Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 30/12/2020
Ngày cập nhật 30/12/2020
TIN NÓNG
 

1.  Phát triển điện mặt trời chưa tuân thủ quy định của Bộ Công thương ở Thừa Thiên – Huế: Chưa hình thành mô hình trang trại vẫn được đấu nối, bán điện?

Công trình trang trại trồng cây đinh lăng, kết hợp pin năng lượng mặt trời mái nhà của ông Nguyễn Đăng Hòa ở thôn Bắc Triều Vịnh, xã Phong Hiền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) dù chưa triển khai trồng trọt những vẫn được Công ty Điện lực Thừa Thiên – Huế thực hiện đấu nối vào lưới điện.

Theo đề án phát triển kinh tế trang trại của ông Nguyễn Đăng Hòa gửi UBND huyện Phong Điền xin triển khai dự án trang trại trồng cây Đinh Lăng, kết hợp pin năng lượng mặt trời mái nhà, thực hiện tại thôn Bắc Triều Vịnh. Đề án sẽ xây dựng 86 nhà trại, mỗi nhà trại có diện tích 216m2, với tổng diện tích xây dựng khoảng 20.664m2 và dự kiến trồng khoảng 24.768 cây đinh lăng.

Ngày 14/9, ông Nguyễn Đăng Hòa có đơn gửi UBND xã Phong Hiền xin khởi công xây dựng trang trại, thời gian khởi công từ ngày 18/9 – 25/12/2020 sẽ hoàn thành trang trại.

Khi được UBND huyện Phong Điền chấp thuận đề án, ông Nguyễn Đăng Hòa đã cho một người khác thuê lại phần mái để đầu tư pin năng lượng mặt trời. Riêng ông Nguyễn Đăng Hòa sẽ triển khai trồng cây đinh lăng ở phía dưới mái nhà. Nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, phần đất dưới trang trại đã được san phẳng… và không thấy cây trồng nào như đề án đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt. Tuy nhiên, hệ thống điện năng lượng mặt trời từ trang trại đã được đấu nối, hòa vào lưới điện do Công ty Điện lực Thừa Thiên – Huế quản lý.

Tại diện tích khu đất trang trại rộng hơn 2ha được chủ đầu tư chia làm 2 công trình để đầu tư 2 trạm điện, với công suất lắp đặt 770kW mỗi trạm. Dù diện tích đất nằm trong một trang trại, nhưng chủ trang trại đã cho lập 2 Công ty để hợp thức hóa thủ tục xin hòa vào lưới điện để bán điện. Theo đó, Công ty Cổ phần Bình Minh Huế, nhánh rẽ Trang trại Triều Dương (xã Phong Hiền) công suất lắp đặt 770kW. Công ty Cổ phần Mặt Trời Huế, nhánh rẽ Trang trại Triều Dương (xã Phong Hiền) công suất lắp đặt 770kW.

Theo lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên – Huế, hồ sơ trang trại ở thôn Bắc Triều Vịnh, xã Phong Hiền đã đầy đủ, có phê duyệt của địa phương về trang trại. Khi hồ sơ đầy đủ Công ty mới ký hợp đồng mua bán điện.

Mục tiêu đề án xây dựng trang trại nông nghiệp trồng đinh lăng kết hợp pin năng lượng mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, chủ trang trại chỉ làm phần pin mặt trời để bán điện, còn phần nông nghiệp không được chú trọng… Dù vậy, các ngành địa phương vẫn làm “ngơ” không kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu chủ trang trại phải xây dựng đúng theo đề án đã được phê duyệt trước khi thỏa thuận đầu nối và bán điện?

Trao đổi với ông Hoàng Bá Nghiễm - Trưởng Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Phong Điền cho biết: Trên địa bàn huyện có 4 trang trại kết hợp đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời mái nhà. Qua kiểm tra các trang trại cơ bản đảm bảo, riêng trang trại ông Nguyễn Đăng Hòa ở thôn Bắc Triều Vịnh đang triển khai thi công lắp ráp pin năng lượng mặt trời, mô hình trồng cây trong trang trại vẫn chưa triển khai.

Còn xây dựng trang trại nông nghiệp không đúng mục tiêu đề án đã đăng ký và thực hiện không đúng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng đã đấu nối bán điện cho Công ty Điện lực, ông Hoàng Bá Nghiễm cho hay: Đây là trách nhiệm của Công ty Điện lực. Tại cuộc họp tuần trước, UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế kiểm tra trang trại trước khi cho đấu nối. Tuần tới, huyện sẽ lập đoàn kiểm tra các trang trại chưa đảm bảo về thủ tục, làm trái quy định, không đúng theo đề án đã được huyện phê duyệt… khi kiểm tra phát hiện trang trại nào làm chưa đúng sẽ có văn bản yêu cầu Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cắt hợp đồng mua bán điện. (baoxaydung.com.vn 29/12)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra giám sát

Chiều 29/12, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tổ chức tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ 2021. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Nguyễn Quốc Đoàn dự, chỉ đạo tại hội nghị.

Hội nghị đã tập trung đánh giá những kết quả đã đạt được trong năm 2020, nhất là những vấn đề về công tác tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra giám sát (KTGS); UBKT cấp dưới tham mưu, thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy giao; thực hiện nhiệm vụ KTGS và thi hành kỷ luật trong Đảng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc kiểm tra tổ chức đảng (TCĐ), đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. 

Kết thúc năm 2020, UBKT các cấp đã tiến hành kiểm tra đối với 6 TCĐ và 18 đảng viên. Trong đó, UBKT Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 TCĐ và 2 đảng viên.

Qua kiểm tra, UBKT Tỉnh ủy kết luận có 2 TCĐ và 1 đảng viên vi phạm, buộc phải thi hành kỷ luật 1 TCĐ và 1 cá nhân. UBKT cấp dưới và chi bộ cũng đã kiểm tra 3 TCĐ, 16 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; trong số đảng viên được kiểm tra có 11 cấp ủy viên các cấp.

