TIN NÓNG
1. Điều tra việc bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại sự kiện Huế - Countdown 2021
Lực lượng chức năng Thừa Thiên- Huế đang làm rõ vi phạm về bắn pháo hoa nổ tầm thấp, trong sự kiện chào đón năm mới.
Ngày 8/1, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm về bắn pháo hoa nổ tầm thấp trái phép đối với Công ty TNHH Gia Bảo Event – Media.
Trước đó, vào lúc 00h 01 ngày 1/1, tại chương trình "Huế - Countdown 2021 - Thắp sáng niềm tự hào" ở ngã 6 Hùng Vương, TP. Huế), đơn vị tổ chức sự kiện là Công ty TNHH Gia Bảo Event - Media đã bắn gần 100 quả pháo hoa nổ tầm thấp. Việc bắn pháo hoa nổ tầm thấp này không có trong nội dung chương trình sự kiện
Theo đó, Công ty Gia Bảo Event – Media đã bắn gần 100 quả pháo hoa nổ tầm thấp không đúng với nội dung giấy phép số 2764/GP-SVHTT do Sở Văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp.
Kiểm tra, làm việc với đơn vị tổ chức sự kiện Huế Countdown 2021, Công an Thừa Thiên- Huế làm rõ, nguồn gốc số pháo trên do đơn vị tổ chức sự kiện mua lại của một công ty có trụ sở đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa có hợp đồng chính thức. Đồng thời, Công ty Gia Bảo Event - Media không xuất trình được giấy phép sử dụng pháo hoa nổ trong chương trình sự kiện Huế Countdown 2021.
Hiện, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc pháo, đơn vị bắn pháo, thiết kế sử dụng pháo và các nội dung liên quan để tham mưu, xử lý đúng quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 5, 6, Điều 7, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định việc bắn pháo hoa nổ tầm thấp chỉ được áp dụng trong trường hợp “Ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.(nongnghiep.vn 08/1)
2. Quyết liệt xử lý “xe dù, bến cóc”
Tình trạng “xe dù” vận chuyển hành khách tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số lượng phương tiện, tần suất chạy xe vào thời điểm cuối năm. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm đối phó với lực lượng CSGT và cơ quan chức năng.
Các nhà xe, chủ phương tiện bố trí nhiều đối tượng theo dõi hoạt động của lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông tại các chốt kiểm tra, kiểm soát để thông tin cho các lái xe trốn tránh; trung chuyển khách bằng xe taxi khi qua điểm kiểm tra của đoàn liên ngành, nhờ hành khách đi xe đứng tên làm giả hợp đồng. Nhức nhối nhất là hoạt động vận tải hành khách “núp bóng” xe hợp đồng và xe du lịch, tổ chức bán vé đặt chỗ qua mạng Internet, đón trả khách trái quy định. Tình trạng này gây mất trật tự hoạt động vận tải hành khách tuyến buýt liên tỉnh Huế - Đà Nẵng và ngược lại, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cũng như xâm phạm quyền lợi hành khách đi xe vì không có bảo hiểm khi xảy ra sự cố ATGT, gây bức xúc dư luận xã hội.
Điều đáng nói, hiện tình hình dịch COVID-19 có nguy cơ lây lan trở lại ở một số địa phương nhưng các phương tiện hoạt động không được quản lý, giám sát hành trình, không đăng ký với cơ quan chức năng gây tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch. Vấn nạn “xe dù, bến cóc”, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của xe trá hình hợp đồng, xe hoạt động chui không bến bãi, không đóng thuế còn khiến tuyến cố định xe buýt Huế - Đà Nẵng “chết yểu”.
Ông Hồ Tăng Cường, Giám đốc HTX Vận tải du lịch TP Huế cho biết, tuyến cố định buýt Huế - Đà Nẵng và ngược lại có 81 xe đạt tiêu chuẩn (xe 29 chỗ ngồi) hoạt động từ 5h sáng đến 20h hàng ngày với tần suất 15 phút/chuyến. Nếu trước đây, bình quân mỗi xe buýt xuất bến có trên 15 khách thì nay chỉ lèo tèo 1, 2 hành khách. Thậm chí, xe buýt chỉ nhận 1 hành khách ở bến và đón thêm vài ba hành khách dọc tuyến nên các tài xế phải bỏ tiền túi để bù lỗ, chi phí bến bãi, nhiên liệu…
“Tình trạng “xe dù, bến cóc” hoạt động rầm rộ, xe trá hình hợp đồng đón khách tận nhà, trả khách tận nơi, hoạt động như tuyến cố định, giành hết thị phần khách nên sau gần 1 năm đi vào hoạt động, nhiều chủ phương tiện vận tải hành khách tuyến buýt Huế -Đà Nẵng đang lo đến việc cắt tuyến, ngừng hoạt động vì thu không đủ bù chi. Nhiều chủ xe buýt lâm vào cảnh nợ nần chồng chất do nhà cửa phải cầm cố ngân hàng vay tiền đầu tư xe buýt nhưng không thu hồi được vốn. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với các cơ quan chức năng các vấn đề trên nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm”, một tài xế xe buýt tuyến Huế - Đà Nẵng ngậm ngùi chia sẻ.
Theo ông Trần Bá Trung, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên-Huế, để chấn chỉnh tình trạng “xe dù, bến cóc”, xe trá hình, Ban đã thành lập đội liên ngành tổ chức kiểm tra từ ngày 25-12-2020 đến 26-2-2021. Bên cạnh đó, Phòng CSGT tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng tăng cường phương tiện, lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện vận tải hành khách trái quy định, nhằm đảm bảo trật tự ATGT dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Trước thực trạng “xe dù, bến cóc” bùng phát dịp cuối năm, mới đây, ngày 6-1, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị liên quan để bàn giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng này nhằm đảm bảo sự công bằng, quyền lợi cho người dân lẫn doanh nghiệp, hình thành nếp sống văn hóa giao thông.
Theo ông Phan Ngọc Thọ, việc xử lý “xe dù, bến cóc” cần phải có giải pháp căn cơ và phải được triển khai thường xuyên, liên tục. Vì thế, yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát lại hoạt động của các HTX, doanh nghiệp vận tải, kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện đúng theo giấy phép đăng ký kinh doanh; vận động các xe kinh doanh vận tải chuyển đổi biển vàng để thuận tiện trong việc quản lý hoạt động.
Mặt khác, cần tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách như xe dù, xe ké, xe dịch vụ qua mạng, xe núp bóng các loại hình vận tải khác hoạt động đón, trả khách trái quy định pháp luật. (canc.com.vn 08/1)
3. Vụ bắn pháo hoa trái phép tại Huế: Đơn vị tổ chức lên tiếng
Đơn vị tổ chức sự kiện đón chào năm mới "Hue - Countdown 2021 - Thắp sáng niềm tự hào" thừa nhận bắn pháo hoa nổ tầm thấp trái phép và sẽ chấp hành các biện pháp xử phạt của cơ quan chức năng.
Liên quan đến việc bắn pháo hoa nổ tầm thấp trái phép trong sự kiện "Huế - Countdown 2021 - Thắp sáng niềm tự hào" đón chào năm mới 2021, ngày 9-1, ông Đoàn Quốc Duy, tổng đạo diễn chương trình, đại diện cho đơn vị tổ chức đã lên tiếng.
Theo đó, ông Duy thừa nhận rằng việc bắn pháo hoa nổ tại chương trình trên là chưa được phép và đã bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm ngay sau đó; đơn vị tổ chức là Công ty TNHH Gia Bảo Event - Media sẽ chấp hành các biện pháp xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.
Như tin đã đưa, tại chương trình "Huế - Countdown 2021 - Thắp sáng niềm tự hào" ở ngã 6 Hùng Vương, TP Huế vào đêm đón giao thừa Tết dương lịch 2021, Công ty TNHH Gia Bảo Event - Media đã bắn gần 100 quả pháo hoa tầm thấp không đúng nội dung giấy phép số 2764/GP-SVHTT do Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế cấp
Ngay sau chương trình, Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế tiến hành lập biên bản sự việc này. Qua kiểm tra và làm việc với đơn vị tổ chức sự kiện Huế - Countdown 2021, cơ quan công an xác định nguồn gốc số pháo trên do đơn vị tổ chức sự kiện mua lại của một công ty có trụ sở đóng tại TP HCM. Tại thời điểm làm việc với cơ quan chức năng, Công ty TNHH Gia Bảo Event - Media không xuất trình được giấy phép sử dụng pháo hoa nổ.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 23-12-2020, Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản 2695/SVHTT-QLVH hướng dẫn Công ty TNHH Gia Bảo Event Media tổ chức chương trình, trong đó đã nêu rõ: Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
Theo quy định tại khoản 5,6, Điều 7 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định việc bắn pháo hoa nổ tầm thấp chỉ được áp dụng trong trường hợp "Ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quy định".
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc pháo, đơn vị bắn pháo, thiết kế sử dụng pháo và các nội dung liên quan đến tham mưu, xử lý đúng quy định pháp luật. (ld.com.vn 09/1; toquoc.vn 08/1)
4. Xe "có ngọn" vẫn "ung dung" đi liên tỉnh
Nhiều đoàn xe mang biển số tỉnh Thừa Thiên – Huế vào Quảng Nam chở cát đến "có ngọn" vẫn ung dung di chuyển qua địa bàn nhiều tỉnh.
Thời gian qua, có rất nhiều đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải vẫn vô tư chạy trên các tuyến đường Quảng Nam, Đà Nẵng ra đến Thừa Thiên – Huế (Huế). Tình trạng trên gây mất an toàn giao thông tại các địa phương, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến các tuyến đường mau hư hại, xuống cấp.
Theo tìm hiểu, những đoàn xe mang biển kiểm soát (BKS) tỉnh Thừa Thiên – Huế “ăn” cát tại các mỏ dưới chân cầu Hà Nha. Sau khi đã đầy cát, các đoàn xe này sẽ tập trung thành từng nhóm nhỏ và men theo Quốc lộ 14B ra đến đường tránh thành phố Đà Nẵng rồi về Huế tập kết.
Phần lớn trên các xe đều là cát còn ướt, vẫn còn nước chảy dài từ trên xe xuống đường nên trọng lượng thực của mỗi chiếc xe có thể vượt xa hơn nhiều so với thông số ghi trên xe. Và hầu hết các xe này đều có ngọn cao vút. Nhiều phương tiên còn hư hỏng bạt che, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trên cùng tuyến đường.
Hằng ngày có đến hàng trăm chuyến xe như vậy lưu thông nhưng điều đặc biệt là những đoàn xe này chạy từ Quảng Nam ra đến Huế mà không gặp phải một trở ngại nào. Từ quốc lộ 14B cho đến tuyến đường tránh thành phố Đà Nẵng đến khi nhập hầm Hải Vân ra Huế, không có một chốt kiểm tra nào của lực lượng cảnh sát giao thông của các địa phương.
Trước đó, Đội Thanh tra giao thông TP. Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra một xe đầu kéo mang BKS: 75C-04592 kéo theo rơ-móoc 75R-00244 do tài xế N.T.T điều khiển. Tuy nhiên, Đội thanh tra cũng không thể tiến hành cân đo tải trọng được bởi phương tiện đang trong quá trình sửa chữa.
Hầu như lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương rất ít khi triển khai kế hoạch kiểm tra, chỉ mỗi Đội tuần tra giao thông không thể thực hiện việc dừng xe để cân tải trọng.
Hầu như lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương rất ít khi triển khai kế hoạch kiểm tra, chỉ mỗi Đội tuần tra giao thông không thể thực hiện việc dừng xe để cân tải trọng.
Thông tin từ tài xế T., số cát sau khi lấy ở mỏ tại chân cầu Hà Nha sẽ được vận chuyển ra Huế để tập kết. Theo đó, người này lái xe thuê cho Công ty TNHH SH 123 có địa chỉ tại địa phương này.
Đội phó Đội thanh tra giao thông TP. Đà Nẵng - Lương Xuân Mão cho biết đã tiếp nhận thông tin về tình trạng đoàn xe mang BKS Huế chạy ngang địa phương. Tuy nhiên, việc dừng xe để kiểm tra, cân đo là rất khó bởi Đội thanh tha không thể ra hiệu được. Nếu có lực lượng cảnh sát giao thông địa phương dừng xe thì Đội thanh tra mới có thể đến phối hợp để cân tải trọng của các phương tiện này.
“Nếu muốn triển khai việc kiểm tra thì phải có kế hoạch vì tuyến đường quốc lộ qua huyện Hòa Vang thuộc Cục đường bộ quản lý. Ngoài ra, lực lượng thanh tra cũng thường xuyên phối hợp với cảnh sát giao thông và cũng đã xử lý một số trường hợp sai phạm", ông Lương Xuân Mão cho biết.
Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên liên hệ Trạm Cảnh sát giao thông Phú Lộc (Thùa Thiên – Huế) để tìm số liệu xử lý các xe chuyên chở cát vượt tải trọng. Tuy nhiên đơn vị này cho biết không thể cung cấp số liệu xe quả tải vì phải đợi cấp trên cho phép.
Được biết, kết cấu của thùng xe có thể chứa được 25 khối cát. Tuy nhiên, hầu hết các xe chở này đều có ngọn, có dấu hiệu chở vượt quá số lượng được quy định. Cho nên, số lượng các được chở trên mỗi chiếc xe có thể nâng lên gấp nhiều lần so với thông số thông thường.
Liệu có việc doanh nghiệp “mua đường” để có thể dễ dàng thông chốt, thông tuyến? Các địa phương có đang nới lỏng công tác quản lý để các doanh nghiệp vận tải này ung dung di chuyển, về đến nơi tập kết dễ dàng hay không?
