc học khi đang là sinh viên năm 3 khóa kỹ sư tài năng Khoa Điện – Điện tử, Trường đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh lên nông trại Cầu Đất Farm - Đà Lạt để làm nông. Ba năm gắn bó với nông trường này ở vị trí giám đốc, Tùng có cơ hội tìm hiểu ngành nông nghiệp dưới góc nhìn vừa của nhà quản lý, vừa là người trực tiếp sản xuất, vừa thu mua, vừa phân phối và xuất khẩu sản phẩm nông sản.

Cảm nhận được tình cảnh khó khăn trăm bề của người nông dân Việt Nam với câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, một lần nữa, Tùng quyết định từ bỏ vị trí giám đốc nông trại để trở lại TP. Hồ Chí Minh bắt đầu hành trình mới xây dựng sàn giao dịch nông sản. Nhà sáng lập FoodMap chia sẻ: “FoodMap được xây dựng theo phương châm: đưa sản phẩm nông sản từ trang trại thẳng tới bàn ăn, để người nông dân và người tiêu dùng cùng được lợi nhất”.

Sàn giao dịch hoạt động rất đơn giản, những nhà sản xuất, nông dân, nhà vườn tham gia vào FoodMap.asia bằng cách đăng ký thông tin, đội ngũ FoodMap sẽ tới kiểm tra xem chất lượng, tìm hiểu câu chuyện đặc trưng liên quan đến người sản xuất và sản phẩm, từ đó FoodMap kết nối với người tiêu dùng thông qua những kênh bán hàng như online, offline và những phiên chợ giới thiệu sản phẩm. Lên sàn, sản phẩm đã được kiểm định trước.

Thông thường FoodMap có 4 tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm. Thứ nhất, các nhà cung cấp phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; thứ 2 là có truy xuất nguồn gốc; thứ 3 là được người tiêu dùng feedback tốt; thứ 4 là đội ngũ FoodMap sẽ tới trực tiếp để đánh giá. Thông qua các tiêu chí này, FoodMap sẽ lọc ra những nhà cung chất lượng nhất và dùng những ứng dụng công nghệ như platform (thông qua chạy quảng cáo trên facebook, fanpage, sàn thương mại điện tử…) để giới thiệu cho khách hàng”.

Triển khai dự án này có rất nhiều khó khăn, bởi vì Foodmap về bản chất là một công ty khởi nghiệp, nguồn vốn cũng không mạnh. Cho nên ban đầu, việc thuyết phục các nhà cung cấp tham gia vào sàn giao dịch để bán hàng online là điều rất khó, bởi vì lúc đó Foodmap.asia cũng chưa có lịch sử dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, bằng cách giúp những nhà cung cấp vừa và nhỏ xây dựng các câu chuyện về sản phẩm, giúp họ có hình ảnh chuyên nghiệp hơn đến người tiêu dùng, FoodMap đã thuyết phục được nhà cung cấp tham gia vào sàn giao dịch nông sản.

Thông qua nhiều chiến dịch quảng bá, lượng traffic lớn (số lượng người truy cập và hoạt động trên website FoodMap.asia) và lượt mua rất nhiều, từ đó đã tạo niềm tin cho nhà sản xuất để họ tham gia vào đây để có thêm kênh phân phối sản phẩm hiệu quả.

Tùng tự tin: “Bây giờ FoodMap đã vượt qua được bài toán con gà và quả trứng, nhiều nhà cung cấp đã tự tìm tới FoodMap để đề nghị hợp tác trên sàn giao dịch nông sản”.

FoodMap là một công ty về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp cho nên công nghệ là một trong những yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, Ceo Phạm Ngọc Anh Tùng khẳng định, FoodMap luôn hướng đến việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề về nông nghiệp dưới góc nhìn của người nông dân và nhà sản xuất. Bởi: “FoodMap được hình thành trước tiên là để mình lý giải cho nhưng câu hỏi của bạn bè và người thân của mình đặt ra, đó là mua cái này có tốt không, thương hiệu nào uy tín, liệu có an toàn không và mua ở đâu thì đáng tin cậy.”

