Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 26/01/2021
Ngày cập nhật 26/01/2021
TIN NÓNG
 

1.  Thừa Thiên Huế “siết” việc xây dựng trang trại kết hợp điện mái nhà

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu chỉ thực hiện ký kết mua điện đối với các đơn vị lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đồng thời thực hiện công khai khả năng giải tỏa công suất các tuyến đường dây, trạm biến áp.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản gửi các sở ban ngành liên quan và các địa phương, về việc tăng cường quản lý việc xây dựng trang trại kết hợp phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Theo đó, yêu cầu Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo đúng quy định tại Thông tư 18/2020 của Bộ Công thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời và Công văn số 7088/BCT-ĐL về hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động điện lực trên địa bàn, yêu cầu việc phát triển hoạt động điện lực phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan.

Ngoài ra cần chủ trì phối hợp với các sở, ngành khẩn trương nghiên cứu giải pháp quản lý việc trang trại nông nghiệp kết hợp lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Công ty Điện lực tỉnh chỉ thực hiện ký kết mua điện đối với các đơn vị lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Đồng thời thực hiện công khai khả năng giải tỏa công suất các tuyến đường dây, trạm biến áp; giải quyết thủ tục đăng ký, thỏa thuận đấu nối một cách công khai, minh bạch, theo trình tự thời gian đăng ký và đúng quy định.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương, cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, quản lý việc đầu tư, xây dựng trang trại kết hợp phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà. (doanhnghiepvn.vn 25/01)

 
 
 

2.  Chủ tịch TT-Huế yêu cầu kiểm tra hoạt động của các trang trại “điện mặt trời”

Sau khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số dự án trang trại kết hợp phát triển điện mặt trời mái nhà không tuân thủ các quy định hiện hành, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc.

Ngày 25/1, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường quản lý việc xây dựng trang trại kết hợp phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà ở tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo đúng quy định tại văn bản của Bộ Công Thương. Sở này cũng được chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động điện lực trên địa bàn, yêu cầu việc phát triển hoạt động điện lực phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở NNPTNT tỉnh tổ chức kiểm tra hoạt động các trang trại đã thực hiện ký hợp đồng bán điện với Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế; hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện xác nhận tờ khai kinh tế trang trại và theo dõi phát triển kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT.

Sở TNMT tỉnh được yêu cầu tổ chức kiểm tra về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao, cho thuê và quản lý, sử dụng đất của các trang trại.

Đối với UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng trang trại trên địa bàn theo thẩm quyền.

Các cơ quan này phải định kỳ kiểm tra các chủ trang trại có lắp đặt hệ thống điện mặt trời việc tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định; tăng cường phối hợp với Sở Công Thương trong công tác quản lý, giám sát các chủ đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo công tác an toàn điện, an toàn công trình, phòng cháy chữa cháy...

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Công ty Điện lực tỉnh chỉ thực hiện ký kết mua điện đối với các đơn vị lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cũng được đề nghị công khai khả năng giải tỏa công suất các tuyến đường dây, trạm biến áp; giải quyết thủ tục đăng ký, thỏa thuận đấu nối một cách công khai, minh bạch, theo trình tự thời gian đăng ký và đúng quy định.

Thời gian qua, báo chí phản ánh việc tại Thừa Thiên Huế xuất hiện một số dự án trang trại điện mặt trời không tuân thủ các quy định hiện hành. Cụ thể, theo Công văn 7088 ngày 22/9/2020 của Bộ Công thương về hướng dẫn thực hiện điện mặt trời mái nhà, công trình trang trại yêu cầu phải có mái, mái nhà phải phù hợp công năng, loại hình trang trại… Tuy nhiên, những trang trại điện mặt trời này đã xây dựng không có mái mà lắp thẳng tấm pin mặt trời luôn ở phía trên.

Ngoài ra, theo quy định, các trang trại phải có mô hình sản xuất, kinh doanh trước khi lắp đặt pin, nhưng những trang trại này không có mô hình sản xuất mà chỉ lắp các tấm lợp pin để sản xuất điện. (etime.danviet.vn 26/01)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Thừa Thiên – Huế: Tập huấn công tác bầu cử cho gần 1.300 cán bộ Mặt trận

Ngày 25/1, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cho cán bộ Mặt trận cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Tham dự, có khoảng 1.300 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và Trưởng ban công tác Mặt trận các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Hội nghị đã quán triệt việc thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Uỷ ban MTTQ Việt Nam triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; các chuyên đề về hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung.

Hướng dẫn việc xác định cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu sẽ được hướng dẫn các nội dung về giám sát công tác bầu cử của Mặt trận tại địa phương bao gồm: Giám sát việc thành lập và hoạt động của Uỷ ban bầu cử tỉnh và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; Kiểm tra, giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử, người được giới thiệu ứng cử; Kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách những người ứng cử; Kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử; Giám sát trình tự bỏ phiếu, việc kiểm phiếu; Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác bầu cử.

Ngoài ra, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng lưu ý các đại biểu tham dự buổi tập huấn, trong quá trình triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bầu cử tại địa phương, nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định, hành vi vi phạm pháp luật, Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay. Không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan MTTQ Việt Nam các cấp.

Dự kiến, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ hoàn thành Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. (daidoanket.vn 25/01) (baothuathienhue.vn 26/01)

 
 
 

2.  Cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên - Huế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên - Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa.

Thủ tướng vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính về các cơ chế, chính sách đặc thù trong phí tham quan di tích; thống nhất với các bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về cơ sở pháp lý, mô hình, tổ chức hoạt động và cơ chế quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Theo đó, Bộ KH&ĐT chủ trì lập đề nghị xây dựng Nghị quyết trình Quốc hội, gửi Bộ Tư pháp để tổ chức thẩm định, trình Chính phủ theo quy định của pháp luật trước ngày 5/2.

Về cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT lấy ý kiến Bộ Tư pháp, giải trình rõ cơ sở pháp lý thực hiện xây dựng Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp để tổ chức thẩm định trình Chính phủ trước ngày 5/2.

Đối với các chính sách thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng tại Tờ trình số 8921 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng giao các Bộ KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng hướng dẫn UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện theo quy định.

Thủ tướng cũng giao các đơn vị trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo tại các văn bản số 410 năm 2020, số 10501 năm 2020 và Quyết định số 1955 năm 2009 của Thủ tướng.

Về việc áp dụng đặc thù đối với tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT xem xét xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97 năm 2018 của Chính phủ được ban hành và có hiệu lực thi hành. (baochinhphu.vn 25/01, zingnews.vn 25/01, baotainguyenmoitruong.vn 25/01)

 
 
 

3.  Tâm huyết gửi Đại hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 - 2/2/2021 tại Hà Nội. Sự kiện chính trị quan trọng này nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của cán bộ, đảng viên trong tỉnh, nhất là các đại biểu tham dự đại hội.

Đại biểu Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy:

Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên

Cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong tỉnh mong rằng, Đại hội không chỉ bàn thảo, đưa ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn trong nhiệm kỳ tới, mà còn lựa chọn được đội ngũ Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt đủ tâm, đủ tầm, đủ năng lực đảm đương trọng trách, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng, giao phó.

Để chọn được những cán bộ đảm bảo đủ các tiêu chuẩn đó, cần phải chú trọng và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu. Kiên quyết không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, những người nói một đằng làm một nẻo.

Tin rằng, Đại hội sẽ giới thiệu và bầu ra được những người luôn đặt lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, Nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn, thử thách, hy sinh vì lợi ích chung; nỗ lực đưa đất nước ngày càng phát triển.

Đại biểu Võ Văn Vui, TUV, Bí thư Huyện ủy Phong Điền:

Góp phần sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; nền kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Nhiệm kỳ qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến doanh nhân, doanh nghiệp, ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tiễn, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là sự chồng chéo trong pháp luật kinh doanh, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Vì vậy, Đại hội lần này cần quan tâm tháo gỡ những khó khăn đó để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phong Điền và cả tỉnh đã và đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Mong rằng, Đại hội sẽ có những quyết sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để không chỉ xây dựng, phát triển đất nước, mà góp phần sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đại biểu Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh:

Cần những quyết sách quan trọng liên quan đến phụ nữ

Điều mà phụ nữ cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng mong muốn nhất hiện nay là làm sao để có thêm nhiều ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của phụ nữ. Muốn vậy, phụ nữ rất cần những cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ mạnh dạn khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu chính đáng.

Một trong những phẩm chất, đạo đức quý giá của người phụ nữ hiện nay là tự tin. Rất mong, Đại hội lần này bàn thảo, tiếp tục đề ra những quyết sách quan trọng liên quan đến phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng sâu, vùng xa nhằm hỗ trợ họ phát triển toàn diện; giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ và trẻ em; quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm; tạo điều kiện để phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn khởi nghiệp, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ngoài đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, mong rằng, Đại hội quan tâm thực hiện tốt hơn nữa công tác bình đẳng giới, phát huy vai trò, khẳng định vị thế của phụ nữ. (baothuathienhue.vn 26/01)

 
 
 

4.  Nền tảng quan trọng cho thành phố trực thuộc Trung ương

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đến nay Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, làm cơ sở vững chắc để đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Xây dựng các bộ tiêu chí đặc thù

Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản; hoàn thành việc mở rộng TP. Huế theo quy hoạch trước năm 2022. Theo đó, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế mang tính đặc trưng riêng, được phát triển theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; có tính đặc thù riêng so với các đô thị trực thuộc Trung ương khác của Việt Nam.

Bám sát chương trình hành động của Chính phủ, dù năm 2020 tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, thiên tai nhưng bằng quyết tâm chính trị cao, nhiều mục tiêu, đề án đã được tập trung triển khai xây dựng và dần hoàn thiện nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết. Đã xây dựng đề án, cơ chế chính sách đặc thù; hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách. Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

Sớm thành lập thành phố Thừa Thiên Huế

Năm 2021, tỉnh tiếp tục thực hiện các nội dung quan trọng của Nghị quyết 54 với mục tiêu xuyên suốt là đưa tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, đòi hỏi các cấp, ngành phải năng động, sáng tạo và sẵn sàng với “trạng thái mới” trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện để phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đề ra.

Theo kế hoạch, tỉnh tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành, Chính phủ, hoàn thành 4 đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua: Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế, sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế; Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế, cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; thành lập thành phố Thừa Thiên Huế-thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2021.

Đồng thời, triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, định hướng năm 2050 phù hợp với mô hình đô thị khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo đồng bộ các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, ngoài việc hoàn thiện các đề án trên, tỉnh tập trung đầu tư và chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, y tế là ngành kinh tế quan trọng, giáo dục - đào tạo cơ bản, công nghệ thông tin sẽ là đột phá trong mục tiêu, lộ trình phát triển của tỉnh trong 5 năm nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54. Cùng với đó, tiếp tục hình thành và phát huy hiệu quả 4 trung tâm lớn đã định hình: Trung tâm của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ; y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Có cơ chế, chính sách riêng, đầu tư riêng để tạo nên sức mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thông tin với cộng đồng doanh nghiệp ngày 19/1/2021, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho biết, nhiệm vụ xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là nhiệm vụ lâu dài và trong năm 2020 tỉnh đã xây dựng được các khung pháp lý, khung chính sách lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54.

Đầu tư đồng bộ

Quá trình xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế với vai trò là đô thị di sản, đô thị văn hóa thì phát triển văn hóa hài hòa với kinh tế là quan điểm xuyên suốt. Để làm được điều này cần sự đồng lòng, đồng thuận của người dân, có chiến lược phát triển và huy động nguồn lực phù hợp, đặc biệt là sự đầu tư đồng bộ của Trung ương trong quá trình phát triển, bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của Huế-UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu. (baothuathienhue.vn 26/01)

 
 
 

5.  Trao 160 suất quà cho người dân khu vực biên giới

Ngày 25/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức chương trình “Xuân ấm biên cương”, tặng 120 suất quà trị giá 72 triệu đồng cho người dân xã Trung Sơn, huyện A Lưới.

Mỗi suất quà trị giá 600 nghìn đồng, gồm gạo và chăn ấm. Thượng tá Phạm Tùng Lâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chia sẻ: Đây là chương trình ý nghĩa do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, góp phần chăm lo cuộc sống cho người dân khu vực biên giới.

Dịp này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cũng tặng gần 1 nghìn lá cờ Tổ quốc cho Nhân dân các xã biên giới trên địa bàn huyện A Lưới. Đồng thời, trao đến 2 cháu bé là con nuôi của Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt (đóng trên địa bàn huyện A Lưới) 2 chiếc xe đạp và tổng số tiền 3 triệu đồng. Đây là món quà do Bộ Tư lệnh BĐBP gửi tặng.

Trước đó, tối 24/1, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế tổ chức liên hoan văn nghệ tại xã Hồng Thái để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; tặng 40 suất quà với tổng trị giá 20 triệu đồng cho các hộ khó khăn trên địa bàn. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
 

6.  Triển lãm tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021) do Đảng uỷ Đại học Huế tổ chức vừa khai mạc sáng 25/1.