Diễn đàn doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin! (enternews.vn 09/1)
5. Thừa Thiên- Huế: “Dài cổ” chờ giải quyết căn nhà bên quốc lộ
Hàng trăm hộ dân xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) “dài cổ” chờ giải quyết căn nhà 2 tầng đã được đền bù bên quốc lộ, ảnh hưởng giao thông nhiều năm nay.
Năm 2014, thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc An (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế), khu đất và căn nhà 2 tầng của bà Hồ Thị Kim Ngộ và ông Huỳnh Văn Châu (xã Lộc An, huyện Phú Lộc) đã được đưa vào diện đền bù, giải phóng mặt bằng với tổng số tiền đền bù 763 triệu đồng.
Nhưng đến nay, gia đình bà Ngộ chỉ mới di dời một phần đất và cây cối còn ngôi nhà 2 tầng vẫn nằm ‘án binh bất động’. Việc căn nhà chưa được tháo dỡ đã ảnh hưởng giao thông qua lại nơi con đường dân sinh nối QL1A của hàng trăm hộ dân ở xã Lộc An.
“Do ngôi nhà nằm ngay ngã 3 nơi góc cua ngặt và che mất tầm nhìn, đoạn đường này có nhiều xe trọng tải lớn qua lại nên hay xảy ra tai nạn giao thông. Con đường này hàng ngày cũng có nhiều học sinh qua lại.
Nhiều người dân xã Lộc An cũng đã làm đơn thư gửi cơ quan chức năng để được giải quyết, nhưng đến nay căn nhà vẫn nằm “án binh bất động” bên con đường, giao thông qua lại hàng ngày của người dân vẫn còn bị ảnh hưởng.
Trao đổi với báo NNVN, ông Trần Viết Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An thừa nhận có ảnh hưởng đến giao thông của người dân. “Quan điểm của xã muốn nhanh chóng giải phóng để xóa điểm đen tai nạn giao thông. Nhưng để giải quyết việc này vượt quá thẩm quyền của xã” ông Việt nói.
Ông Việt cho biết thêm, mặc dù căn nhà bà Ngộ chưa được di dời vì trước đó khi tiến hành đền bù GPMB có vướng đến việc tranh chấp nơi khu đất này, thế nhưng gia đình bà Ngộ cũng đã được chuyển về sinh sống tại khu tái định cư quốc lộ.
Cũng theo ông Việt, thửa đất nơi căn nhà 2 tầng nói trên của bà Hồ Thị Kim Ngộ có nguồn gốc sử dụng ổn định từ năm 1975, đến năm 1991 mẹ bà Ngộ là bà Huỳnh Thị N. chết không để lại di chúc. Đến năm 2004, ông Châu và bà Ngộ có đơn gửi huyện Phú Lộc và xã Lộc An xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Ngày 30/08/2005 UBND huyện Phú Lộc cấp GCNQSDĐ thửa đất trên cho ông Châu và bà Ngộ. Tiếp đó, năm 2008 huyện Phú Lộc tiếp tục cấp lại giấy CNQSDĐ cho hộ trên với lý do bị mất. Sau đó thì thửa đất có sự tranh chấp đồng thừa kế nên UBND huyện Phú Lộc đã tiến hành thu hồi GCNQSDĐ nói trên và hướng dân các bên gửi đơn ra tòa án để xử lý.
Cục Quản lý đường bộ II đã đề nghị UBND huyện Phú Lộc chủ trì, chỉ đạo UBND xã Lộc An phối hợp với Chi cục Quản lý đường bộ II.6 và Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Thừa Thiên- Huế kiểm tra lại hiện trường các trường hợp vi phạm và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trong đó có việc cưỡng chế, giải tỏa trường hợp vi phạm. (nongnghiep,vn 08/1)
6. Lái xe tố bị mưu sát khi tố cáo tổng giám đốc: Kết luận thương tật thế nào?
Cơ quan CSĐT Công an TP Huế vừa có thông báo kết luận giám định tỷ lệ thương tật đối với lái xe tố bị mưu sát sau khi tố cáo Tổng giám đốc Công ty Sợi Phú Bài.
Ngày 9/1, trả lời PV VTC News, ông Nguyễn Đăng Luận (SN 1978, trú 8/146 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, vừa nhận được thông báo kết luận số 09 của Cơ quan CSĐT Công an TP Huế về tỷ lệ thương tích của ông Luận sau vụ tai nạn giao thông xảy ra tại đường Ngự Bình (TP Huế).
Theo thông báo của Cơ quan CSĐT Công an TP Huế, tỷ lệ tổn thương cơ thể chung hiện tại của anh Nguyễn Đăng Luận là 3%. Trong đó, xây xát phần mềm vùng thái dương trái để lại diện biến đổi sắc tố da nhạt, gần trùng màu da: Tỷ lệ giám định thương tật 1,5%; Xây xát vành tai trái để lại vết biến đổi sắc tố da nhỏ: Tỷ lệ giám định thương tật 0,5%; Chấn động não điều trị nội khoa ổn định, hiện điện não trong giới hạn bình thường: Tỷ lệ giám định thương tật 1%.
Căn cứ kết quả đọc phim, MSCT sọ não tại bệnh án: Chưa phát hiện tổn thương sọ não; căn cứ kết quả MSCT sọ não kiểm tra ngày 24/12/2020 tại Bệnh viện Trung ương Huế chưa phát hiện thương tổn sọ não, kết quả đối chiếu với phim ngày 5/12/2020 của bác sĩ Lê Ngọc Quý là hình ảnh xuất huyết dưới nhện không rõ nên không có căn cứ để chuẩn đoán xác định xuất huyết dưới nhện, do đó không xếp tỷ lệ.
Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cũng gửi cho ông Nguyễn Đăng Luận thông báo kết luận giám định số 06 về điểm va chạm và cơ chế hình thành dấu vết giữa 2 phương tiện. Cụ thể, vùng va chạm đầu tiên giữa 2 phương tiện là tại mặt ngoài của cửa trước bên trái và mặt ngoài ốp nhựa bảo vệ vành la răng lốp trước bên trái của xe ô tô BKS 75K - 4995 với đầu mút tay phanh bên phải và mép ngoài phía dưới chân phanh của xe mô tô BKS 75D1 - 117.32, phù hợp với cơ chế va chạm theo chiều hướng từ sau tới trước xe ô tô và từ trước ra sau xe mô tô.
Trước đó, phản ánh với PV VTC News, ông Nguyễn Đăng Luận (SN 1978, trú 8/146 Nguyễn Hữu Cảnh, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện làm việc tại tổ lái xe thuộc Phòng Hành chính Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài) cho biết, ông nhiều lần bị đe doạ, ám hại sau khi tố cáo sai phạm của bà Trần Thị Kim Chi - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài (Khu Công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ).
Ông Nguyễn Đăng Luận cho biết, từ 2018 đến nay, hàng tháng bà Trần Thị Kim Chi và bà Võ Thị Bích (Quản lý Nhân sự Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài) chỉ đạo một số lái xe thuộc công ty gồm ông Nguyễn Đăng Luận; L.D; P.N.D; T.Đ.V.L... nâng khống số giờ ca máy và kilomet các xe và phương thiện trong công ty lên gấp nhiều lần.
Sau đó, dưới sự chỉ đạo của bà Chi và bà Bích, ông Luận cùng một số đồng nghiệp tại tổ lái xe ra Cửa hàng xăng dầu T.T (Thừa Thiên - Huế) mua khống hoá đơn giá trị gia tăng và kê khai lên gấp nhiều lần so với thực tế. Sau đó, những lái xe này về làm giấy thanh toán và được ông Nguyễn Trung Hiếu (Kế toán Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài) trình bà Trần Thị Kim Chi ký
Ông Luận cho hay, sau khi bà Chi ký duyệt, ông và các nhân viên mua hóa đơn khống được công ty chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Nhận được tiền chuyển qua tài khoản, các nhân viên phải rút tiền mặt nộp lại cho lãnh đạo số tiền kê khống. Mỗi tháng, số tiền trục lợi qua việc mua hóa đơn là trên 50 triệu đồng và tình trạng này kéo dài nhiều năm qua.
Ông Luận còn cho rằng, sau khi ông tố cáo sai phạm nói trên lên cơ quan chức năng, bà Trần Thị Kim Chi thường xuyên áp chế và đối xử bất công đối với ông Luận cũng như cho người kiếm cớ hăm doạ, đánh đập và lên nhà riêng của ông Luận quậy phá.
Đỉnh điểm của sự việc là lúc 17h30 ngày 5/12, khi ông Nguyễn Đăng Luận đi từ Bến xe phía Nam qua đoạn đường vắng Ngự Bình (TP Huế) đoạn lên dốc tượng tài Quang Trung thì bị Trần Đình Viết Long (cháu bà Chi và làm cùng bộ phận lái xe với ông Luận) lái xe ô tô khách loại 16 chỗ mang BKS:75B - 049.95 của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài tông từ phía sau.
Vụ tông xe khiến ông Luận bị văng khỏi xe va xuống đường gây tổn thương sọ não và xây xước toàn thân. Gây tai nạn xong, Long lái xe trốn khỏi hiện trường và đến hôm sau mới đem xe trả về công ty.
Tuy nhiên, trả lời PV VTC News trưa 12/12, ông Lê Hồng Quân - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài cho rằng, những nội dung tố cáo của ông Luận không đúng sự thật.
Ông Lê Hồng Quân - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài cho rằng, những nội dung ông Luận tố cáo lãnh đạo công ty là không đúng sự thật.
Ông Lê Hồng Quân khẳng định, toàn bộ cán bộ công nhân viên đều được đối xử công bằng theo quy định chung của Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài và không có sự hăm doạ, đe doạ khi làm việc tại công ty. Lãnh đạo công ty tuyệt đối không chỉ đạo nhân viên vào nhà vệ sinh kẹp cổ và cầm cờ-lê đánh ông Luận.
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài thừa nhận ông Trần Đình Viết Long là nhân viên của công ty và chiếc xe khách 16 chỗ BKS: 049.95 gây tai nạn với ông Nguyễn Đăng Luận là tải sản của công ty. Chiếc xe này thường được sử dụng vào việc đưa đón công nhân tại các điểm được quy định sẵn và tuyến đường Ngự Bình (nơi xảy ra vụ tai nạn) không có điểm dừng đỗ để đón công nhân.
Phó Tổng giám đốc Cổ phần Sợi Phú Bài phủ nhận việc lãnh đạo công ty chỉ đạo ông Trần Đình Viết Long gây tai nạn với ông Nguyễn Đăng Luận. Sau khi sự việc xảy ra, công ty cũng có quyết định đình chỉ công tác đối với ông Long và phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc. (vtc.vn 09/1)
7. Rác thải trong xã hội hiện đại
Khi còn sử dụng, đồ điện tử là công cụ lao động, vật dụng nâng cao đời sống tinh thần. Nhưng khi đã hết vòng đời, những món đồ này sẽ trở thành rác thải điện tử (RTĐT) cực kỳ độc hại, nhất là khi nó không được xử lý một cách chuyên nghiệp.
Tại Việt Nam hiện chưa có định nghĩa chính thức về chất thải điện tử (RTĐT) mà chỉ có các khái niệm về chất thải, chất thải nguy hại. Đề xuất từ Dự án sáng kiến giải quyết các vấn đề về RTĐT - STEP của Liên Hợp quốc (LHQ) sử dụng khái niệm “Chất thải điện tử là thuật ngữ chỉ tất cả các thiết bị điện - điện tử và một phần của nó đã bị thải bỏ bởi chủ sở hữu mà không có ý định tái sử dụng”.
RTĐT phát sinh gồm đồ gia dụng điện tử, văn phòng hết giá trị sử dụng, các bộ sản phẩm điện tử lỗi và cả thiết bị thải được nhập khẩu bất hợp pháp.
Trên thực tế, hầu hết các thiết bị điện tử đều chứa các nguyên tố độc hại cao như chì, thủy ngân, cadmium, bari, các chất chống cháy... Thông dụng nhất như một chiếc điện thoại iPhone cũng sử dụng 17 chất hóa học như Neodymium, Europium, Xeri... trong màn hình, bóng đèn huỳnh quang đều có thủy ngân, các nguyên tố này nếu ở liều lượng lớn đều có thể gây thảm họa đối với sức khỏe con người. Các chất độc hại tiềm tàng như chì, thủy ngân... trong RTĐT có thể ngấm sâu vào lòng đất, mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và để lại những hậu họa khôn lường cho môi trường.
Theo LHQ, ước tính mỗi năm có khoảng 50 tấn thủy ngân được sử dụng cho việc sản xuất thiết bị điện tử và theo đường thương mại, những chất độc hại này được rải khắp các cụm dân cư.
Trong xu thế chung, không chỉ ở thành phố mà trên vùng cao như A Lưới, Nam Đông, đồng bằng như Phú Vang, Phú Lộc, các cụm dân cư đều ngày càng dày đặc thiết bị điện tử, đồng nghĩa với việc RTĐT có mặt ở khắp mọi nơi.
Theo thống kê của chương trình môi trường LHQ, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3kg chất thải điện tử/năm, tương đương 116.000 tấn/năm của toàn quốc. Những đồ điện tử tiêu dùng như tivi, máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị âm thanh, điện thoại… chiếm tới 2% trong tổng số rác thải hiện nay. Lượng RTĐT phát sinh ở Thừa Thiên Huế trong một ngày cũng lên đến con số đáng kinh ngạc.
