TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
1. "Cụ" xà cừ 100 năm ở Huế được giữ "sinh mạng' nay đã lên mầm xanh
Mầm xanh đã hồi sinh trên cổ thụ được trồng lại sau khi bị bão quật ngã. Việc giữ 'sinh mạng' cho cây cổ thụ hơn 100 năm tuổi này chẳng khác gì cứu chữa một con người.
"Đây là dấu hiệu sự sống ban đầu, là sự tái sinh rất có triển vọng. Hi vọng qua mùa rét mướt này, các chồi cây sẽ vượt lên mạnh. Qua đợt rét, đến đợt nắng, nhiệt độ cao một thời gian mà chồi không héo thì sẽ an toàn - Chuyên gia cây xanh ĐỖ XUÂN CẨM.
"Cụ" xà cừ ấy được đánh số quản lý 13, cao chừng 20m, đường kính gốc khoảng 1,4m được cho rằng hơn 100 tuổi trên hè đường Lê Duẩn, ngay chân cầu Phú Xuân, TP Huế.
Sau lần bị quật ngã do bão số 13 rạng sáng 15-11-2020, chính quyền TP Huế đã tổ chức trồng lại tại công viên Phú Xuân, cách vị trí cũ chừng 12m về hướng bờ Hương giang.
Hồi hộp dõi theo những mầm sống
Lời anh bạn reo vui trong điện thoại: ""Cụ" xà cừ số 13 đã lên mầm rồi. Mừng quá, "cụ" đã sống lại rồi, đến xem ngay". Buổi sáng Huế rét đậm, tôi đến ngay trong niềm vui. Toàn bộ gốc cây, thân và tám nhánh chính được quấn lưới nhựa mềm màu đen.
Tôi nhìn kỹ, nhánh lớn nhất đường kính chừng 70cm chưa thấy mọc chồi. Ba nhánh khác nhỏ hơn cũng đang "im lìm". Trong khi bốn nhánh còn lại, rất nhiều mầm xanh đã mọc lên. Có điểm đến sáu bảy chồi dài hơn gang tay, rất nhiều lá màu xanh pha tím nhạt, mơn mởn sự sống.
Còn nhớ sáng 15-11, ngay sau bão, nhiều người dân Huế vô cùng tiếc nuối khi đi ngang đường Lê Duẩn trước kinh thành, nhìn cổ thụ xà cừ ngã vào phía công viên Phú Xuân.
Toàn bộ gốc rễ chỏng chơ bày ra mặt đường. Không ai không chú ý đến "cụ" cây này. Sự ấn tượng không chỉ ở to lớn cổ lão, mà còn nằm cạnh đầu bắc cầu Phú Xuân ngay trước kinh thành. Dáng thế trông như cánh tay nhiều ngón: cẳng tay mọc xiên từ mặt đất, trên bàn tay xòe ra những ngón lớn tỏa đi các hướng.
Đặc biệt có ngón dáng hình dích dắc hướng lên trời cao. Dưới những tán lá dày là hàng chục khối u rất lớn nhiều hình thù kỳ dị trên thân cổ thụ.
Quyết tâm giữ "mạng" cổ thụ
Sáng sau bão, tân Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định chia sẻ lên mạng xã hội sự tiếc nuối và kế hoạch về số phận "cụ 13":
"Trải qua hàng trăm trận bão trong đời, đến cơn bão thứ 13 của năm 2020 thì "cụ" xà cừ được đánh số quản lý 13 (trước bến xe Nguyễn Hoàng) đã không trụ nổi nữa. Rất nhiều người Huế đã tiếc nuối.
"Cụ" sẽ được cố gắng chữa trị ở một nơi khác. Nếu "cụ" không qua được, cũng như số phận của hàng loạt cây cổ thụ khác trong thành phố đã nằm xuống qua những trận bão năm 2020 này, các "cụ" sẽ tiếp tục sống mãi với người dân thành Huế chúng ta. Các "cụ" sẽ là chất liệu cho một cuộc thi điêu khắc diễn ra trong festival 2021 và sẽ được trưng bày trong không gian thích hợp để tất cả mọi người tưởng nhớ... và để luôn nhắc nhở mọi người ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên".
Cũng sáng hôm ấy, lãnh đạo chính quyền có mặt. Ông Hoàng Hải Minh - chủ tịch UBND TP Huế - kể: "Anh Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh, và tôi có mặt rất sớm, vô cùng tiếc nuối. Ý tưởng ban đầu là phải trồng lại. Chúng tôi nhắm vị trí cũng ven sông Hương đoạn Kim Long nhưng vẫn rất lo lắng không biết có sống nổi hay không".
Sau khi cắt tỉa kỹ thuật cành lẫn rễ, việc chở "cụ" lên Kim Long được tính toán lại, thấy không khả thi vì gốc nhánh quá lớn, cồng kềnh. Phương án trồng tại chỗ được bàn tới cũng không ổn bởi hệ chống đỡ rất lớn, ảnh hưởng đi lại lẫn mỹ quan. Thế là phương án trồng vị trí hiện nay, cách chỗ cũ chừng 12m về phía bờ sông Hương được chọn.
Ngày 16-11-2020, khi cẩu "cụ" cây lên cao chừng 3m để chuyển vào hố trồng thì cáp xe cẩu bất ngờ bị đứt làm ngã xuống khiến ai cũng tái mặt, nghĩ chuyện tâm linh, vì xe cẩu tải trọng 50 tấn và sợi cáp được tính toán dôi dư nhiều so với trọng lượng thân cây. Có người chứng kiến bảo: ""Cụ" không muốn rời chỗ của mình". Một công nhân được cử đi mua bó nhang về thắp...
Nay, sau hai tháng rưỡi trồng lại, cây đã ra nhiều mầm xanh tốt. Ông Đặng Ngọc Quý cho biết: "Chúng tôi vẫn tăng cường chăm sóc, phun thuốc chống sâu bệnh, phòng mối mọt; những chồi non nhú ra được bơm thuốc kích thích để phát triển. Chúng tôi tin ở mức 60-70% sẽ sống, nhưng cũng rất lo "cụ" sống giả".
Cây nghĩa cây tình
Có nhiều ký ức rất khác nhau về "cụ" cổ thụ được nhắc nhớ. Người thì bảo "cụ" chắc chắn hơn trăm năm tuổi, người bảo cây nghiêng "từ cả trăm năm trước rồi", có người lại quả quyết ""cụ" bị nghiêng trong cơn bão 1985".
Theo chuyên gia cây xanh Đỗ Xuân Cẩm, để xác định tuổi chính xác thì phải khoan thân để xác định vòng tăng trưởng, nhưng để làm được là rất khó.
Theo ông: "Với đường kính 1,4m thì cây này đã trên 100 tuổi, có lẽ do bão làm nó bật nghiêng, người ta không dựng thẳng, chỉ cắt nhánh, sau đâm cành mới tạo thành hình dáng đặc biệt như thế".
Sống gần đó, ông Nguyễn Văn Tánh, 85 tuổi, nói: "Tui tới đây năm 1971 thì thấy "cụ" to lớn lắm rồi. Hình như "cụ" bị nghiêng trong bão 1985, trước đó thấy "cụ" đứng thẳng mà".
Bà Oanh ở cách cây cổ thụ mấy chục bước chân, kể thời học Trường Đồng Khánh, khi cầu Trường Tiền gãy trong Tết Mậu Thân (1968), học sinh mới đi đò sang bến Thừa Phủ.
Bà nhớ như in những bận nữ sinh Đồng Khánh khi bước lên đò thường bị đám nam sinh Trường Quốc Học tinh nghịch khoát nước làm áo dài trắng áp sát thân thể, bến đò lúc ấy chỉ cách cây ít bước chân. Trước khi có cầu Phú Xuân (1972), người ta làm cầu phao cho xe qua lại và mở đường vòng qua gốc xà cừ khi ấy đã to lớn.
Chúng tôi tin cây nghiêng từ rất sớm khi gặp vợ chồng cụ Trương Thị Lợi và Lê Tùng đang ở trong Thành nội, từng sống nhờ vả dưới thân nghiêng xà cừ.