Kết quả kiểm tra cho thấy, có 2 TCĐ và 13 đảng viên có vi phạm; phải thi hành kỷ luật 1 TCĐ, 9 đảng viên. Số TCĐ và đảng viên còn lại tuy có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật nên đã nghiêm túc rút kinh nghiệm. Về thi hành kỷ luật TCĐ và đảng viên các cấp ủy, TCĐ, và UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật 260 đảng viên…

Phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn ghi nhận những nỗ lực cố gắng của các cấp ủy đảng, UBKT các cấp trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, năm 2021 là năm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, cũng là năm bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. UBKT các cấp cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch KTGS; tiếp tục tập trung tăng cường công tác kiểm tra TCĐ, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra sai phạm; nỗ lực cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. (baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
 

2.  Tấm lòng người lính Biên phòng với người dân vùng biển

Tuổi trẻ của bà Nguyễn Thị Thuận (khu phố Tân Cảng, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) là những tháng ngày vô cùng tươi đẹp trong quân ngũ. Những tưởng, những tháng năm cuối đời, sẽ phải sống đơn độc vì chồng mất sớm, các con lập nghiệp ở xa thế nhưng, một lần nữa, bà Thuận lại được sống giữa tình yêu thương, sự đùm bọc của những người lính Biên phòng.

Với nhiều cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, BĐBP Thừa Thiên Huế thì bà Nguyễn Thị Thuận không phải là người xa lạ. Bà Thuận sống một mình vì chồng đã mất, các con đều đi làm ăn xa, gia đình lại khó khăn nên Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An đã nhiều lần đến giúp đỡ. Gần đây nhất là sau cơn bão số 13 (tháng 11-2020), đơn vị cũng đã xuống giúp bà khắc phục hậu quả.

Buổi trưa hôm ấy, khi đang chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ giúp ngư dân cứu kéo tàu cá bị bão đánh chìm trong âu thuyền, Trung tá Lê Khắc Giáp, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An nhận được điện thoại của Bí thư Chi bộ khu phố Tân Cảng là bà Nguyễn Thị Kim Thoa: “Nhà mệ Thuận bị bão tốc hết mái nhà rồi anh Giáp ạ. Chúng tôi đã nhờ rất nhiều nơi nhưng không được, giờ chỉ còn trông vào đơn vị các anh hỗ trợ cho mệ tấm lợp”.

Sau một hồi suy nghĩ, Thiếu tá Lê Văn Tuấn, Chính trị viên đưa ra phương án: “Thôi thì cứ ứng ra trước, anh em trong đơn vị cũng quen với việc đóng góp ủng hộ cho người dân rồi. Mỗi người năm chục, một trăm hoặc tùy tâm. Bão lũ liên tục, người dân khó khăn quá”.

Đích thân Thiếu tá Lê Văn, Phó đồn trưởng đến tận nơi chỉ đạo anh em trong đơn vị lợp lại mái nhà cho bà Thuận. Nhà của Thiếu tá Lê Văn cách nhà bà Thuận chỉ mấy dãy nhà nên việc anh đến gúp đỡ lần này “cũng như giúp hàng xóm, tối lửa tắt đèn có nhau”. Những hộ xung quanh thấy cán bộ, chiến sĩ biên phòng đến lợp lại mái nhà cho bà Thuận cũng đến góp sức.

Khi chúng tôi tìm đến thì mái nhà của bà Thuận đã được thay mới xong xuôi, đồ đạc bị bay và ướt bởi mưa bão cũng đã được thu dọn cẩn thận. Bà Thuận phấn khởi chạy ra mời khách vào nhà, rót nước. Khi đã yên vị, chúng tôi mới có dịp nhìn thấy trên tường bà Thuận treo rất nhiều khung ảnh chụp thời con gái hoặc những giấy tờ liên quan đến thời gian khi bà còn đang công tác. Bà trân trọng, giữ gìn cả những tấm thiệp chúc mừng năm mới của Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng gửi cho cán bộ đã về hưu.

Bà Thuận năm nay đã ngoài 80 tuổi, bước đi không còn được nhanh nhẹn nhưng trí nhớ vẫn rất minh mẫn. Bà quê Quảng Trị, nhập ngũ và trở thành cán bộ quân báo của Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng. Tại đây, bà đem lòng thương chàng cán bộ cùng quê tên Dương Thành Phố. Nhìn những bức ảnh chụp chân dung bà khi còn trẻ, ai cũng có thể thấy bà là người có nhan sắc và càng đẹp hơn trong những bộ quân phục nên chúng tôi không giấu được ngạc nhiên khi nghe bà kể gần 40 tuổi bà mới kết hôn.

Bà cười bảo: “Hồi ấy, tuổi trẻ với bao nhiêu lý tưởng, công việc của một cán bộ quân báo đòi hỏi chúng tôi phải nghiêm túc, cống hiến hết mình. Tôi và ông xã quen nhau lâu, được tổ chức ủng hộ nhưng cả 2 người cứ mải mê theo công việc. Cho đến khi tôi quyết định chuyển ngành, còn chồng xin chuyển công tác về 1 đơn vị ở thị trấn Thuận An thì chúng tôi mới kết hôn”.

3 đứa con lần lượt ra đời, một mình bà vừa công tác vừa thay chồng nuôi con bởi dù đơn vị chồng gần nhà nhưng ông vẫn tiếp tục đi công tác triền miên. Năm 1994, lúc này các con đã lớn, cô con gái đầu sang Lào làm ăn, cậu con trai thứ lập nghiệp tận thành phố Hồ Chí Minh, đứa út mở hiệu cắt tóc trên thành phố Huế thì cũng là lúc chồng bà Thuận mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Một mình bà Thuận ở lại căn nhà cũ.

Cách đây khoảng chục năm, thấy hoàn cảnh bà khó khăn, bà lại là hội viên Hội Cựu chiến binh, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An đã vận động, xây dựng cho bà Thuận căn nhà Đại đoàn kết.

Thượng úy Hoàng Đình Trọng, lái xe của Đồn chia sẻ: “Khi ấy tôi còn đang công tác ở đơn vị, nhà tôi cũng ở trong tổ dân phố Tân Cảng nên xung phong đến giúp xây nhà cho mệ Thuận, coi như vừa việc của đơn vị vừa làm giúp đỡ hàng xóm. Tiền của đơn vị vận động được, mệ Thuận cũng có thêm tiền tiết kiệm, con cái cũng biếu thêm nên căn nhà xây xong rất vững chãi. Ngày khánh thành nhà mệ Thuận mừng lắm vì từ nay đã có căn nhà kiên cố để ở. Ở vùng biển này đến mùa bão rất cực, nhà có đàn ông còn vất vả chứ nói gì sống một mình. Thế nên có nhà khang trang rồi mệ không còn phải lo lắng nhiều”.

Tôi hỏi bà Thuận: “Thế cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị có hay ghé thăm bà không?”, bà trả lời: “Các chú Biên phòng nhiều việc lắm đâu có thời gian đi chơi. Nhưng những ngày nghỉ, có mấy chú trong đơn vị, cùng đồng hương Quảng Trị với tôi cũng hay qua. Mấy chú nhà gần đây thỉnh thoảng cũng ghé chơi, hỏi thăm. Nhà neo người nên có người ra người vào nó cũng bớt cô quạnh cô ạ”.