Ngày 1/6/2020, UBND tỉnh có Công văn 4512/UBND-GT hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định phân loại riêng nhóm chất thải nguy hại gồm pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, các thiết bị điện tử hỏng… phải được thu gom, xử lý riêng. Chất thải nguy hại này thu gom tại vị trí lưu chứa được UBND các huyện, thị xã, thành phố quy định với tần suất tối thiểu 6 tháng/lần theo quy định xử lý chất thải nguy hại và đột xuất. A Lưới đang thực hiện thí điểm thu gom chất thải nguy hại (CTNH) trên địa bàn huyện, trong đó bao gồm cả RTĐT.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường của Sở TN&MT cho biết, hiện nay ở Việt Nam có những quy định về xử lý RTĐT cũng như quản lý hoạt động tái chế rác thải, trong đó có RTĐT. Cũng như hiện các dự án có sử dụng pin năng lượng mặt trời khi thực hiện thủ tục về môi trường, Sở TN&MT đều yêu cầu chủ đầu tư có phương án, hợp đồng với đơn vị sản xuất thu hồi pin thải theo quy định. Tuy nhiên đây chỉ là một trong số vô vàn thiết bị điện tử đang hàng ngày được thải ra môi trường được “quản lý”.
Ông Nguyễn Vũ Chánh Nghĩa, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) thông tin: Muốn xử lý RTĐT không đơn giản, cần yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất. Đến nay, HEPCO vẫn chưa được Bộ TN&MT cấp giấy phép để xử lý, tuy nhiên HEPCO đang cố gắng và tin tưởng ngày được cấp giấy phép không còn xa. Điều đó cũng có nghĩa là hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có Sở TN&MT thu gom và xử lý RTĐT, điều này có phần khó khăn khi lượng RTĐT ngày càng nhiều và phân tán.
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, để đáp ứng yêu cầu về xử lý các loại RTĐT, Sở TN&MT sẽ kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo HEPCO mở rộng các mã xử lý CTNH hoặc kêu gọi nhà đầu tư đầu tư xử lý RTĐT trên địa bàn tỉnh.. (baothuathienhue.vn 08/1)
8. Phát hiện hàng loạt sai phạm tại 5 dự án của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế
Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hiện hàng loạt sai phạm tại 5 dự án đầu tư xây dựng của Sở NN&PTNT tỉnh này.
Ngày 8/10, thông tin PV VTC News có được, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế có kết luận thanh tra nêu ra những vi phạm và thiếu sót về công tác quản lý 5 dự án đầu tư và xây dựng tại Sở NN&PTNT tỉnh này.
5 dự án được Thanh tra Tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện thanh tra gồm dự án xây dựng kho bảo quản hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia ở miền Trung; Hợp phần quản lý dự án thuộc dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2) tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2016-2020; Dự án đầu tư phát triển rừng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2015-2020 và Công trình trụ sở làm việc Hạt Kiểm lâm TP Huế.
Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ ra những thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện dự án. Đáng chú ý, trong đó là dự án đầu tư phát triển rừng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2020.
Dự án này do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 110 tỉ đồng, triển khai tại 5 huyện, thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015, dự kiến kết thúc năm 2024 với 2 hạng mục lâm sinh và công trình phụ trợ.
Trong hạng mục lâm sinh, dự án trồng cây trên diện tích khoảng 450 ha rừng ngập mặn, ngập ngọt và cát ven biển. Mục đích là bảo vệ, trồng mới, phục hồi các hệ sinh thái ven biển và đầm phá nhằm hạn chế cát bay, cát nhảy, xói lở, xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai...
Năm 2018, việc xây dựng các công trình phụ trợ lâm sinh hoàn thành; khoán bảo vệ rừng 4.601 ha (đạt 92%); trồng rừng mới 416,64 ha, đạt 91,4% theo phê duyệt điều chỉnh. Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hiện nhiều thiếu sót, vi phạm.
Cụ thể, theo kết luận của Thanh tra Thừa Thiên - Huế, một số hạng mục đầu tư chưa phù hợp với mục tiêu của dự án; quy hoạch dự án trồng rừng tại thời điểm lập dự án ngoài diện tích quy hoạch của tỉnh. Không thu thập thông tin một cách chính xác dẫn đến diện tích trùng với dự án khác, trùng diện tích giao cho hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức; việc chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư không đáp ứng năng lực, kinh nghiệm; đề xuất hình thức quản lý dự án đối với công trình lâm sinh không đúng quy định.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng tham mưu cho UBND tỉnh này phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu trồng rừng của dự án theo hình thức hợp đồng đặt hàng trọn gói, không tuân thủ Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn và Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích.
Đặc biệt, nghiêm trọng hơn ngoài những sai sót nói trên, quá trình triển khai dự án đầu tư và phát triển rừng ven biển, đầm phá có nội dung chính là trồng rừng ngập mặn nhưng đã để một diện tích lớn rừng bị chết.
Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh này có biện pháp buộc đơn vị thi công trồng lại 18,7 ha trồng rừng ngập ngọt tại xã Điền Hương do cây chết; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc các diện tích rừng trồng cây chưa phát triển tốt.
Ngoài ra, tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho rằng việc lập dự án trồng rừng dương trên cát là không phù hợp quy định.
Liên quan đến những thiếu sót, vi phạm tại dự án này, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định đơn vị tư vấn lập thiết kế dự toán, bộ phận thẩm định, chủ đầu tư và ông Hồ Sỹ Nguyên - Giám đốc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm sai sót trong quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán các gói thầu không đúng thẩm quyền quy định; phê duyệt dự toán không đúng hồ sơ thiết kế, định mức đơn giá quy định dẫn đến tăng giá trị xây lắp hơn 655 triệu đồng.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế và đơn vị tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về lựa chọn nhà thầu thi công trồng rừng không bảo đảm điều kiện về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm theo quy định. Thiết kế trồng rừng với diện tích, công thức trồng không đúng với thiết kế cơ sở của dự án được duyệt; thực hiện không đúng với quyết định, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt. (vtc.vn 08/1; giadinhvietnam.com 08/1)
9. Cần có phương án giám sát vận hành an toàn các công trình thủy điện
Như chúng tôi đã thông tin về sự cố vỡ đường ống dẫn nước mới đây tại Thủy điện A Lưới đã gây mất an toàn vận hành nhà máy và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu vực. Hiện chủ đầu tư và chính quyền địa phương đang tiến hành khắc phục hậu quả. Điều đáng nói đây không phải là lần đầu xảy ra sự cố tại Thủy điện A Lưới và công tác giám sát an toàn các nhà máy thủy điện lại được đặt ra hết sức cấp thiết trong bối cảnh thiên tai ngày càng khắc nghiệt. (phóng sự ngắn TRT Huế 08/1)
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
1. Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ: Hành trình Việt Nam xanh: trồng 2.500 cây gỗ bản địa tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam”, 2.500 cây bản địa đã được trồng trong chiến dịch "Hành trình Việt Nam xanh" vừa được Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ khởi động.
Năm 2020, với tác hại của biến đổi khí hậu, đã xảy ra những thiên tai, dịch bệnh khó lường, trong đó ảnh hưởng của bão lũ đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Việc diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng cùng với việc quản lý sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả đã khiến cho an ninh môi trường và cuộc sống của người dân bị tác động. Chính phủ Việt Nam hiện nay đang nỗ lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế bền vững, trong đó yếu tố bảo vệ môi trường luôn được chú trọng.
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì tương lai Việt, ngày 7/1/2020, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế khởi động chiến dịch "Hành trình Việt Nam xanh", thực hiện trồng 2.500 cây gỗ bản địa đầu tiên trên 05 ha đất tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là khu bảo tồn với những khu rừng có giá trị đa dạng sinh học cao, nằm trong vùng sinh thái trung Trường Sơn, được các nhà khoa học bảo tồn thế giới bình chọn là 1 trong 200 vùng sinh thái quan trọng đặc biệt của toàn cầu với nhiều khu hệ động, thực vật quý hiếm, đặc hữu. Ngoài ra, khu vực này còn có chức năng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Mỹ Chánh, Ô Lâu, Sông Bồ.
Chiến dịch này thu hút hơn 1.000 cán bộ nhân viên, tư vấn viên của Bảo Việt Nhân thọ từ khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước trực tiếp tham gia. Chương trình gồm các nội dung trao tặng biểu trưng gói tài trợ trồng 2.500 cây rừng bản địa cho BQL Khu BTTN Phong Điền và diễu hành qua bốn chặng đường “Xanh Đường Phố”, “Xanh Biển Cả”, “Xanh Núi Rừng” và “Xanh Tương Lai”, cam kết sống xanh, hành động vì môi trường và trở thành đại sứ của Bảo Việt Nhân thọ lan tỏa thông điệp “Xanh cho bạn, cho tôi và cho tương lai” đến cộng đồng.
Bà Thân Hiền Anh – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ cho biết, trồng cây gây rừng là hoạt động cần thiết và cấp bách. Với việc trồng 2.500 cây gỗ bản địa đầu tiên tại Khu BTTN Phong Điền, Bảo Việt Nhân thọ mong muốn chung tay đóng góp, bảo vệ cuộc sống bình an của người dân trước thiên tai lũ lụt; gieo mầm xanh cho cuộc sống – cũng là thực hiện sứ mệnh bảo vệ tương lai Việt.
Trong thời gian tới, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ sẽ tiếp tục triển khai "Hành trình Việt Nam xanh" trên cả nước, tận tâm thực hiện các hoạt động cộng đồng và lan tỏa các giải pháp tài chính nhân văn, góp phần mang đến sự an tâm và bình an cho các gia đình Việt.
Chiến dịch “Hành trình Việt Nam Xanh” thể hiện khát vọng và cam kết đóng góp dài lâu của Bảo Việt Nhân thọ cho những hoạt động phát triển bền vững
Chương trình được khởi động ở Thừa Thiên Thuế có ý nghĩa đặc biệt bởi Huế là cố đô di sản văn hóa và truyền thống của dân tộc. Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật trong khu vực, nhưng đồng thời kiên trì thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, chú trọng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Nhiều phong trào và hoạt động bảo vệ môi trường được phát động, lan tỏa ngày càng sâu rộng và có hiệu quả thiết thực tại thành phố Huế.
Chia sẻ về hoạt động trồng rừng của Bảo Việt Nhân thọ, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi Cục trưởng Cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện nay, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Do đó, việc phục hồi các giá trị cảnh quan thiên nhiên là một trong những nội hàm quan trọng được chú trọng thực hiện. Sự đồng hành và góp sức của Bảo Việt Nhân thọ trong công tác phát triển tài nguyên rừng là vô cùng quý giá. Hoạt động này góp phần phục hồi các loài thực vật bản địa quý, hiếm của Khu BTTN Phong Điền cũng như kêu gọi sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương.
Chiến dịch “Hành trình Việt Nam Xanh” thể hiện khát vọng và cam kết đóng góp dài lâu của Bảo Việt Nhân thọ cho những hoạt động phát triển bền vững, là lời kêu gọi mạnh mẽ đến cộng đồng, cùng lan tỏa lối sống xanh, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai trong lành và khỏe mạnh cho các thế hệ mai sau. (tapchitaichinh.vn 08/1)
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
1. Huế sẽ có thêm một cuộc di dời ‘lịch sử’ trong Kinh thành Huế
Theo Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ, Bộ Quốc phòng đồng ý chuyển giao 42 ha đất thuộc Mang Cá nhỏ, Mang Cá lớn (bao gồm Trấn Bình Đài, Huế) về cho Di tích Huế. Nếu di dân dân sự ở khu vực Thượng Thành, Eo Bàu là lịch sử, thì việc quân đội giao lại 42 ha đất tại Kinh thành Huế là “lịch sử của lịch sử”.
Trong cuộc gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2021, khi đề cập đến cuộc “di dân lịch sử” trong Kinh thành Huế thực hiện từ 2019, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, bước sang 2021, khối lượng di dời, tái định cư người dân Thượng thành Huế sẽ rất lớn.
Tỉnh TT-Huế cố gắng hoàn thành di dời và tái định cư xong dân cư thuộc giai đoạn 1 trong năm 2021, với số lượng hộ di dời được điều chỉnh là 3.516 hộ. Đây là khối lượng lớn công việc liên quan đến di dân cần được giải quyết trong năm mới này.
Nếu di dân dân sự ở khu vực Thượng Thành, Eo Bàu là lịch sử thì việc quân đội giao lại cho tỉnh, giao lại cho di tích 42 ha đất trong Kinh thành Huế là “lịch sử của lịch sử”.
Ông Phan Ngọc Thọ cho biết, tỉnh đã đề xuất Chính phủ để điều chỉnh khung chính sách giải phóng mặt bằng có lợi nhất cho cư dân khi phải di dời khỏi Kinh thành Huế.
Cũng về Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng di tích Kinh thành Huế, một trong những vấn đề được tỉnh TT-Huế quan tâm hiện này là di dời, giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực Trấn Bình Đài - Mang Cá nhỏ và Mang Cá lớn (đất quân sự) về cho Di tích Huế.
“Sau khi thống nhất với Thường vụ Đảng ủy Quân khu 4, thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý chuyển giao 42 ha đất thuộc khu Mang Cá nhỏ, Mang Cá lớn bao gồm Trấn Bình Đài trả về cho tỉnh. Khu di tích Trấn Bình Đài có khoảng 120 hộ quân nhân đang sinh sống bên trong. Hiện nay, công tác kiểm đếm đang được tiến hành. Như vậy, khối lượng hộ di dời thuộc Kinh thành Huế tăng, diện tích, quy mô tái định cư tăng”, ông Phan Ngọc Thọ cho biết.