Triển lãm giới thiệu đến người xem hơn 20 tác phẩm được sáng tác bởi sinh viên Trường ĐH Nghệ thuật, Đại học Huế. Các tác phẩm truyền tải đến người xem thông điệp về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đất nước, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, triển lãm nhằm giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 3/2 ngay trong sân trụ sở Đại học Huế trên đường Lê Lợi, TP. Huế. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
 

7.  Khánh thành mô hình “Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa”

Tại buổi chào cờ đầu tuần ngày 25/1, Trường THCS Thủy Thanh (xã Thủy Thanh – TX. Hương Thủy) tổ chức Lễ khánh thành mô hình “Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa” và tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh, giáo viên toàn trường.

Mô hình mô phỏng cột mốc đảo Trường Sa của Trường THCS Thủy Thanh tọa lạc trong khuôn viên trường có chiều cao 3m, rộng 0,8m, có đầy đủ vĩ độ, kinh độ, sao vàng 5 cánh ở 4 mặt và Quốc kỳ..., hoàn thành với tổng kinh phí 25 triệu đồng, được phát động từ chương trình nuôi heo đất trong trường.

Bà Ngô Thị Ái Hương – Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy cho biết, công trình nhằm tiếp tục giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chủ quyền biển đảo cho giáo viên, học sinh nhà trường, đồng thời chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hiện, trên địa bàn TX. Hương Thủy có 7 trường học hoàn thành mô hình “Cột mốc đảo Trường Sa”, gồm: THPT Phú Bài, THCS Thủy Dương, THCS Phú Bài, Tiểu học số 1 Thủy Phù, Tiểu học số 2 Thủy Phù, Tiểu học Thanh Toàn và THCS Thủy Thanh. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Họa sĩ Nguyễn Đức Bình: Không để áo dài xa rời bản sắc văn hóa Việt

Từ 5 năm nay, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đức Bình đã tìm hiểu về chiếc áo dài, nhận ra những chiếc áo dài ngày nay khác xa với áo dài xưa.

Là người hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, họa sĩ Nguyễn Đức Bình đã cùng anh em trong Câu lạc bộ (CLB) Đình làng Việt đi sâu nghiên cứu, may mặc, quảng bá loại trang phục này. Cho đến nay, hình ảnh chiếc áo dài theo đúng truyền thống dân tộc Việt ngày càng lan tỏa rộng rãi trong các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa…, Đại sứ Phạm Sanh Châu cùng các thành viên trong Đại sứ quán đã sử dụng phục trang này cho các dịp lễ, Tết, đại lễ, các chương trình ngoại giao quan trọng.

PV: Bắt đầu từ đâu mà anh quyết định đi sâu vào việc tìm hiểu chiếc áo dài người Việt?

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình: Sau 5 năm nhìn lại khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, ban đầu là phát hiện ra áo dài Việt Nam tức là áo dài theo đúng truyền thống (không phải là áo dài hiện đại được họa sỹ Cát Tường cách tân và các loại áo sau này mà chúng tôi gọi là áo dài hiện đại) vô cùng là đẹp, rồi bỗng nhiên so sánh thấy xã hội đang phổ biến rộng loại áo nam may theo kiểu Ấn Độ lòe loẹt, sai kiểu dáng… do đó chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu về áo dài truyền thống. Càng tìm hiểu chúng tôi càng vỡ ra nhiều điều và nhận thấy thực sự những gì về áo dài hôm nay khác xa áo dài ngày xưa.

Để may một chiếc áo dài như hiện nay, các anh đã tìm hiểu cụ thể ra sao?

- Đầu tiên chúng tôi nhận thấy rằng cách mặc của các cụ ngày xưa rất tinh tế, cách may tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng hóa ra không phải vậy. Chúng tôi phải tìm đến những chiếc áo cổ, những chiếc áo được may chuẩn để tìm hiểu về kiểu dáng và thường xuyên đặt ra những câu hỏi mà trong sách vở không giải thích như: áo có 5 thân, tay chẽn ở cửa ống tay, cổ đứng, 5 khuy cài chéo, dáng áo chữ A, vạt trước hình cánh cung... rồi áo cặp, áo kép, áo the, áo sa, khăn quấn đầu… nói chung rất nhiều vấn đề mà vấn đề nào cũng có câu chuyện liên quan tới công năng và yếu tổ thẩm mỹ của nó mà tôi tin chắc đã được định hình từ mấy trăm năm mới tạo ra chiếc áo như vậy. Chúng tôi đã phải tự mình đi may, rồi mặc để trải nghiệm mà tìm ra các yếu tố mà các cụ đã tạo ra nhưng chưa kịp đúc kết để giải mã tại sao nó phải thế. Ví dụ như một câu hỏi chúng tôi phải giải mã đó là: Tại sao áo dài hiện nay được các nghệ sỹ mặc trên sân khấu truyền thống lại khác áo dài ngày xưa, tại sao bản thân chúng tôi thấy áo dài phổ biến ở thôn quê lại không đẹp, người ta lại mặc rất tùy tiện, thiếu thẩm mỹ… đó là do phần lớn bây giờ đều mặc áo dài thiết kế nhân vật sân khấu từ những năm 50 cho các vai lý trưởng, cương hào, áo đều không đúng và không đẹp. Nhưng do một thời gian dài không có sự tiếp xúc với tư liệu, hiện vật áo đẹp và chẳng ai may đúng nữa nên người ta lấy mẫu từ áo sân khấu truyền thống để mặc. Khi phát hiện ra vấn đề này chúng tôi đã phải điều chỉnh các may, cách mặc như không mặc áo có thêu, hoa văn lòe loẹt, không mặc áo có tà quá dài, cửa tay quá rộng, áo phải có các đặc điểm kỹ thuật may đúng để tạo cho dáng áo cứng cáp.

Những khó khăn và thuận lợi mà anh và nhóm đã trải qua khi thực hiện dự án này?

- Khó khăn nhất là là nghệ nhân may áo đúng kiểu, chúng tôi đã phải cất công đãi cát tìm vàng. Rất may mắn đúng thời điểm chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về áo dài ngũ thân thì có những bạn trẻ cũng bắt đầu sự nghiệp, niềm đam mê may áo dài ngũ thân như bạn Trần Nguyễn Trung Hiếu, bạn Trần Lê Trung Hiếu ở TP.HCM. Đây là hai bạn trẻ nhưng rất đam mê cổ phục và may rất đúng, rất đẹp. Chính các bạn ấy là nguồn sáng cuối đường hầm mà chúng tôi tìm được. Nhiều bạn trẻ trong CLB Đình làng Việt đã may áo dài của các nghệ nhân này, tôi cũng tìm cách “ăn theo” vài bộ. Trong khi đó ở Hà Nội, Huế hầu như vắng bóng những nghệ nhân may được áo dài như chúng tôi mong muốn. Về làng Trạch Xá tìm nghệ nhân may mấy lần chúng tôi mới tìm được anh Đỗ Minh Tám, anh đã đồng ý hợp tác với chúng tôi trong việc may áo dài ngũ thân đúng kiểu, với giá thành hạ để nhiều người có thể may được.

Khi có nghệ nhân rồi thì vấn đề chất liệu vải may cho phù hợp, giá thành rẻ cũng là điều chúng tôi mất rất nhiều công. Chúng tôi đã tìm nhiều nguồn vải ở chợ và may thử rồi tư vấn cho mọi người. Chúng tôi cũng đã mò đến các làng dệt để tìm hiểu các sản phẩm vải. Lụa là chất liệu may áo dài rất phù hợp nhưng ở Việt Nam giá thành lụa rất cao, lụa để may áo dài nam thì rất hiếm. Trong khi đó vải truyền thống của Hàn Quốc lại rất hợp may áo dài. Để có một bộ áo dài mặc đẹp ít nhất giá cũng hơn 1 triệu đồng, cao nhất cũng lên tới gần 10 triệu đồng hoặc hơn. Giá công may một chiếc áo dài từ 300 ngàn và có thể lên đến gần 3 triệu đồng. Trong khi đó, ngoài thị trường các loại áo bán đại trà may sẵn hơn 100 ngàn, áo dài nam cách tân cũng hơn 100 ngàn đồng. Vậy vấn đề phổ cập áo dài may đúng, may đẹp theo truyền thống là điều vô cùng khó khăn.

Trong khi đó, áo dài truyền thống của nam giới còn bị nhiều thế hệ đè lên nó biểu tượng của chính trị chứ không phải là biểu tượng của văn hóa, di sản của cha ông. Những nhà quản lý còn thờ ơ, kém mặn mà. Chính vì vậy để xã hội nhận thức về giá trị thẩm mỹ, văn hóa của áo dài là một con đường rất gian nan.

Hiện nay, thuận lợi nhất trong việc quảng bá áo dài truyền thống đó là từ giới trẻ. Trong quá trình hội nhập, giao lưu với thế giới, thế hệ trẻ Việt Nam đã nhận thức được vị thế đất nước, tinh thần dân tộc, sự thể hiện bản sắc văn hóa trong dòng chảy toàn cầu hóa. Song song với việc tiếp thu văn minh, trào lưu nghệ thuật của thế giới thì các bạn trẻ còn tự tìm hiểu về lịch sử văn hóa, trong đó có tìm hiểu may, mặc trang phục áo dài truyền thống. Không những thích mặc, nhiều bạn trẻ còn tham gia may, sản xuất, kinh doanh sản phẩm áo dài. Chính vì lẽ đó, khi vận động, quảng bá thì giới trẻ là lực lượng mạnh, bản lĩnh, tự tin và họ mặc rất đẹp.

Anh có thể chia sẻ về mẫu thiết kế áo dài mà các anh đang quảng bá?

- Chúng tôi không thiết kế, hiện nay hầu như các nghệ nhân vẫn cắt may theo hình dáng của áo dài ngũ thân truyền thống đã có từ thời Nguyễn. Về cơ bản, áo ngũ thân có kết cấu: 2 mảnh vải liền (chập làm 4 thân), 1 mảnh vải rời ghép với nhau tạo thành thân thứ 5. Chiều dài vạt áo quá đầu gối, vạt trước và vạt sau rộng; cổ áo đứng (nữ 2cm, nam 4cm); tay áo liền vai, rộng ở nách, thu hẹp ở đầu ống tay nên gọi là áo tay chẽn; 5 khuy áo cài bên phải chéo xuống nách và eo, tùy điều kiện và địa vị của người mặc mà chất liệu làm khuy áo khác nhau. Trang phục áo ngũ thân truyền thống không thể thiếu khăn quấn đầu, người ta luôn phải mặc áo lót mầu trắng bên trong. Chất liệu may áo phổ biến là vải lụa tơ tằm, đa dạng về mầu sắc và hoa văn trang trí.

Hiện nay chúng tôi vận động điều chỉnh cách may, mặc cho phù hợp với đời sống, như quần ống hẹp chút nhưng không được quần bó, mầu sắc áo thay đổi nhưng hạn chế thêu, vẽ, trang trí lòe loẹt, phải giữ được sự giản dị, kín đáo. Chúng tôi không khuyến khích đi guốc mộc, đi hài, đi hia mà đi giầy da (giầy Tây), không khuyến khích đeo kim bài, kim khánh. Một đặc điểm trong bộ trang phục mà chúng tôi vận động mặc là đầu phải có khăn. Không dùng khăn đồng mầu với áo.

Chúng tôi cũng đang khuyến kích các nghệ nhân tìm tòi, sáng tạo trên nền trang phục áo dài truyền thống này, nhưng phải bám sát các đặc điểm, giữ được bản sắc văn hóa, tránh sự lai căng, đi ngược với tinh thần và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Một chiếc áo dài đậm chất Việt, theo anh, bao gồm những yếu tố, đặc điểm gì?

- Hiện nay, cùng với nhiều biểu tượng văn hóa truyền thống của Việt Nam, do sự tác động kinh tế, sự đứt gãy về văn hóa cũng thiếu hụt về giáo dục thẩm mỹ, áo dài đã bị biến đổi rất nhiều. Tiếc thay sự biến đổi này hoàn toàn xa rời bản sắc văn hóa Việt, nhưng nó vấn được mang tên áo dài truyền thống.

Vậy bản sắc văn hóa trên trang phục áo dài là gì? Câu hỏi này của tôi được một nhà thiết kế áo dài có tiếng ở Hà Nội trả lời: Áo mặc phù hợp với bối cảnh, áo được may bằng chất liệu Việt Nam, cúc được chính bàn tay người thợ Việt Nam làm ra và hoa văn trên áo là hoa văn truyền thống của người Việt Nam.

Vậy, áo veston/sơ mi may bằng vải tơ tằm Vạn Phúc, cúc do người thợ chạm bạc Đồng Xâm làm, hoa văn trên áo có hình trống đồng Đông Sơn thì vấn đề bản sắc văn hóa của đàn ông Việt mặc áo veston/sơ mi kia ở chỗ nào nếu người ta không biết các nguyên vật liệu làm ở đâu, do ai làm, và hoa văn ấy của Việt Nam?

Chúng tôi mạo muội đưa ra một số yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa mà lấy áo dài nam truyền thống làm ví dụ. Những yếu tố này được hình thành và cộng hưởng từ kiểu dáng, ứng xử của người mặc.