Nghe câu trả lời, ai cũng cảm thấy sự mãn nguyện và mừng cho bà Thuận bởi dù phải sống một mình nhưng không hề đơn độc. (bienphong.com.vn 30/12)

 
 
 

3.  'Tết ấm cho em' đến với trẻ em nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 28/12, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam trao 100 suất quà cho 100 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Hương Trà và thành phố Huế. Mỗi xuất quà trị giá 1 triệu đồng và 01 phần quà.

Ngoài ra, Đoàn đến thăm 02 gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tặng mỗi gia đình 05 triệu đồng và 01 phần quà. Cũng trong khuôn khổ của Chương trình, Cơ quan thường trực phía Nam của Hội và Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh tặng 50 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão lũ, mỗi hộ gia đình 01 triệu đồng.

Tại buổi trao quà, bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, năm 2020, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và tình hình mưa lũ gây ngập lụt và sạt lở đất nặng nề ở một số tỉnh miền Trung tác động trực tiếp đến kinh tế của các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Với mong muốn giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hưởng niềm vui đón Tết Tân Sửu đủ đầy và ấm áp, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức Chương trình “Tết ấm cho em” năm 2021.  Theo đó, trong tháng 1/2021, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam sẽ tiếp tục lên kế hoạch trao quà cho trẻ em tỉnh Ninh Bình và con chiến sỹ bộ đội tại Đồn biên phòng Síu Cài, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (daidoanket.vn 29/12)

 
 
 

4.  Mặt trận Thừa Thiên – Huế tiếp nhận hơn 108 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân khắc phục bão lũ

Ngày 29/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức Hội nghị lần thứ 5, khóa IX, nhiệm kỳ 2019 – 2024 đánh giá kết quả công tác Mặt trận năm 2020 và chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2021.

Trong năm 2020, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh cùng các tổ chức thành viên đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phát động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong bối cảnh địa phương gặp nhiều khó khăn và thách thức do đại dịch Covid – 19 và ảnh hưởng bởi thiên tai gây ra, thế nhưng Mặt trận tỉnh Thừa Thiên- Huế đã triển khai nhiều chương trình, hành động phù hợp với tình hình mới và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Mặt trận đã tích cực tuyên truyền đến người dân tham gia công tác phòng chống dịch, vận động nhân dân tham gia ủng hộ khắc phục hậu quả ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19. Tính đến ngày 20/10 Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh đã tiếp nhận được số tiền hơn 19,5 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hàng hóa) đến nay đã phân bổ hỗ trợ đến các đơn vị.

Ngoài ra, Mặt trận các cấp trong tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn bởi dịch bệnh theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.

Trong năm 2020, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận hơn 11,6 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, Mặt trận đã hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở với 236 ngôi nhà; hỗ trợ vốn sản xuất cho 385 hộ nghèo…

Song song với đó, do ảnh hưởng của bão lũ liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã kêu gọi, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia ủng hộ giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. Tính đến hết ngày 22/12, thông qua kênh Mặt trận, các cá nhân, tổ chức đã ủng hộ tổng trị giá hơn 108,2 tỷ đồng (trong đó hiện vật quy đổi ra giá trị tương ứng khoảng 20,3 tỷ đồng).

Từ nguồn quỹ này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã kịp thời phân bổ 45,479 tỷ đồng về Ban Cứu trợ các huyện, thị xã và thành phố Huế để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, hỗ trợ tái thiết sản xuất, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, thông qua các phong trào, cuộc vận động Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên thường xuyên tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; củng cố, phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Mặt trận còn tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân. Trong năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục phối hợp với tỉnh Salavan và tỉnh Sê Kông nước bạn Lào, huyện A Lưới và Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng các tổ chức thành viên thực hiện chặt chẽ công tác tổ chức quản lý, tuần tra, kiểm soát, xử lý giải quyết các vụ việc xảy ra trên địa bàn biên giới đất liền theo đúng quy định pháp luật, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm ở khu vực biên giới, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị giữa hai nước.

Tập trung vận động quần chúng nhân dân vùng biên giới tham gia các phong trào “Tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự”, góp phần xây dựng tình hữu nghị, hòa bình, ổn định và phát triển giữa hai quốc gia.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà MTTQ Việt Nam tỉnh đã đạt được trong năm qua.

Đồng thời, ông Nguyễn Quốc Đoàn cũng nhấn mạnh, bước sang năm mới 2021, đất nước sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đặc biệt là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Do đó, ông Nguyễn Quốc Đoàn lưu ý Mặt trận tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là huy động mọi nguồn lực chăm lo cho cuộc sống của người dân; tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng và nâng cao chất lượng các phong trào, cuộc vận động; tích cực triển khai kế hoạch giám sát, phản biện xã hội, tham gia phòng chống tham nhũng lãng phí, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân. (daidoanket.vn 29/12)

 
 
 

5.  Dân vận khéo, đời sống người dân sẽ đi lên

Bằng các mô hình, phong trào cụ thể, quá trình bám cơ sở thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ xã Lộc Điền (Phú Lộc) đạt nhiều kết quả quan trọng.

Khuyến khích người dân vươn lên

Đi trên con đường bê tông ở thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền, chúng tôi thấy những ngôi nhà khang trang, đường sá sạch đẹp.

Chị Đỗ Thị Lắng, người dân trong thôn cho hay, được cấp ủy, các đoàn thể trong thôn vận động, người dân thi đua thực hiện phong trào phát triển sản xuất, xây dựng thôn xóm. Sau khi đăng ký tham gia các lớp đào tạo nghề, vay vốn phát triển nuôi trồng thủy sản..., chúng tôi hỗ trợ nhau mở rộng sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Chị Lắng nhớ lại, trước đây tình hình sản xuất của bà con còn hạn chế, bộ mặt thôn xóm ít ai quan tâm, việc học hành của con cái cũng sao nhãng. Từ khi cán bộ thôn, xã tích cực vận động, hướng dẫn thì mọi thứ đã khác, bà con mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Mọi người còn tích cực đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng bộ mặt thôn xóm. Con em ở đây đều được tới trường học chữ. Các con của chị Lắng cũng đã được học chữ và học nghề, có việc làm với thu nhập ổn định. Chị Lắng còn đầu tư ao nuôi tôm nên kinh tế gia đình phát triển rất nhanh. Cơ ngơi nhà cửa của chị ước tính đầu tư gần cả tỷ đồng, đầy đủ tiện nghi.