Sau hơn 100 năm bị bít kín, cửa Hậu - một trong những cổng vào ra Kinh thành Huế đã được tái khai thông vào tháng 12/2012. Phần đất phía bên trái nằm trong Kinh thành Huế hiện vẫn do cơ quan quân sự quản lý và có thể sớm được bàn giao về cho tỉnh TT-Huế.
Dù khối lượng công việc phát sinh rất lớn, tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, đó là điều rất đáng mừng, nếu di dân dân sự ở khu vực Thượng Thành, Eo Bàu là lịch sử thì việc quân đội giao lại cho tỉnh, giao lại cho di tích 42 ha là “lịch sử của lịch sử”.
“Đây là một điều khó. Nhưng quan điểm của đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng rất rõ ràng. Cụ thể, khi chúng tôi tiếp xúc tại diễn đàn Quốc hội, đồng chí Bộ trưởng nói rằng: “Tôi đã nói với anh em, dân di dời đi được thì quân đội đi được, để trả lại di tích cho di sản Huế, di sản quốc gia”. Đến nay, về mặt xây dựng chủ trương để di dời thì Bộ Quốc phòng đã có chủ trương di dời các cơ quan quân sự tại Mang Cá, rồi di dời khoảng 120 hộ dân đến nơi định cư mới tại khu vực Hương Sơ. Tiến trình này liên tục, thì chúng ta hy vọng một ngày gần đây, di tích sẽ nhận lại toàn bộ 42 ha đất mà hiện nay do cơ quan quân đội quản lý. Đó là một hy sinh lớn của quân đội”, ông Phan Ngọc Thọ thông tin thêm.
Một bức tường do người Pháp "khoanh vùng" phần đất chiếm đóng, đồn trú quân sự phía Bắc Kinh thành Huế từ hơn 100 năm trước. Ngày nay, cạnh bức tường này là một con đường đã được khơi thông từ hướng đường Đinh Tiên Hoàng qua cầu Kho dẫn ra cửa Hậu.
Tuyến đường xuyên qua một phần khu đất quân sự trước đây, nối thông đường Đinh Tiên Hoàng qua cầu Kho dẫn ra cửa Hậu. Tuyến đường được khơi thông từ tháng 12/2012.
Liên quan di dân Kinh thành Huế, cuối năm 2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để UBND tỉnh TT-Huế tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng di tích Kinh thành Huế và trùng tu, tôn tạo một số di tích xuống cấp nghiêm trọng từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương là 2.060 tỷ đồng.
Trong đó, 1760 tỷ đồng được dành cho dứt điểm hợp phần bồi thường, giải phóng mặt bằng của 1.954 hộ và khoảng 300 tỷ đồng để bảo tồn, tu bổ, phục hồi khẩn cấp hai công trình di tích có nguy cơ cao là điện Thái Hòa và Thái miếu. Trước mắt, bằng nguồn này sẽ có 100 tỷ đồng được cấp ngay nhằm phục vụ sửa chữa điện Thái Hòa bị hư hại nghiêm trọng sau đợt mưa bão dồn dập vừa qua. (tienphong,vn 09/1)
2. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở
Đó là một trong những mục tiêu đặt ra trong năm 2021 của ngành Nội chính Đảng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 do Ban Nội chính Trung ương tổ chức sáng 9/1.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chủ trì tại điểm cầu trực tuyến Trung ương. Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy Lê Hữu Hùng chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.
Trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cho biết, năm 2020, ngành Nội chính Đảng đã hoàn thành khá toàn diện các nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, đã hoàn thành nghiên cứu, xây dựng nhiều đề án lớn, qua đó tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp; phối hợp tham mưu, đề xuất chỉ đạo xử lý hiệu quả nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.
Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, ngành Nội chính Đảng đã triển khai tương đối toàn diện các mặt công tác và đã đạt được những kết quả quan trọng; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020.
Toàn ngành cũng đã tham mưu và phối hợp tham mưu, đề xuất lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tạo bước đột phá quan trọng trong phát hiện, xử lý tham nhũng.
Năm 2021, ngành Nội chính Đảng tiếp tục tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khởi tố theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt trong phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở; tập trung xử lý ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc…
Cùng với những kết quả đã đạt được chung đó, điểm nổi bật trong thời gian qua của Ban Nội chính Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế là đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, xử lý dứt điểm nhiều vụ việc, vụ án có liên quan đến tham nhũng, tham nhũng vặt; tổ chức nhiều đợt tiếp công dân; tham mưu xem xét, xử lý dứt điểm các đơn thư của công dân… (baothuathienhue.vn 09/1)
3. Trình Thủ tướng đề án mở rộng TP.Huế
Đề án mở rộng TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) sẽ mở rộng gấp 5 lần hiện tại với tổng diện tích khoảng 348,54 km2, mở rộng địa giới hành chính, chuyển 13 xã, phường thuộc các huyện, thị xã sáp nhập TP.Huế.
Ngày 8.1, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết UBND tỉnh đã hoàn tất đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP.Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP.Huế.
Theo đó, đề án sẽ mở rộng TP.Huế gấp 5 lần hiện tại với tổng diện tích khoảng 348,54 km2, mở rộng địa giới hành chính, chuyển 13 xã, phường thuộc các huyện, thị xã sáp nhập TP.Huế; gồm các xã, phường, thị trấn: Thủy Bằng, Thủy Vân (TX.Hương Thủy), Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hương Phong, Hải Dương (TX.Hương Trà), Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thuận An (H.Phú Vang)... Sau khi sáp nhập, toàn TP.Huế có 40 xã, phường và tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh còn 36 xã, phường.
Đồng thời, Thừa Thiên - Huế cũng có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về xây dựng bộ tiêu chí thành phố trực thuộc T.Ư đối với Thừa Thiên - Huế (theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 54-NQ/TW). Qua đó, cùng với các bộ, ngành thống nhất đề xuất nhiều cơ chế chính sách áp dụng yếu tố đặc thù trong phân loại đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính, là điều kiện cần để đảm bảo phân loại đô thị loại 1 đối với Thừa Thiên - Huế trong quá trình xây dựng đề án... Sau khi Thủ tướng thông qua, đề án này sẽ được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2021. (thanhnien.vn 09/1)
4. Văn phòng UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ 2021
Chiều nay, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của văn phòng UBND tỉnh. (video.trt.vn 08/1)
VĂN HÓA
1. Hồi sinh di sản cố đô tạo động lực tăng trưởng cho tỉnh Thừa Thiên Huế
Cần xác định các giá trị cốt lõi của đô thị Huế, từ đó, định hình, khoanh vùng và bảo vệ nghiêm ngặt bằng các qui định cụ thể. Tổ chức quy hoạch theo hướng cân bằng tài nguyên thiên nhiên và đầu tư xây dựng, quản lý đô thị theo hướng nguồn tài nguyên tạo ra giá trị di sản là hữu hạn, phát triển đô thị theo hướng kết nối và gia tăng giá trị di sản quá khứ, hiện tại và tương lai.
Đô thị di sản là một cấu trúc đô thị hình thành qua nhiều giai đoạn phát triển, có bản sắc văn hóa, có ý tưởng qui hoạch ban đầu, có cơ chế phát huy giá trị di sản như là một động lực kinh tế. Đô thị di sản là sự kết hợp tự nhiên, hợp lý giữa cảnh quan văn hóa, là cấu trúc sống động với sự tích tụ đầy đủ nhịp điệu cuộc sống quá khứ, hiện tại và tương lai.
Có hai tiêu chí cơ bản để xác định đô thị di sản, đó là đô thị có các di sản gắn với quá trình phát triển của đô thị được công nhận và Kinh tế di sản gắn với du lịch trong cơ cấu kinh tế của đô thị đó. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đô thị di sản bao gồm: chính sách phát huy giá trị di sản gắn với tăng trưởng kinh tế; Năng lực quản lý của chính quyền, sự hiểu biết về di sản và cách phát huy giá trị di sản; Môi trường.
Tỉnh Thừa Thiên- Huế là vùng đất có nhiều di sản tự nhiên độc đáo, có giá trị tiêu biểu nổi bật trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Quần thể Di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được gìn giữ, tôn tạo, mang dấu ấn của Cố đô lịch sử. Huế được công nhận là thành phố Festival của Việt Nam, thành phố văn hóa, du lịch ASEAN, hiện đang hướng tới thành phố vườn, đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường”. Tuy nhiên, nhiều khu vực là một thành tố của đô thị di sản Huế lại ngủ quên trong khung cảnh hoang vắng. Không gian phát triển đô thị mới của Thừa Thiên Huế chưa có điều kiện gắn kết với không gian đô thị di sản truyền thống, chưa hình thành khu vực đô thị mới năng động hòa hợp với đô thị di sản, thiếu sự gắn kết khu vực các đô thị mới với đô thị trung tâm như một tổng thể. Vì vậy, một thời gian dài, thị trường bất động sản ở Thừa Thiên Huế gần như bị đóng băng, số lượng những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn còn khiêm tốn; chưa tạo được một làn sóng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đem lại nguồn thu, động lực tăng trưởng cho địa phương.
Bài toán làm thế nào để Huế vừa phát triển mạnh mẽ vừa không bị xé nát bởi những dự án bất động sản thô bạo, vừa bảo tồn và phát huy được giá trị đô thị di sản Huế, vừa tạo thế mở rộng phát triển thành phố Huế trở thành một trong 6 đô thị cấp quốc gia, một đô thị di sản – văn hóa - sinh thái - cảnh quan - thân thiện môi trường và thông minh theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị đang cần lời giải từ phía các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, và những người yêu Huế. Đây là một bài toán khó không dễ tìm ra lời giải tối ưu, bởi bảo tồn và phát triển luôn là hai mặt mâu thuẫn mà những người giải nó đều phải chấp nhận sự rủi ro. Nhưng nếu hiểu một cách tích cực thì trong bảo tồn có phát triển và ngược lại. Bảo tồn tạo động lực cho sự phát triển, bảo tồn di sản nhằm đảm bảo di sản sống với dòng chảy của thời gian. Bảo tồn tích cực là đưa giá trị di sản phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai của con người. Phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sông hiện đại nhưng không thiếu sự soi chiếu của lịch sử, sự tiếp nối quá khứ.
Trên tinh thần đó, có một số giải pháp đề xuất như sau :
Thứ nhất, cần xác định các giá trị cốt lõi của đô thị Huế bao gồm: giá trị di sản kiến trúc cô đô là những công trình kiến trúc được trải qua thử thách về thời gian, được chiêm nghiệm, đánh giá, đa dạng về thể loại, tinh xảo và có giá trị thẩm mỹ cao, đại diện cho các phong cách kiến trúc khác nhau như các công trình di tích chính trong khu vực Ðại Nội (Hoàng thành) và các công trình văn hóa, khu phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh; Các giá trị cảnh quan thiên nhiên là sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..; Giá trị di sản phi vật thể như phong cách sống của người dân, phong tục tập quán, văn hóa, lễ hội. Các giá trị cốt lõi tạo nên đô thị di sản Huế cần được định hình, khoanh vùng và bảo vệ nghiêm ngặt bằng các qui định cụ thể. Khu vực không gian cảnh quan đặc biệt của Huế dọc hai bờ sông Hương, ít nhất từ khu vực lăng Gia Long về cửa biển Thuận An cần thực hiện quản lý không gian cây xanh, công viên, mặt nước và hệ thống công trình kiến trúc cảnh quan hai bên bờ chặt chẽ.
Thứ hai, Tổ chức quy hoạch theo hướng cân bằng tài nguyên thiên nhiên và đầu tư xây dựng, quản lý đô thị theo hướng nguồn tài nguyên tạo ra giá trị di sản là hữu hạn, phát triển đô thị theo hướng kết nối và gia tăng giá trị di sản quá khứ, hiện tại và tương lai. Thực hiện việc hồi sinh di sản theo hướng : tạo điều kiện tối ưu để đô thị di sản tiếp tục tồn tại, đồng thời tích hợp thêm các giá trị mới nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại và có khả năng chuyển giao cho thế hệ mai sau. “Hồi sinh di sản” là: tu bổ tôn tạo để duy trì và phát huy tối đa chức năng ban đầu; Tạo thêm công năng mới phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển bền vững; Tạo không gian văn hóa, điểm nhấn đô thị mới để đô thị tăng thêm sinh khí; Làm cho các yếu tố bị lãnh quên trở nên hấp dẫn; Biến đổi đô thị di sản từ dạng tài nguyên văn hóa sang các sản phẩm du lịch có thương hiệu.
Hồi sinh di sản chính là động lực quan trọng tạo nên sức sống cho đô thị di sản, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Hồi sinh di sản cũng tạo nên lực hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản, tạo nên làn sóng đầu tư mới, đồng thời nhờ đó bộ mặt đô thị Huế sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong tương lai. (congthuong.vn 09/1)
XÃ HỘI
1. “Thủ phủ” hoa xứ Huế hồi sinh sau lũ dữ
Vừa mất trắng trong đợt lũ dữ tháng Mười, người dân trồng hoa tại xã Phú Mậu (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đang xốc lại tinh thần, khẩn trương trồng lại những vườn hoa phục vụ Tết Nguyên đán 2021, với hy vọng về một cái Tết tươm tất.
Có mặt tại làng hoa Phú Mậu những ngày cuối năm, PV tạp chí Đời sống & Pháp luật chứng kiến một không khí lao động rất sôi nổi, khẩn trương. Những người nông dân trồng hoa hối hả thúc bách nhau ra đồng vun đất, tỉa luống cho kịp vụ hoa xuân sắp tới.