Kiêm nhường: Đặc tính này thấy rõ trong cách may, mặc áo dài ngũ thân. Trang phục áo ngũ thân đàn ông Việt luôn có xu hướng giấu mình, khiêm tốn, chính vì lẽ đó nếu mặc áo gấm, áo có mầu sắc mạnh thì người mặc đã mặc tấm áo the đen ra ngoài để tránh sự tiếng khoe khoang, phù hợp và dễ hòa hợp với những người xung quanh nhưng vẫn tạo ra sự sang trọng ẩn chứa bên trong.

Kín đáo: Với lễ phục, trang phục phải che kín thân, chân, tay khi thực hiện các nghi lễ, do đó với áo dài ngũ thân cũng tiếp thu những đặc điểm này. Áo ngũ thân của đàn ông thường có tà trước và tà sau rất rộng (độ rộng tùy theo thân hình người mặc). Có vạt áo may rộng tới 86cm. Vạt áo rộng có chức năng che phủ thân và chân. Thói quen đàn ông khi ngồi ghế cao chân dạng rộng bằng vai, hình chữ V (với nữ thì chân khép lại) do vậy để che kín chân người ta phải lấy vạt trước của áo phủ trùm lên hai đầu gối. Do kết cấu áo có 5 thân (2 thân trước (vạt trước), 2 thân sau (vạt sau), 1 vạt trong (vạt trong)), vạt thứ 5 bên trong, ngoài công năng để giữ kín hông (đường cài cúc áo) thì thân áo này có chức năng người mặc khi ngồi có thể kéo tà này ra rộng để che kín chân, rất thuận tiện. Đặc điểm này thấy rõ lịch sự, kín đáo, tôn trọng người đối diện.

Phong thái đĩnh đạc: Do ngày xưa khổ vải nhỏ (rộng nhất 55cm) nên người thợ phải nghĩ ra cách may chắp vải để tạo thành vạt trước, vạt sau áo, cách này để lại đường ghép trước và sống sau áo. Chính kỹ thuật này đã sự cứng cáp cho chiếc áo và nó cũng là điểm nhấn của áo, giúp hình dáng áo choãi hình chữ A vững chãi, không bị bó sát thân. Đối với áo may bằng loại vải cứng người ta còn tạo thêm 2 ly trước (gấp nếp hoặc là) để khi mặc áo phẳng, cứng cáp, tôn dáng người mặc. Đặc điểm hình như vậy giúp người mặc mang một phong thái nghiêm trang, oai vệ, đĩnh đạc và khỏe mạnh, nam tính.

Thầm mỹ tinh tế: Qua kết cấu tạo hình áo, cách phối mầu (như đã trình bày trên phần đặc điểm áo), xử lý các chi tiết và cách mặc để phù hợp với công năng sử dụng đã thể hiện thẩm mỹ hết sức tinh tế trên áo ngũ thân của đàn ông Việt. Có một chi tiết nữa rất đáng quan tâm đó là chiếc khăn quấn đầu. Đây là chi tiết tưởng nhỏ trên trang phục, nhưng nó bộc lộ thẩm mỹ, cách ứng xử của người mặc với những người xung quanh. Người xưa luôn quấn khăn mầu đen hoặc khăn mầu đậm trên đầu ngoài việc làm gọn tóc nó còn làm cho khuôn mặt sáng hơn, thanh thoát hơn. Ngày nay khăn còn khắc phục các nhược điểm về tóc của người đàn ông. Khăn mầu đậm, giầy mầu đen và sự nhấn nháy trên trang phục tạo thêm sự sang trọng, lịch lãm cho người mặc.

Các anh đã làm như thế nào để thay đổi tư duy, thói quen cũng như ưa tiện lợi của người Việt khi mặc áo dài mà rất ít quan tâm đây có phải là chiếc áo dài thuần Việt không?

- Qua những người đến với Áo dài truyền thống, chúng tôi thấy rằng hầu hết những ai đã đến là không đi, tức là đã thử khoác áo dài truyền thống lần thứ nhất thì sẽ mặc lại lần thứ hai, đã có chiếc áo đầu thì sẽ muốn có thêm một chiếc áo nữa. Và đặc biệt khi đã mặc áo cách tân theo kiểu Ấn Độ rồi thì chắc chắn họ sẽ chuyển sang áo truyền thống. Đây là vấn đề nhận thức. Nhận thức của mọi người trước đây yêu mến áo dài nhưng chưa biết đúng, sai, nhưng đã hiểu và thấy nó đẹp thì mọi người đều thay đổi. Đặc biệt khi vận trang phục áo dài đúng truyền thống thì mọi người đều thấy tự tin, thấy đẹp bởi nếu được mặc đúng, thì tiện lợi, phù hợp với không gian và khí hậu.

Hiện nay CLB chúng tôi đã có thói quen, đã tham gia sự kiện là mặc áo dài.

Để hình thành lên chiếc áo dài, các anh đã qua các khâu nào, từ thiết kế, chọn vải, màu sắc đến may?

- Thường nhiều người nhờ tư vấn may áo dài cho chuẩn, cho đẹp thì trước tiên chúng tôi phải biết họ là ai, độ tuổi nào? Sinh sống ở đâu? Công việc thường xuyên của họ? Hoàn cảnh kinh tế… để chúng tôi tư vấn cho chính xác như xác định họ phù hợp với loại áo nào, chất liệu ra sao?

Áo dài truyền thống là theo kiểu dáng của các cụ chứ nghệ nhân không thiết kế ra được. Nghệ nhân/ người may có thể thêm, bớt một chút kiểu dáng theo thói quen hoặc quan niệm của họ khi cắt, may áo dài. Còn áo dài được may sau những năm 1930 của họa sỹ Cát Tường cũng như các nhà thiết kế hiện nay chúng tôi coi đó là áo dài hiện đại, gắn với dấu ấn của người thiết kế.

Chúng tôi luôn khuyến khích cộng đồng may các loại vải ít hoa văn trang trí, mầu sắc có thể thay đổi, nhiều mầu khác nhau theo ý thích của từng người nhưng cần phải thể hiện sự tinh tế. Bản thân xác định chiều dài của áo chúng tôi cũng rất cân nhắc. Áo nam chỉ dài quá đầu gối 7cm, nếu dài quá sẽ không đẹp, ngắn quá cũng không ra áo dài mà ra trang phục khác. Với áo nữ có thể may dài hơn áo nam, hoa văn trang trí có thể nhiều hơn…

Công chúng trong nước cũng như bạn bè quốc tế đón nhận những chiếc áo dài này như thế nào?

- Đại sứ Saadi Salama (Đại sứ Palestine tại Việt Nam) trả lời phỏng vấn về áo dài trên Báo Thể thao & Văn hóa ngày 24/11/2019 ông đã chia sẻ: "Hiện nay trong các sự kiện ngoại giao, các ngày lễ, đàn ông Việt Nam mặc các kiểu khác nhau; còn phụ nữ dù phần nhiều mặc áo dài nhưng mỗi người lại một kiểu, khiến người nước ngoài như chúng tôi đôi khi bị "lạc hướng" khi nhìn vào các kiểu áo dài”. Đây không phải là ý kiến duy nhất của Đại sứ Palestine, rất nhiều người Việt Nam và người nước ngoài tỏ ra hoang mang khi thấy đàn ông Việt Nam mặc loại áo như vậy. Chính vì lẽ đó rất nhiều người nước ngoài khi được tiếp cận với áo dài ngũ thân may, mặc đúng kiểu thì họ rất cảm phục và nhận ra rằng đó mới chính là trang phục của người Việt bởi rất Việt Nam.

Còn đối với cộng đồng mà chúng tôi tiếp cận thì những ai đã từng tìm hiểu về áo dài, mặc áo dài truyền thống đều nhận ra rằng đây mới thực sự là trang phục phù hợp với họ, với người Việt Nam. Như tôi đã chia sẻ ở trên, ai đã mặc thì khó cưỡng lại được bộ trang phục này, tất nhiên là phải mặc áo dài may đúng và được mặc đúng. Hiện nay lượng người may áo dài ngũ thân truyền thống ngày càng tăng, tất nhiên là không tăng nhanh đột biến công tác truyền thông còn chưa kịp thời và hiệu quả.

Dự định của anh về xây dựng hình ảnh chiếc áo dài Việt trong thời gian tới?

- Thời gian tới đây, chúng tôi phải nỗ lực hơn nữa trong việc quảng bá, tuyên truyền về giá trị thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của áo dài. Chúng tôi cố gắng tạo ra mạng lưới các nghệ nhân may theo đúng truyền thống, giá thành hạ để nhiều người có cơ hội tiếp cận, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Tất cả những nỗ lực của cộng đồng, của chúng tôi trong việc quảng bá áo dài truyền thống dù đến đâu đi nữa cũng không bằng sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, như Bộ VHTTDL, các sở, ban, ngành ở các địa phương trong việc vào cuộc, tìm ra những định chế để kích thích việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của áo dài truyền thống. Gần đây, Sở VHTT Thừa Thiên-Huế có thực hiện một loạt các hoạt động quảng bá áo dài, tôi cho rằng đây là điều cần làm vì qua những hoạt động Sở tạo ra đã tác động tích cực đến cộng đồng trong việc tìm hiểu về áo dài truyền thống. Tuy nhận thức của mọi người có khác nhau nhưng mọi người đều quan tâm đến áo dài và cần bảo tồn trang phục này và phát triển trang phục này rộng rãi.

Hiện nay, việc quảng bá áo dài truyền thống không những tạo ra hình ảnh biểu tượng văn hóa quốc gia, còn tạo ra những chuỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác như dệt, may, nguyên phụ liệu, từ đây tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo tồn được giá trị làng nghề, các nghệ nhân giữ được nghề, sống bằng nghề của cha ông. Để như vậy, Chính phủ cần có cơ chế coi áo dài là thương hiệu văn hóa quốc gia, ghi danh áo dài truyền thống là di sản văn hóa và Chính phủ cần có quy định phù hợp trong việc mặc trang phục áo dài cho cả nam và nữ tại các nghi lễ, không nên với nữ quy định mặc trang phục áo dài truyền thống, với nam mặc Âu phục.

Năm 2019, tôi có cơ hội tiếp xúc với ông Giám đốc Quỹ Thiết kế và Thủ công của Bộ VHTTDL Hàn Quốc, ông có chia sẻ với tôi rằng: Áo dài Việt Nam rất đẹp, rất tiện lợi. Hanbok của chúng tôi không tiện dụng như áo dài Việt Nam, các bạn cần giữ lấy, nếu để mất đi vẻ đẹp ấy thì tiếc lắm…

Xin cảm ơn anh! (daidoanket.vn 25/01)

 
 
 

2.  Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Thừa Thiên - Huế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế.

Theo Công văn số 597/VPCP-QHĐP của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế.

Cụ thể, về cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính về các cơ chế, chính sách đặc thù trong phí tham quan di tích; thống nhất với các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Tài chính, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về cơ sở pháp lý, mô hình, tổ chức hoạt động và cơ chế quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ, lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, gửi Bộ Tư pháp để tổ chức thẩm định, trình Chính phủ theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trước ngày 5/2/2021.

Về cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Tư pháp, giải trình rõ cơ sở pháp lý thực hiện xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp để tổ chức thẩm định trình Chính phủ theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trước ngày 5/2/2021.

Đối với các chính sách thuộc thẩm quyền Chính phủ tại Tờ trình số 8921/TTr-BKHĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng hướng dẫn UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện theo quy định hiện hành.

Đối với các chính sách thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 8921/TTr-BKHĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Công Thương và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 410/TB-VPCP ngày 29/12/2020, số 10501/VPCP-KGVX ngày 15/12/2020 và Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 21/11/2009.

Về việc áp dụng đặc thù đối với tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ được ban hành và có hiệu lực thi hành. (daidoanket.vn 26/01)

 
 
 

3.  Xây dựng TP Huế văn hóa và du lịch thông minh

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các chuyên gia của Hàn Quốc sẽ cùng hợp tác xây dựng những giải pháp tích cực nhằm hướng đến việc phát triển du lịch Huế trên nền tảng văn hóa và du lịch thông minh.

Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thỏa thuận và ký kết các nội dung hợp tác. Dự án sẽ được thực hiện từ 2021-2025, kinh phí 14,8 triệu USD trong đó KOICA sẽ tài trợ 13 triệu USD, với mục tiêu nhằm hỗ trợ sáng kiến phát triển thành phố thông minh của TP Huế, tập trung về du lịch văn hóa bền vững ở Huế. Thông qua tăng cường phát triển du lịch thông minh và đô thị bền vững nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, hướng tới việc giải quyết các thách thức ngày càng lớn của thành phố do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp du lịch. Đồng thời, từng bước xây dựng ngành du lịch có lợi nhuận cao hơn, cân bằng với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của thành phố.