Hộ anh Nguyễn A trong thôn cũng thuộc diện khá của xã. Anh A bộc bạch: Những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong việc vận động bà con thi đua lao động, sản xuất, đã giúp cuộc sống của các gia đình ngư dân chúng tôi ngày càng ổn định.

Bí thư Chi bộ thôn Miêu Nha, ông Huỳnh Đăng Điền cho hay, sau khi Đảng ủy phát động đẩy mạnh công tác dân vận hướng vào thi đua phát triển sản xuất, xây dựng quê hương, ngoài việc mở rộng hoạt động đánh bắt trên đầm phá, bà con còn đầu tư nuôi trồng thủy sản, kinh doanh buôn bán. Hiện trong thôn đã có các cơ sở sản xuất cơ khí, dịch vụ ăn uống, giải trí, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Khi đời sống nâng cao, bà con cũng tích cực hơn trong các phong trào xây dựng thôn, xóm xanh - sạch - sáng...

Tạo động lực

Quá trình đẩy mạnh công tác dân vận hướng vào mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng bộ mặt nông thôn trên địa bàn, Đảng ủy xã Lộc Điền chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể, các HTX, các thôn... thông qua các phong trào để lồng ghép thực hiện. Cụ thể như việc triển khai cuộc vận động xây dựng cảnh quan xanh - sạch - sáng, không rác thải. Kết quả, đã xây dựng được hơn 10km tuyến đường hoa và có điện thắp sáng với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng, do Nhân dân và các tổ chức đóng góp. Hay mô hình heo đất ở Chi hội Phụ nữ thôn Lương Điền Đông và thôn Quế Chữ tiết kiệm được hằng trăm triệu đồng, giúp chị em có nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất.

Từ phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Điển hình như mô hình nuôi bồ câu thương phẩm, nuôi gà đồi, nuôi thỏ và nuôi trồng thủy hải sản của các đảng viên có sức lan tỏa, nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và giảm hộ nghèo của xã (hiện còn 3,59%).

Bí thư Đảng ủy xã Lộc Điền Nguyễn Văn Sinh cho hay, trước khi đẩy mạnh công tác dân vận, Đảng ủy nhận thấy phong trào phát triển sản xuất trong quần chúng nhân dân chưa tích cực, sản xuất còn nhỏ lẻ, tiềm năng lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở địa phương chưa được phát huy đúng mức. Theo đó, Đảng ủy chỉ đạo các chi bộ thôn có lợi thế, phân công cán bộ, đảng viên về tận xóm, cụm dân cư nắm tình hình để xây dựng các phong trào vận động phát triển sản xuất gắn với chỉnh trang bộ mặt nông thôn một cách linh hoạt, thiết thực.

Đến nay, ngoài phát triển các mô hình sản xuất mới, bà con còn tận dụng lợi thế dọc tuyến Quốc lộ 1A giao thông đi lại thuận tiện và có nguồn lao động dồi dào để đầu tư mới, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh, trong đó, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh so với các  năm trước. (baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Chị em nhà họ Lý tỷ muội tương tàn, đấu đá quyết liệt ở trailer “Gái Già Lắm Chiêu V“

Trailer chính thức của “Gái già lắm chiêu V - Những cuộc đời vương giả” đã có một cú lật bàn ngoạn mục. Vừa hào nhoáng đến mức choáng ngợp ở phần nhìn vừa gây ngộp tim từ loạt tình tiết căng thẳng.

Hình ảnh xa hoa, vương giả ngập tràn mọi cảnh quay

Từ những thước phim mở đầu, Gái già lắm chiêu V - Những cuộc đời vương giả đã gây choáng ngợp với bối cảnh cầu kì và sang trọng, mang đậm màu sắc văn hoá dân gian đương đại. Tất cả mọi thứ xuất hiện trên phim từ bối cảnh, đồ nội thất, trang sức, phục sức của cá nhân vật… đều được ê-kíp tuyển lựa kỹ càng, tính toán kỹ lưỡng. Những cổ vật xuất hiện trong trailer đều là các cổ vật Triều Nguyễn có tuổi đời hàng trăm năm.

Lạ lẫm với một Kaity Nguyễn biến hóa không ngừng

Là một phụ nữ 25 tuổi, thành đạt, Lý Linh rực rỡ không khác một “con phượng hoàng lửa” đang trên đỉnh cao sự nghiệp. Thế nhưng, tham vọng không ngừng của Lý Linh đã đưa cô quay trở lại gia đình nhằm đạt được mục tiêu làm dâu nhà tài phiệt họ Quách. Lý Linh chấp nhận trở thành “Mị Châu”, tìm đủ cách đánh cắp Phượng bào kể cả phải chiến đấu với chị em ruột thịt của mình.

NSND Lê Khanh có một vai diễn đột phá trong sự nghiệp

Có thể nói NSND Lê Khanh đã mạnh dạn cắt đứt mọi liên hệ về hình ảnh, phong cách đài các quen thuộc của mình để trở thành Lý Lệ Hà sắc sảo với mái tóc tém, là một nhà sưu tập cổ vật hoàng cung sừng sỏ và khí chất lấn át đối phương trong mọi hoàn cảnh.

Chiếc phượng bào “Phượng Hoàng tam vĩ”, bảo vật của nhà họ Lý, cũng là thứ khiến tất cả những nhân vật trong phim đều thèm khát. Chính vì thế mà Lý Lệ Hà mới nổ tung khi chứng kiến chiếc Phượng bào đã không cánh mà bay.

Chuỗi xung đột nghẹt thở ấn sau lớp vỏ hào nhoáng

Quyền lực của Lệ Hà, tham vọng của cô em út Lý Linh khiến chị em nhà họ Lý bên ngoài tưởng thân thiết mà thực chất lại đầy rẫy sóng ngầm. Sốc nhất chính là màn Lý Lệ Hà tự nhận mình chỉ là tiểu tam, là vợ lẻ trong bóng tối suốt 20 năm của đại gia xứ Huế. (hoahoctro.tienphong.vn 29/12)

 
 
 

2.  Mặc áo dài khăn đóng chạy marathon tại Huế, vận động viên chia sẻ điều bất ngờ này

Vận động viên tham gia giải marathon ở Huế chia sẻ về việc mặc áo dài ngũ thân chinh phục giải chạy.