Xã Phú Mậu nằm cuối nguồn sông Hương, được bồi đắp một lượng lớn phù sa màu mỡ. Nơi đây được xem là “thủ phủ” của các loài hoa nổi tiếng đất Cố đô, cung ứng hoa phục vụ dịp Tết cổ truyền trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Tận dụng lợi thế về chất đất và khí hậu, từ bao đời nay các hộ gia đình ở đây đều làm đất trồng hoa và trông chờ vào nguồn thu nhập cao hơn vào mỗi dịp Tết.
Thế nhưng năm nay, đợt mưa lũ liên tiếp vào đầu tháng Mười đã làm cho nhiều diện tích trồng hoa Tết của làng hoa Phú Mậu bị hư hại. Thời điểm đó, bất lực trước những đợt lũ cuồn cuộn đổ về, người làng Phú Mậu đối mặt với nguy cơ mất trắng.
Giờ đây, trên nét mặt người nông dân Phú Mậu, nét âu lo, buồn bã vẫn còn hiển hiện. Theo nhiều bà con, trong đợt mưa lũ vừa qua, nước lên quá nhanh về đêm. Hoa cây cảnh trồng ở ngoài vườn và đồng ruộng với số lượng lớn nên nhiều nhà dù huy động hết nhân lực và dụng cụ, thức trắng đêm nhưng cũng không kịp khuân vác, kê dọn hết. Mưa lũ khiến diện tích hoa bị hư hại gần như hoàn toàn, hầu hết phải trồng lại.
Ông Trần Văn Minh cho hay, do việc trồng hoa đem lại nguồn thu nhập khá vào dịp Tết nên 4 năm qua gia đình ông đã thực hiện dự án chuyển đổi mô hình trồng hoa bằng cách tận dụng 3 sào đất vườn và thuê thêm 2 sào đất để trồng hoa Tết.
“Ở đây chúng tôi phần lớn đều trồng hoa cúc bán Tết và hầu như gia đình nào cũng trông chờ vào vườn hoa. Cứ mỗi sào như thế, tôi đầu tư 2 triệu đồng tiền giống, 2 triệu đồng tiền phân bón, chưa kể tiền phun thuốc trừ sâu. Cứ tưởng năm nay thời tiết thuận lợi sẽ vớt vát lại chút ít vốn liếng nhưng trận lũ đầu tháng Mười khiến toàn bộ hoa trồng trong chậu và ngoài vườn đều bị ngập và hư sạch”, ông Minh nói.
Cùng cảnh ngộ, ông Hồ Văn Phú chia sẻ thêm: “Nước lũ lên cao nên dù gia đình có sử dụng giàn lưới chống mưa nhưng mưa lũ vẫn làm gần 3 sào hoa cúc của gia đình tôi bị hỏng hoàn toàn. Mặt bằng sản xuất bị biến dạng nên gia đình phải cải tạo, khôi phục lại để kịp sản xuất. Mưa, lũ cũng khiến hệ thống màng lưới che xung quanh khu vực trồng hoa bị rách nát, lưới che cũng bị hỏng, rất khó khăn cho việc gieo giống trở lại để kịp phục vụ Tết”.
Chạy đua với thời gian
Ngay sau khi nước lũ bắt đầu rút, người dân làng hoa Phú Mậu đã hối thúc nhau ra vườn hoa, tạt nước, gột rửa bùn đất, rác rưởi..., với hy vọng tái sản xuất, chạy đua kịp với thời gian để kịp phục vụ Tết Nguyên đán đang tới gần.
Nhiều hộ trồng hoa ở làng hoa Phú Mậu đã phải lắp đặt thêm số lượng bóng điện chiếu sáng tại các vườn hoa để rút ngắn thời gian sinh trưởng. Cùng với đó, thay vì “cơi” hai lần cho hoa cúc như mọi năm, thời gian này, bà con phải giảm bớt một lần “cơi”, đồng nghĩa với việc mỗi gốc chỉ mọc được 2 nhánh hoa, và như vậy, số cây hoa giống trồng bổ sung vào mỗi chậu sẽ phải tăng lên gấp đôi, gấp ba mới đủ phủ dày diện tích chậu hoa khi xuất bán.
Song song với việc bố trí nhiều bóng điện chiếu sáng, người dân trồng hoa còn dùng bình phun xịt, tẩy rửa bùn trên lá và thân cây, bơm thuốc kích thích rễ để cây hoa có thể phát triển trở lại, tích cực chuyển đổi sang trồng các loại hoa ngắn ngày cho kịp Tết.
Cùng chung sức với người dân vượt qua khó khăn bởi bão lũ, chính quyền các cấp tại Thừa Thiên - Huế cũng đã nhanh chóng triển khai các phương án hỗ trợ người dân, kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ trong nước chung sức hỗ trợ cây trồng, vật dụng thiết yếu để hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Ông Trần Vãng - Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Mậu - thông tin, lũ chồng lũ gây thiệt hại nặng nề đối với 30ha rau màu và 10ha hoa trồng vụ Tết của gần 120 hộ dân, ước tính thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Nhiều hộ dân trồng hoa Tết 2 lần đều bị lũ nhấn chìm, trở thành trắng tay, có nguy cơ tái nghèo. Chính quyền địa phương đã động viên người dân khắc phục hậu quả lũ lụt, nhổ bỏ số hoa màu bị hư hại để tiếp tục trồng lại vụ mới.
Ông Võ Viết Bảo - người có rất nhiều năm đam mê, gắn bó với nghề trồng hoa ở làng hoa Phú Mậu - cho biết: “Tháng Mười Hai, chúng tôi đã bắt đầu trồng lại hoa và đang chăm sóc nhưng ai cũng lo lắng tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Thời vụ có kịp Tết không là do mình canh. Mình canh để mình cơi, cắt cho đúng Tết nở hoa. Nhưng có cái là bông hoa sẽ không to, không đẹp, cây không lớn như mọi khi”.
Mưa lũ đã đi qua, đến Huế vào những ngày cận Tết Nguyên đán 2021, ngắm những khóm cúc, những vườn hoa nhiều sắc màu, cùng cảnh sắc mây trời trong xanh hiền hòa..., chúng tôi thấy rằng, đi qua khốc liệt của thiên tai bão lũ, mảnh đất Phú Mậu vẫn kịp hồi sinh đầy kỳ diệu để mang đến những sắc màu tươi tắn trên khắp mọi nẻo đường. (doisongphapluat.com 09/1)
2. Bộ Tổng Tham mưu tặng quà, động viên gia đình các liệt sỹ ở thủy điện Rào Trăng 3
Bộ Tổng Tham mưu đã trao tặng 130 suất quà cho các địa phương và gia đình tại tỉnh Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do bão lũ năm 2020, trong đó có gia đình thân nhân các liệt sỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.
Ngày 8/1, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng) do Đại tá Hoàng Văn Tiệp – Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tổng Tham mưu đã đến thăm hỏi và tặng quà hỗ trợ một số địa phương và gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra năm 2020.
Tại buổi gặp mặt, Đại tá Hoàng Văn Tiệp đã thay mặt lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu gửi lời chia sẻ sâu sắc đến toàn thể nhân dân của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt là chia sẻ những mất mát đau thương đối với các gia đình của 5 cán bộ đã anh dũng hy sinh trong quá trình đi thực hiện nhiệm vụ tại Tiểu khu 67 và 17 công nhân bị mất tích tại Hồ Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền).
Sự hy sinh của các liệt sỹ đã thực sự tỏa sảng phẩm chất cao quý của những người lính Cụ Hồ trong tình hình mới. Thế hệ trẻ của toàn quân nói chung và Bộ Tổng Tham mưu nói riêng sẽ mãi mãi khắc khi những công lao to lớn của các anh.
Cũng trong dịp này, Bộ Tổng Tham mưu đã trao tặng 130 suất quà cho các địa phương và gia đình tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó 4 địa phương mỗi suất trị giá 10 triệu đồng (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền; xã Hương Vân, TX. Hương Trà; xã Phú Hồ, huyện Phú Vang; xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền); 5 gia đình liệt sĩ mỗi gia đình 3 triệu đồng; 121 suất còn lại trao tặng cho các gia đình bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra trong thời gian qua mỗi gia đình trị giá 2 triệu đồng.
Đây là số tiền mà toàn thể cán bộ, chiến sĩ, và đoàn viên thanh niên của Bộ Tổng Tham mưu tự nguyện đóng góp nhằm mong muốn góp một phần động viên thân nhân các gia đình liệt sỹ, địa phương và người dân các tỉnh miền Trung sớm vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống./. (toquoc.vn 08/1)
3. Huế sẽ không “đi ngủ sớm”
- Là địa phương trọng điểm về du lịch của quốc gia nhưng trong thời gian dài vừa qua, Huế vẫn được xem là Thành phố “đi ngủ sớm”. Chính việc “khan hiếm” dịch vụ du lịch về đêm khiến cho thời gian lưu trú trung bình của du khách đến Huế chỉ dừng ở mức dưới 2 ngày.
Để giữ chân du khách, UBND TP Huế đã xây dựng Đề án chi tiết về “Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đã được HĐND TP Huế thông qua. Đề án nhằm đẩy mạnh khai thác hiệu quả thế mạnh giá trị văn hóa, ẩm thực Huế và góp phần vào mục tiêu phấn đấu đón 6 triệu lượt khách vào năm 2025.
Điểm nhấn văn hóa nghệ thuật
Việc phát triển dịch vụ, du lịch ban đêm tại Huế được định hướng phạm vi với nhiều không gian khác nhau dựa trên những đặc điểm về văn hóa truyền thống, cảnh quan, tính kết nối trong hoạt động du lịch của địa điểm, nét hấp dẫn gắn với nét văn hóa riêng có của từng không gian… nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc. Cụ thể, sẽ hình thành không gian đi bộ trải nghiệm; hình thành không gian phố đi bộ mới; hình thành các phố mua sắm văn minh thương mại; hình thành sản phẩm du lịch đường sông; hoàn thiện và hình thành không gian trình diễn, giới thiệu làng nghề truyền thống; không gian ẩm thực và trải nghiệm chợ đêm Huế…
Văn hóa nghệ thuật được xem là điểm nhấn khác biệt, quan trọng tạo nên sự thành công một cách bền vững cho Đề án. Đẩy mạnh phát huy giá trị văn hóa Huế thông qua các sản phẩm du lịch về đêm, từng bước xây dựng Huế trở thành điểm đến hấp dẫn và nơi giao lưu văn hóa. Cụ thể, sẽ kết hợp các hoạt động ẩm thực về đêm với việc tổ chức các lễ hội, nghệ thuật đường phố, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, ca nhạc quần chúng, trò chơi dân gian, trình diễn áo dài…
TP Huế đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc triển khai kinh tế ban đêm, như các tuyến phố đi bộ, các tuyến phố thương mại, các bến xe thuyền, hệ thống xử lý nước thải và rác thải, hệ thống wifi, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở các công viên… Dự kiến, kinh phí thực hiện khoảng 472 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương để tập trung đầu tư hạ tầng và chỉnh trang đô thị, đồng thời huy động nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn khác.
Tái hiện làng nghề truyền thống
Trước mắt, trong năm 2021, UBND TP Huế sẽ tập trung đầu tư xây dựng chợ đêm Đông Ba; kết nối đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với các không gian phụ cận và đường đi bộ bờ Nam sông Hương; hình thành và khai thác phố đi bộ mới ở khu vực xung quanh Hoàng thành Huế qua các tuyến đường Lê Huân - Đặng Thái Thân - Đoàn Thị Điểm; tổ chức phố ẩm thực Trương Định; hình thành không gian giới thiệu nghề truyền thống tại 15 Lê Lợi; hình thành Trung tâm giới thiệu văn hóa nghệ thuật tại 65 Trần Hưng Đạo; nâng cao chất lượng phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu…
Trong những năm tiếp theo, từ 2022-2025, TP Huế sẽ hoàn thiện sản phẩm du lịch “đêm sông Hương” với không gian đi bộ 2 bờ sông Hương, trong đó cầu Trường Tiền sẽ trở thành tuyến đường đi bộ kết nối hai bờ sông Hương vào những tối cuối tuần. Cùng với việc đẩy nhanh công tác di dời, giải phóng mặt bằng ở khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý di sản Huế cũng lên kế hoạch tổ chức thí điểm các dịch vụ đêm tại khu vực di tích Thượng Thành - Eo Bầu theo mô hình “Đô thị nông nghiệp kết hợp du lịch”; hình thành cầu đi bộ kết nối công viên Dã Viên và cồn Dã Viên; hình thành các khu ẩm thực tại công viên Kim Long, công viên Chương Dương, các phố ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng - Bạch Đằng - Chi Lăng; khai thác sản phẩm phố đêm phố cổ Bao Vinh, phố Gia Hội kết hợp với không gian văn hóa nghệ thuật ở công viên đường Trịnh Công Sơn; hình thành các sản phẩm du lịch đường sông trên sông Đông Ba, sông Ngự Hà, sông Thọ Lộc và sông Hương…
Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế cho biết: Đề án này của Thành phố Huế vừa góp phần thực hiện Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045; đồng thời triển khai Quyết định 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Hiện nay công tác chỉnh trang 1)đô thị và đảm bảo trật tự đô thị đã triển khai khá tốt, nhất là ở các khu vực trung tâm. Song song với đó, địa phương cũng nghiên cứu nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch theo đề án, nhất là trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. (baovanhoa.vn 08/1)
4. Tiếp tục thực hiện Ngày Chủ nhật xanh trong trạng thái mới
Ngày 9/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương nhằm soát xét công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2020 và kế hoạch Lễ phát động năm 2021.
Năm 2020, phong trào Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” được UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương đơn vị triển khai thực hiện. Dù dịch COVID-19 và tình hình bão lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên trong thời gian qua các địa phương, cơ quan đơn vị đã tích cực triển khai có hiệu quả phong trào Ngày Chủ nhật xanh.