"Cụ" nớ răng (ra sao) rồi? Già quá, mấy trăm tuổi rồi chi nữa, to lớn nằm nghiêng từ xưa lắm rồi. "Cụ" là ân nhân gia đình tui đó. Tui thương dữ lắm" - cụ Lợi xúc động kể.
Vốn ở đối diện cây, đến năm 1983 nhà bị giải tỏa mất chỗ làm ăn nên cụ Lợi sắm xe nước mía, đưa sang gốc xà cừ mưu sinh trong suốt bốn năm.
"Mong "cụ" sống. Nhờ gốc cây nghiêng của "cụ" mà gần chục miệng ăn nhà tui sống đủ mấy năm, tình nghĩa dữ lắm. Nghe "cụ" bị trúc (ngã) mà thương, mong sao "cụ" sống. Để qua đợt lạnh, tui kêu đứa cháu chở ra thăm "cụ" liền" - cụ Lợi trải lòng.
Sáng 15-11-2020 ngay sau bão, nhiều người đến xem tỏ vẻ tiếc nuối, đưa lên mạng hình ảnh thảm thương của "cụ" kèm lắm bình luận, tiếc nuối, trách cứ bên quản lý cây xanh không lo cắt tỉa để nên nỗi "cụ" nằm lăn.
Và những điều này đều tới tai ông Đặng Ngọc Quý - phó giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế - người có mặt từ sáng sớm: "Bà con, chắc vì thương tiếc cho cây mà nặng lời. Có người nói bên tai tôi là có khi cố ý để cây đổ rồi chia nhau gỗ". (tuoitre.vn 01/02)
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
1. Thăm, chúc tết các cơ sở tôn giáo
Hoạt động này được TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế - Hoàng Hải Minh và lãnh đạo TP. Huế triển khai sáng 1/2 nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Tân Sửu 2021.
Đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc tết tại Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban cai quản Thánh thất Cao Đài Họ đạo Vĩnh Lợi Huế.
Tại các điểm đến, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh đã thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2020, kế hoạch năm 2021, trong đó tập trung 5 chương trình và 7 dự án trọng điểm; đề án mở rộng địa giới hành chính thành phố; đẩy mạnh tiến độ các dự án chỉnh trang đô thị… Vì vậy, TP. Huế mong tiếp tục nhận được sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng cao của các tôn giáo trên địa bàn.
Hòa thượng Thích Đức Thanh, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Giáo hữu Thái Danh Thanh, Chánh Ban Cai quản Thánh thất Cao Đài Họ Đạo Vĩnh Lợi Huế bày tỏ lòng cảm ơn đến quý lãnh đạo thành phố; đánh giá cao những kết quả về kinh tế - xã hội và những thay đổi tích cực của thành phố trong thời gian qua. Đại diện các tôn giáo tin tưởng, năm 2021 thành phố Huế sẽ đạt được những kết quả toàn diện hơn nữa. Các tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, phát huy những thành tích đạt được, những giá trị nhân văn, trách nhiệm, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. (baothuathienhue.vn 01/02)
2. Thời tiết 3 miền từ nay đến mùng 5 Tết ra sao?
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia quốc gia thông tin tình hình thời tiết chi tiết các vùng trên cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, thời gian từ hôm nay tới hết mùng 5 Tết.
Tại miền Bắc, từ hôm nay đến 26 tháng chạp, trời ít mưa, sáng có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 22-25 độ, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 28 độ, nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ.
Vào 27 và 28 tháng Chạp, trời có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 18-21 độ, nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ.
Ngày 29 và 30 Tết, trời nắng, đêm không mưa. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 28 độ, nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ.
Từ mùng 1-5 Tết, trời ít mưa, trưa chiều trời nắng ấm.
Các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, từ nay đến 26 tháng Chạp, trời có mưa nhỏ vài nơi, sáng có sương mù, trưa chiều trời nắng, riêng ngày 22 tháng Chạp, các tỉnh phía Nam có mưa rải rác. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, riêng 22 tháng Chạp từ 21-24 độ, nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ.
Đêm 26 và ngày 27 tháng Chạp, các tỉnh phía Bắc có mưa vài nơi, phía Nam có mưa, mưa rào rải rác. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ, nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ.
Đêm 27 và ngày 28 tháng Chạp, trời có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 20-23 độ, nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ.
Ngày 29 và 30 Tết, ngày nắng, đêm không mưa. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 22-25 độ, nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ.
Từ mùng 1-5 Tết, trời ít mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày trời nắng.
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, từ 21 đến ngày 30 Tết, đêm có mưa rào cục bộ, ngày nắng. Phía Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 24-27 độ, phía Nam 28-31 độ, nhiệt độ thấp nhất phía Bắc 19-22 độ, phía Nam 21-24 độ. Từ mùng 1-5 Tết, trời ít mưa, ngày nắng.
Khu vực Tây Nguyên, từ nay đến mùng 5 Tết, đêm có mưa rào cục bộ, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ, có nơi trên 30 độ, nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ.
Nam Bộ từ nay đến 30 Tết, đêm có mưa rào cục bộ, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất 30-34 độ, nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ. Từ mùng 1-5 Tết, trời không mưa, ngày trời nắng, cục bộ có nơi có nắng nóng.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bản tin thời tiết Tết sẽ tiếp tục được cập nhật liên tục trong những ngày tới. (tienphong.vn 01/02)
3. Thăm, kiểm tra một số đồn biên phòng trên tuyến biên giới huyện A Lưới
Sáng 1/2, Đại tá Nguyễn Xuân Hòa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã đến thăm, chúc tết và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại một số đồn biên phòng đóng quân trên tuyến biên giới huyện A Lưới.
Tại các điểm đến thăm, Đại tá Nguyễn Xuân Hòa, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh nghe các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, đặc biệt là phương án trực chiến, trực sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để Nhân dân vui xuân, đón tết.
Đánh giá cao những kết quả mà các đơn vị đã đạt được, Đại tá Nguyễn Xuân Hoà nhấn mạnh, các đơn vị cần chủ động tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nắm chắc tình hình địa bàn, thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, quyết tâm không để dịch COVID-19 lây lan qua biên giới, cũng như đảm bảo an toàn toàn tuyệt đối, giữ vững bình yên cho Nhân dân đón tết.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc đang đến gần, Đại tá Nguyễn Xuân Hoà thay mặt cho Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tặng quà và chúc cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đón xuân mới sức khoẻ, nhiều niềm vui, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cũng trong dịp này, Đại tá Nguyễn Xuân Hoà cùng đoàn công tác Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã đến thăm, chúc tết Huyện ủy, HĐND, UBND huyện A Lưới nhân dịp tết cổ truyền dân tộc. (baothuathienhue.vn 01/02)
VĂN HÓA
1. 20 năm vẽ tranh con giáp
Hơn 20 năm qua, mỗi khi Tết đến Xuân về, họa sĩ Đặng Mậu Tựu lại dành thời gian vẽ tranh con giáp. (Video baothuathienhue.vn 02/02)
2. Trạm đọc sách miễn phí ở Huế của chàng trai 25 tuổi
Với ước muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ và sinh viên tại Huế, chàng trai trẻ 25 tuổi Phan Công Tuấn đã lặn lội từ Quảng Bình vào Huế để xây dựng nên không gian đọc miễn phí: 'Tia sáng'.
Trong không gian chừng 20m2 ở kiệt 131 Trần Phú (TP Huế), hàng ngàn đầu sách được bày biện một cách gọn ghẽ với khối lượng đồ sộ và đa dạng thể loại từ lịch sử, kinh doanh, y học, nuôi trồng, truyện tranh...
Đây là những đầu sách được Tuấn tích góp từ nhỏ cho đến nay. Không gian đặt sách này cũng tự tay Tuấn bỏ tiền túi ra thuê mỗi tháng 700.000 đồng.
Chia sẻ về không gian đọc, Tuấn cho biết từ nhỏ Tuấn đã có niềm đam mê với sách, và ước mơ sẽ có một tủ sách thật lớn cho bản thân mình. Lớn lên, Tuấn theo học ở Hà Nội, sau đó ra trường và làm việc tại Đà Nẵng và sách là hành trang anh luôn mang bên mình.
Rồi một lần theo chân bạn bè đến Huế chơi, Tuấn cảm thấy mê mẩn với không gian và cuộc sống nhẹ nhàng ở Huế nên quyết định chọn là nơi định cư. Và trạm đọc ra đời chỉ một thời gian ngắn sau đó.