Những ngày qua, việc một số vận động viên mặc áo dài truyền thống tham gia giải VnExpress Marathon Huế 2020 đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội. Những người phê phán cho rằng việc mặc áo dài chạy marathon là phi thể thao, phản cảm.... Trong khi đó, những người khác khẳng định việc này tạo nên một sắc màu rất thú vị cho cuộc thi và cho Huế, nhất là khi nơi đây đang triển khai đề án "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam".

Trao đổi với PV Dân Việt, một số vận động viên mặc áo dài khăn đóng tham gia giải cho biết,  bản thân họ cảm thấy vui và có động lực khi mặc trang phục truyền thống chinh phục các nội dung của giải.

Anh Phan Gia Tiến- giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế là vận động viên mặc áo dài ngũ thân kèm khăn đóng chinh phục nội dung 42km tại giải. Anh Tiến cho biết, marathon là giải thể thao quần chúng, là ngày hội, nên ko có quy định về trang phục. Hoạt động này khuyến khích vận động viên mang trang phục đẹp, lạ và đặc biệt có thể để nhận diện văn hoá địa phương.

"Tôi đã chinh phục nội dung 42km được 4 lần, nên lần này muốn thử thách với mình bằng bộ áo dài ngũ thân. Trước khi diễn ra, tôi đã đi thử và chọn bộ áo màu tím kèm khăn đóng cùng màu, mang vào thấy rất thoải mái và có chạy thử. Thấy ko vướng gì nên tôi chọn làm trang phục của cá nhân dự giải"- anh Tiến chia sẻ.

Theo anh kể, trong quá trình chạy, cung đường 42km và 21km lặp nhau, nên được rất nhiều vận động viên khen trang phục của anh đẹp, rất Huế. Nhiều người còn kêu anh dừng lại để chụp hình kỷ niệm. Người dân quanh khu vực Kim Long, đường Lê Duẩn, Lê Lợi… rất thích thú khi thấy hình ảnh này và gọi nhau ra cổ vũ rất nhiệt tình.

"Anh chị em ở Huế đều tự nguyện đi may hoặc thuê áo dài ngũ thân để tham gia giải với mong muốn là quảng bá hình ảnh áo dài ngũ thân đến với bạn bè runners và mọi người dân trên mọi miền đất nước"- anh Tiến cho hay.

Nói về cảm xúc của bản thân khi tham gia giải chạy với áo dài ngũ thân, anh Tiến chia sẻ rằng, trang phục truyền thống đã đem lại niềm vui và động lực cho anh và các vận động viên, đồng thời góp thêm niềm vui cho người dân và du khách.

"Tôi yêu áo ngũ thân, với những sự kiện và không gian, thời gian phù hợp tôi sẽ luôn mang theo"- anh Tiến khẳng định.

Trao đổi với PV, ông Phan Thanh Hải- Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc một số vận động viên tham gia giải VnExpress Marathon Huế 2020 mặc áo dài ngũ thân chạy khi chạy không phải là chuyện cá biệt trong mô hình thể thao cộng đồng ở cả nước ta lẫn thế giới.

Ông Hải cho hay, rất nhiều giải marathon tổ chức ở Châu Âu, các vận động viên đẩy cả xe nôi, mặc quần áo chú hề, lính cứu hỏa, kể cả một số trang phục kỳ quặc khi tham gia. Thậm chí nhiều giải marathon còn tặng thưởng bình chọn cho những người tham gia mặc trang phục ấn tượng nhất. Bởi lẽ, những giải thể thao này không nhằm tránh đua về thành tích, mà cổ động phong trào chạy thể thao để rèn luyện sức khỏe ở mỗi người.

"Những người tham gia chỉ cần đạt đến vạch đích mình đăng ký, là đã thể hiện sự thành công trong ý chí phấn đấu cá nhân, làm được điều mình muốn làm. Cho nên, làm sao để họ có được sự hứng khởi tốt nhất, niềm vui lớn nhất với thành quả có được, là điều quan trọng. Mà đã như vậy, cá nhân mỗi vận động viên mặc trang phục gì, chạy nhanh hay chạy chậm... đều không phải vấn đề suy xét, miễn đừng vi phạm các tiêu chuẩn thuần phong mỹ tục hay đả kích ai cực đoan là được"- ông Hải nói.

Ông Hải cho biết thêm, ông là người chủ động cổ súy phục hưng áo dài truyền thống tại Huế và cả trong phong trào áo dài Việt thời gian qua. Cá nhân ông ủng hộ các bạn trẻ mặc áo dài truyền thống nói chung và áo dài Huế nói riêng. Việc các vận động viên mặc áo dài chạy thể thao càng cho thấy một thực tế tiện dụng của chiếc áo dài, mẫu áo ngũ thân đã đi vào văn hóa Việt và trước đây, phổ biến trong cuộc sống.

"Mặc chiếc áo dài đó, cha ông ta hoạt động, sinh hoạt trong mọi lĩnh vực đều rất thoải mái, từ sản xuất cày bừa, xẻ gỗ, cho đến tập võ, đánh trận...  Do đó, mặc áo dài chạy marathon cũng là điều bình thường, không có gì là lạ lẫm. Có điều, như mọi người thấy, chiếc áo dài ngũ thân trong nhiều năm qua đã xuất hiện trong mắt công chúng với vị thế một mẫu trang phục tề chỉnh, sử dụng trong tế lễ cúng bái, trong những hoàn cảnh trang nghiêm hệ trọng. Người ta chưa quen với chiếc áo này xuất hiện nơi xô bồ, sinh hoạt xã hội thường nhật. Mẫu áo ngũ thân được mọi người quen thấy, cũng là mẫu áo tay thụng, đi kèm khăn vấn... chuyên về lễ lạt nghi thức. Do đó, khi một số bạn trẻ mặc loại áo ngũ thân chuyên dụng cho tế lễ nghi thức này để chạy trên đường marathon, thật ra cũng không phải đúng cách thức. Thậm chí nếu lạm dụng những chiếc áo này, sẽ tạo phản cảm với xã hội. Điều này là đúng và cần được điều chỉnh lại"- ông Hải nhận định. (danviet.vn 29/12)

 
 
 

3.  Sôi động Ngày hội Lân Huế

Tối 29/12, tại Trung tâm Thể thao tỉnh (số 01 Hà Huy Tập, TP. Huế), khai mạc Ngày hội Lân Huế 2020, với sự tham gia của gần 40 đội lân chuyên nghiệp đến từ khắp mọi miền đất nước và các đội lân chủ nhà Huế.