Đến nay, đã tổ chức ra quân thực hiện được 48/48 đợt ra quân, có 9.224 đợt của (145/145) xã, phường, thị trấn đồng loạt ra quân với sự tham gia của hơn 514 nghìn lượt người tham gia, qua đó đã thu gom và xử lý hàng trăm tấn rác thải các loại; bóc tách hàng nghìn điểm quảng cáo, rao vặt không đúng quy định; tổ chức trồng hơn 92.000 cây xanh tại các điểm công cộng, các trục đường liên thôn,... sửa chữa và xây mới hơn 11.9km đường giao thông nông thôn, duy trì và thực hiện gần 200km tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an”...
Phong trào đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc đảm nhận xây dựng mô hình “Huế - Thành phố 4 mùa hoa”, “Dòng Hương trong xanh”, “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an”, phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 1 lần” trên địa bàn tỉnh,... góp phần làm cho Huế ngày càng xanh, sạch và sáng hơn.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận, biểu dương sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, đặc biệt là sự đồng thuận vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân đã làm cho phong trào Ngày Chủ nhật xanh ngày càng thiết thực và đi vào chiều sâu.
Ngoài một số nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, bão lụt, Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục như: chợ tự phát tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; có phân loại rác tại nguồn nhưng chưa có cách thu gom hợp lý; việc nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm thay thế túi ni lông, rác thải nhựa còn hạn chế; một số nơi chưa phân công rõ ràng giữa các lực lượng nên còn chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ…
Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục quán triệt quan điểm “Làm gương chứ không làm thay”, đồng thời gợi mở nên lựa chọn, xây dựng và nhân rộng một số mô hình như: mô hình thôn, bản, làng “xanh - sạch - sáng”; mô hình “Trường học xanh - sạch - sáng, 4 mùa hoa”; nghiên cứu thành lập các tổ tuyên truyền vệ sinh môi trường, hướng đến thay đổi hành vi phân loại rác thải tại nguồn…
Khẳng định tiếp tục thực hiện Ngày Chủ nhật xanh trong trạng thái mới, Chủ tịch UBND tỉnh nêu 4 mục tiêu phải được thực hiện xuyên suốt, đó là người dân phải bỏ rác đúng nơi quy định; có phương thức xử lý rác khoa học, phù hợp; tập trung xử lý vi phạm, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, "phải xác định ngày sau phải tốt hơn, đẹp hơn ngày hôm trước".
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần tuyên truyền vận động, có giải pháp về phương tiện, chế tài xử phạt, nhân rộng các mô hình, sáng chủ nhật mở bài hát chủ nhật xanh, mỗi huyện phải có một đơn vị xử lý môi trường, hoàn thiện mạng lưới chủ nhật xanh để quản lý. Thông qua Ngày Chủ nhật xanh để thu hút thanh niên tham gia hoạt động cộng đồng, có trách nhiệm xã hội… (baothuathienhue.vn 09/1)
Y TẾ
1. KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ THÔNG TUYẾN TỈNH: Thuận tiện nhưng dễ bị lạm dụng
Từ ngày 1/1/2021, quy định thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực. Quy định này tạo thuận lợi hơn cho người dân trong tiếp cận dịch vụ y tế, nhưng cũng được dự báo tạo “áp lực” không nhỏ lên Quỹ bảo hiểm y tế. Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Hoàng Trọng Chính cho biết:
Thừa Thiên Huế có các bệnh viện tuyến tỉnh, như Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế, Quân y 268; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, như Răng hàm mặt, Tâm thần, Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Phổi, Phong và Da liễu, Mắt và 2 bệnh viện đa khoa khu vực là Chân Mây và Bình Điền.
Từ ngày 1/1/2021, chính sách thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh BHYT được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước không cần có giấy chuyển tuyến, người bệnh vẫn được chi trả 100% chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT như đi KCB đúng tuyến.
Khi người bệnh tự đi khám tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong toàn quốc, không có giấy chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh (ngoại trừ các trường hợp được xem là đúng tuyến như cấp cứu, hẹn tái khám…), nếu được chỉ định vào nội trú được hưởng 100% theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT đối với chi phí điều trị nội trú. Khác so với trước đây chỉ được hưởng 60% theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo từng nhóm đối tượng đối với chi phí nội trú.
Nghĩa là bệnh nhân ngoại trú không được áp dụng chính sách này?
Đúng như vậy. Cần phải xác định rõ, từ ngày 1/1/2021, người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT như đi KCB đúng tuyến. Còn trường hợp tự đến KCB ngoại trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh ở các địa phương lân cận, kể cả trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ không được hưởng chế độ BHYT nếu điều trị ngoại trú.
Theo ông chính sách thông tuyến sẽ tác động thế nào đến việc khám, chữa bệnh của người dân và của ngành y tế ?
Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có bệnh lý cần phải điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước, thuận lợi cho bệnh nhân ở tỉnh xa, đi công tác, làm việc tại địa phương khác, giảm bớt thủ tục phải làm giấy chuyển viện, rút ngắn thời gian khám bệnh cho người dân. Chính sách này cũng tạo ra sự lựa chọn của người dân trong KCB BHYT tại bệnh viện tuyến tỉnh có chất lượng tốt, uy tín mà bản thân người bệnh tin tưởng. Điều này là động lực nâng cao chất lượng KCB tại tất cả các tuyến y tế. Đặc biệt, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện sẽ phải nâng cao năng lực KCB để thu hút bệnh nhân, người bệnh được hưởng dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, chính sách thông tuyến tỉnh cũng sẽ có những tác động không mong muốn, như các bệnh viện tuyến tỉnh dự báo sẽ xảy ra tình trạng quá tải, gây khó khăn cho cả bệnh nhân lẫn bệnh viện. Theo quy định về chuyển tuyến, bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên đối với những bệnh nhân có bệnh lý vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị, thực hiện chuyển tuyến sẽ phân bổ bệnh nhân phù hợp tình trạng bệnh lý giữa các tuyến. Bệnh viện tuyến tỉnh chỉ tập trung điều trị đối với các bệnh lý nặng, vượt khả năng của tuyến dưới.
Dự báo, sẽ có một số người bệnh có bệnh lý chưa đến mức cần thiết nhưng do tâm lý nên vẫn muốn được điều trị ở các tuyến cao hơn. Điều này sẽ tạo áp lực rất lớn đối với cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, số giường bệnh làm ảnh hưởng chất lượng điều trị. Ngoài ra, sẽ giảm đáng kể lượng bệnh nhân đến KCB tại các tuyến y tế cơ sở, có thể gây nên sự lãng phí đối với nguồn lực điều trị tại tuyến y tế cơ sở nếu không có giải pháp.
Chi phí y tế sẽ gia tăng khi thông tuyến tỉnh, gây áp lực lên Quỹ BHYT ra sao?
Khi thực hiện KCB thông tuyến tỉnh, chi phí KCB BHYT dự báo ngày càng gia tăng tạo áp lực lớn lên quỹ BHYT. Tuy nhiên, quan trọng nhất là vấn đề đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT được lợi chính sách BHYT ngày càng mở rộng. Liên tục, trong những năm qua, nguồn thu từ BHYT trên địa bàn tỉnh không đủ chi trả chi phí KCB BHYT do quyền lợi BHYT ngày càng mở rộng, chất lượng KCB ngày càng được nâng cao, giá viện phí ngày càng gia tăng theo hướng tính đúng, tính đủ nên liên tục bội chi quỹ BHYT đang phải sử dụng nguồn quỹ dự phòng bổ sung.
Việc thực hiện mở quyền lợi thông tuyến tỉnh cho mọi người dân, song song việc thực hiện dự toán KCB BHYT do Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh trong cơ chế tự chủ một phần hay hoàn toàn của các bệnh viện sẽ gây áp lực rất lớn đến các cơ quan quản lý, các đơn vị khám chữa bệnh, đòi hỏi nhiều giải pháp triển khai, đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền có lộ trình điều chỉnh tăng mức đóng BHYT để bù đắp chi phí thiếu hụt của quỹ BHYT để đáp ứng được quyền lợi ngày càng mở rộng về chính sách BHYT.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần chuẩn bị những gì để hạn chế chính sách bị lạm dụng?
BHXH Thừa Thiên Huế sẽ tăng cường tuyên truyền người tham gia BHYT nên đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo đúng quy định của Luật BHYT, tránh tình trạng ào ạt lên thẳng tuyến trên, gây quá tải tại tuyến tỉnh do bệnh viện phải tiếp đón những bệnh lý thông thường, bệnh nhẹ.
Các đơn vị KCB BHYT tuyến tỉnh cần tăng cường công tác quản lý và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh, xây dựng hướng dẫn chẩn đoán điều trị, tiêu chuẩn nhập viện ra viện theo đúng quy định, đảm bảo cơ sở vật chất, đặc biệt nguồn nhân lực để chuẩn bị đáp ứng tốt khi thực hiện thông tuyến tỉnh. Đồng nghĩa, các bệnh viện tuyến tỉnh phải nâng cao chất lượng KCB, rà soát số giường bệnh, nếu kê thêm giường bệnh phải bảo đảm đúng quy định. Phải có giải pháp tránh tình trạng người bệnh ở tuyến xã, tuyến huyện đổ lên bệnh viện tuyến tỉnh khi thông tuyến BHYT. Các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh tăng cường hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và chuyên môn cho tuyến dưới, chuyển một số bệnh mạn tính ở thể trung bình và nhẹ về tuyến huyện và xã quản lý; chỉ đạo các cơ sở KCB tuyến huyện, tuyến xã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, chú ý tập trung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về chuyên môn trong KCB và nhu cầu KCB của người tham gia BHYT.
Cơ quan BHXH sẽ tăng cường các giải pháp giám sát chặt chẽ, có biện pháp ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quỹ BHYT. Phối hợp Sở Y tế kiểm tra, việc chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú. Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các cơ sở KCB BHYT, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, thẩm định và thanh toán chi phí KCB BHYT nhằm thực hiện quản lý và sử dụng quỹ KCB BHYT một cách có hiệu quả. (baothuathienhue.vn 09/1)
GIAO THÔNG - VẬN TẢI
1. Hầm đường bộ Hải Vân 2 sắp thông xe
Bộ GTVT cho biết Hầm Hải Vân 2 nối tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng sẽ thông xe ngày 11/1. Dự án này giải quyết tình trạng quá tải đang diễn ra ở hầm Hải Vân 1.
Theo Bộ GTVT, hầm đường bộ Hải Vân 2 có chiều dài toàn tuyến 12,4 km. Trong đó, chiều dài hầm 6,2 km, rộng 9,7 m và chia thành 2 làn xe rộng 7 m; đường bộ hành và bảo đưỡng rộng 1 m; đường dẫn phía bắc dài 1,7 km và đường dẫn phía nam dài 4 km.
Hầm đường bộ Hải Vân 2 kết thúc thi công vào tháng 9/2020, vượt tiến độ 3 tháng. Đến nay, tuyến hầm đã được Bộ Công an nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chấp nhận kết quả nghiệm thu.
Khi đưa vào khai thác, hầm Hải Vân 2 sẽ giải quyết tình trạng quá tải ở hầm Hải Vân 1. Dự án đáp ứng nhu cầu di chuyển của phương tiện khi lưu thông một chiều mỗi ống hầm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.
Hầm đường bộ Hải Vân thuộc dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa (bao gồm các hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông và Hải Vân) với tổng chiều dài toàn tuyến 31,95 km.
Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT với tổng mức hơn 26.150 tỷ đồng do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư. (zingnews.vn 08/1)
2. Thừa Thiên-Huế: Xây dựng ứng dụng thông minh quản lý xe buýt trước 30/6
Ngày 9/1, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa ban hành Quyết định số 70 về Quy định quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
Đáng chú ý, về hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt, tỉnh nêu rõ quy định điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt theo quy định tại Điều 30 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ GTVT và được thể hiện trên nền GISHue để quản lý và thông tin cho hành khách đi xe buýt. Phải lắp đặt các thiết bị để hiển thị thông tin cho hành khách, camera để giám sát hoạt động.
Phương tiện hoạt động trên tuyến phải là xe ô tô buýt thành phố theo QCVN 10:2015/BGTVT, ưu tiên đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch; phải dành hai hàng ghế cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ có thai, có màu riêng, trên đó có ghi chữ “ghế dành riêng” hoặc biểu tượng.
Doanh nghiệp vận tải căn cứ vào biểu đồ chạy xe để bố trí đúng loại xe, số lượng xe chạy trên tuyến, có xe dự phòng.
Đối với các tuyến xe buýt liền kề có chiều dài từ 100 km trở lên, cho phép sử dụng xe khách không bố trí chỗ đứng.
Bên cạnh đó, xe buýt phải đảm bảo lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) theo quy định.
“Trước ngày 1/7/2021, xe buýt phải lắp camera giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Dữ liệu từ TBGSHT, camera phải được chia sẻ về máy chủ của Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên-Huế”, quy định nêu rõ.
Thời gian hoạt động trong ngày của từng tuyến xe buýt được quy định trong biểu đồ chạy xe, đảm bảo tối thiểu 12 giờ/ngày.
Tần suất xe chạy đối với các tuyến xe buýt không được vượt quá 30 phút/lượt xe xuất bến; trong trường hợp đặc biệt, nếu tần suất vượt quá quy định phải được sự chấp thuận của Sở GTVT.