Giấc mơ xuất khẩu nông sản

Ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… đều đã có sàn giao dịch về nông sản. Có thể kể đến Trung Quốc có Meicai.cn, Ấn Độ có Nijiacart, Indonesia có TaniHub... tuy nhiên mô hình này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Foodmap có thể coi là một trong những sàn giao dịch nông sản đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng theo mô hình kết nối người sản xuất nông nghiệp với người tiêu dùng ở các thành phố. Điều FoodMap làm được là đưa được các sản phẩm đã được kiểm định chất lượng lên các sàn thương mại điện tử. Từ cầu nối FoodMap, những sản phẩm của các nông hộ chưa có nguồn lực, chưa có kinh nghiệm được FoodMap kết nối đưa vào giao dịch tại các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki; FoodMap cũng đang xúc tiến để đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon…

Đầu tháng 11/2020, ngay sau khi vừa gọi vốn thành công nửa triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners (Singapore), Ceo Phạm Ngọc Anh Tùng đã thử nghiệm mô hình cửa hàng trải nghiệm đầu tiên O2O2O (online to offline to online) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là phiên chợ thử nghiệm đầu tiên của Foodmap về đặc sản nông nghiệp, các đơn vị tham gia gian hàng được trưng bày miễn phí, được FoodMap hỗ trợ nâng cao nhận diện thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Sự kiện này trước mắt sẽ được tổ chức định kỳ 1 tháng/1 lần tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nếu có điều kiện sẽ mở rộng ra địa bàn toàn quốc.

Từng đi nhiều nước trên thế giới và nhận thấy sản phẩm nông sản Việt vắng bóng trên các kệ hàng trong siêu thị, Tùng luôn đau đáu với suy nghĩ làm cách nào để hàng nông sản Việt được đưa vào bán tại đây. Làm sao thay vì chỉ nổi tiếng với việc “xuất khẩu sản phẩm thô”, Việt Nam sẽ có những sản phẩm nông sản có “thương hiệu, có giá trị cao” đi nước ngoài là “giấc mơ lớn” của Phạm Ngọc Anh Tùng.

Với sự hỗ trợ tài chính từ quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners, FoodMap đã có điều kiện đầu tư mạnh mẽ hơn về các nền tảng công nghệ, về IT, về xây dựng hệ thống phân phối và phát triển thị trường bán lẻ, nhưng lâu dài, “Foodmap sẽ trở thành nhà xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam.”

Tùng bộc bạch “Khởi nghiệp không phải dành cho số đông mà dành cho những người phù hợp. Nếu muốn khởi nghiệp các bạn trẻ cần tập trung 100% sức lực và trí lực của mình để thực hiện. Riêng với lĩnh vực nông nghiệp mình nghĩ có nhiều thử thách, bởi vì Việt Nam chưa phải là một nền nông nghiệp phát triển. Có rất nhiều khó khăn nhưng ở đó cũng có rất nhiều cơ hội.”

Với những hoạt động thiết thực và sáng tạo, cuối năm 2019, Foodmap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019, do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia và đoạt giải Most Impactful Innovation (Sáng tạo có ảnh hưởng nhất). (baothuathienhue.vn 08/02)

 
 
 

5.  Nỗi niềm hoa Tết

Độ này vào những năm trước, những luống hoa đã khoe sắc thắm. Nhưng vụ tết này, ở nhiều vùng trồng, hoa kém chất lượng, giá thấp là nỗi niềm của người dân...

Đến làng hoa Tiên Nộn (xã Phú Mậu, Phú Vang) vào những ngày cuối năm, không khí ấm áp, pha chút se lạnh của mùa xuân đã lan tỏa khắp vùng. Là vựa hoa của tỉnh, tết là thời điểm mang lại khoản thu nhập lớn, cũng là thời gian bận rộn, tất bật của người trồng hoa Tiên Nộn.

Ở đây trồng nhiều loại hoa như cúc, đồng tiền, mào gà, dạ yến thảo, hoạ mi... Trong đó, hoa cúc phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại. Hầu hết các giống hoa đều được lựa chọn kỹ từ nhà vườn có uy tín, truyền thống ở Đà Lạt. Các chủ vườn đang thực hiện các công đoạn cuối cùng, chăm sóc công phu cho từng luống hoa để mong hoa nở đúng dịp, phục vụ tốt cho thị trường tết.