"Từ nhỏ mình đã có ước mơ sẽ mở tủ sách cho mình. Nhưng rồi lớn lên mình thấy việc chia sẻ những kiến thức từ những quyển sách mình đọc được cho người khác sẽ tốt hơn nhiều khi giữ khư khư cho bản thân. Mình mong muốn trạm sách này ra đời sẽ là nơi mọi người cùng chia sẻ sách và kiến thức cho nhau, chứ không phải chỉ là sách của riêng mình" - Tuấn chia sẻ.
Trạm đọc mở cửa từ 14h đến 18h hằng ngày, riêng những ngày cuối tuần và ngày lễ Tuấn sẽ mở cửa từ sáng sớm cho đến 22h đêm. Người đến đây đọc sách nếu muốn mượn mang về không cần phải đặt cọc hay có thẻ, chỉ cần ký tên và ngày mượn trả là được.
Bạn Vũ Thị Chi - sinh viên Trường ĐH Phú Xuân - cho biết sách ở trạm đọc có rất nhiều thể loại. Tuấn luôn cập nhật những đầu sách hay và mới để làm phong phú cho tủ sách. Có những đầu sách sinh viên hỏi không có Tuấn cũng lặn lội tìm để cho các bạn mượn học.
Mục tiêu hướng đến không chỉ các em học sinh và sinh viên ham đọc sách, nên ngoài việc cho mượn sách, đọc sách tại chỗ miễn phí, Tuấn còn có các chương trình tặng sách cho những độc giả thường xuyên ghé trạm đọc, tặng sách cho những em nhỏ, xây dựng tủ sách cho học sinh vùng cao...
"Cho đi chính là lúc mình nhận lại. Cái mình nhận lại đó không phải là vật chất, nhưng đó là niềm vui, là sự sẻ chia, là nụ cười của những người được thụ hưởng" - Tuấn khiêm tốn chia sẻ. (tuoitre.vn 01/02)
3. Bánh đậu xanh trái cây: Độc đáo ẩm thực cung đình xứ Huế
Bánh mang tên trái cây đậu xanh vì nguyên liệu chính của bánh là đậu xanh, dưới bàn tay tạo hình tài hoa của các nghệ nhân, bánh nhìn như những loại trái cây đầy màu sắc, sống động.
Nói đến các loại bánh truyền thống Huế, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc. Rất ít người biết rằng, Huế còn có món bánh trái cây đậu xanh.
Bánh này có nguồn gốc từ ẩm thực Cung đình Huế. Bánh trái cây đậu xanh được xem như là một loại bánh quý tộc, sở dĩ như vậy vì đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, khéo tay của các nghệ nhân làm ra nó.
Thời vua chúa, bánh này chỉ xuất hiện ở các yến tiệc của vua tại Hoàng cung, hay tại các ngày lễ lớn của các quan chức và hoàng tộc. Bánh mang tên trái cây đậu xanh vì nguyên liệu chính của bánh là đậu xanh, dưới bàn tay tạo hình tài hoa của các nghệ nhân mà bánh nhìn như những loại trái cây đầy màu sắc, sống động.
Tuy đây là món bánh quý tộc, nhưng nguyên liệu làm nó lại không cầu kỳ, quý hiếm. Ngược lại nguyên liệu hết sức dân dã, dễ tìm. Bánh được làm từ đậu xanh, bột râu câu và các loại rau quả để tạo màu sắc cho bánh.
Nguyên liệu tuy đơn giản nhưng phải được lựa chọn kỹ càng để thể hiện đúng chất Cung đình của món bánh. Đậu xanh phải lựa chọn loại mềm mịn, thơm nhẹ, loại bỏ hạt sâu.
Để tạo màu cho bánh thì ngày xưa các nghệ nhân xưa sử dụng một số loại rau củ như: màu tím từ lá cẩm, màu xanh từ lá dứa, màu đỏ từ củ dền, màu cam từ gấc và màu vàng từ hạt dành dành..., tùy thuộc vào loại trái mà có màu sắc tùy hứng sáng tạo của các nghệ nhân.
Đậu xanh sau khi rửa sạch, bóc vỏ đem hấp chín mềm. Sau khi đậu chín thì đem xay mịn với đường rồi sên cho nó cô đặc lại thành một khối mềm dẻo.
Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận để có được hỗn hợp đường đậu đạt độ mềm dẻo. Hỗn hợp đường đậu cũng không được quá ướt hoặc quá khô vì nó sẽ khó tạo hình bánh.
Có thể nói bánh trái cây đậu xanh thể hiện sự sáng tạo thăng hoa của người làm bánh.
Từ khâu chuẩn bị cho đến tạo hình nó thể hiện sự thanh tao như chính con người xứ Huế.
Từ một nguyên liệu vô cùng đơn giản mà người xưa đã tạo ra một loại bánh kiêu sa, tinh tế của xứ kinh kỳ./. (vov.vn 01/02)
XÃ HỘI
1. Trao quà tết cho người nghèo, đối tượng chính sách và hỗ trợ sinh viên về quê
Sáng 1/2, thông qua UBMTTQVN tỉnh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trao 550 suất quà tết mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng cho đồng bào nghèo trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị 275 triệu đồng.
Năm 2020, thiên tai, dịch bệnh… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận Nhân dân nhất là người dân vùng sâu, vùng xa. Với mong muốn mang đến cái tết ấm áp cho người nghèo, Công đoàn BIDV đã phát động, quyên góp trong cán bộ công nhân viên để tặng quà tết đến đồng bào khó khăn.
Ngoài ra, thông qua giải chạy cộng đồng “Tết ấm cho người nghèo - vì miền Trung thương yêu”, BIDV đã dành 13,8 tỷ đồng quy đổi từ thành tích chạy của các vận động viên, góp thêm hàng chục ngàn phần quà cho người nghèo. Thông qua các hoạt động này, BIDV đã trao hơn 30 tỷ đồng tương đương 60.000 suất quà tết dành tặng đồng bào nghèo, động bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai trên cả nước.
*Chiều 1/2, TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế - Hoàng Hải Minh đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách ở phường Thuận Thành, Hương Sơ và Trung tâm nuôi dạy trẻ cô nhi khuyết tật Sơn Ca tại phường Kim Long. Tại các điểm đến thăm, Chủ tịch UBND TP. Huế - Hoàng Hải Minh đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các gia đình chính sách, bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc những đóng góp của các đối tượng, gia đình với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc tập, tự do cho Tổ quốc.
Nhiều năm qua, thành phố luôn quan tâm đặc biệt đến việc triển khai tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chăm lo các đối tượng chính sách. Thời gian tới, các cấp ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công cách mạng, hộ nghèo trong dịp tết Nguyên đán để nhà nhà đón Tết ấm cúng, sung túc.
*Cùng ngày, Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế tổ chức chương trình “Xuân gắn kết - Tết sẻ chia” đưa sinh viên về quê đón tết Tân Sửu năm 2021.
Năm nay, nhà trường tổ chức 6 chuyến xe đưa khoảng 200 sinh viên về quê đón tết (từ Nghệ An đến Quảng Ngãi), gồm các tuyến: Huế đi Đồng Hới - Ba Đồn - Bến xe Đồng Lê (Quảng Bình); Huế đi Đà Nẵng - Quảng Nam - Bến xe TP. Quảng Ngãi; Huế đi Hà Tĩnh - TP. Vinh.
Ngoài việc được hỗ trợ xe về quê, các sinh viên còn được tặng các phần quà tết trước khi về. Tổng kinh phí chương trình khoảng 50 triệu đồng. Nguồn kinh phí vận động từ các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp và nhà tài trợ trong và ngoài trường. (baothuathienhue.vn 02/02)
2. Miễn phí xe cho hàng trăm sinh viên sư phạm về quê đón Tết
Hàng trăm sinh viên hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, được về quê đón Tết trên những chuyến xe miễn phí.
Ngày 1/2, Đoàn trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã tổ chức chương trình “Đồng hành cũng sinh viên về quê đón tết”, nhằm đưa đón sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại trường về quê đón Tết Nguyên đán.