Ngày hội Lân Huế 2020 là lần thứ 3 ngày hội được tổ chức, nhằm tạo ra lễ hội cộng đồng có sức hút với công chúng và du khách

Đây là lễ hội mang tính cộng đồng cuối cùng trong chuỗi lễ hội dịp cuối năm 2020 do Sở Du lịch phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh tổ chức, nhằm triển khai chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ năm 2020; triển khai đề án phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021.

Trong đêm khai mạc, những phần thi “Mai Hoa Thung” của các đội lân đòi hỏi kỹ thuật cao và cả tính mạo hiểm đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách đã đến thưởng thức. Với kỹ năng điêu luyện, cùng thần thái uy dũng, những màn biểu diễn đã tạo được không khí sôi động, mãn nhãn đối với khán giả.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng ban tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020 cho biết, ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật múa dân gian đường phố của Việt Nam, ngày hội còn là món quà độc đáo của ban tổ chức dành tặng người dân địa phương và du khách ghé thăm Huế trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Kết quả đêm thi “Mai Hoa Thung”: Giải Nhất thuộc về đội lân Bạch Ngọc Đường - Huế; Giải Nhì đội lân Hào Dũng - Đồng Tháp và Giải Ba thuộc về đội lân Bạch Hổ - Đà Nẵng.

Tối 30/12, diễn ra đêm thứ hai của ngày hội, cũng là đêm cuối với phần thi “Nhất Địa Bửu”. (baothuathienhue.vn 30/12)

 
 
 

4.  Cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa

Huế có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp văn hóa, với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được khẳng định, tôn vinh, các lễ hội, nghề thủ công, ẩm thực cùng môi trường tự nhiên, cảnh quan...

Cơ hội

Năm 2019 và 2020 đánh dấu sức hút của Huế đối với điện ảnh khi có nhiều bộ phim được quay tại Huế, được khán giả đón nhận nồng nhiệt. “Gái già lắm chiêu 3” và “Mắt biếc” có doanh thu trên 100 tỷ đồng, “Hoa nở về đêm” dự Liên hoan phim Cannes... Nhiều người kỳ vọng, đây là khởi đầu để đưa Huế trở thành phim trường trong tương lai. Đạo diễn Victor Vũ khẳng định, chính những nét đẹp văn hóa rất riêng của Huế thu hút mãnh liệt tâm hồn của nhà làm phim, chắc chắn Huế có đầy đủ tiềm năng để trở thành phim trường lớn.

Chia sẻ cơ hội phát triển văn hóa dưới góc nhìn điện ảnh tại sự kiện Innovation Day 2020, đạo diễn Trần Nguyễn Bảo Nhân cho rằng, Huế phù hợp để phát triển công nghiệp văn hóa, vì Huế có bản sắc văn hóa truyền thống rất riêng, đặc trưng. Theo anh, Huế nên là một thị trường ngách cung ứng dịch vụ và nhân lực cho công nghiệp điện ảnh. Ngoài ưu điểm về bối cảnh, doanh nghiệp tại Huế có thể tham gia cung cấp diễn viên quần chúng, viết kịch bản, trợ lý sản xuất, thời trang, âm nhạc, đạo cụ, thiết kế, dịch vụ lưu trú...

Đạo diễn Bảo Nhân phân tích: “Điện ảnh là sản phẩm có thể mang giá trị văn hóa, con người vượt biên giới đi khắp mọi nơi và đem về giá trị kinh tế cho Huế. Cơ hội đang dần mở ra khi các dự án phim bom tấn có kinh phí trên 20 tỷ đồng chọn về Huế thực hiện các cảnh quay. Huế có không gian, bối cảnh phù hợp với dòng phim retro, cổ trang, xu hướng phim sẽ trở lại mạnh mẽ trong thời gian tới. Đó là ưu điểm bước đầu, là thị trường ngách để chào mời các nhà sản xuất. Huế đang sở hữu đội ngũ nhân lực trẻ, chính quyền cởi mở đón nhận các đoàn phim. Huế cũng đang tập trung phát triển công nghệ làm nền tảng. Mọi thứ dường như đang diễn biến mắt xích với nhau một cách hợp lý”.

Từng triển khai nhiều sự kiện quan trọng cho khách hàng tại Huế, ông Vũ Trung Hiệp, Giám đốc Điều hành LinkStar cho rằng, qua 20 năm kinh nghiệm tổ chức chuỗi sự kiện Festival Huế, Huế hoàn toàn có đủ năng lực phát triển thành điểm đến tổ chức sự kiện nhưng cần đổi mới, mở rộng chủ đề lễ hội và loại hình sự kiện khác nhau nhằm tăng tính hấp dẫn. Huế còn cần thêm những không gian hoặc tổ hợp hiện đại có thể đăng cai các liên hoan phim, tổ chức các liveshow âm nhạc và những doanh nghiệp có thể cung ứng các phần việc tại chỗ.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, việc xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài” tạo ra cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ khi tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng, giới thiệu, quảng bá sản phẩm áo dài Huế đến với cộng đồng người Việt và bạn bè quốc tế. Ông Hải nhẩm tính: “Năm 2019, Huế đón hơn 4,9 triệu lượt khách. Nếu phục vụ được 20% lượng khách đến Huế may áo dài với chi phí tầm 1 triệu đồng/khách, doanh thu dự kiến có thể đạt khoảng trên 900 tỷ đồng. Cùng với áo dài, có thể thúc đẩy phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, phụ kiện hỗ trợ. Đây chính là cách phát triển công nghiệp văn hóa, vừa kinh doanh, tạo công ăn việc làm, nguồn thu ngân sách, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống”.

Có chiến lược cụ thể

Tại nhiều quốc gia, công nghiệp văn hóa trở thành ngành “hái ra tiền”. Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nền kinh tế điển hình chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa – công nghiệp sáng tạo. Đạo diễn Bảo Nhân dẫn chứng, các hoạt động giải trí, truyền hình, quảng cáo đã đóng góp hơn 85% tổng GDP quốc gia của Hồng Kông từ năm 2005 – 2018. Nhật Bản có doanh thu trung bình lên đến 2 tỷ USD từ viết truyện, xuất bản truyện, làm quà lưu niệm từ truyện... Hàn Quốc cũng không kém cạnh với những nhóm nhạc, phim ảnh được ưa chuộng trên toàn cầu. Trong bối cảnh bùng nổ của 4.0, công nghiệp văn hóa đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển.