Ông Trương Văn Hòa ở xã Phú Mậu cho biết, các hộ bắt đầu gieo hạt từ giữa tháng 11. Thời gian từ lúc gieo hạt đến lúc có hoa bán tết trong vòng 3 tháng. “Năm nay mưa lũ kéo dài, các luống hoa gần như ngập hết. Từ lúc gieo giống, phải vừa chăm sóc vừa sử dụng máy để đấu úng thường xuyên. Một số hộ không trồng được hoa vì mưa kéo dài đành bỏ hoang diện tích…”, ông Hòa chia sẻ.

Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ, rét đậm rét hại kéo dài thời gian qua khiến năng suất, chất lượng hoa không được tốt như mọi năm. Cùng thời điểm này của năm trước, toàn bộ các luống hoa của người dân đều phát triển tốt, nở rộ rực rỡ. Nhưng năm nay, hoa nở không đều, thưa thớt, mặt hoa nhỏ, có những luống hoa đến nay chỉ mới bắt đầu nhú nụ.

Hơn 18 năm trồng hoa tết, ông Lê Văn Lự thở dài: “Vườn hoa lan nhà tôi được gieo trồng, chăm sóc đến nay gần 5 năm đã bị cơn bão từ đầu tháng 10 đánh tơi tả, bây giờ cây và hoa không còn sức sống nên không thể bán được”.

Tình cảnh của ông Hòa, ông Lự cũng là nỗi niềm chung của những hộ dân trồng hoa tại làng Tiên Nộn. Dịch bệnh và thiên tai dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình trồng hoa, sản phẩm chất lượng thấp, các hộ dân không tránh khỏi tổn thất.

Chị Phương Nhung, người buôn hoa ở TP. Huế nhận xét: “Năm nay, các vườn hoa ở Tiên Nộn không nở đẹp như năm trước. Lượng hoa nơi đây cũng khá ít so với nhu cầu tiêu thụ. Hoa chất lượng thấp nên rất khó bán, giá thấp. Bình quân mỗi cành hoa cúc chỉ 6.000 đồng, thấp hơn 1-2 ngàn đồng so với mọi năm”.

Làng Tiên Nộn có hơn 400 hộ trồng hoa; trong đó có khoảng 20 hộ trồng theo mô hình hợp tác xã, trồng trong nhà lưới, tập trung. Còn lại các hộ trồng nhỏ lẻ theo diện tích đất vườn của mỗi hộ. Chi phí gieo trồng trung bình mỗi sào dao động từ 7 - 9 triệu đồng mỗi vụ. Do thời tiết khắc nghiệt, năng suất, chất lượng hoa không như mong muốn, giá thấp nên hầu hết các hộ dân chỉ mong vụ tết không thua lỗ.

Không riêng vựa hoa Tiên Nộn, mưa lũ, rét kéo dài thời gian qua khiến năng suất, chất lượng các loại hoa năm nay tại nhiều địa phương vùng trũng không bằng nhiều năm trước. Ông Văn Mạnh Linh, Giám đốc HTX Vân Thê, xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) cho rằng, năm nay, người dân chuẩn bị hoa tết sớm hơn mọi năm. Nhưng từ khi bắt đầu xuống giống cũng là lúc xảy ra mưa lũ gây thiệt hại; sau lũ người dân khôi phục xong thì gặp rét đậm rét hại kéo dài nên hoa kém phát triển. Chất lượng hoa tết năm nay khá thấp. Một số vườn đến nay mới chớm nụ. HTX đang tập trung hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp chăm sóc, kích thích hoa nở đúng dịp tết, nâng cao chất lượng hoa. Tuy nhiên, hoa năm nay có khả năng cho thu nhập giảm 20-30% so với nhiều năm trước.

Làng La Vân Hạ, xã Quảng Thọ (Quảng Điền) cũng nổi tiếng trồng hoa chất lượng nhờ phù sa từ dòng sông Bồ. Trừ những mùa lũ lớn, hầu như vụ tết năm nào người dân cũng có nguồn thu nhập cao từ hoa cúc, vạn thọ, đồng tiền… Riêng vụ tết năm nay, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Hoàng Công Phong chia sẻ, người trồng hoa La Vân Hạ đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết phức tạp. Mặc dù sử dụng nhiều biện pháp kích thích, chăm sóc đặc biệt nhưng chất lượng hoa vẫn thấp, một số vườn có khả năng nở không đúng dịp tết.