Năm nay, nhà trường tổ chức 6 chuyến xe, xuất phát từ trường ĐH Sư phạm với tổng cộng hơn 200 sinh viên. Các tuyến xe đưa sinh viên về các tỉnh Quảng Ngãi - Quảng Nam - Đà Nẵng - Quảng Trị - Quảng Bình - Hà Tĩnh và Nghệ An.
Ngoài ra, hàng trăm suất quà Tết với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cũng đã được trao đến các sinh viên thuộc gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Ths. Hoàng Phi Hải, Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế cho biết, chương trình xe đưa sinh viên về quê ăn Tết miễn phí với mong muốn là mang tới cho các em sinh viên một kỳ nghỉ Tết cổ truyền ấm áp bên gia đình. Giúp các bạn sinh viên của nhà trường được về đón Tết an toàn, tiết kiệm.
Nhiều năm qua, chương trình “Xe đưa sinh viên về Tết miễn phí” được Đoàn trường ĐH Sư phạm tổ chức vào trước dịp Tết nguyên đán mang tính thiện nguyện, được đánh giá là hoạt động ý nghĩa. (nongnghiep.vn 02/02)
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1. Trao học bổng Nguyễn Trường Tộ cho 157 sinh viên
Chiều 1/2, Đại học Huế (ĐHH) phối hợp Quỹ Y tế, Giáo dục và Văn hóa Việt Nam (VNHELP) và Hội Khuyến học tỉnh tổ chức lễ trao học bổng Nguyễn Trường Tộ năm học 2020 – 2021 cho sinh viên ĐH Huế.
Học bổng Nguyễn Trường Tộ nhằm trợ giúp sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khuyến khích các em học tập tốt hơn. Đây là một trong những chương trình trợ giúp giáo dục do VNHELP hỗ trợ cho các sinh viên đại học, cao đẳng trên toàn quốc từ năm 1991 đến nay.
Niên khóa 2020 – 2021, VNHELP cấp 157 suất học bổng, mỗi suất trị giá 200USD cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học thành viên, phân hiệu, khoa thuộc ĐHH.
Đây là năm thứ 19 sinh viên ĐHH được nhận học bổng này. Vì có tính kế thừa, từ lần đầu tiên nhận cho đến khi ra trường, nếu sinh viên duy trì được thành tích học tập của mình sẽ tiếp tục được cấp học bổng cho những năm kế tiếp. (baothuathienhue.vn 01/02)
KIỂM LÂM
1. Đầu tư tu bổ di tích: Cần xem đó là sự đầu tư cho kinh tế - xã hội
Di tích xuống cấp nhưng không có kinh phí trùng tu là câu chuyện kéo dài nhiều năm nay. Đề án “Hỗ trợ đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030” được HĐND tỉnh thông qua cuối năm 2020 là hướng mở để nâng cao hiệu quả, tính chủ động trong việc bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực chống xuống cấp cho di tích.
Đầu tư nhỏ giọt
Được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI, đình làng An Cựu, di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm qua. Kiến trúc cổ ba gian hai chái, lợp ngói âm dương tuyệt đẹp bị mục rỗng, rệu rã, vách tường thấm dột, rêu mốc, mục nát… đình làng đứng trước nguy cơ có thể sụp đổ. Không chỉ đình làng An Cựu, nhiều di tích đình làng khác trên địa bàn TP. Huế cũng đang lâm vào cảnh tương tự từ nhiều năm qua, như: đình làng Dương Xuân Hạ, đình làng Kim Long, đình Phú Hòa, đình Phú Xuân…
Sau nhiều năm kêu cứu, những người quản lý di tích đình làng khấp khởi vui mừng khi UBND TP. Huế vừa xây dựng đề cương chi tiết dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài để tu bổ, phục hồi di tích đình làng An Cựu, đình làng Phú Xuân, đình và miếu khai canh làng Thế Lại Thượng với tổng kinh phí dự kiến gần 1,4 triệu USD. Dự án đã gửi Sở Ngoại vụ để tìm kiếm nguồn vốn từ các đối tác, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình này cũng rất phức tạp, mất khá nhiều thời gian.
Theo bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao TP. Huế, việc quản lý và bảo tồn, phát huy giá trị các di tích nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế ở TP. Huế gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên đối mặt với sự xuống cấp của di tích. Hiện nay, UBND TP. Huế quản lý trực tiếp 8/18 di tích cấp quốc gia và 10/18 di tích cấp tỉnh, trong đó nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng cần tu bổ kịp thời.
Phải xem là sự đầu tư cho kinh tế - xã hội
Trên địa bàn tỉnh có 129 địa điểm, công trình, cụm công trình di tích nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được xếp hạng. Dưới tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt và những tác động khác nhau, nhiều công trình di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguồn vốn bố trí hàng năm cho công tác tu bổ, bảo quản và phục hồi hệ thống di tích còn hạn chế so với yêu cầu thực tiễn. Trong giai đoạn 2011 - 2020, kinh phí trùng tu cho hệ thống di tích khoảng 55 tỷ đồng nên chỉ có thể tu bổ, tôn tạo cho 43 công trình di tích.
Để nâng cao hiệu quả, tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa tham gia vào công tác chống xuống cấp di tích, HĐND tỉnh đã thông qua đề án “Hỗ trợ đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng xuống cấp của các di tích, đề án xây dựng kế hoạch chi tiết và phân kỳ đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo quản di tích theo thứ tự ưu tiên, tính cấp thiết. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi cho khoảng 66 di tích; giai đoạn 2026 - 2030 tu bổ khoảng 57 di tích.
Theo quan điểm của đề án, các đơn vị, địa phương được giao trực tiếp quản lý di tích phải chủ động cân đối để bố trí kinh phí hỗ trợ hàng năm cho công tác bảo quản định kỳ, tu bổ, phục hồi di tích. Đồng thời, huy động kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích do cộng đồng dân cư, dòng họ quản lý, sử dụng hoặc di tích phục vụ đời sống tâm linh. Đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải tập trung, không bố trí kinh phí phân tán, dàn trải cho tất cả các di tích...
Đề án là bước đột phá có thể tạo thành hướng mở cho việc bảo tồn di tích. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị các địa phương sau khi có danh mục các công trình thì đưa vào kế hoạch hàng năm và kế hoạch trung hạn 5 năm, xem việc tu bổ, phục hồi di tích như là đầu tư cho kinh tế - xã hội, đặt ra mục tiêu cụ thể 5 năm tới tu bổ được những công trình gì và có sự giám sát từ địa phương, HĐND.
Bà Quỳnh Dao cho rằng, đề án đã xây dựng kế hoạch chi tiết và phân kỳ đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo quản di tích theo thứ tự ưu tiên, trong đó, TP. Huế có 32 di tích với tổng kinh phí dự kiến phân bổ khoảng 92 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này rất lớn nên để đề án triển khai hiệu quả, cần phân loại danh mục các di tích sử dụng vốn Nhà nước, các di tích sử dụng kết hợp vốn Nhà nước và xã hội hóa, các di tích xã hội hóa và các di tích kêu gọi viện trợ. Bên cạnh việc tăng cường nguồn ngân sách Nhà nước, có thể kêu gọi sự hợp tác của các doanh nghiệp, sự viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa. (baothuathienhue.vn 02/02)
Y TẾ
1. Tình nguyện viên Trường ĐH Y - Dược hỗ trợ phòng, chống dịch
Sáng 1/2, Đoàn Trường đại học (ĐH) Y - Dược, ĐH Huế đã triển khai lực lượng tình nguyện viên về hỗ trợ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Đợt này, lực lượng tình nguyện không làm lễ ra quân mà triển khai về trực tiếp tại các chốt. Các tình nguyện viên sẽ hỗ trợ công tác kiểm soát phòng, chống dịch tại 3 chốt: Ga Huế, bến xe phía Bắc, bến xe phía Nam.
Theo anh Võ Văn Khoa, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y - Dược, 72 tình nguyện viên là cán bộ, sinh viên Trường ĐH Y - Dược sẽ luân phiên thực hiện nhiệm vụ, mỗi chốt có 24 tình nguyện viên. Chốt tại bến xe phía Nam gồm 2 ca, mỗi ca 3 - 4 sinh viên, làm nhiệm vụ từ 5 - 11 giờ và 11 - 16 giờ.