Huế có tiềm năng để phát triển công nghiệp văn hóa, thể hiện qua kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được khẳng định, tôn vinh, các lễ hội, nghề thủ công, ẩm thực cùng môi trường tự nhiên, cảnh quan... Huế đã tập trung khai thác tiềm năng này để phát triển công nghiệp văn hóa, thể hiện qua việc xây dựng thương hiệu Festival Huế, thành phố văn hóa ASEAN; khai thác chuỗi giá trị từ di sản, di tích, bảo tàng, nghề thủ công truyền thống...

TS. Phan Thanh Hải khẳng định, Thừa Thiên Huế sẽ được rất nhiều nếu phát triển công nghiệp văn hóa đúng nghĩa. Giàu có nhờ lợi thế văn hóa di sản, sang trọng lên vì thương hiệu và thực sự trở thành một thành phố “đáng sống”. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ văn hóa có tính cạnh tranh cao, tạo thêm công ăn việc làm ổn định, đóng góp tích cực cho nền kinh tế, góp phần mang văn hóa Huế ra với thế giới.

Thừa Thiên Huế cũng đang đứng trước nhiều thách thức: sự cạnh tranh quyết liệt của các địa phương khác; ngành công nghiệp văn hóa của Huế còn nhỏ, yếu, trong khi văn hóa và công nghiệp văn hóa đòi hỏi sự đầu tư lớn và có chiều sâu. Việc thiếu đầu tư cho các thiết chế văn hóa, dịch vụ khiến Thừa Thiên Huế đến nay vẫn chưa khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, không có khả năng đón đoàn khách lớn, không cung ứng được yêu cầu cao cấp của khách...

Để thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, cần thay đổi cách tiếp cận, cách nhìn về văn hóa, phải xem di sản văn hóa là “quỹ” để phát triển. “Đầu tư cho văn hóa phải mang tầm chiến lược, có chiều sâu để phục vụ phát triển bền vững. Đó là đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế bài bản, đào tạo con người, xây dựng nguồn nhân lực, nghiên cứu nhằm đưa ra những chính sách phù hợp, linh hoạt để giải phóng tiềm năng. Vấn đề cốt lõi là phải thực sự tôn trọng văn hóa, di sản, xem đó là nguồn lực để phát triển, vừa phát huy thế mạnh của nó nhưng vừa giữ gìn, nâng niu, bồi đắp… Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá thế mạnh của địa phương, làm cho văn hóa, di sản Huế trở nên hấp dẫn khó cưỡng đối với nhà đầu tư, du khách; làm cho mỗi người dân Huế không chỉ tự hào mà còn biết tham gia vào chuỗi khai thác, phát huy giá trị di sản”, ông Hải nhấn mạnh.

Cùng với chính sách cởi mở của tỉnh trong những năm gần đây, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị là “chìa khóa vàng” để thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển. Điều cần thiết là xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Cùng với đó là các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp khởi nghiệp... (baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
 

5.  Cách làm bún hến xứ Huế tại nhà ngon, đơn giản nhất

Bún hến Huế nổi tiếng với vị đặc trưng phần thịt hến ngọt thơm, đậu phộng, tóp mỡ béo ngậy, các loại rau ăn kèm hòa quyện trong vị mắm ruốc đã làm nên món bún hến say mê lòng người.

Nguyên liệu làm bún hến Huế

300 gram hến

Vài con nghêu

500 gram bún

1 hoa chuối non

1 bó rau răm

1 bó rau thơm

100 gram giá đỗ

1 trái chanh lớn

1/2 chén đậu phộng còn nguyên vỏ

3 muỗng cà phê mắm ruốc ngon

1 muỗng cà phê ớt

Ít tóp mỡ chiên giòn

1 nhánh nhỏ gừng

1 quả khế

Một ít dọc mùng (bạc hà)

Gia vị; muối, chút bột ngọt, nước mắm ngon.

Các bước làm bún hến Huế

Bước 1: Hoa chuối thái sợi nhỏ, ngâm với nước, cắt vài lát chanh bỏ vào để giúp hoa chuối không bị đen. Khế rửa sạch, thái lát.

Bước 2: Giá đỗ rửa sạch, để ráo rồi mang trụng sơ cho chín. Dọc mùng rửa sạch, tước bỏ vỏ rồi đem thái sợi. Rau răm, rau thơm rửa sạch rồi cũng thái sợi.

Bước 3: Thịt hến mang rửa sạch, để ráo. Nếu dùng hến còn nguyên vỏ thì bạn đem đãi sạch rồi luộc chín, tách riêng lấy thịt, bỏ vỏ và giữ lại phần nước luộc.

Bước 4: Làm nóng chảo nhỏ trên bếp với chút dầu ăn, cho tỏi băm vào phi tỏi thơm rồi thả hến vào xào và đảo đều tay.

Bước 5: Hến chín cho chút muối, ớt bột, bột ngọt, nêm cho vừa miệng thì tắt bếp.

Bước 6: Làm nóng dầu ăn cùng chút màu điều trong chảo sâu lòng. Sau đó, thả đậu phộng nguyên vỏ vào chiên vàng cho chín rồi đổ ra bát nhỏ, để riêng.

Bước 7: Nghêu làm sạch, cho vào nồi, thêm chút muối, vài lát gừng rồi đổ nước vào đun sôi. Nếu có nước luộc hến thì bạn đổ vào đun sôi chung luôn.

Bước 8: Tắt bếp, lọc lấy nước luộc nghêu, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Bước 9: Ớt, tỏi giã nhuyễn, đem trộn vào với 3 muỗng cà phê mắm ruốc. Cho chút đường, ít nước luộc nghêu vào rồi trộn đều cho ruốc tan.

Bước 10: Chuẩn bị một tô lớn, cho các loại rau đã sơ chế gồm dọc mùng, rau thơm, giá đỗ, khế vào bát. Sau đó, cho thêm bún, hến, đậu phộng, tóp mỡ vào. Cuối cùng dọn tô bún hến ra cùng với bát đựng nước luộc nghêu và nước mắm ruốc mời mọi người thưởng thức luôn khi còn nóng. (giadinhvietnam.com 29/12)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Nụ cười trên tay khi có đồ chơi mới

(Video baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
 

2.  Bảo hiểm xã hội TT-Huế phối hợp Vietcombank tặng thẻ BHYT cho gần 350 người dân

Gần 350 người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ tại các xã, phường thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế được trao tặng thẻ bảo hiểm y tế.

Chiều 28/12, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Thừa Thiên Huế trao tặng gần 350 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với mong muốn không để người dân nằm ngoài lưới an sinh đặc biệt là trong thời điểm họ gặp khó khăn nhất, Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế hỗ trợ tiền đóng BHYT (phần của đối tượng tham gia BHYT tự đóng) cho gần 350 người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ tại các xã, phường thấp trũng của thị xã Hương Trà với tổng giá trị tài trợ xấp xỉ 100 triệu đồng.