Ngoài tài trợ kinh phí, KOICA sẽ cử các chuyên gia Hàn Quốc có năng lực nhằm hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho việc thực hiện dự án tại thành phố Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và KOICA sẽ thực hiện nhiều nội dung quan trọng, như: Thiết lập trung tâm văn hóa - du lịch thông minh Huế với việc lập kế hoạch hành động du lịch văn hóa thông minh, số hóa cơ sở dữ liệu du lịch văn hóa, xây dựng các trung tâm (kios) thông tin du lịch thông minh, lắp đặt một bảo tàng kỹ thuật số; thực hiện dự án thí điểm Trung tâm văn hóa-du lịch thông minh ở khu phức hợp văn hóa cồn Dã Viên (một cồn nổi nằm giữa sông Hương); lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống camera giám sát và hệ thông wifi công cộng dọc sông Hương… Các chuyên gia của KOICA cũng sẽ thực hiện việc đào tạo tại chỗ cho nhân lực cho tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý đô thị và phát triển du lịch thông minh, đồng thời cũng sẽ tổ chức một khóa tập huấn thực tế tại Hàn Quốc. Chia sẻ về việc hợp tác và tài trợ cho Thừa Thiên Huế, ông Cho Han Doeg, Giám đốc KOICA tại Việt Nam nhấn mạnh TP Huế nổi tiếng thế giới về Cố đô di sản văn hóa của Việt Nam. Không chỉ có di sản văn hóa, địa phương này còn có tài nguyên cảnh quan rất đẹp. Nhiều đô thị cũng có hệ tài nguyên này, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan ở Huế đã được làm rất tốt. Lãnh đạo địa phương đã có định hướng phát triển phù hợp với việc cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường cảnh quan xanh-sạch-sáng. Với những thế mạnh này, cùng với sự tâm huyết của lãnh đạo và cán bộ địa phương, việc triển khai dự án này thành công sẽ góp phần phát triển TP Huế văn hóa và du lịch thông minh, bền vững nổi tiếng.

Thời gian qua, KOICA đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó dấu ấn đậm nét nhất là dự án cầu đi bộ ven bờ Nam sông Hương. Đây là địa điểm check-in nổi tiếng của cộng đồng địa phương và du khách khi đến Huế. (baovanhoa.vn 25/01)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Trao 160 suất quà cho người dân khu vực biên giới

Ngày 25/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức chương trình “Xuân ấm biên cương”, tặng 120 suất quà trị giá 72 triệu đồng cho người dân xã Trung Sơn, huyện A Lưới.

Mỗi suất quà trị giá 600 nghìn đồng, gồm gạo và chăn ấm. Thượng tá Phạm Tùng Lâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chia sẻ: Đây là chương trình ý nghĩa do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, góp phần chăm lo cuộc sống cho người dân khu vực biên giới.

Dịp này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cũng tặng gần 1 nghìn lá cờ Tổ quốc cho Nhân dân các xã biên giới trên địa bàn huyện A Lưới. Đồng thời, trao đến 2 cháu bé là con nuôi của Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt (đóng trên địa bàn huyện A Lưới) 2 chiếc xe đạp và tổng số tiền 3 triệu đồng. Đây là món quà do Bộ Tư lệnh BĐBP gửi tặng.

Trước đó, tối 24/1, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế tổ chức liên hoan văn nghệ tại xã Hồng Thái để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; tặng 40 suất quà với tổng trị giá 20 triệu đồng cho các hộ khó khăn trên địa bàn. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
 

2.  Trao 240 suất quà của Quỹ Thiện Tâm đến người dân nghèo

Ngày 25/1, Quỹ Sen Xanh Báo Thừa Thiên Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn VinGroup trao 240 suất quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại thị xã Hương Trà, huyện A Lưới, TP. Huế.

Mỗi suất quà trị giá 600 nghìn đồng tiền mặt được trao tận tay đến đến các hộ dân thuộc xã Bình Thành, Bình Tiến (Hương Trà); Hồng Hạ, Hương Nguyên (A Lưới), phường Thuận Lộc (TP.Huế). Đây là món quà kịp thời, có ý nghĩa, động viên người dân nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, đón tết đầm ấm, an vui.

Tại các nơi trao quà, lãnh đạo địa phương bày tỏ lòng biết ơn đến Quỹ Sen Xanh Báo Thừa Thiên Huế đã làm cầu nối để đưa các phần quà của Tập đoàn VinGroup tới người dân nghèo.

Trong các ngày từ 25 đến 27/1, Quỹ Sen Xanh Báo Thừa Thiên Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn VinGroup sẽ trao tổng cộng 500 suất quà đến với người dân A Lưới, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà, TP. Huế. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 

1.  Đại học Huế tham gia khởi động các dự án của ERASMUS+

Chiều 25/1, Đại học (ĐH) Huế cùng các đối tác quốc tế tham dự phiên họp kick-off (khởi động) cho tất cả các dự án ERASMUS+ được tài trợ từ năm 2020.

Các phiên họp diễn ra trong 5 ngày từ 25 - 29/1 và được tổ chức hoàn toàn qua hình thức trực tuyến, chủ trì bởi Ủy Ban châu Âu, truyền trực tiếp từ Trung tâm điều hành các dự án châu Âu, Brussels, Bỉ.

Từ năm 2021-2024, ĐH Huế được chọn trao tài trợ và chủ trì dự án “Phát triển Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật và Chính sách biến đổi khí hậu” (tên viết tắt CCP-LAW). Dự án này thuộc chương trình Nâng cao năng lực Giáo dục ĐH của ERASMUS+ do Ủy Ban Châu Âu tài trợ, thông qua điều hành của Cơ quan điều hành Giáo dục, Nghe nhìn và Văn hóa.

Dự án của ĐH Huế thuộc 166 dự án được EU lựa chọn cho kỳ thực hiện 2021-2024 từ hơn 1.000 hồ sơ dự tuyển. Các đối tác tham gia dự án là các trường ĐH và tổ chức giáo dục từ 10 nước châu Âu và châu Á.

Dự án CCP-Law với mục tiêu chung là phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ về Luật và Chính sách Biến đổi khí hậu; xác định mục tiêu cụ thể bao gồm tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục ĐH ở châu Á trên các lĩnh vực nói trên kết nối với các bên liên quan, xây dựng trung tâm năng lực, phát triển cơ sở vất chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu…(baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
 

2.  Gặp những học sinh đoạt giải nhất quốc gia

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, toàn tỉnh có 61 giải; trong đó, có 4 giải nhất thuộc về học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học.

Thử sức “rinh” giải nhất

Giải nhất môn tin của Hồ Ngọc Vĩnh Phát như “cơn mưa rào” mát lành sau hai năm “hạn hán” của bộ môn tin học.

Vốn yêu thích máy vi tính từ những ngày còn bé, càng lớn Vĩnh Phát càng muốn biết nhiều thêm về tin học và cách thiết lập, vận hành các chương trình. Đó là động lực để em nuôi dưỡng đam mê với môn chuyên của mình.

Vĩnh Phát cho biết, trong lúc ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi, em nhận được sự động viên và ủng hộ rất lớn của gia đình và bạn bè. Bố mẹ em không quá đặt nặng thành tích, chỉ bảo là thi đạt giải thì tốt, mà không có giải thì cũng là một kinh nghiệm quý báu. Nhờ vậy, bước vào phòng thi, Vĩnh Phát có được sự thoải mái về tinh thần để hoàn thành bài thi một cách trọn vẹn nhất.

Ngoài những giờ học, Phát còn thường rèn luyện thêm tiếng Anh. Đối với em, tiếng Anh là điều rất cần thiết cho quá trình tự học và nghiên cứu các tài liệu. “Hiện nay, các tài liệu về lập trình có rất nhiều, và được viết hầu hết bằng tiếng Anh. Em phải học tiếng Anh thật tốt để hiểu được tài liệu; đó cũng là cách để em trau dồi vốn ngoại ngữ của mình”. Vĩnh phát cho hay.

Bên cạnh những giờ học căng thẳng, Vĩnh Phát thường thư giãn bằng chơi game, đá bóng cùng các bạn trong lớp. Ngô Thành Nhân, bạn cùng lớp của Vĩnh Phát cho hay, Phát là một người vui vẻ, hòa đồng cũng như rất hay giúp đỡ các bạn, đặc biệt là trong học tập.

Sẽ nỗ lực ở đấu trường quốc tế

Phan Tại Tính Trí, học sinh lớp 12 hóa 1 Trường THPT chuyên Quốc Học là một chàng trai ít nói, hiền lành. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, Trí xuất sắc giành được giải nhất ở môn hóa học.

Chia sẻ về hành trình đến với môn hóa, Tính Trí cho hay: “Bản thân em làm quen với hóa học từ lúc học THCS. Tuy vậy, môn hóa THCS nặng về tính toán nên em cũng không thật sự hứng thú. Phải đến những ngày bắt đầu học chuyên, hiểu về cách các phản ứng diễn ra như thế nào, em mới bắt đầu cảm thấy yêu thích và muốn học hóa nhiều hơn nữa”.

Từ niềm đam mê và được nuôi dưỡng bởi những nhà giáo có tâm là cô Lê Thị Lài và cô Nguyễn Khoa Phượng đã giúp Tính Trí phát triển thêm về mặt kiến thức và định hướng cho em cách theo đuổi đam mê hóa học của mình. Trí tự nhận mình rất may mắn khi được hai cô giáo quan tâm, giúp đỡ hết mình; đồng thời, nhận được sự giúp đỡ của các anh chị đi trước như anh Hoàng Huy Tú – giải nhất quốc gia môn hóa năm 2019.

Đặc biệt, kỳ thi lần này còn là sự vươn lên mạnh mẽ của Tính Trí, sau khi đạt giải nhì môn hóa học quốc gia năm 2020. “Kỳ thi trước em cảm giác mình đã không thật sự may mắn, nên kết quả đã không như mong đợi. Tuy vậy, em không nản lòng mà xem đó là bước đệm để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi sau. Lần “trượt ngã” đó cũng giúp em thêm đam mê với hóa hơn và quyết tâm vươn đến đỉnh cao của năm nay.” – Trí cho biết.

Tính Trí còn rất ham mê đọc sách. Phòng của em có một tủ sách lớn về khoa học và những tác phẩm nổi tiếng thế giới. Theo Trí, đọc sách giúp em cảm thấy cân bằng và bớt căng thẳng hơn sau những giờ học.

Thời gian tới, Trí sẽ tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi hóa quốc gia để chuẩn bị thi đấu tại đấu trường quốc tế. Đối với em, được theo đuổi đam mê của mình là hạnh phúc rất đáng quý. Vì vậy, thành tích tốt ở giải quốc tế sẽ là món quà dành tặng cho gia đình và những người đã ủng hộ, giúp đỡ em suốt quãng đường dài vừa qua”.

Chọn nghề bác sĩ

Khi nhắc đến Lê Đình Xuân Mai, không chỉ các bạn trong lớp mà các bạn trong trường chuyên Quốc Học đều trầm trồ “hắn” học giỏi ghê lắm, nên giải quốc gia lần này không ngoài dự tính của nhà trường và gia đình, bạn bè.

Sinh ra trong một gia đình công chức, mẹ làm trong lĩnh vực y tế nên em rất thích theo nghề của mẹ; đồng thời, hồi cấp 2 yêu thích và có thành tích tốt trong các buổi học sinh học khiến em dần đam mê với môn học này. 11 năm liền đạt học sinh giỏi, lớp 10 đạt huy chương vàng cuộc thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải Đồng bằng Bắc bộ, lớp 11 và lớp 12 đều đạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh.

Về cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, năm ngoái em được giải ba và năm nay là giải nhất. Với bề dày thành tích như thế, nhưng Xuân Mai lại là cô bé nhẹ nhàng trong giao tiếp. Em hầu như không nói gì về mình mà nói nhiều về bạn bè, thầy cô đã giúp đỡ em trong “hành trình” học tập, từ khi còn là cô học sinh THCS đến khi bỡ ngỡ bước vào trường chuyên. Ba của Mai tự hào, con bé ngoan và chịu khó lắm. Từ bé đã muốn học theo nghề mẹ và rất có quyết tâm…Chúng tôi chỉ định hướng và luôn động viên, khuyến khích cháu hoàn thành ước mơ nhưng đôi khi cũng nhắc nhở cháu phải… vui chơi với bạn bè và gia đình.

Là một học sinh giỏi, cô bé có “một kho kinh nghiệm” học bài hiệu quả, Xuân Mai chia sẻ: “Em thường phân thời khóa biểu mỗi tuần rõ ràng, sắp xếp thời gian học tập và vui chơi xen kẽ, em nghĩ như thế mới học tập tốt được chứ không nên quá ép buộc bản thân. Mỗi lần bị áp lực, như trước kỳ thi chẳng hạn, em có bố mẹ, thầy cô cổ vũ, bạn bè đưa đi chơi để khuây khỏa, đó cũng là một phần giúp em thành công”. Với Xuân Mai, giờ không còn áp lực về vấn đề thi đại học, em có thể tập trung toàn bộ tinh thần để có thể đạt thành tích tốt trong cuộc thi Olympic quốc tế sắp tới.

Cô học sinh “ba tốt”

Đặng Thu Thảo là thủ khoa đầu vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Quốc Học khóa 2018-2021, có danh hiệu “Học sinh ba tốt” (Đạo đức tốt – Học tập tốt – Thể lực tốt), có bằng khen Học sinh có thành tích xuất sắc góp phần xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn TP. Huế.