Chốt bến xe phía Bắc có 2 ca, từ 7 - 12 giờ và 12 - 17 giờ, mỗi ca 3 - 4 sinh viên. Chốt Ga Huế có 3 ca, trong đó ca đầu tiên 3 sinh viên, làm nhiệm vụ từ 7 giờ 10 - 14 giờ (4 chuyến tàu); ca 2 từ 12 giờ 30 - 17 giờ (5 chuyến) có 3 sinh viên; ca 3 có 4 sinh viên, làm nhiệm vụ tại các chuyến tàu tối đến 22 giờ 30.
Lực lượng tình nguyện viên đã được tập huấn công tác phòng, chống dịch COVID-19 và từng tham gia công tác này vào các đợt trước. Họ sẽ hỗ trợ các chốt giúp người dân kê khai y tế và các nhiệm vụ được phân công. (baothuathienhue.vn 01/02)
2. Ngành vận tải chủ động phòng ngừa COVID-19
Đến nay, các chốt kiểm tra y tế phòng, chống dịch COVID-19 tại các nhà ga, bến xe, sân bay trên địa bàn tỉnh đã thiết lập.
Thành phần tham gia tại các chốt gồm cán bộ y tế, công an thanh tra giao thông tỉnh... nhằm kiểm soát 100% hành khách ra vào địa bàn tỉnh được đo thân nhiệt, khai báo y tế, lịch sử đi lại, nhất là các trường hợp trở về từ các địa phương có nguy cơ cao nhiễm COVID-19. Ngoài việc kiểm tra y tế, các lực lượng này khuyến cáo 100% hành khách mang khẩu trang; tiêu độc khử trùng với nước sát khuẩn trước khi vào địa bàn tỉnh.
Dù thời điểm này đã vào dịp tết nhưng do dịch COVID-19 bùng phát trở lại nên mỗi ngày ở Cảng HKQT Phú Bài chỉ đón 26-30 chuyến, với khoảng 3.500-4.000 khách, giảm sâu so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện lãnh đạo Cảng HKQT Phú Bài thông tin, theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh và các bộ ngành liên quan, từ sáng 29/1, đơn vị đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại chỗ, đặc biệt phối hợp lắp đặt máy kiểm soát thân nhiệt cho hành khách, chuẩn bị khu vực và phòng cách ly ngay tại cửa ra vào để cách ly hành khách nếu có biểu hiện nguy cơ cao. Tại sân bay, có bộ phận y tế túc trực 24/24 để vận động tuyên truyền hành khách đeo khẩu trang và phát khẩu trang miễn phí cho hành khách.
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên lượng khách đi tàu qua Ga Huế giảm. Hiện chỉ có 10 đôi tàu qua lại với khoảng 150 lượt khách dù thời điểm này đã vào dịp tết. Tuy nhiên, công tác kiểm soát dịch tại đây được kiểm soát theo đúng quy trình đối với tất cả hành khách lên, xuống tàu. Đối với khách đi tàu, sau khi rửa tay bằng nước sát khuẩn, sẽ được nhân viên hướng dẫn khai báo y tế. Nếu phát hiện có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ phối hợp đội phản ứng nhanh ở chốt kiểm dịch tại ga Huế để có các biện pháp xử lý cần thiết.
Đại diện lãnh đạo phòng Vận tải đường sắt Huế cho biết, trước tình hình dịch COVID-19, Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh để báo cáo hàng ngày về Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Cục. Do vậy, Ga Huế không chủ quan, nhất là phòng đợi tàu, nơi bán vé tàu trực tiếp, khu vực kiểm soát vé, căn tin... đã phân công cán bộ nhân viên chú trọng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ...
Kể từ ngày 29/1, Công ty CP Bến xe Huế, triển khai thiết bị đo thân nhiệt hành khách trước khi xe rời bến, đến bến tại tất cả các bến xe do đơn vị quản lý. Theo đó, trước giờ xe lăn bánh, nhân viên bến xe sẽ tiến hành đo thân nhiệt hành khách, nếu phát hiện thân nhiệt cao hơn bình thường, hành khách sẽ được mời yêu cầu hợp tác với đơn vị đáp ứng nhanh và bến xe từ chối phục vụ. Hành khách đến bến nếu không mang khẩu trang sẽ được nhân viên các bến xe vận động và phát khẩu trang trước khi lên xe, xuất bến.
Theo ông Phạm Xuân Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Bến xe Huế, qua hơn 3 ngày "kích hoạt" phòng, chống lây nhiễm COVID-19 trở lại, đơn vị chưa phát hiện hành khách nào có dấu hiệu bất thường về thân nhiệt, nhất các hành khách đến và đi tuyến liên tỉnh. Tuy vậy, lãnh đạo công ty vẫn không chủ quan đã chỉ đạo vệ sinh, khử khuẩn trên các phương tiện vận tải ra vào bến theo khuyến cáo của ngành y tế. Các chủ xe cũng được phổ biến không đón khách dọc đường để đề phòng bệnh dịch. (baothuathienhue.vn 01/02)
3. Huế: Cách ly người xuống địa bàn từ xe biển số Hải Dương
Ngày 31/1, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, cơ quan chức năng của tỉnh đã đưa đi cách ly một trường hợp xuống địa bàn từ xe ô tô mang biển số tỉnh Hải Dương, nơi có dịch Covid-19. Huế: Cách ly người xuống địa bàn từ xe biển số Hải Dương
Theo thông tin ban đầu, trước đó, người này xuống địa phận tỉnh tại TX.Hương Thủy, ngay sau khi nhận được thông tin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tiến hành đưa người này đi cách ly theo quy định.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan phòng chống dịch, tiếp tục thực hiện chiến lược lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, tất cả các kịch bản về phòng chống dịch và 23 đội phản ứng nhanh phải được kích hoạt.
Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, đến nay mặc dù trên địa bàn chưa có trường hợp dương tính với Covid-19, tuy nhiên các cấp, các ngành cần đề cao cảnh giác, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để đối phó với làn sóng mới lây nhiễm Covid-19.
Về việc giám sát người về địa phương, ông Bình đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp nhịp nhàng với hệ thống phòng chống dịch của tỉnh. Bên cạnh đó khuyến cáo những người dân đang ở vùng có dịch không nên về, nếu về buộc cách ly tập trung.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các ngành chức năng triển khai công tác giám sát các phương tiện đi vào tỉnh. Công an tỉnh Thừa Thiên Huế được giao bố trí lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tại tuyến quốc lộ hai đầu phía Nam, phía Bắc của tỉnh, và tại ngã ba đường tránh Huế tại Hương Trà và Hương Thủy nhằm đảm bảo không để người từ vùng có dịch vào địa bàn tỉnh mà không được kiểm tra, kiểm soát.
Các cơ quan liên quan được giao tăng cường các chốt kiểm soát hai cửa ngõ vào tỉnh; kích hoạt lại khai báo y tế tại Sân bay Phú Bài và 2 chốt tại hai bến xe ở tỉnh. Các chốt kiểm soát y tế trên quốc lộ cũng được yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng để kích hoạt và khi kích hoạt thì các điều kiện phải đảm bảo một cách tốt nhất và nhanh nhất.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương ở tỉnh được giao rà soát các hội nghị, hội thảo, các hoạt động lễ hội, các sự kiện văn hóa tụ tập đông người. Các hoạt động chưa cấp thiết được yêu cầu tạm dừng và vận động người dân được khuyến khích tổ chức ma chay, tiệc cưới, tiệc mừng theo truyền thống gia đình, tránh tụ tập đông người.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn được đề nghị xây dựng phương án học tập, nghỉ Tết cho các sinh viên, học viên, học sinh cũng như phương án trở lại học tập sau Tết đảm bảo nguyên tắc phòng dịch. Các cơ sở giáo dục này được giao tổ chức rà soát số lượng sinh viên từ các vùng dịch đang thực hiện giãn cách xã hội để có phương án vận động các học viên, sinh viên ở lại ăn Tết tại Huế nhằm đảm bảo phòng dịch.