Ông Hồ Đắc Thọ, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đánh giá, ngay từ sau các đợt mưa lũ cuối năm, chi cục phối hợp với các địa phương hướng dẫn nông dân khôi phục rau màu, hoa phục vụ tết. Tuy nhiên thời điểm sau lũ, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại nên nhiều loài hoa ngắn ngày phát triển kém, sản phẩm chất lượng không cao, giảm nguồn thu nhập của người trồng hoa. Những ngày giáp tết này, cán bộ bảo vệ thực vật tiếp tục về các làng hoa, triển khai hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc, kích thích hoa phát triển, nâng cao chất lượng, phục vụ nhu cầu thị trường tết. (baothuathienhue.vn 07/02)

 
 
 

6.  TT-Huế: Loài cá trước rẻ như cho nay thành đặc sản, có ngày trúng luồng cá dân kiếm được 30-50 triệu đồng

Gần 1 tháng trở lại đây, nhiều bà con ngư dân vùng biển xã Phong Hải (Thừa Thiên Huế) và các xã bãi ngang trên địa bàn huyện Phong Điền liên tục ra khơi đánh bắt được nhiều cá khoai và bán được giá, mang lại nguồn thu nhập khá cao khi tết đến xuân về.

Từ sáng sớm, thuyền của ông Hồ Cước (thôn Hải Phú, xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) và các ngư dân ở đây “tất bật” ra khơi đánh bắt vụ cá khoai.

Dù phải thức khuya dậy sớm, nhưng mỗi chuyến đi biển gia đình ông Cước đánh bắt được từ 30 đến 50kg, có khi lên đến 2 tạ cá khoai, chưa kể các loại cá khác.

Trở về sau một ngày đi biển thành công, ông Hồ Cước phấn khởi cho biết, vụ mùa cá khoai năm nay mỗi chuyến đánh bắt, gia đình ông thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng..

Theo ông Hoàng Tiệt, ngư dân thôn Hải Thành, xã Phong Hải, vụ cá khoai thường bắt đầu vào khoảng tháng 11 (âm lịch) và kéo dài đến cuối tháng 12 (âm lịch).

Cá khoai thường đi theo luồng gần bờ, rất thuận lợi cho ngư dân đánh bắt. Nhờ ngư trường khai thác chỉ cách đất liền từ 3-5 hải lý nên một thuyền có thể đánh bắt từ 2 đến 3 chuyến/ngày, thu về từ 3 đến 5 tạ.

Những ngày đầu vụ cá khoai có giá rất cao từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg. Hiện nay do sản lượng đánh bắt ngày càng nhiều nên giá cả vẫn ổn định từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ của cá khoai.

Có ngày, trúng luồng cá, một thuyền có thể thu về 30 đến 50 triệu đồng. Đây là dịp để ngư dân trong xã cải thiện thu nhập, có cái tết ấm no hơn.

 “Toàn xã Phong Hải có 56 tàu thuyền, trong đó có 36 tàu thuyền công suất 12 đến 24CV và 20 thuyền chèo khai thác gần bờ. Bà con ngư dân rất phấn khởi vì được mùa cá khoai. Chỉ trong hơn 1 tháng trở lại đây, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi nên bà con ngư dân trên địa bàn xã Phong Hải đánh bắt được nhiều cá khoai, ước tính sản lượng thu được hơn 15 tấn...", ông Hoàng Văn Sửu, Chủ tịch UBND xã Phong Hải, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ.

 “So với những năm trước, năm nay sản lượng cao hơn và giá cũng tăng hơn rất nhiều, nhờ vậy bà con ngư dân có cái tết đầy đủ hơn…”- ông Hoàng Văn Sửu, Chủ tịch UBND xã Phong Hải, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế). (danviet.vn 07/02)

 

7.  Đảm bảo giao dịch an toàn, đáp ứng nguồn tiền

Nhu cầu giao dịch ngày tết đang tăng cao, khách hàng cần thận trọng khi thực hiện các giao dịch. (Video baothuathienhue.vn 07/02)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.445.278
Truy cập hiện tại 225