Học giỏi và tự tin, Thảo mong muốn được làm việc trong lĩnh vực truyền thông – marketing và em nỗ lực để thực hiện ước mơ đó. Là chị đầu, ba mẹ là công chức, Thảo không chỉ là một cô bé ngoan hiền học giỏi mà còn sớm thể hiện vai trò “chị hai” với em để ba mẹ yên tâm. Thảo luôn là niềm tự hào của ba mẹ và em gái. Những thành tích của Thu Thảo như huy chương đồng môn tiếng Anh Olympic các trường chuyên khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, giải khuyến khích môn tiếng Anh học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11, giải Nhất môn tiếng Anh học sinh giỏi quốc gia năm lớp 12... Ngoài ra, với chứng nhận IELTS 8.0/9.0 và SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ) với 1.500/1.600 điểm… tương lai đang rộng mở với Thảo.

Dù đã hội đủ điều kiện du học, nhưng cô bé chỉn chu này đã nghĩ tới “phương án 2” là Trường đại học Ngoại thương. Với Thảo, việc học trong nước hay du học không quan trọng vì Thảo luôn tâm niệm, để học tốt thì quan trọng nhất là phải yêu và đam mê việc học.

 “Phải liên tục tự tạo cho bản thân động lực học và tìm cho mình một tấm gương sáng để noi theo”. Thảo chia sẻ: “Em luôn học hỏi các anh chị đi trước, nhất là các anh chị chuyên Anh khoá trước, họ đều có những ưu điểm mà em thấy mình cần phải noi theo”. Có lẽ, nhờ ý chí cầu tiến này mà Thảo luôn có thành tích tốt trong học tập. (baothuathienhue.vn 26/01)

 
 
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
 

1.  “Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

Khái niệm về “Rain garden” không còn xa lạ với những nước phát triển và đang trở thành xu hướng áp dụng của nhiều nước đang phát triển. Rain garden được hiểu như cách đưa nước mưa vào trong đất tạo thành một bể chứa lớn, làm giảm lượng nước chảy tràn trên bề mặt, góp phần giảm sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt...

Lợi đơn, lợi kép

Số liệu đo lượng mưa trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế có sự tăng nhẹ, bình quân 3.300mm/năm. Nhưng nếu xem lại kỹ hơn, sự phân bố lượng mưa trong năm lại có sự biến động lớn. Thời gian mưa thu hẹp lại và lượng mưa có xu hướng tăng, đổ xuống liên tục, tập trung vào một thời điểm quá ngắn, gây nên hiện tượng tăng lượng nước lên trên bề mặt, gây hiện tượng lũ quét, lũ lụt. Thực trạng này đã xảy ra vào hồi tháng 10, 11 năm 2020 ở khu vực miền Trung.

Về mặt khoa học, khi lượng mưa rớt xuống mặt đất được chia làm 2 nhánh. Nhánh thứ nhất thấm xuống đất chảy vào nước ngầm và bổ sung cho nước ngầm. Nhánh thứ hai chảy tràn trên bề mặt. Nếu đất có khả năng thấm hút tốt sẽ tích lũy được lượng nước ngọt lớn. Theo nguyên tắc, nước ngầm là một bể chứa khổng lồ để lưu giữ nước vào trong đất. Đồng thời, lúc này lượng nước chảy tràn trên bề mặt sẽ giảm và gia tốc dòng chảy càng nhỏ, giảm sức công phá các chướng ngại trên đường dòng chảy, giảm sạt lở, lũ quét; giảm lượng nước ngập cho vùng hạ du.

TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường- Đại học Huế (IREN) đề xuất, cần có những biện pháp, giải pháp "mưu cầu" giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước thấm vào trong đất. Tăng được lượng nước thấm vào trong đất sẽ duy trì mực nước ngầm cao, thể hiện được vai trò thủy lâm rất tốt, giúp "nhả" nước chậm về cho các khe suối. Nên, dù mùa khô hạn kéo dài, nước ở các dòng sông vẫn giữ ổn định.

Theo TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, thực vật đóng vai trò rất quan trọng nên việc cần làm là phải trồng rừng để tạo ra lớp thảm mục thực bì trên bề mặt đất. Khi được làm dày, lớp xen-lu-lô xốp này hút nước rất tốt, thấm dần vào đất, rễ cây và làm giàu hệ thống mực nước ngầm. Tiếp đó là hình thành những hệ thống "Rain garden", gọi nôm na là bể chứa nước mưa tự nhiên giúp giữ nước trong đất, chống ngập lụt và BĐKH.

Ở đô thị, hệ thống "Rain garden" rất cần và đang được nhiều nhà quy hoạch quan tâm. Đô thị đang ngày càng bê tông hóa. Tất cả nước mưa ở khu vực này chảy xuống mái nhà, qua ống, xuống cống rồi chảy ra các hệ thống ống cống nhỏ to để chảy ra sông. Như vậy, toàn bộ nước mưa rơi xuống trên một diện tích rất lớn của các đô thị đều đổ ra sông mà không thể thấm xuống đất. Nhiều nước đang đề xuất ở các đô thị phải làm "Rain garden" và khuyến cáo mỗi ngôi nhà nên hạn chế lượng nước mưa chảy ra bên ngoài bằng cách làm một sân cỏ, hồ nong ngay tại ngôi nhà của mình.

Còn ở các khu vực đất công, công viên nên đào những hồ nhỏ không tráng đáy bằng xi măng hay tấm lót nhựa mà được làm thành hầm rút và trồng cây thủy sinh ở giữa.

Cách làm này tương tự hầm rút ở mỗi hộ gia đình, tuy nhiên quy mô lớn hơn, thân thiện hơn. Bể hút này được tạo thành một hồ cạn và quanh bề mặt trồng các đai: thủy sinh, cây chịu bán ngập...

Theo tính toán, cách làm này vừa lợi đơn, lợi kép. Chỉ riêng chi phí đầu tư cho giao thông vận tải hằng năm sẽ giảm nhiều do ít hư hỏng cầu cống, đường sá...

Đa dạng và phổ biến hoá "Rain garden"

Quy hoạch đô thị Huế ngày xưa, hệ thống hồ ao rất phong phú. Nhiều người cho rằng, sở dĩ hồ ao ở Huế trước đây nhiều là vì phải đào lấy đất đắp thành. Đó cũng là một lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là tất cả các hệ thống hồ ở nội thành, ngoại thành và sông Ngự Hà được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống liên thông rút nước rất tốt, giúp giữ nước, hạn chế lượng nước chảy trên bề mặt.

Quá trình đô thị hoá, có những giai đoạn, những người làm quy hoạch, cơ quan chức năng quên vai trò của hệ thống giao thông thủy đạo trong thành phố, nên không ít hệ thống ao hồ bị phá vỡ, bồi lấp, làm thu hẹp nhiều diện tích mặt nước. Đó cũng là lý do xuất hiện tình trạng dễ ngập lụt cục bộ ở Huế thời gian qua và cũng có dấu hiệu xuất hiện ở khu vực nông thôn do bê tông hoá, đô thị hoá.

Nếu sử dụng các giải pháp để tăng lượng nước trong đất sẽ đem lại 3 lợi ích. Đó là, ở các vùng hồ này (tất nhiên, không bê tông đáy) sẽ duy trì được hệ thống thủy sinh, nếu tôn tạo tốt sẽ trở thành các tiểu cảnh đẹp trong thành phố. Hệ thống thủy sinh này cũng làm gia tăng lên các thảm xanh theo mùa, gia tăng tính đa dạng sinh học. Lợi ích thứ ba là làm cho mực nước ngầm trong thành phố tăng cao, tạo độ mát trong mùa khô.

Những ai thường đi từ ngoài thành vào Đại Nội vào những ngày hè nóng nực sẽ cảm nhận rất rõ về sự khác biệt, chênh lệch nền nhiệt này bởi nhờ hệ thống cây xanh, ao hồ, mực nước ngầm quanh khu vực Thành nội Huế rất lớn. "Rain garden" rất đa dạng nên có nhiều cách và ở bất cứ đâu đều có thể làm "Rain garden". Ngay ở những bãi gara xe, sân vườn... có thể lót những tấm đan không liên tục, tạo kẽ hở cho nước dễ thấm xuống.

Hệ thống cây xanh đô thị chỉ cần thiết kế bồn trồng không xây bọc các lề gờ cao mà làm mặt ngang, để một diện tích đất tự nhiên quanh gốc cây là có thể thu được nước chảy vào hố trồng. Nếu thiết kế đồng bộ ở tất cả các cây xanh đô thị sẽ tạo thành nhiều Rain garden nhỏ, giúp hút, giữ được lượng nước trong đất.

Đôi khi không cần đồng bộ hoá vỉa hè, mà có thể một vài nơi nên cách điệu thay những viên gạch lát nền bằng những loại gạch có khả năng thấm nước và bên dưới lớp gạch này không cần lát lớp xi măng mà để tự nhiên bằng đất... để dễ hút nước thông qua các bề mặt sân lớn này. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
XÂY DỰNG
 

1.  Trùng tu nguyên trạng ngôi điện ‘đặc biệt’ nhất xứ Huế

Điện Thái Hòa thuộc Đại nội Huế - nơi một thuở các vị vua Nguyễn thiết triều - vừa được Bộ VH-TT&DL chấp thuận cho tỉnh TT-Huế triển khai trùng tu, với tổng kinh phí 150 tỷ đồng.

Ngày 25/1, theo tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu về phương án trùng tu, bảo tồn di tích điện Thái Hòa - Đại nội Huế, sau khi công trình đặc biệt này bị mưa bão tàn phá nghiêm trọng hồi tháng 10/2020. Việc trùng tu, tu bổ điện Thái Hòa sẽ giữ nguyên hiện trạng vốn có của công trình.

Để thực hiện trùng tu, nhiều hạng mục, kết cấu kiến trúc công trình sẽ được hạ giải, tháo dỡ như phần mái lợp, khung và các kết cấu gỗ, các đoạn lan can…

Quá trình trùng tu sẽ phục hồi nguyên trạng mái hạ, mái thượng lợp bằng ngói ống hoàng lưu ly. Việc hạ giải toàn phần hệ khung và các kết cấu gỗ nhằm để đánh giá chất lượng từng cấu kiện và đề xuất phương án tu bổ phục hồi chi tiết; phục hồi sơn son thếp vàng toàn bộ các cấu kiện gỗ.

Các đoạn tường xô nghiêng sẽ được gia cường, những đoạn lan can hư hỏng sẽ được tháo dỡ, xây phục hồi bằng gạch vồ. Sau khi tháo dỡ toàn bộ sân đường, phần nền sẽ được lát gạch Bát Tràng trở lại, kết hợp bó vỉa bằng gạch vồ theo nguyên trạng…

Theo ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, hiện vật trang trí trong nội điện Thái Hòa rất có giá trị, nên cần chống nguy cơ mất cắp khi tu bổ công trình. Ngoài ra, đơn vị thực hiện trùng tu cần tiếp cận thêm các nguồn tư liệu, bao gồm hình ảnh gốc, bản vẽ trùng tu thời vua Khải Định và cả những nhân chứng am hiểu về di tích bảo đảm tính chính xác khi tu bổ công trình

Đơn vị trùng tu cần có phương án tu bổ phần mỹ thuật trang trí, đặc biệt là hệ thống thơ văn trên gỗ và pháp lam; tham khảo công ước quốc tế về bảo tồn di sản thế giới...

Theo các tài liệu lịch sử, khoa học, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích và các đại thần.

Tên điện Thái Hòa lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho được sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu ích cho vạn vật.

Công trình xây dựng vào tháng 2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Ban đầu, điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45 mét về phía Tây Bắc. Tháng 3/1833, khi điều chỉnh quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại nội, vua Minh Mạng cho dời điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn.

Qua 22 lần trùng tu, do yếu tố thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng của thời tiết, đặc biệt là đợt mưa bão dồn dập cuối năm 2020 vừa qua, di tích đặc biệt điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng, một số cấu kiện gỗ đã mục ruỗng, không đảm bảo an toàn. Do đó, việc đầu tư trùng tu, tôn tạo công trình là hết sức cấp thiết. (tienphong.vn 25/01, baoxaydung.com.vn 25/01)

 
 
 

2.  Homestay Huế lên tạp chí kiến trúc Mỹ

Homestay được thiết kế theo phong cách tối giản với vật liệu chính là gỗ tái chế xuất hiện trên nhiều tạp chí kiến trúc nước ngoài.

Sahi Homestay Retreat được xây dựng vào năm 2019 tại số 27/245A đường Bùi Thị Xuân, TP Huế được nhiều tạp chí kiến trúc nước ngoài chú ý như Archdaily, Architizer, Habitusliving... Điểm đặc biệt của căn nhà này là mọi chất liệu đều từ gỗ tái chế (reclaimed lumber).

Anh Nguyễn Hữu Sơn Dương, chủ homestay, cho biết: "Thiết kế đề cao sự đơn giản và mộc mạc với nhiều loại chất liệu từ địa phương, có tính tự nhiên được phối hợp cùng nhau như: gỗ tự nhiên cho cả khung nhà và đồ dùng nội thất, đá tự nhiên, đá mài granite, gạch, ngói nung".