Văn phòng UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên truyền yêu cầu người tham gia phương tiện xe khách khi lên xe phải khai báo và có hệ thống thông tin chung trong toàn quốc để nắm được thông tin người đến và đi qua địa bàn. (giaoducthoidai.vn 01/02)
DU LỊCH
1. Ngắm dàn “nhạc nước”, bến thuyền gỗ lim mới toanh ở Cố đô Huế
Dàn “nhạc nước” cùng bến thuyền gỗ lim tại khu vực quảng trường Công viên Lý Tự Trọng, Huế đang trở thành điểm đến của người dân, các bạn trẻ...
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, sau hơn 3 tháng được đầu tư chỉnh trang, Công viên Lý Tự Trọng, đoạn trước mặt UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trên đường Lê Lợi cơ bản hoàn thành đã trở thành một “điểm sáng” thu hút rất đông người dân đến tham quan, vui chơi.
Ngoài các tiểu cảnh hoa được bố trí đẹp mắt, quảng trường Công viên Lý Tự Trọng càng trở nên ấn tượng hơn khi đường phố Huế lên đèn. 3 đài phun nước, gồm 1 đài chính có vóc dáng hồ nước như cánh hoa, 2 đài nhỏ hơn hình chữ D, cùng hệ thống vòi “đua” nhau phun nước nghệ thuật được chiếu sáng đổi màu như nhảy múa theo từng điệu nhạc tuyệt đẹp.
Tại khu vực này, mặt tiếp giáp với bờ sông Hương cũng được làm một “bến thuyền” bằng gỗ lim dài 35m, tiếp nối bến thuyền này với không gian quảng trường Công viên là những bậc thang được lát đá, cùng với hồ nước và các thảm cỏ… Đoạn bến thuyền gỗ lim ở bờ Nam sông Hương trước quảng trường Công viên Lý Tự Trọng cũng chính là đoạn cầu đi bộ, nơi đứng có view ngoạn cảnh “dòng sông di sản” đẹp lung linh vào mỗi chiều tối. Khu vực sàn gỗ này cũng sẽ được “trưng dụng” tổ chức các hoạt động cộng đồng dịp lễ hội…
Dự án chỉnh trang Công viên Lý Tự Trọng, đoạn trước mặt trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trên đường Lê Lợi đã được UBND TP. Huế phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 16,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh bổ sung và ngân sách TP. Huế, bao gồm các hạng mục: Xây dựng Quảng trường; đường dạo; trồng cây xanh thảm cỏ; xây dựng hệ thống cấp thoát nước và điện chiếu sáng; lắp đặt thiết bị phun nước…
Ông Văn Viết Thành, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế (nhà thầu thi công) cho hay, đơn vị đang gấp rút hoàn thiện một số hạng mục nhỏ còn lại.
“Điểm đặc biệt là công trình tạo ra được điểm nhấn vừa hiện đại vừa hài hòa với cảnh quan và không gian dọc 2 bờ sông Hương”, ông Thành chia sẻ. (baogiaothong.vn 01/02)
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
1. THỪA THIÊN HUẾ: TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ XE DÙ, XE KÉ
(Video quochoitv.vn 01/02)
2. CATP Huế áp dụng dán thông báo phạt nguội trên kính ô-tô
CATP Huế (tỉnh TT- Huế) cho biết, đơn vị đã áp dụng biện pháp xử phạt các ô-tô đỗ trái phép bằng việc dán thông báo phạt nguội trên kính xe.
Theo đó, các tổ tuần tra kiểm soát trên đường khi phát hiện ô-tô đỗ không đúng nơi quy định, tài xế không có trên xe, lực lượng CSGT sẽ ghi lại hình ảnh và dán thông báo vi phạm trên kính xe, sau đó xác minh thông tin chủ phương tiện và xử lý theo quy định của pháp luật.
Phiếu thông báo được cài vào những vị trí chắc chắn như cần gạt nước để tránh thất lạc. Các phiếu thông báo sẽ có đầy đủ nội dung, thời gian, địa điểm vi phạm kèm địa chỉ nơi tiếp nhận giải quyết vi phạm. Quá thời hạn, nếu tài xế không đến giải quyết, CSGT sẽ gửi thông tin tới cơ quan đăng kiểm để cảnh báo. (cadn.com.vn 01/02)
3. Bắt nhóm đối tượng giả mạo công ty tài chính lừa đảo hàng trăm người
Chiều 1-2, Công an thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh này phá thành công chuyên án, bắt giữ 15 đối tượng có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Thông tin ban đầu, qua theo dõi, Công an thị xã Hương Trà đã bắt quả tang Nguyễn Thế Trung, Châu Văn Mùi, Nguyễn Khoa Đăng Quang, Nguyễn Thái Duy Anh và Nguyễn Nghĩa (đều trú ở thị xã Hương Trà) đang thực hiện hành vi phạm tội tại quán internet Liên Minh thuộc thôn Triều Sơn (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà).
Tại cơ quan công an, bước đầu, các đối tượng khai nhận, để chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân, nhóm đối tượng này sử dụng Facebook ảo, sau đó giả mạo là người của công ty tài chính và đăng bài cho vay tiền vào các nhóm cho vay tiền trên Facebook.
Khi người có nhu cầu vay tiền liên hệ với các đối tượng qua ứng dụng messenger, chúng yêu cầu bị hại cung cấp số CMND và sổ hộ khẩu cùng số điện thoại di động.
Lấy được thông tin, nhóm đối tượng này giả giọng người miền Bắc gọi điện và yêu cầu bị hại chuyển trước tiền để thực hiện các thủ tục cho vay tiền. Số tiền này, chúng rút trực tiếp hoặc thông qua tài khoản của đại lý Game "Bum... com" để nhận tiền trong game rồi quy đổi thành tiền mặt. Các đối tượng cũng khai nhận, đã lừa đảo hàng trăm người dân trên toàn quốc với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hương Trà mới thu thập tài liệu xác định 13 bị hại ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước với tổng số tiền bị nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt gần 250 triệu đồng, đồng thời mở rộng vụ án và bắt giữ thêm 10 đối tượng có liên quan. (sggp.org.vn 01/02)
4. Phá chuyên án lừa đảo hàng trăm người qua mạng
Chiều 1/2, Công an TX. Hương Trà cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh phá thành công chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi sử dụng mạng máy tính viễn thông để chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, có 5 đối tượng bị bắt quả tang tại quán internet Liên Minh thuộc thôn Triều Sơn xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) gồm: Nguyễn Thế Trung, Châu Văn Mùi, Nguyễn Khoa Đăng Quang (cả 3 cùng sinh năm 2003), Nguyễn Thái Duy Anh (sinh năm 2001) và Nguyễn Nghĩa (sinh năm 1999) - tất cả cùng trú tại TX. Hương Trà.
Để chiếm đoạt tài sản, nhóm đối tượng này sử dụng facebook ảo vào các nhóm vay tiền trên facebook giả mạo là công ty tài chính để đăng bài cho vay tiền.
Sau khi người có nhu cầu vay sẽ liên hệ cho các đối tượng qua ứng dụng messenger và chúng yêu cầu bị hại cung cấp CMND, sổ hộ khẩu, số điện thoại.
Khi lấy được thông tin, nhóm đối tượng này giả giọng miền Bắc gọi điện và yêu cầu bị hại chuyển trước tiền để thực hiện các thủ tục cho vay.
Số tiền này, chúng rút trực tiếp hoặc thông qua tài khoản của đại lý Game Bum86.com để nhận tiền trong game rồi quy đổi thành tiền mặt.
Mở rộng điều tra, lực lượng công an bắt giữ thêm 10 đối tượng khác. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận đã lừa đảo hàng trăm người dân trên toàn quốc với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an TX. Hương Trà đã thu thập tài liệu xác định 13 bị hại ở nhiều tỉnh thành trên cả nước với tổng số tiền chiếm đoạt gần 250 triệu đồng.
Công an thị xã Hương Trà đang tiếp tục tiến hành điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật. (baothuathienhue.vn 01/02)
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
1. Một cơ quan tại Huế thưởng Tết đồng một mức tiền từ giám đốc đến tạp vụ
Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đã thực hiện thưởng Tết Tân Sửu 2021 theo cách chia đều tiền thưởng cùng một mức như nhau, từ giám đốc Sở đến cán bộ các phòng ban và nhân viên tạp vụ.