Quy định cũng nêu rõ, ngoài 2 loại vé lượt và vé tháng, doanh nghiệp xe buýt quyết định các loại vé cho các đối tượng ưu tiên với giá vé thấp hơn hoặc miễn phí. Khuyến khích áp dụng vé thông minh (vé điện tử) thay cho vé giấy.
Ngoài ra, quyết định về quy định quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế quy định xây dựng phần mềm ứng dụng xe buýt.
Cụ thể, trước 30/6/2021, doanh nghiệp xe buýt phải có trách nhiệm xây dựng phần mềm ứng dụng xe buýt để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin của người dân.
Ứng dụng xe buýt có cơ sở dữ liệu là thông tin trên các TBGSHT và camera lắp trên xe buýt. Thông tin từ TBGSHT và camera phải được truyền đồng thời về máy chủ của Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên-Huế và Trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng.
Quyết định ban hành Quy định quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021 cũng quy định rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện.
Trong đó, Sở Tài chính phối hợp với Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh sử dụng các nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động xe buýt, xe taxi theo quy định.
Cân đối ngân sách địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm.
Sở TT&TT phối hợp với Ban ATGT tỉnh và Sở GTVT, các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng phương tiện VTHKCC, tạo sự đồng nhất trong cộng đồng dân cư đối với việc sử dụng các phương tiện này, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông và giảm thiểu TNGT.
Phối hợp với Sở GTVT trong việc triển các dịch vụ giao thông thông minh trên môi trường mạng mạng internet, mạng viễn thông… (baogiaothong.vn 09/1)
3. Đưa hầm Hải Vân 2 và đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vào khai thác
Ngày 11-1 và 12-1, Bộ GTVT sẽ lần lượt thông xe hầm đường bộ Hải Vân 2 (trên địa phận Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng) và đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (qua địa phận TP Cần Thơ, Kiên Giang)
Bộ GTVT cho biết trong ngày 11-1, đơn vị sẽ phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức khánh thành hầm đường bộ Hải Vân 2, thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
Dự án này có chiều dài toàn tuyến 12,4 km. Trong đó, đường dẫn phía Bắc hầm dài khoảng 1,7 km; đường dẫn phía Nam dài 4 km, chiều dài hầm là 6,2 km, gồm hai làn xe rộng 7 m.
Hầm Hải Vân được khởi công vào tháng 2-2017 đến tháng 9-2020 hầm kết thúc thi công, vượt tiến độ ba tháng.
Hiện hầm đường bộ Hải Vân được Bộ Công an nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chấp thuận kết quả nghiệm thu đưa vào khai thác.
Việc đưa vào vận hành hầm Hải Vân 2 sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc ở hầm Hải Vân 1 (hiện chỉ có hai làn xe), đáp ứng nhu cầu di chuyển của phương tiện khi lưu thông một chiều mỗi ống hầm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.
Hầm Hải Vân 2 do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư và được thực hiện theo loại hợp đồng BOT.
Tiếp đó, ngày 12-1, tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Bộ GTVT sẽ tổ chức lễ khánh thành tuyến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.
Dự án có chiều dài 51 km, được khởi công xây dựng ngày 17-1-2016. Giai đoạn 1 quy mô đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80 km/h, bốn làn xe, bề rộng nền đường 17 m. Giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư sáu làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Đến nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành, đảm bảo các điều kiện khai thác từ ngày 12-1 và chỉ cho phép ô tô lưu thông (xe máy đi đường gom).
Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có tổng mức đầu tư hơn 6.355 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước. Bộ GTVT là chủ đầu tư và Tổng công ty Cửu Long là đơn vị đại diện chủ đầu tư thực hiện dự án.
Khi đưa tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian đi từ TP Cần Thơ xuống Kiên Giang từ 1 giờ 30 phút còn 50 phút, tăng cường năng lực, hiệu quả khai thác của tuyến đường liên vận quốc tế nối liền Campuchia và Thái Lan đến Việt Nam. (plo.vn 09/1)
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
1. Giảm các loại tội phạm, giảm trọng án và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật
Mục tiêu này được UBND TP. Huế đề ra trong năm 2021 tại hội nghị tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 diễn ra chiều 8/1.
Năm qua, trên địa bàn TP. Huế, tính chất các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và tệ nạn xã hội có dấu hiệu phát triển phức tạp; tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, đặt ra những khó khăn, thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Trong đó, phạm pháp hình sự xảy ra 381 vụ, làm 3 người chết, bị thương 81 người, thiệt hại tài sản khoảng 81 tỷ đồng. Tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, xảy ra 378 vụ, làm 25 người chết, 360 người bị thương, thiệt hại tài sản trên 1,3 tỷ đồng.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân và lực lượng cốt cán làm công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Trong đó, quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ công an phường, bảo vệ dân phố - dân phòng với mục tiêu từng bước giảm các loại tội phạm, giảm trọng án và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, bảo đảm ổn định tình hình an ninh quốc gia, trật tự an xã hội trên địa bàn. (baothuathienhue.vn 08/1)
2. Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) xảy ra trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng, để lại hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng, thể chất và tâm, sinh lý của nạn nhân và ảnh hưởng đến an ninh trật tự cũng như đạo đức xã hội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Hương Trà đã khởi tố đối tượng Hoàng Phúc Hải, sinh năm 1998, trú tại xã Quảng Phú (Quảng Điền).
Vào đầu tháng 5/2020, Hải làm quen với một bạn gái 15 tuổi qua mạng xã hội. Chỉ ít ngày sau, cả 2 đã hẹn hò và Hải thực hiện hành vi giao cấu với bạn gái. Trước đó, vào tháng 2/2019, cũng thông qua mạng xã hội Facebook, đối tượng đã làm quen rồi nhanh chóng làm “chuyện người lớn” với một bạn gái chưa đủ 16 tuổi. Kết cục của những cuộc hẹn hò chớp nhoáng này, Hoàng Phúc Hải đã bị khởi tố với 2 tội danh: “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và tội danh “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Hiện nay, đối tượng đang phải trả giá trước pháp luật với bản án cho 2 tội trên.
Hoàng Phúc Hải khai nhận thường có thói quen “lang thang” trên mạng internet để tìm kiếm và làm quen với các cô gái còn nhỏ tuổi rồi sau đó nhanh chóng ngỏ lời yêu đương và hẹn hò do nhận thấy các bạn gái trẻ hiện nay rất mạnh dạn trong việc yêu đương và rất dễ dãi trong quan hệ nam nữ.
Thời gian qua, trên địa bàn thị xã Hương Trà xảy ra nhiều vụ XHTDTE (với người dưới 16 tuổi) với những hành vi: hiếp dâm, giao cấu, dâm ô... Các vụ việc đều có diễn biến phức tạp, xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện. Nạn nhân phần lớn là các bé gái học sinh cấp II. Đối tượng gây án thường là người thân quen, có quan hệ họ hàng với nạn nhân… Khi tiếp nhận thụ lý điều tra các vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thị xã Hương Trà đã khẩn trương vào cuộc, tích cực điều tra làm rõ để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật - Trung tá Hồ Tuấn Việt, Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp Công an thị xã Hương Trà thông tin.
Năm 2020, trên toàn tỉnh xảy ra hơn 10 vụ XHTDTE, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Xác định đây là loại tội phạm mà hậu quả để lại cho nạn nhân và xã hội rất nặng nề, ảnh hưởng lâu dài đến thể chất, tâm - sinh lý đối với nạn nhân về sau cũng như gây nhiều tác động đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc và ảnh hưởng đến an ninh trật tự nên lực lượng công an đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh và xử lý.
Theo Thượng tá Trần Đăng Điền, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh: Hiện nay, mạng internet, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những tác động tích cực đến đời sống, xã hội thì những công cụ số này cũng ảnh hưởng tiêu cực, nhất là với lứa tuổi thanh thiếu niên nếu không có những định hướng cụ thể từ phía cộng đồng và gia đình.
Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh và đẩy lùi hiệu quả vấn nạn XHTDTE, cùng với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của lực lượng Công an các cấp thì cộng đồng xã hội, nhà trường và gia đình cũng cần quan tâm hơn nữa, có những biện pháp cụ thể, thiết thực để các em được trang bị những kiến thức, nhận thức và kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống, bảo vệ mình trước các hành vi xâm hại.
Nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức phòng ngừa, cảnh giác cho các em, nhất là bé gái, những kiến thức, kỹ năng phòng tránh; nắm bắt sinh lý của các em để có định hướng về kỹ năng sống cho các em tốt hơn. Bên cạnh đó, gia đình có bé gái không để cho các em đi đến những nơi hẻo lánh, xa xôi, hoang vắng, đêm tối, những nơi tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu nảy sinh ý đồ và thực hiện hành vi XHTDTE. (baothuathienhue.vn 09/1)
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
1. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Đó là một trong những chỉ tiêu năm 2021 được Hội LHPN TP. Huế đề ra tại hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2020 và triển khai chương trình công tác năm 2021 được tổ chức chiều 8/1.
Ngoài ra, Hội LHPN thành phố sẽ thực hiện ít nhất một công trình có giá trị và 100% cơ sở hội thực hiện ít nhất 1 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp.
Năm 2020, Hội LHPN TP. Huế đã thành lập và ra mắt thêm 4 mô hình liên kết sản xuất, nâng tổng số lên 40 mô hình liên kết phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ; qua đó tạo thêm việc làm, nâng thu nhập cho nhiều hội viên phụ nữ trên địa bàn thành phố.
Các cấp hội đã hỗ trợ, giúp đỡ 71 hội viên khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời năm qua, Hội LHPN TP. Huế triển khai có hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội, phòng chống dịch COVID -19... (baothuathienhue.vn 08/1)
2. Lộc Bổn phát triển 560 ha rừng trồng gỗ lớn
Với giá trị từ 250-300 triệu đồng/ha, gấp 4 lần so với rừng trồng gỗ nhỏ, xã Lộc Bổn (Phú Lộc) đã phát triển diện tích rừng trồng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC lên 560 ha.
Sau khi tìm hiểu kỹ về mô hình chuyển đổi phương pháp trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao, Giám đốc HTX Lâm nghiệp bền vững Hòa Lộc (xã Lộc Bổn), ông Hồ Đa Thê đã tiên phong vận động người dân đăng ký tham gia trồng rừng chứng chỉ FSC với 25 thành viên ban đầu tham gia trồng hơn 189 ha.
Ông Thê phân tích, trước đây, trồng rừng thuyền thống có mật độ từ 2.500 - 3.000 cây/ha, vì mục đích bán gỗ dăm, sau 5 năm thu hoạch chỉ bán được 80 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường về gỗ có chứng chỉ FSC rất lớn, có giá cao hơn so với gỗ dăm là 350.000đồng/tấn, đầu ra lại ổn định. Sau 2 lần tỉa thưa rừng từ 4 năm tuổi và 5 năm tuổi theo tiêu chuẩn FSC, đã đem lại nguồn thu bình quân 40 - 50 triệu đồng/ha từ nguồn tỉa thưa để bà con lấy lại tiền đầu tư trồng và chăm sóc. Số cây rừng đạt chuẩn còn lại sẽ được chăm sóc đến đủ 7-8 năm.
Sau gần 7 năm, mới đây, tất cả rừng trồng gỗ lớn của các thành viên thuộc chi hội này đã cho khai thác đạt sản lượng gỗ bình quân từ 200-220m3/ha, tỷ lệ gỗ đạt từ 60-70%, đưa giá trị rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC đạt 250-300 triệu đồng/ha, đặc biệt có lô đạt 380 triệu đồng/ha. So với rừng trồng gỗ nhỏ khai thác sau 5 năm chỉ được khoảng 80-90 triệu đồng/ha, rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC dài hơn 2 năm, lợi nhuận cao hơn từ 150-200 triệu đồng/ha. Với hiệu quả đó, đến nay chi hội đã mở rộng lên 55 thành viên, với tổng diện tích 560 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC.
Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn, ông Nguyễn Đức Phú cho biết, để nâng cao nhận thức cho bà con về quản lý rừng trồng FSC, chính quyền địa phương đã phối hợp với dự án WWF tổ chức các lớp tập huấn, kỹ thuật lâm sinh trồng và chăm sóc, quản lý rừng trồng, khai thác tác động thấp. Đồng thời, tham gia các lớp hội thảo tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua sản phẩm gỗ FSC, nắm bắt giá cả thị trường với nhu cầu lớn; qua đó, đã đưa hiệu quả kinh tế rừng trồng có chứng chỉ FSC lên cao. Địa phương đã xây dựng được mô hình chuyển đổi từ rừng trồng gỗ dăm sang rừng trồng gỗ lớn có tỉa thưa; tổ chức thành lập các tổ khai thác chuyên nghiệp, tập huấn quy trình tỉa thưa khai thác tác động thấp vào rừng trồng cho các thành viên.
Theo ông Nguyễn Đức Phú, địa phương đang hỗ trợ, khuyến khích HTX Lâm nghiệp bền vững Hoà Lộc mở rộng hoạt động trở thành đơn vị cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho bà con, đáp ứng nhu cầu kinh doanh rừng trồng gỗ lớn bền vững theo tiêu chí FSC. Bước đầu, HTX đã xây dựng vườn ươm cây giống thân thiện môi trường với tổng diện tích vườn ươm 0,5 ha, có quy mô sản lượng bình quân khoảng 1 triệu cây/năm. Đơn vị đầu tư thêm dây chuyền thiết bị lạng ván mỏng, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng, công suất 15m3/ngày để bao tiêu sản phẩm gỗ của bà con.
Cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo HTX đứng ra ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm cho bà con, đồng thời cung cấp gỗ lớn với khách hàng chiến lược là Công ty ScanciaPacific trong chuỗi rừng trồng gỗ lớn FSC; qua đó, góp phần khẳng định nghề trồng rừng gỗ lớn là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. (baothuathienhue.vn 09/1)
3. 19. Giảm thiểu ùn tắc, kẹt xe từ ứng dụng công nghệ số
Từ đầu tháng 1, dịch vụ thông báo cho người dùng các điểm ùn tắc, kẹt xe trên địa bàn thành phố được Hue-S đưa vào triển khai với 25 camera nhận diện đám đông bước đầu được lắp đặt.
Tiện ích
25 điểm camera nhận diện đám đông (được tích hợp các phần mềm trí tuệ nhân tạo mới) ở khu vực giao nhau đường sắt, khu vực nội thành, trung tâm ngã 5-6, các điểm cầu, cổng thành, chợ, trường học được đưa vào ứng dụng.
“Người dùng cài đặt Hue-S sẽ được tự động thông báo các điểm ùn tắc, hướng dẫn người dùng di chuyển đến tuyến đường khác, qua đó góp phần giảm tải giao thông”, Phó phòng Giám sát điều hành an ninh mạng - Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) Nguyễn Đình Minh Phú cho hay.
Ngoài hệ thống camera của Hue-S, hiện có khoảng 300 camera của các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh được kết nối trên nền tảng camera tập trung, sắp tới sẽ lắp đặt thêm 22 camera để giám sát giao thông trên các tuyến Quốc lộ và các cửa ngõ ra vào thành phố để kiểm soát.
Theo Giám đốc Sở Thông tin &Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn, trước mắt, dịch vụ này sẽ hỗ trợ tức thời cho người dân về thông tin các điểm ùn tắc giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe được hiển thị trên bản đồ số để người tham gia giao thông biết và tránh đi vào các khu vực này.
Ứng dụng còn giúp cơ quan Nhà nước nắm mật độ các tuyến đường thường xuyên tắc nghẽn để có phương án, cử lực lượng điều phối giao thông hợp lý; phát hiện vi phạm và xử lý đối với những trường hợp vi phạm; tạo cho người dân thói quen sử dụng Hue-S và tiến tới khởi động dịch vụ di chuyển thông minh.
“Sau này, chúng tôi sẽ nâng cấp lên bản đồ số các bảng hiệu đường cấm, đường một chiều… Nghĩa là, khi người tham gia giao thông đi vào khu vực có biển cấm, Hue-S sẽ cảnh báo trên smartphone để người dùng biết”, ông Sơn nói.
Ngoài ứng dụng cảnh báo các điểm ùn tắc, bản đồ số cơ sở y tế, du lịch, giáo dục cũng đang được IOC triển khai và đưa vào thực hiện trong quý I/2021 (với du lịch, giáo dục), và quý II/2021 (với bản đồ số y tế). Từ đây, việc cung cấp thông tin, kết nối giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, hay một số tiện ích khác như đăng ký xin nghỉ phép trực tuyến, học trực tuyến, tiến tới học bạ điện tử. Hồ sơ điện tử của bệnh nhân hướng đến bệnh án điện tử, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đa phương tiện, bác sỹ gia đình trên nền tảng công nghệ hay du lịch thông minh “sẽ có mặt trên Hue-S để phục vụ người dân”.
Hiện, Hue-S có 20 ứng dụng, giải pháp công nghệ được đưa vào áp dụng, tích cực phục vụ nhu cầu người dân, quản lý Nhà nước, nhất là công tác phòng chống dịch COVID-19 và phòng chống bão lũ. Theo thống kê, có gần 200 ngàn người dân cài đặt Hue-S trên smartphone (chưa kể số đăng ký tài khoản sử dụng trên máy tính)
Chuyển đổi số toàn diện
Những năm gần đây, Thừa Thiên Huế liên tục đạt được nhiều thành tựu trong triển khai các hoạt động xây dựng đô thị thông minh.
Ngoài phát huy hiệu quả bước đầu trong giám sát giao thông và trật tự đô thị, tiếp nhận phản ánh hiện trường, giám sát thực hiện dịch vụ hành chính công và một số tiện ích khác. Hiện, Trung tâm IOC đã nâng cấp, tích hợp và triển khai thêm các hợp phần, như: giám sát hoạt động cư trú trên địa bàn, các phương tiện, người dân ra, vào tỉnh; giám sát môi trường nước, không khí, tình trạng ngập lụt; hệ thống họp thông minh; quản lý doanh nghiệp, hộ cá thể, HTX; theo dõi lượng mưa, mực nước trên sông; hỗ trợ phòng chống dịch; hệ thống phân tích, dự báo các chỉ tiêu KT-XH, thông tin báo chí và mạng xã hội…
Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Xuân Sơn cho hay, từ sau khi được nâng cấp và mở rộng, các tiện ích đều đã được đưa lên nền tảng di động, giúp các đối tượng thụ hưởng có thể khai thác hiệu quả, dễ dàng các ứng dụng và dịch vụ mọi lúc, mọi nơi.
Tỉnh cũng đã triển khai thí điểm thêm hệ thống báo cáo động theo thời gian thực với nhiều chỉ tiêu được kết nối trực tiếp từ cấp cơ sở qua hệ thống nhập liệu thông minh. Một số mô hình dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) đã bước đầu được đưa vào thí điểm để mô phỏng, dự báo các chỉ tiêu KT-XH của địa phương, tự động giám sát, phát hiện và cảnh báo hành vi bất thường, các lỗi vi phạm qua hình ảnh camera từ các lĩnh vực giao thông, an ninh trật tự, môi trường, cung cấp dịch vụ hành chính công…
“Hệ thống giám sát, dự báo và hỗ trợ phòng chống thiên tai cũng là một hợp phần tạo được điểm nhấn”, ông Sơn nói. Ngoài ra, ứng dụng miễn phí “Hue-S” dành cho người dân cũng được bổ sung nhiều tính năng thông minh, hữu ích, như cung cấp thông tin về phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bản đồ số y tế, giáo dục, giao thông, cảnh báo tắc đường…
Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho toàn hệ thống, hợp phần giám sát an ninh mạng (SOC) cũng đã được bổ sung với cơ chế giám sát được chia thành nhiều lớp: mạng, ứng dụng, máy chủ và các thiết bị đầu cuối. (baothuathienhue.vn 09/1)
4. Có chiến lược tốt, không lo thiếu nhà đầu tư
Thừa Thiên Huế cần làm gì để tăng khả năng kêu gọi đầu tư; làm sao để doanh nghiệp “sống sót” khi đối mặt với rủi ro… Báo Thừa Thiên Huế có buổi trao đổi với chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương, nhà đầu tư độc lập dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây về vấn đề này.
Theo chuyên gia Trần Sĩ Chương, mục tiêu phát triển, hoài bão của tỉnh Thừa Thiên Huế đã rõ, bây giờ làm sao để cụ thể hóa mục tiêu đó, có chiến lược phát triển bởi điều này chưa được thể hiện rõ nét.
Là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây (Phú Lộc) với tổng mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD. Vì sao ông chọn Thừa Thiên Huế để đầu tư?
Trước tiên, Thừa Thiên Huế là vùng đất tuyệt vời, ông cha có lý do tại sao chọn Huế làm kinh đô, từ đó tạo ra truyền thống văn hóa đặc thù mà đến nay vẫn còn giá trị.
Chúng tôi quyết định triển khai dự án này ở Chân Mây – Lăng Cô trước hết bởi thấy có nhiều thuận lợi về địa lý, đấu nối thuận lợi tuyến điện quốc gia 500KV... đặc biệt có cảng nước sâu và đê chắn sóng.
Hơn nữa, trong ban quản trị công ty đa số đều là những người gốc Huế. Chúng tôi luôn trăn trở làm sao để giúp Huế phát triển. Nhìn vào thu nhập đầu người ở Huế còn thấp, chỉ còn một cách là công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thoát nghèo; đồng thời cố gắng để giữ gìn văn hóa, bảo tồn di sản.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, nơi đặt dự án vừa định hướng phát triển công nghiệp và du lịch. Theo ông, liệu có sự xung đột phát triển trong tương lai?
Đó là một thách thức lớn. Không thể khẳng định phát triển công nghiệp mà không có ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái du lịch. Bởi vì vậy, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Hợp đồng đầu tiên mà chúng tôi ký kết là với một công ty khảo sát, đánh giá môi trường số 1 ở Hoa Kỳ, để có đánh giá chính xác nhất. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy ở đây không có vấn đề gì nghiêm trọng về môi trường. Thế nên, về lâu dài, chúng tôi đặt mục tiêu biến nơi đây thành một đô thị kiểu mẫu, đáng sống trong tương lai.
Nhấn mạnh về vấn đề “trách nhiệm”, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này?
Nói một cách “nôm na”, kêu gọi đầu tư cũng giống như mời một người bạn đến ở trong nhà của mình, không chỉ một thời gian ngắn, mà đến mấy chục năm, sau này còn ở với con cháu mình. Thành thử tiêu chí đầu tiên mà chúng tôi chọn là người đàng hoàng, tử tế. Đàng hoàng, tử tế ở đây là những công ty có trách nhiệm xã hội. Chủ nhà sẽ không phải quản lý họ mà họ sẽ tự giác sống cho đúng mực, không thể nửa đêm mà xả thải xuống sông, xuống biển.
Thời tiết ở Huế được cho là khắc nghiệt hơn so với các nơi khác, điều này có ảnh hưởng đến sự đầu tư của doanh nghiệp?
Không! (cười). Vì môi trường đầu tư, hệ sinh thái đầu tư và thủ tục hành chính quyết định tất cả.
Nếu nói thời tiết ảnh hưởng thì những “con rồng” kinh tế của châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông… có thời tiết còn khắc nghiệt hơn Huế nhiều. Khi nắng thì lên đến 40 độ C, mùa đông thì băng giá. Tôi dám chắc những ai đã đi ngang qua Thừa Thiên Huế, nếu biết Chân Mây – Lăng Cô thì phải có cái nhìn khác, thấy tuyệt vời như thế nào.
Thừa Thiên Huế có thế mạnh về phát triển xanh và đây cũng là xu hướng phát triển nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Ông đánh giá thế nào về thế mạnh này của Huế?
Đây là chủ trường đúng đắn. Chúng tôi có tham khảo các trường đại học lớn ở Hoa Kỳ và họ vô cùng ngạc nhiên khi có một địa phương giữ được môi trường như ở Huế, dù công nghiệp hóa ngày càng mạnh mẽ.
Tôi nghĩ “hữu xạ tự nhiên hương”, Huế mà cứ xanh và đẹp như thế này thì sớm muộn gì ai cũng biết. Nhưng quan trọng của Huế là đừng để đẹp mà nghèo. Vì nghèo thì rất khó duy trì được cái đẹp và cứ nói mà không làm được. Do đó cần phát huy thế mạnh, có chiến lược phát triển đúng đắn để nâng thu nhập của người dân; đồng thời tăng ngân sách Nhà nước để có nguồn lực thực hiện những hoài bảo của Huế, như bảo tồn di sản, xanh - sạch - đẹp…
Ông cho rằng chiến lược trong kêu gọi đầu tư chưa rõ ràng, vậy Thừa Thiên Huế cần làm gì?
Trước hết, phải xác định Huế muốn gì và cần gì. Từ đó xây dựng chiến lược kêu gọi đầu tư lâu dài và có sự đồng thuận cao từ chính quyền đến người dân.
Khi nhà đầu tư đến, phải có sự chăm sóc để họ ở lại với Huế. Phải xác định, khi nhà đầu tư “làm ăn” được sẽ tạo được việc làm tốt, Huế sẽ phát triển tốt theo họ.
Tôi nghĩ rằng, khi Huế có chiến lược tốt, không chỉ có rất nhiều những người con gốc Huế về quê hương để cống hiến, mà những nhà đầu tư hàng đầu thế giới sẽ đến.
COVID-19 cho thấy doanh nghiệp thường ít tính đến yếu tố “rủi ro”. Theo ông, doanh nghiệp cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này?
Các doanh nghiệp khi làm ăn thường nhìn hướng tới chứ ít khi nhìn đường lui. Ít có doanh nghiệp đặt ra chiến lược quản lý rủi ro, với những câu hỏi: nếu, mà, thì, sao?
Dù thế, nói về đại dịch COVID-19 là một tình trạng khác. Ngay ở Hoa Kỳ, quốc gia có kinh nghiệm về quản lý rủi ro cũng “trở tay” không kịp vì đây là sự khủng hoảng, gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Kinh tế gồm chuỗi cung ứng, bây giờ tất cả đều bị gián đoạn, con người đi lại không được, hàng hóa không di chuyển được, tài chính bị ứ đọng.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đường dài, vaccine sắp có, nhưng để kinh tế phục hồi như năm 2019 thì phải mất 5-7 năm nữa. Nhà nước sẽ khó có thể đủ nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp về lâu về dài. Ngay ở Hoa Kỳ, cũng chỉ hỗ trợ doanh nghiệp một vài tháng, nên doanh nghiệp phải chủ động giải pháp.
Đầu tiên, cần cắt giảm những chi phí cố định tối đa để tồn tại được nếu giữ doanh nghiệp. Nhưng tôi cũng có lời khuyên, các chủ doanh nghiệp gắn bó lâu, xem doanh nghiệp như một “đứa con” sẽ rất khó bỏ, nhưng phải tỉnh táo để nhận thức xu hướng của kinh tế địa phương, trong nước, thế giới ảnh hưởng đến công việc mình như thế nào. Nếu công việc đang làm không phù hợp với tương lai, nên nghĩ đến chuyện “xóa đi làm lại” và chuyển sang công việc khác phù hợp với xu hướng. (baothuathienhue.vn 09/1)