Các không gian chức năng riêng biệt được kết hợp hoặc tách rời nhau dọc theo một mặt bằng có dạng chữ L, đảm bảo tính riêng tư tối đa cũng như tạo nên sự đa dạng cho nhiều kiểu không gian chung khác nhau. Khách có thể trải nghiệm sự tĩnh lặng trong các không gian riêng tư, hay tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau ở các không gian chung bên ngoài.

Anh Nguyễn Thành Luân (TP HCM), có dịp đến Huế vào tháng 1/2021 và chọn nơi này làm điểm lưu trú, chia sẻ: "Tôi vô cùng ấn tượng với thiết kế truyền thống pha lẫn với hiện đại của nơi này. Gần như mọi thứ đều được sắp đặt hướng tới thiên nhiên và sự đơn giản. Chủ nhân căn nhà cũng là hai kiến trúc sư nên tính thẩm mĩ và công năng có giá trị cao".

Hòa cùng màu sắc và chất liệu tự nhiên, thiết kế của homestay cũng xóa nhòa ranh giới giữa các không gian bên trong và bên ngoài nhà. Các khoảng không gian trống cùng lam gỗ nửa kín nửa hở giúp tăng cường thông gió tự nhiên, cũng như làm dịu ánh sáng gay gắt vào mùa hè.

"Huế là một thành phố có nhiều ngày mưa kéo dài vào mùa đông nên việc thu nước mưa từ mái nhà và sân vào một bể nước ngầm để sử dụng vào mùa hè là một tiện ích của homestay", anh Dương cho biết thêm.

Chủ nhà trực tiếp phục vụ khách cùng với các nhân viên trong homestay. Các phòng ở đây được chia làm 3 loại: 2 phòng dorm (khách thuê giường), 4 phòng riêng gồm phòng đôi và phòng gia đình thích hợp cho mọi đối tượng khách lưu trú. Phòng dorm có bếp chung, tuy nhiên quy định khách lưu trú chỉ được nấu những món chay. Ngoài ra, khách vẫn có thể mua đồ ăn chế biến sẵn về dùng tại không gian sinh hoạt chung của homestay.

Theo anh Dương, homestay luôn đạt 50% công suất phòng. Khách đến lưu trú cũng rất phong phú, từ khách đơn, cặp đôi cho đến gia đình, nhóm bạn. Giá phòng của homestay tuỳ thuộc vào hạng phòng, từ 190.000 đồng đến 1.390.000 đồng một đêm. (vnexpress.net 26/01)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Cờ bạc là bác thằng bần

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã liên tục phá các vụ đánh bạc lớn. Điển hình như vụ bắt giữ 15 đối tượng tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng trên địa bàn 2 tỉnh Thừa Thiên- Huế và Quảng Nam. Theo kết quả điều tra ban đầu đường dây này chỉ mới hoạt động từ tháng 11/2020 đến nay, nhưng số tiền giao dịch đánh bạc đã lên tới 250 tỉ đồng.

Càng về những dịp cuối năm, đầu năm âm lịch, nạn cờ bạc càng nở rộ, nan giải. Cùng với cờ bạc thì những hoạt động liên quan đến cờ bạc như đòi nợ, xiết nợ, khủng bố tinh thần diễn ra càng nhiều. Không ít gia đình, đang bình yên, hạnh phúc bỗng tan tác, trốn chạy nợ bạc hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng, khó có cơ hội trả nợ, cũng như gia đình khó có cơ hội đoàn viên.

Thời hiện đại, công nghệ phát triển, cờ bạc càng phát triển tinh vi, mở rộng theo. Từ các hình thức tổ chức đánh bạc truyền thống như xóc đĩa, tổ tôm, tá lả, lắc tài xỉu…cho đến tổ chức đánh bạc trên mạng. Đối tượng đánh bạc cũng đủ loại, từ người già đến trẻ, từ trai tráng đến phụ nữ…thậm chí cả trẻ em.

Ông cha ta đã nhắc nhở “Cờ bạc là bác thằng bần”, hay “Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân”… Ai cũng biết, chẳng ai đánh bạc mà giàu, cứ dính vào cờ bạc là chẳng khác gì dính vào ma túy, của cải làm ra bao nhiêu rồi cũng ra đi. Vậy nhưng vẫn rất nhiều người lao vào cờ bạc như con thiêu thân lao vào lửa.

Để hạn chế nạn cờ bạc, pháp luật cần tăng nặng hình phạt đối với các hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc. Về hành chính cũng cần mạnh tay, như việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cách hết chức vụ trong Đảng với nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc và nguyên Trưởng phòng Tài chính UBND huyện Hậu Lộc vì hành vi đánh bạc.

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cần chú trọng, liên tục ra quân xử lý nạn cờ bạc đồng thời với việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân. Chỉ khi tất cả mọi người dân hiểu, nhận thức được vấn đề, tránh xa cờ bạc thì tệ nạn cờ bạc mới được hạn chế, được xử lý từ gốc, đảm bảo hạnh phúc, bình yên cho mọi nhà. (daidoanket.vn 25/01)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Làng hoa xứ Huế rộn ràng vào Xuân

Mưa lũ kéo dài khiến việc trồng hoa Tết của người dân tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn. Những ngày này, người trồng hoa tại đây tất bật chăm sóc cho hàng chục nghìn chậu cúc để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán.

Sau 1 năm lũ lụt kinh hoàng, người trồng hoa ở huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy phải trải qua một vụ mùa nhiều khó khăn. Với nỗ lực khôi phục lại ruộng vườn sau lũ bão, giờ đây các làng hoa đang rộn ràng, tất bật, những bông hoa tươi thắm sẽ khoe sắc đúng vào dịp đón năm mới.

Những ngày này, người trồng hoa tại làng Dạ Lê Chánh xã Thủy Vân không quản mưa rét ra đồng chăm sóc cho hàng chục nghìn chậu cúc để kịp có hàng bán trong dịp Tết Nguyên đán.

Là một trong những địa phương trồng hoa cúc chậu lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, nhiều hộ dân trồng hoa tại Dạ Lê Chánh bị thiệt hại khá nặng nề. Đây là vụ hoa được triển khai từ những gì còn sót lại sau lũ hoặc trồng mới hoàn toàn.

Theo người dân làng Dạ Lê Chánh, hàng năm việc trồng hoa cúc chậu cho Tết được triển khai từ tháng 7 âm lịch. Năm nay, do ảnh hưởng của mưa lũ và đợt mưa rét kéo dài thời gian qua khiến việc trồng và chăm sóc hoa gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ trồng hoa phải bỏ lỡ vụ mùa, không tiếp tục trồng mới vì không có điều kiện triển khai.

Vựa hoa của ông Lê Đình Hợi (Dạ Lê Chánh) mất trắng 100% trong đợt lũ vừa qua. Để có hoa kịp cung cấp cho Tết và cũng là kế sinh nhai của gia đình, từ tháng 9 âm lịch, ông đã xuống cây giống cho vụ mới. Do xuống giống trồng lại chậm nên dự kiến đến Tết, số hoa cúc này chỉ cao được từ 0,5-0,8m (bình thường khoảng 1,1m), khả năng không đạt chất lượng như mong muốn.

“Còn khoảng 1 tuần nữa là người trồng tiến hành ngắt bớt nụ hoa (chỉ chừa mỗi nhánh mỗi nụ) cho hoa ra đạt kích cỡ mong muốn. Gia đình tôi đang cố công chăm sóc, hy vọng vụ hoa Tết năm nay bù lại được chi phí và thiệt hại do mưa lũ, có tiền sắm sửa Tết”, bà Hồ Thị Ánh Tuyết (vợ ông Hợi) nói.

Ông Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch UBND xã Thủy Vân - thông tin, hàng năm hoa Tết mang lại thu nhập bình quân từ 60-100 triệu đồng/vụ cho các hộ dân. Vụ hoa Tết năm nay, toàn xã triển khai trồng khoảng 60 nghìn chậu hoa các loại với 70 hộ dân tham gia trồng. Ngay sau lũ, địa phương đã kịp thời thống kê thiệt hại, động viên và hỗ trợ một phần kinh phí giúp các hộ dân tái sản xuất.

Hiện tại, đối với những hộ thiệt hại nặng, xã Thủy Vân cũng vận động, hướng dẫn dồn ghép các chậu lại với nhau, còn lại thì triển khai trồng lại các giống hoa ngắn ngày để kịp thời cung ứng cho thị trường Tết.

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 46ha diện tích trồng hoa phục vụ Tết, tập trung ở các làng hoa truyền thống thuộc các huyện Phú Vang, Hương Thủy, thành phố Huế… Các làng hoa xứ Huế trồng nhiều loài hoa truyền thống như hoa cúc, hồng, vạn thọ, hoa ly, cẩm chướng…. Sau do lũ lụt, người trồng hoa Tết ở các vùng trồng hoa đã nhanh chóng khôi phục nhờ vào kinh nghiệm và sự quyết tâm của bà con.

Ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, người trồng hoa ở các làng hoa đều phấn khởi vì hoa phát triển tốt, kịp bán dịp Tết về. Dù phục hồi chậm nhưng hoa phát triển khá tốt. Trời rét đậm những ngày gần đây gây tác động không nhỏ nhưng người trồng hoa vẫn chăm sóc khá tốt, đảm bảo được hoa phục vụ Tết.

 “Đặc biệt các loài hoa chịu lạnh như hoa ly, cẩm chướng thì được trồng ở các vùng cao hoặc trong nhà lưới. Một số vùng như Phú Mậu cũng trồng trong nhà lưới, nhà màng nên đã đảm bảo chất lượng hoa và đảm bảo số lượng hoa phục vụ trên địa bàn và các tỉnh lân cận”, ông Thọ chia sẻ. (congthuong.vn 25/01)

 
 
 

2.  Chủ động gỡ khó, tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp phát triển

Các doanh nghiệp đánh giá, không còn là hai “lối đi” song song như trước, cơ quan quản lý Nhà nước đã thật sự trở thành cầu nối, “bà đỡ” cho doanh nghiệp du lịch phát triển.

Kịp thời hỗ trợ

Theo các doanh nghiệp, suốt quãng thời gian dài trước đó, “tiếng nói” giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch thiếu sự đồng nhất. Vai trò “bà đỡ” cho doanh nghiệp phát triển, gỡ khó khi gặp trở ngại chưa được phát huy tối đa. Do đó, nhiều doanh nghiệp phải tự “bơi” trong việc tìm kiếm nguồn khách, mở rộng thị trường, gặp vướng về thủ tục hành chính, đầu tư sản phẩm được giải quyết chậm… Hệ lụy, tạo ra một môi trường du lịch thiếu tính năng động, doanh nghiệp khó tìm được cơ hội để bứt phá một cách mạnh mẽ…

Bà Dương Thị Công Lý, Phó Chủ tịch Hội Lữ hành thẳng thắn, “khoảng cách” là cụm từ thể hiện chính xác nhất giữa doanh nghiệp và quản lý ngành những năm trước. Còn nay, điều thay đổi rõ nét nhất là cách thức điều hành, quản lý của ngành du lịch. Hiện, định kỳ nửa năm, hay có những công tác đột xuất, quản lý ngành đều tổ chức hội nghị hoặc buổi gặp gỡ để lắng nghe những ý kiến, những bức xúc từ phía doanh nghiệp nhằm điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời... Có thể những vấn đề chưa giải quyết tốt nhất, song điều đó giúp doanh nghiệp có niềm tin hơn với cơ quan quản lý Nhà nước.

 “Trước ảnh hưởng của COVID-19, lãnh đạo tỉnh và Sở Du lịch thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và động viên doanh nghiệp. Đó là sự quan tâm đúng lúc, tạo động lực cho doanh nghiệp. Tại các diễn đàn, sự kiện, những nơi mà doanh nghiệp có cơ hội để kết nối trong phát triển du lịch, tour tuyến, quản lý ngành du lịch cũng chủ động kết nối để doanh nghiệp cùng tham gia”, bà Dương Thị Công Lý cho biết.

Ở thời điểm du lịch Huế chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, luôn thiếu hướng dẫn viên tiếng hiếm (Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc…). Để khắc phục tình trạng khan hiếm, các doanh nghiệp đã đề xuất sử dụng các sinh viên năm cuối trường ngoại ngữ, thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn và được cấp thẻ hoạt động tạm thời để phục vụ khách. Quản lý ngành du lịch chủ động xin cơ chế cho doanh nghiệp và có sự giám sát chặt chẽ, nhờ thế giúp doanh nghiệp “chữa cháy” kịp thời.

Còn nhớ khi đại dịch COVID-19 ở giai đoạn “cao điểm” (tháng 3/2020) ở trong nước, tại Khách sạn Park View có đoàn khách quốc tế từ Hà Nội vào Huế và được xác định là có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm bệnh. Lúc này khách sạn trở nên náo loạn và không nhận khách. Quản lý khách sạn này nhớ lại, quả thật lúc đó khách sạn mất bình tĩnh và thật may là quản lý ngành du lịch, các cơ quan liên quan đã có mặt kịp thời, quyết định đưa đoàn khách về khu nghỉ dưỡng ở Thuận An để cách ly. Phản ứng nhanh, kịp thời của quản lý ngành khiến doanh nghiệp yên lòng, cứu doanh nghiệp “một bàn thua trông thấy”.