Sáng 2/2, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế, xác nhận về thông tin nêu trên.
Theo ông Hải, dịp Tết Tân Sửu 2021, từ giám đốc, các phó giám đốc sở đến cán bộ các phòng ban, nhân viên tạp vụ đều cùng chung một mức thưởng Tết nhằm chia sẻ cùng nhau những khó khăn, thuận lợi trong công việc của cơ quan, đơn vị.
Cụ thể, qua cân đối kinh phí được cấp và các nguồn hoạt động, tiết kiệm chi trong năm, các cán bộ và nhân viên làm việc tại Sở Văn hóa – Thể thao TT-Huế sẽ cùng có chung một mức thưởng Tết là 7 triệu đồng/người.
Ông Hải chia sẻ, trong tình cảnh khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, các mảng văn hóa và thể thao đều bị trở ngại. Riêng mảng thể thao tại TT-Huế gần như ngưng trệ hoạt động. “Nếu không chia đều tiền thưởng Tết, nhiều anh em cấp dưới gặp rất nhiều khó khăn để lo liệu cho gia đình. Khi tôi đưa ra chủ trương này, tập thể cán bộ sở đều nhất trí ủng hộ, nên chúng tôi đã tiến hành chia đều tiền thưởng Tết cho mọi người", ông Hải cho biết.
Bên cạnh thưởng Tết đồng mức như nhau, qua vận động xã hội hóa, mỗi cán bộ, viên chức thuộc Sở Văn hóa - Thể thao TT-Huế cũng được cấp miễn phí 2 bộ áo dài ngũ thân dùng trong nghi thức, lễ Tết. Được biết, đây là phần quà riêng từ chương trình vận động thực hiện Đề án "Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam" do Sở này đảm nhận tốt thời gian vừa qua từ chỉ đạo của UBND tỉnh TT-Huế. (tienphong.vn 02/02)
2. Cây, hoa kiểng tề tựu về chợ hoa xuân
Vùng thanh trà sẽ được mở rộng và hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP; hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu sen Huế, nghiên cứu bảo tồn nguồn gen gốc của sen Huế và phục tráng nguồn gen các giống cây bản địa… Đó là bước đi đầu tiên để cây trái xứ Huế vươn tầm. (Video baothuathienhue.vn 01/02)
3. Tiềm năng du lịch từ đài phun nước
Vừa post một vài tấm ảnh chụp ở đài phun nước với hệ thống đèn chiếu sáng ở quảng trường mới xây tại công viên Lý Tự Trọng phía trước UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều bạn bè tôi ở Huế liền hỏi han rằng, đây là nơi nào mà đẹp vậy?
Trông ta mà ngẫm đến người...
Dạo tìm thông tin ở trang web về các điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Hoa Kỳ, trong danh sách 10 đài phun nước cần phải đến tham quan ở đất nước cờ hoa thì tôi may mắn đã đến thăm 8/10 số đó nằm ở các thành phố lớn như Washington D.C, New York, Detroit, Chicago, Florida, Las Vegas...
Đặc biệt nhất là thành phố Kansas nơi tôi thường xuyên tới lui ở tiểu bang Missouri còn được mệnh danh là “Thành phố của những đài phun nước” (City of fountains), bởi khi đến đây du khách sẽ tìm thấy hơn 200 đài phun nước được trang trí tinh xảo nằm rải rác khắp các khu tàu điện ngầm lớn nhỏ, khu công viên công cộng hay cạnh những đại lộ rợp bóng cây.
Một điểm chung khi đến tham quan các đài phun này đều là sự độc đáo khác biệt với những đài phun nơi khác. Dĩ nhiên, kèm với chúng là những lịch sử hào hùng, những chi tiết độc nhất vô nhị về diện tích, mỹ thuật hay đơn giản là sự ... tinh quái với mục đích để thu hút khách tham quan.
Đài phun nước tưởng niệm Thế chiến lần II ở Washington D.C được xây dựng để tôn vinh cuộc đời của 15 triệu lính Mỹ đã tham gia cuộc chiến và 400.000 sinh mạng đã mất. Trên bức tường phía sau, 4.048 ngôi sao vàng tượng trưng cho những người đã hy sinh cuối cùng. Tôi đã dành khá nhiều thời gian để đọc các thông tin trên từng trụ biểu khi đến đây.
Ở phía trước của sòng bạc sang trọng Bellagio ở thành phố Las Vegas, một hồ nước rộng 3.4 héc ta trải dài trên đại lộ Vegas cứ định kỳ vào buổi tối, những đài phun nước này biến thành buổi trình diễn hoành tráng của 1.000 tia nước được “biên đạo múa” nhảy múa uốn éo cùng 30 bài hát khác nhau. Hệ thống âm thanh, ánh sáng kèm các hiệu ứng đặc biệt khác làm cho đài phun nước trở nên nổi bật khiến cho du khách như tôi không muốn ghé sòng bạc thì khi đi đến đây xem show miễn phí xong cũng tặc lưỡi bước vào mê cung đỏ đen đang chờ sẵn phía trong.
Hay có lần ghé công viên Thiên Niên Kỷ ở thành phố Chicago, tôi rất thích thú khi chiêm ngưỡng đài phun nước Crown được thiết kế bởi nghệ sĩ Tây Ban Nha Jaume Plensa thuộc bộ sưu tập nghệ thuật công cộng nổi tiếng thế giới của thành phố. Đài phun nước bao gồm hai tháp khối kính cao 16 mét trình chiếu hình ảnh của Chicago. Ông đã cho trình chiếu khuôn mặt của các công dân Chicago lên màn hình LED và cho nước chảy qua một cửa xả trên màn hình để tạo ảo giác nước phun ra từ miệng họ. Bộ sưu tập các khuôn mặt, được lấy từ một nhóm 1.000 cư dân thành phố là sự tôn vinh của tác giả Plensa đối với người dân Chicago. Vậy nên hàng trăm người trong đó hầu hết là trẻ em đều rất hồ hởi tắm mát trong đài phun mà tôi cũng không ngần ngại để cùng tham gia giữa mùa hè nóng nực.
Tiềm năng từ những đài phun nước
Đài phun nước hiện đại tại công viên Lý Tự Trọng phía trước UBND tỉnh mới được đưa vào thử nghiệm hoạt động giúp cho khu vực này lung linh hơn khi trời chuyển tối. Ngoài một đài phun nước cổ hình rồng độc đáo của kiến trúc sư Pháp Raoul Desmarets ở công viên bên bờ sông Hương, đối diện với Kỳ đài của Hoàng thành Huế ít người để ý thì có lẽ đài phun nước này sẽ thu hút được nhiều khách viếng thăm vì sự lộng lẫy muôn màu của nó. Nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm vui chơi, hóng mát, điểm “check – in” cho người dân địa phương và du khách gần xa.
Nhưng làm thế nào để địa điểm này thành một nơi giới thiệu cuộc sống về đêm ở Huế và trở thành điểm nhấn các tour đi bộ (walking tour) lang thang xứ Huế.
Trước hết cần có sự định danh đặt tên cho đài phun nước này thay vì mọi người chỉ điểm mặt gọi tên là đài phun nước trước UBND tỉnh. Một cái tên thuần Huế kèm với lịch sử hình thành và ý nghĩa của từng con số, tấm biển tri ân người thiết kế tượng đài... sẽ là những chất xúc tác cho các hướng dẫn viên có thể truyền tải hay hơn đến khách du lịch. Ngoài ra, tên của đài phun sẽ được chấm trên bản đồ du lịch Google, giúp khách đi phượt đến đây nhanh hơn, mang sự lan toả được xa hơn.
Thêm nữa là sự quy hoạch khu vực giữ xe máy, ô tô thậm chí là khuôn viên để đỗ xích lô, bởi khi tuyến dạo Huế về đêm đưa thêm địa điểm này vào thì nhu cầu dừng đỗ của hàng chục chiếc xích lô một lần là điều cần nghĩ đến. Đồng thời, các biển cấm leo qua lan can để vào ngâm chân, lắp đặt thêm các nhà vệ sinh công cộng... là điều cần hoàn thiện trước khi công trình được chính thức được đưa vào phục vụ dân chúng.
Trên địa bàn TP. Huế, một số quán cà phê có điều kiện đã tạo nên sự độc đáo của mình bằng cách lắp đặt hệ thống nhạc nước trong khuôn viên của quán. Vào các khung giờ đẹp từ 7h – 8h và 8h – 9h tối hàng ngày, hệ thống đài phun nước và đèn LED chiếu sáng bắt đầu hoạt động nhịp nhàng cùng với nền nhạc minh họa các bài hát về Huế. Chưa kể khu vực Bia Quốc Học cũng sẽ có thêm các show trình chiếu laser mapping về các cảnh đẹp, món ngon ở Huế sẽ khiến cho công viên dọc sông Hương phía bờ Nam sẽ rộn ràng “đẻ trứng vàng” khi tự động kéo du khách ra khỏi khách sạn khi đêm về hoặc có thêm điểm ghé chân sau khi nghe ca Huế sông Hương. (baothuathienhue.vn 02/02)
4. "Cầu" giảm mạnh
Cầu tiêu dùng nội địa là một tác động quan trọng để kích thích nền kinh tế phát triển. Người dân và DN giảm chi tiêu nó sẽ tác động đến mức tăng trưởng kinh tế...
Bằng cảm nhận khi quan sát thị trường, chúng ta vẫn biết được rằng sức tiêu thụ của người dân đang giảm đi rất nhiều. Một phần là do thu nhập giảm; phần khác, nhiều người cũng “cảnh giác”, chủ động giảm mức chi tiêu, cắt đi những nhu cầu tạm gọi là “xa xỉ hơn” khi trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường như trước. Một phần nữa là để phòng xa, biết đâu những bất trắc do dịch bệnh còn kéo dài, mà điều này rất có thể diễn ra.
Cảm nhận là vậy, còn con số thống kê chính thức thì sao ?
Theo công bố của Tổng cục Thống kế, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) trong tháng đầu năm 2021 chỉ tăng ở mức gần như bằng không: 0,06%.
Những năm trước, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này thường tăng mạnh. Lý do là kết thúc một năm hoạt động (Tết Dương lịch) nhiều người lao động được nhận lương thưởng. Hết tết Dương lịch là tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm, chi tiêu tăng cao… Thế nhưng năm nay là ngược lại !?
Chúng ta cũng không ngạc nhiên lắm về con số này vì rõ ràng, thu nhập của đại bộ phận người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh, làm cho nhiều hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng hoặc có những lĩnh vực ngưng trệ hẳn.
Ở Thừa Thiên Huế, có một con số thống kê rất xác đáng nói lên điều này. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế, có gần 20% doanh nghiệp ( DN) phải ngừng hoạt động, trên 60% DN giảm quy mô kinh doanh và gần 5% DN phải chuyển đổi ngành nghề khác…
Cầu tiêu dùng nội địa là một tác động quan trọng để kích thích nền kinh tế phát triển. Người dân và DN giảm chi tiêu nó sẽ tác động đến mức tăng trưởng kinh tế. Về mặt quản lý Nhà nước, nếu không có các giải pháp kích thích chi tiêu của DN và người dân thì khó có thể tạo sức bật cho tiêu dùng. Thường, Chính phủ (ở địa phương là Chính quyền) tăng đầu tư công để tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập. Và cũng có một cách khác là hỗ trợ trực tiếp đến người dân hoặc thông qua DN, như gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ; gói hỗ trợ cho doanh nghiệp trả lương người thất nghiệp… (tương tự là như vậy, nhưng các gói hỗ trợ nói trên được đánh giá là chưa phát huy được hiệu quả do khó tiếp cận). Về phía DN và người bán hàng cũng vậy, cần phải tính toán để giảm các chi phí hợp lý, hạ giá thành góp phần hỗ trợ tiêu dùng.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, chỉ số CPI có thể còn kéo dài ở mức thấp hơn mục tiêu trong năm 2021. Lý do là nếu ở trong điều kiện thuận lợi, DN vẫn còn nằm trong giai đoạn phục hồi, đó là chưa nói đến những yếu tố khó lường như dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Ví dụ như lĩnh vực du lịch quốc tế. Dịch bệnh hoành hành trên toàn cầu một năm qua khiến những người lớn tuổi (có tích lũy) lo ngại về sức khỏe; những người trẻ tuổi thì ảnh hưởng về việc làm, hưởng trợ cấp. Những nơi chi tiêu nhiều cho nhu cầu này như Mỹ và các nước EU thì là những nơi hững chịu tác động của dịch bệnh nặng. Cho nên, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt thì dòng du lịch quốc tế sẽ có thể phục chậm chứ không phải như “những chiếc lò xo bị nén lâu ngày sẽ có dịp bung mạnh” như những nhận định trước đây. Xem ra nhận định này cũng không phải là không có cơ sở !?
Hy vọng của Việt Nam chúng ta là trong năm qua, việc kiểm soát dịch bệnh tốt (Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương kiểm soát tốt nhất). Nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Thặng dư thương mại quốc tế ở mức khá ( khoảng 7 tỷ USD). Việt Nam vẫn tiếp tục là nơi đón nhận nhiều của dòng đầu tư nước ngoài ( FDI) khoảng 28,5 tỷ USD trong năm 2020…
Đối với Thừa Thiên Huế, kết thúc năm 2020 vẫn có những tín hiệu khả quan về kinh tế: kinh tế tăng trưởng dương, năm 2020 cũng là một năm thu ngân sách đạt cao kỷ lục; những chương trình lớn của tỉnh tiếp tục được đầu tư mạnh… Hy vọng những yếu tố này sẽ … đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng cao hơn. Và nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ hỗ trợ cho kinh tế phát triển. (baothuathienhue.vn 02/02)
5. Chợ hoa Tết xứ Huế 'nóng lòng' chờ khách mua
Mặc dù đã 20 tháng Chạp, nhưng các chợ hoa Tết tại Huế lại vắng vẻ đến bất ngờ.
Hàng năm, vào những ngày giáp Tết, khu vực chợ hoa trên nhiều trục đường Trần Hưng Đạo, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ (TP Huế) luôn nhộn nhịp, tấp nập người mua kẻ bán hoa Tết.
Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thời tiết, dịch bệnh, thay đổi vị trí kinh doanh, các khu vực bán hoa Tết tại Huế trở nên đìu hiu, thưa vắng khách.
Theo ghi nhận, vào sáng ngày 1/2 (nhằm 20 tháng Chạp), các hoạt động mua bán hoa Tết tại nhiều khu vực chợ hoa tại Huế trở nên trầm lắng đến bất ngờ. Đây là hình ảnh hoàn toàn trái ngược với thời điểm này năm trước.
Tại các điểm kinh doanh, ngoài các chủ vườn, người buôn hoa Tết, còn lại chỉ có số ít người dân sinh sống gần khu vực chợ hoa tìm đến xem hoa Tết. Hoạt động mua bán hoa Tết khá ế ẩm. So với mọi năm, chất lượng hoa Tết năm nay tại Huế không được như ý.
Năm 2020, do mưa bão kéo dài, thời tiết mưa rét dai dẳng, nên việc phát triển của hoa Tết bị ảnh hưởng. Ngoài ra, không ít hộ dân không dám mạo hiểm trồng nhiều hoa, do lo ngại kinh tế khó khăn từ ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai sẽ kéo theo sức tiêu thụ hoa Tết giảm.
Một người kinh doanh hoa Tết tên Hữu tại đường Trần Hưng Đạo (Huế) cho biết thêm: “Do địa điểm tổ chức chợ hoa năm nay thay đổi, khiến số lô kinh doanh hoa Tết được đấu thầu giảm, chỉ còn từ 80-100 lô”.
Ông Hữu hy vọng, do là ngày đầu mở chợ hoa nên khách chưa nhiều, ông mong những ngày sau tình hình kinh doanh hoa Tết sẽ khởi sắc hơn.
Theo tìm hiểu, với việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch khiến người dân cẩn trọng hơn khi đến những nơi đông người. Do vậy, dự kiến số lượt người dân tham quan và mua hoa tại Huế sẽ giảm mạnh từ 30-40% so với năm trước. (tienphong.vn 02/02)