Nói về gỡ khó, đồng hành cùng doanh nghiệp phải nói đến quá trình hình thành Vietravel Airlines. Trong buổi ra mắt hãng hàng không đặt trụ sở tại Huế, ông Vũ Đức Biên, Tổng Giám đốc Vietravel Airlines xúc động, để được cấp giấy phép bay vào cuối năm 2020 thì phải kể đến hành trình từ năm 2018, không biết bao nhiêu lần tổ hỗ trợ dự án của Huế cùng Vietravel đã ra Hà Nội để thực hiện các thủ tục, làm việc với cơ quan Trung ương. Nhờ có sự hỗ trợ một cách “quyết liệt” của Huế, mới giúp hãng có thể chính thức vận hành khai thác khách.

 “Sân chơi” sẽ tiếp tục được tạo ra

Hợp tác phát triển du lịch giữa Huế và các địa phương trong khu vực và trong cả nước thời gian qua được đánh giá đã chuyển từ “hình thức” sang “nội dung”, khi những hợp tác chuyển từ các cơ quan quản lý Nhà nước sang các doanh nghiệp. Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng, những hợp tác chỉ đạt hiệu quả và có tính lâu dài khi các doanh nghiệp giữa các địa phương tìm đến nhau trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và có sự giám sát, chứng kiến, hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý.

Lãnh đạo Sở Du lịch khẳng định, ngành sẽ chủ động để những hợp tác được củng cố và mở rộng, vai trò của doanh nghiệp phải được thể hiện nhiều hơn, nhất là trong liên kết phát triển du lịch 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam và mở rộng ra thêm TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng…

Lãnh đạo Sở Du lịch cho biết, trong nghị quyết, kế hoạch hàng năm của ngành, một nội dung quan trọng là có giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp. Điều đó được cụ thể bằng việc tích cực cải cách hành chính, tạo cơ chế thông thoáng cho các hoạt động của doanh nghiệp du lịch, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp; định kỳ 3 tháng/lần họp với các doanh nghiệp du lịch để cập nhật, trao đổi và giải quyết các khó khăn, vướng mắc .

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch nhấn mạnh, hàng năm, ngành còn tổ chức hoạt động tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh. Không chỉ để ghi nhận sự đóng góp cho sự nghiệp phát triển du lịch của doanh nghiệp mà nhằm khuyến khích, động viên doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực phát triển, sáng tạo trong cách làm để giúp ngành du lịch thêm phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, những năm qua, tỉnh luôn cố gắng và thực tế năm nào cũng đã tổ chức nhiều diễn đàn, ngày hội du lịch. Mục tiêu không chỉ là giới thiệu điểm đến, tìm giải pháp phát triển du lịch, mà quan trọng là nơi để doanh nghiệp khắp nơi về Huế, cùng với doanh nghiệp Huế tạo ra những hợp tác cụ thể; tìm thấy và tạo ra cơ hội cho nhau. Vai trò cầu nối này sẽ được tỉnh tiếp tục thực hiện triển khai trong thời gian đến. Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng cần có sự chủ động, linh hoạt hơn nữa để tạo ra những sản phẩm cụ thể, cùng chung tay để phát triển điểm đến cho du lịch Cố đô. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
 

3.  Thừa Thiên Huế: Năm 2021 tập trung chống thất thu, thu hồi nợ

Năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai xảy ra trên địa bàn, nhưng Cục Thuế Thừa Thiên Huế đã thu vượt dự toán được giao. Phát huy kết quả này, năm 2021 cục thuế đã có nhiều giải pháp ngay từ đầu năm, phấn đấu thu vượt dự toán được giao.

Ông Hà Văn Khoa - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu năm 2021.

Bên cạnh đó, cục thuế cũng tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan báo, đài, tuyên tryền qua trang thông tin điện tử, cục thuế còn thiết lập các kênh tuyên truyền hỗ trợ qua website khởi nghiệp, tuyên truyền qua mạng xã hội như zalo, facebook... qua đó giúp chuyển tải thông tin, chính sách thuế nhanh chóng, kịp thời và thuận tiện đến người nộp thuế.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ tiếp tục tăng cường công tác hỗ trợ người nộp thuế quyết toán thuế, lắng nghe ý kiến của người nộp thuế…

 “Chúng tôi cũng thực hiện hỗ trợ trực tuyến qua các website khởi nghiệp, qua zalo, facebook của cục thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thông tin nhanh chóng đến người nộp thuế” - ông Khoa cho biết.

Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết, cùng với việc chủ động tuyên truyền, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế, cục thuế cũng thực hiện đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí.

Trước đó, theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020 cho thấy, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bão lụt xảy ra liên tục đã gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người nộp thuế, tuy nhiên tổng thu nội địa do cục thuế thực hiện đạt 8.617 tỷ đồng, đạt 121,7% dự toán pháp lệnh, tăng 8,9% so với thực hiện năm 2019.

Trong đó, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất đạt 6.409 tỷ đồng, bằng 102% so với dự toán Bộ Tài chính, HĐND tỉnh giao, bằng 101% so thực hiện năm 2019./. (thoibaotaichinhvietnam.vn 25/01)

 
 
 

4.  Thị trường hàng hóa tết: Nhiều chương trình giảm giá

Năm nay, thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 khá dồi dào với đầy đủ các chủng loại hàng hóa. (baothuathienhue.vn 25/01)

 
 
 

5.  Làng nghề nặn tượng ông Táo xứ Huế “đến hẹn lại lên”

Vào dịp giáp Tết Nguyên đán, làng nghề Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) lại “vào vụ” nặn tượng ông Táo để kịp đưa ra thị trường cho các gia đình “rước” về thờ tự. Làng nghề nặn tượng ông Táo đã có tự lâu đời, đến nay người dân ở đây vẫn cần mẫn bám lấy nghề để mưu sinh và lưu giữ nghề truyền thống của cha ông...

Nằm cách khu phố cổ Bao Vinh một đoạn đường không xa về phía Tây, làng Địa Linh với nghề truyền thống nặn tượng ông Táo dần hiện ra sau những làn khói từ các lò nung tượng đất. Những ngày đầu tháng 11, tháng Chạp âm lịch đến đây sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh những người thợ nhộn nhịp chuyển tượng ông Táo được nặn bằng đất sét ra phơi nắng; hoặc đưa tượng đã ráo nước vào lò xếp thành từng lớp, từng lớp để thực hiện công đoạn nung tượng.

Tại làng Địa Linh, gia đình ông Võ Văn Đức (66 tuổi) được biết đến là hộ có xưởng sản xuất tượng ông Táo lớn nhất. Lúc chúng tôi đến, 5 người thợ ở xưởng đang cần mẫn làm tượng, với mỗi người mỗi công đoạn khác nhau. Ông Đức cho biết, nghề làm tượng được gia đình duy trì suốt hàng chục năm qua và cứ đến tháng 3 âm lịch thì bắt đầu đào đất, chuẩn bị nguyên liệu. Khi làm tượng, đất sét nguyên liệu được đem nhồi mịn cho vào khuôn có khắc hình ông Táo (2 ông, 1 bà) nén chặt, sau đó gạt đi phần đất thừa, đổ tượng đem ra phơi nắng cho khô rồi cho vào lò nung.

Nung xong thì tô màu cho tượng và tiếp tục phơi khô lần nữa mới hoàn thiện sản phẩm. “Cứ mỗi dịp Tết, xưởng chúng tôi sản xuất hàng vạn bức  tượng ông Táo để phục vụ thị trường ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế và nhiều tỉnh, thành miền Trung. Các thương lái thu mua mỗi tượng từ 3-5 nghìn đồng, trừ chi phí nguyên vật liệu thì người thợ làm tượng chỉ lấy công làm lời”, ông Đức bày tỏ.

Tại nhà ông Võ Văn Nam (56 tuổi) chúng tôi cũng bắt gặp cảnh những người thợ tất bật làm tượng ông Táo. Những mẻ tượng cuối năm được người thợ cho khỏi lò nung để hoàn tất công đoạn trang trí hoàn thiện sản phẩm. Ông Nam cho hay, theo tín ngưỡng người Việt Nam, ông Táo là vị thần cai quản việc bếp núc của gia chủ.

Vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ cúng tiễn 3 vị Táo quân cưỡi cá chép bay lên trời để trình báo lại với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình trong năm và rước tượng mới về thờ tự cho năm tiếp theo. Vì thế, nghề làm tượng ông Táo của làng Địa Linh đến nay vẫn duy trì và tồn tại.

Bình quân mỗi vụ Tết Nguyên đán, gia đình ông Nam xuất xưởng hơn 30 nghìn tượng ông Táo, giúp những người thợ làm nghề có thêm thu nhập khi Tết đang cận kề. “Giờ đây, gia đình không những giữ nghề để mưu sinh mà chúng tôi làm nghề với trách nhiệm gìn giữ nghề của cha ông để lại. Nếu chúng tôi không giữ lấy nghề thì nghề này sẽ mai một và rồi sẽ mất đi như bao nghề khác thì thật đáng tiếc”, ông Nam trăn trở.

Theo người dân làng nghề Địa Linh, vào thời Nguyễn, nhà vua cho đặt tại làng một xưởng lấy đất làm gạch với tên gọi “Nê ngõa tượng cục” và tên làng là do vua thấy đất tốt mới ban cho. Phần lớn các công trình dinh thự, lăng tẩm vua quan triều Nguyễn đều được lấy đất tở Địa Linh để làm gạch phục vụ xây dựng.

Về sau, nhận thấy nguồn đất sét có chất lượng tốt, lại dồi dào nên người dân trong thôn đã tận dụng để nặn tượng ông Táo. Và nghề này đã được “cha truyền con nối”. Ông Trương Đắc Giàu, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Vinh cho biết, do sản phẩm tượng ông Táo chỉ tiêu thụ mạnh vào dịp cuối năm, đặc biệt vào tháng 11 âm lịch và tháng Chạp nên địa bàn xã đã có nhiều hộ bỏ nghề, chỉ còn một số hộ dân giữ nghề truyền thống để mưu sinh.

Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động các hộ dân cố gắng gìn giữ nghề nặn tượng ông Táo để lưu giữ nghề truyền thống. Cứ đến vụ Tết, bình quân mỗi xưởng cho ra lò từ 3 đến 5 vạn tượng ông Táo. Những bức tượng này được thương lái mua về “bỏ sĩ” tại các chợ, hoặc vận chuyển đi các tỉnh, thành để phục vụ thị trường Tết. Nhờ thế mà sản phẩm tượng ông Táo ở làng Địa Linh ngày càng được nhiều người biết đến hơn, giúp sản phẩm của làng nghề có chỗ đứng trên thị trường vào dịp Tết… (cand.com.vn 26/01)

 
 
 

6.  Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị

Nhiều dự án, công trình trọng điểm ở TX. Hương Trà hoàn thành, đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, tạo diện mạo đô thị khang trang.

Gắn chỉnh trang đô thị

Để công tác phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị thực hiện có hiệu quả, tạo tiền đề đưa Hương Trà hướng tới mục tiêu trở thành đô thị động lực phía Bắc của tỉnh, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng kết nối đô thị thị xã với các khu vực phụ cận và hệ thống đô thị toàn tỉnh.

Năm 2020, Hương Trà huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đô thị và các công trình phúc lợi công cộng theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.Trong đó, đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội khu trung tâm xã, phường, như: Trục 19/5 thuộc phường Hương Xuân, trục Lý Nhân Tông qua địa bàn Hương Văn; mở rộng đường Dương Bá Nuôi; đường trục chính thôn Sơn Thọ, xã Hương Thọ; nâng cấp các tuyến đường thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành; đường bê tông ở La Chữ Trung, phường Hương Chữ... Hoàn thành và duy trì 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với các xã Hương Vinh, Hương Bình, Hương Toàn, Hải Dương.

Đồng thời, xúc tiến các dự án đầu tư đối với Khu dân cư (KDC) đô thị tại Hương Vinh, KDC Tứ Hạ - Hương Văn, chuẩn bị khởi công dự án KDC phía Tây Nam QL1A tại phường Tứ Hạ. Tích cực giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư đối với Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái biển Hải Dương, Khu nghỉ dưỡng cao cấp tại phường Hương Hồ.

Thị xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, duy trì chống tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ, vỉa hè đô thị. Tăng cường khai thác quỹ đất, kiểm soát chặt công tác đầu tư, qua đó đảm bảo phát triển hài hoà giữa hạ tầng kinh tế kỹ thuật với hạ tầng xã hội.

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị TX. Hương Trà Nguyễn Ngọc Linh, đến nay, địa phương đã hoàn thành phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch (QH) chi tiết xây dựng khu chức năng Viện Công nghệ sinh học-Đại học Huế, QH chi tiết Bách thảo viên trên sông tại Hương Vinh, lập và lấy ý kiến điều chỉnh QH xây dựng bảo tồn và phát huy đô thị cổ Bao Vinh, thiết kế đô thị phố cổ Bao Vinh; QH phân lô đất ở xen ghép ở các xã, phường. QH nông thôn mới (NTM) của xã Bình Thành, Hương Vinh... phù hợp tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, đang thực hiện đồ án QH NTM xã Bình Tiến trên cơ sở kết nối đồ án xã Bình Điền và Hồng Tiến trước đây.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội dù đạt được những kết quả quan trọng, làm thay đổi bộ mặt, cảnh quan đô thị, tuy vậy, do nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển đô thị còn nhiều khó khăn nên vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt chuẩn tối thiểu theo tiêu chí phân loại đô thị. Nhất là hệ thống giao thông, thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống thiết chế văn hóa từ thị xã đến cơ sở.

Nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng mang tính kết nối với TP. Huế và các vùng chưa được triển khai xây dựng, như cầu Tả Trạch, tuyến giao thông song song đường phía Tây nối QL1A với đường Nguyễn Văn Linh; nâng cấp mở rộng một số tuyến đường kết nối QL1A với đường phía Tây TP. Huế.

Đặc biệt, có 2 công trình quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là công trình đường tránh phía Tây đi Điện Hòn Chén và quảng trường, nhà văn hóa trung tâm thị xã vẫn chưa cân đối được nguồn vốn đầu tư. “Do nguồn vốn hạn chế, địa phương rất khó trong việc triển khai thực hiện kế hoạch về phát triển đô thị, thị xã còn bị chi phối, thụ động trong quản lý bởi QH chung TP. Huế nên một số định hướng phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra”, Chủ tịch UBND TX. Hương Trà Hà Văn Tuấn thông tin.

Trưởng phòng Quản lý đô thị TX. Hương Trà cho biết, năm 2021, phát triển hạ tầng đô thị là 1 trong 4 chương trình trọng điểm của thị xã, với mục tiêu phấn đấu hoàn thiện các chỉ tiêu đô thị loại IV, nhất là về phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị đối với khu vực nội thị, một số chỉ tiêu phấn đấu tiệm cận đô thị loại 3, đô thị loại I để cùng với Thừa Thiên Huế xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá toàn thị xã trên 75% và hoàn thành mở rộng vùng nội thị đối với xã Hương Toàn; từng bước đầu tư, nâng cấp xã Bình Tiến đạt tiêu chí đô thị loại V trở lên.

Thị xã ưu tiên đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các khu vực dự kiến mở rộng vùng nội thị. Tập trung nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng một số trục cảnh quan theo QH như trục QL1A từ cầu An Lỗ đến phường Hương Văn, trục Sông Bồ, Thống Nhất...

Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư thực hiện theo QH. “Sắp tới 6/15 xã, phường sẽ sáp nhập và TP. Huế, do đó, tuỳ vào thế mạnh của 9 địa phương còn lại Hương Trà sẽ nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị phù hợp”, ông Linh nói. (baothuathienhue.vn 26/01)

 
 
 

7.  TP Huế: Chợ hoa Tết 2021 chính thức được tổ chức tại An Cựu City

Xuân Tân Sửu đang dần hiện hữu khắp mọi nơi, trong từng góc phố mái nhà thân thương.

Thành phố Huế cũng không ngoại lệ, những tuyến đường đang rộn ràng thay áo mới, những chủ trương thúc đẩy các hoạt động vui chơi giải trí đã chính thức được thống nhất và triển khai. Một thành phố trầm mặc đang từng ngày lột xác với rất nhiều tín hiệu đáng mừng.

Mới đây nhất, Khu đô thị mới An Cựu City được lựa chọn là 1 trong 3 điểm tổ chức chợ Hoa Tết 2021. Theo đó trong thông báo số 13/TB-UBND ban hành ngày 15.01.2021, UBND TP Huế đã ra quyết định về vị trí tổ chức bán hoa, giữ xe dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên địa bàn TP Huế.

Khu đất do CTCP Đầu tư IMG quản lý tại Khu đô thị mới An Cựu (An Cựu City) được giao cho UBND phường An Đông tổ chức phân lô, số lượng 150-200 lô, tổ chức bán hoa Tết từ ngày 30/01/2021 (tức ngày 18.12 Âm lịch) đến trước 17h00 ngày 11/02/2021 (tức ngày 30.12 Âm lịch).

Việc được UBND TP lựa chọn là 1 trong 3 điểm tổ chức chợ Hoa Tết 2021 càng khẳng định vị thế trung tâm kết nối, kinh doanh sầm uất mang tầm vóc của một khu đô thị chuẩn quốc gia của An Cựu City.

Có rất nhiều lý do để An Cựu City có thể làm tốt nhiệm vụ lần này cũng như hoàn toàn đáp ứng được một không gian Xuân đúng nghĩa cho hàng trăm ngàn khách thăm quan dịp xuân Tân Sửu. Hơn cả một dự án Bất động sản, chủ đầu tư IMG đã dành hơn 5 năm để hoàn thiện khu đô thị kiểu mới đầu tiên tại Huế, kiến tạo một không gian sống chuẩn mực cho cư dân tại An Cựu City. Đến nay, An Cựu City như một biểu tượng lớn trong lòng thành phố, là một ví dụ điển hình trong mô hình xây dựng khu đô thị kiểu mẫu tương tự như Phú Mỹ Hưng ở TP Hồ Chí Minh.

Trở lại với câu chuyện Bất động sản, năm 2019 – 2020, Thành Phố Huế đã trở thành điểm đến hấp dẫn nằm trong Top đầu của thị trường du lịch cả nước. Không chỉ thay đổi diện mạo thành phố mà chính tư duy của những doanh nghiệp ở đây đã hoàn toàn hội nhập với xu thế chung của thế giới. Những dự án chuyên nghiệp thúc đẩy thu hút đầu tư, những chủ trương lột xác diện mạo của mảnh đất thần kinh này đã và đang tạo nên một sức hút mãnh liệt đối với du khách gần xa. Chính vì vậy, chưa đầy một năm các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chọn Huế là "điểm dừng chân" tiếp theo sau hàng loạt cái tên đình đám như Đà Nẵng, Quảng Bình, Phú Yên…

Những dự án Bất động sản từ thấp đến cao, từ bình dân đến cao cấp liên tục được ra mắt giới mộ điệu trong sự ngỡ ngàng của các nhà đầu tư. Không chỉ ghi điểm bởi chất lượng sản phẩm mà những dòng sản phẩm BĐS tại Huế đều mang đậm tính văn hóa vùng miền, tuy hiện đại nhưng không hề đánh mất vẻ đẹp cổ xưa của Huế. Không những vậy, các dự án được đầu tư ở Huế đều có sự đầu tư bài bản về cảnh quan, yếu tố nghệ thuật và sự đóng góp cho cộng đồng. Hầu hết các tiện ích nội ngoại khu đều có khu vui chơi dành cho trẻ em, công viên dành cho người đi bộ, sân bóng đá, sân bóng chuyền, lối dành riêng cho xe đạp, công viên nước, quảng trường giải trí….Tất cả những yếu tố này đã và đang từng ngày góp phần làm tươi mới cho diện mạo của toàn thành phố và An Cựu City chính là cái tên đã tiên phong mang lại những giá trị thật sự cho cư dân Huế trong suốt những năm qua.

Việc An Cựu City được lựa chọn là nơi tổ chức chợ hoa Tết đã một lần nữa khẳng định sự đầu tư đúng đắn của IMG trong việc mang đến một không gian sống, vui chơi, kinh doanh hoàn hảo người dân.

Theo kế hoạch năm 2021, An Cựu City sẽ chính thức tung ra thị trường một siêu phẩm mới với dòng sản phẩm Shoptel. Đây chính là dự án tiềm năng trong tương lai mà IMG hy vọng sẽ là người tiên phong khai thác và phát triển xu hướng này đầu tiên tại TP Huế.

Chỉ còn vài tuần nữa Xuân Tân Sửu sẽ chạm đến ngõ nhà, người dân TP Huế sẽ liên tục được tham gia những sự kiện hấp dẫn của thành phố. Trong đó, chợ hoa Xuân luôn là điểm đến được chờ đón nhất trong năm với hàng trăm gian hàng độc đáo.

Mọi thông tin mới nhất về chợ hoa Tết 2021 tại An Cựu City vui lòng cập nhật tại:

www.khaitingroup.vn | Hotline: 0974 03 2345 (toquoc.vn 25/01)

 
 
 

8.  Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị

Nhiều dự án, công trình trọng điểm ở TX. Hương Trà hoàn thành, đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, tạo diện mạo đô thị khang trang.

Gắn chỉnh trang đô thị

Để công tác phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị thực hiện có hiệu quả, tạo tiền đề đưa Hương Trà hướng tới mục tiêu trở thành đô thị động lực phía Bắc của tỉnh, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng kết nối đô thị thị xã với các khu vực phụ cận và hệ thống đô thị toàn tỉnh.

Năm 2020, Hương Trà huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đô thị và các công trình phúc lợi công cộng theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.Trong đó, đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội khu trung tâm xã, phường, như: Trục 19/5 thuộc phường Hương Xuân, trục Lý Nhân Tông qua địa bàn Hương Văn; mở rộng đường Dương Bá Nuôi; đường trục chính thôn Sơn Thọ, xã Hương Thọ; nâng cấp các tuyến đường thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành; đường bê tông ở La Chữ Trung, phường Hương Chữ... Hoàn thành và duy trì 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với các xã Hương Vinh, Hương Bình, Hương Toàn, Hải Dương.

Đồng thời, xúc tiến các dự án đầu tư đối với Khu dân cư (KDC) đô thị tại Hương Vinh, KDC Tứ Hạ - Hương Văn, chuẩn bị khởi công dự án KDC phía Tây Nam QL1A tại phường Tứ Hạ. Tích cực giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư đối với Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái biển Hải Dương, Khu nghỉ dưỡng cao cấp tại phường Hương Hồ.

Thị xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, duy trì chống tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ, vỉa hè đô thị. Tăng cường khai thác quỹ đất, kiểm soát chặt công tác đầu tư, qua đó đảm bảo phát triển hài hoà giữa hạ tầng kinh tế kỹ thuật với hạ tầng xã hội.

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị TX. Hương Trà Nguyễn Ngọc Linh, đến nay, địa phương đã hoàn thành phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch (QH) chi tiết xây dựng khu chức năng Viện Công nghệ sinh học-Đại học Huế, QH chi tiết Bách thảo viên trên sông tại Hương Vinh, lập và lấy ý kiến điều chỉnh QH xây dựng bảo tồn và phát huy đô thị cổ Bao Vinh, thiết kế đô thị phố cổ Bao Vinh; QH phân lô đất ở xen ghép ở các xã, phường. QH nông thôn mới (NTM) của xã Bình Thành, Hương Vinh... phù hợp tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, đang thực hiện đồ án QH NTM xã Bình Tiến trên cơ sở kết nối đồ án xã Bình Điền và Hồng Tiến trước đây.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội dù đạt được những kết quả quan trọng, làm thay đổi bộ mặt, cảnh quan đô thị, tuy vậy, do nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển đô thị còn nhiều khó khăn nên vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt chuẩn tối thiểu theo tiêu chí phân loại đô thị. Nhất là hệ thống giao thông, thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống thiết chế văn hóa từ thị xã đến cơ sở.

Nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng mang tính kết nối với TP. Huế và các vùng chưa được triển khai xây dựng, như cầu Tả Trạch, tuyến giao thông song song đường phía Tây nối QL1A với đường Nguyễn Văn Linh; nâng cấp mở rộng một số tuyến đường kết nối QL1A với đường phía Tây TP. Huế.

Đặc biệt, có 2 công trình quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là công trình đường tránh phía Tây đi Điện Hòn Chén và quảng trường, nhà văn hóa trung tâm thị xã vẫn chưa cân đối được nguồn vốn đầu tư. “Do nguồn vốn hạn chế, địa phương rất khó trong việc triển khai thực hiện kế hoạch về phát triển đô thị, thị xã còn bị chi phối, thụ động trong quản lý bởi QH chung TP. Huế nên một số định hướng phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra”, Chủ tịch UBND TX. Hương Trà Hà Văn Tuấn thông tin.

Trưởng phòng Quản lý đô thị TX. Hương Trà cho biết, năm 2021, phát triển hạ tầng đô thị là 1 trong 4 chương trình trọng điểm của thị xã, với mục tiêu phấn đấu hoàn thiện các chỉ tiêu đô thị loại IV, nhất là về phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị đối với khu vực nội thị, một số chỉ tiêu phấn đấu tiệm cận đô thị loại 3, đô thị loại I để cùng với Thừa Thiên Huế xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá toàn thị xã trên 75% và hoàn thành mở rộng vùng nội thị đối với xã Hương Toàn; từng bước đầu tư, nâng cấp xã Bình Tiến đạt tiêu chí đô thị loại V trở lên.

Thị xã ưu tiên đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các khu vực dự kiến mở rộng vùng nội thị. Tập trung nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng một số trục cảnh quan theo QH như trục QL1A từ cầu An Lỗ đến phường Hương Văn, trục Sông Bồ, Thống Nhất...

Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư thực hiện theo QH. “Sắp tới 6/15 xã, phường sẽ sáp nhập và TP. Huế, do đó, tuỳ vào thế mạnh của 9 địa phương còn lại Hương Trà sẽ nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị phù hợp”, ông Linh nói. (baothuathienhue.vn 25/01)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.447.716
Truy cập hiện tại 872