Việc trao tặng thẻ BHYT chính là trao tặng sự an tâm cho người dân. Những tấm thẻ BHYT này sẽ giúp người dân có thêm điểm tựa, không phải lo lắng nếu chẳng may ốm đau, bệnh tật và tiếp thêm động lực để người dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.

Ngoài nỗ lực của BHXH tỉnh, cùng với sự chung tay của các mạnh thường quân, công tác BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến cuối năm 2020, số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.144.950 người, độ bao phủ BHYT đạt 98,82 % so với dân số, vượt 8,32% so với chỉ tiêu được giao tại Quyết định 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thừa Thiên Huế là địa phương nằm trong top đầu của cả nước về độ bao phủ BHYT. (etime.danviet.vn 29/12)

 
 
 

3.  Cần những cách làm hay

Giảm nghèo bền vững luôn là một mục tiêu lớn, xuyên suốt được các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm, bảo đảm các nguồn lực thực hiện. Trong đó, giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số luôn đặc biệt được dành nhiều ưu tiên, song kết quả vẫn chưa cao.

Giảm nghèo chưa đồng đều

Số liệu tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, toàn tỉnh có 13.225 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 5.137 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38,84% và 771 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,83%.

Qua gần 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo, đến đầu năm 2020, toàn tỉnh có 14.280 hộ dân tộc thiểu số, trong đó có 2.826 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19,79% và 2.342 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 16,4%.

Bình quân, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhiều xã vẫn còn rất cao, có địa phương trên 35%. Đơn cử như một số xã của huyện A Lưới: Đông Sơn có tỷ lệ hộ nghèo 36,69%, Hồng Vân 37,21%, Hồng Trung 37,88%...

Theo đánh giá của Sở LĐTB&XH, từ trước đến nay, tỉnh đã "ưu tiên" đầu tư nhiều nguồn lực vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, chưa bền vững, một bộ phận khá lớn đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nghèo. Một bộ phận khác tuy đã thoát nghèo, nhưng chỉ chuyển sang hộ cận nghèo hoặc tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao và hầu hết bà con dân tộc thiểu số vẫn nặng tâm lý trông chờ ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước.

Sau gần 5 năm (từ 2016 - 2020) thực hiện chương trình giảm nghèo và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, tổng số hộ nghèo và cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ giảm số tuyệt đối là 740 hộ. Trong khi, tổng số hộ nghèo, cận nghèo giảm tuyệt đối trên địa bàn toàn tỉnh qua gần 5 năm là 10.788 hộ. Giai đoạn này, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 8,36% xuống còn 4,17% vào cuối năm 2019 và dự kiến giảm còn dưới 4% vào cuối năm 2020.

Thành quả này được ghi nhận khi vừa qua, Thừa Thiên Huế được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo và phong trào thi đua "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".

Thay đổi cách nghĩ và cách làm

Ông Phan Xuân Sang, Phó Chánh Văn phòng Giảm nghèo tỉnh cho hay, quá trình theo dõi, giám sát thực tế ở các địa phương từ miền núi đến đồng bằng, kể cả khu vực thành thị trên địa bàn tỉnh cho thấy, hầu như báo cáo đánh giá của các địa phương cấp xã, huyện đều có một trong những nguyên nhân, hạn chế là một bộ phận người nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Theo số liệu điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2019, toàn tỉnh có 12.901 hộ nghèo, trong đó có 4.093 hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, đây là những hộ nghèo có người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già neo đơn... thiếu sức lao động nên khó thoát nghèo, chiếm 40,48% so với tổng số hộ nghèo. Nhưng cũng có đến 59,52% là hộ nghèo có thành viên trong gia đình còn nằm trong độ tuổi lao động, nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo. Theo ông Sang, cần "sự thay đổi mạnh mẽ từ suy nghĩ và cách làm", mà trước hết, phải có sự thay đổi từ suy nghĩ, tư tưởng muốn nghèo để thụ hưởng chính sách.

Việc trước tiên, thay vì theo hình thức tuyên truyền chung chung như trước đây, cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động cần tổ chức cho các hộ dân tộc thiểu số đến tận nơi những hộ đồng bào dân tộc thiểu số biết cách làm ăn, chi tiêu tiết kiệm trong sinh hoạt, không lãng phí trong ma chay, cưới hỏi, nên có cuộc sống sung túc, ổn định để tận mắt tham quan, học hỏi kinh nghiệm theo phương châm "nhìn tận mắt, nghe tận tai". Mặt khác, trong tuyên truyền, vận động phải tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, bà con sẽ từng bước thay đổi nhận thức, xóa bỏ dần những tập tục lạc hậu, tiếp thu những cái tốt, khoa học, tiến bộ từ chính cộng đồng của mình.

Trong đầu tư phát triển sản xuất, thay vì đầu tư dàn trải, cào bằng như trước đây, cần khảo sát tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương, từng hộ đồng bào thuộc diện nghèo, xem bà con cần gì để có hướng đầu tư phù hợp theo phương thức cái gì cần thiết cho phát triển sản xuất, cuộc sống thì ưu tiên đầu tư trước, chưa cần thiết chưa đầu tư, không cần thiết kiên quyết không đầu tư.

Những hộ có kinh nghiệm sản xuất, có quyết tâm thoát nghèo, địa phương nên đầu tư trở thành mô hình sản xuất, chăn nuôi điểm, để tổ chức cho các hộ khác tham quan học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

Đối với thanh niên, người trong độ tuổi lao động cần được tuyên truyền, tư vấn học nghề không chỉ theo nhu cầu xã hội mà phải phù hợp với khả năng, điều kiện của người lao động, dễ có được công việc cho thu nhập ổn định. (baothuathienhue.vn 30/12)

 
 
 

4.  Chương trình “Điều ước đoàn viên” đến với cô giáo Võ Thị Phượng Liên

Sáng 29/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Vang tổ chức thăm hỏi và tặng quà hỗ trợ cho cô giáo Võ Thị Phượng Liên, đoàn viên Công đoàn cơ sở Trường tiểu học Dương Nổ (huyện Phú Vang).

Cô giáo Võ Thị Phượng Liên có hai con trai đều bị bệnh tim nặng, một người con học lớp 10 phát bệnh và mất năm 2019; một tháng sau đó, người con đang học Đại học ngành Công nghệ thông tin năm thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh cũng phát bệnh. Hiện nay, em mới phẫu thuật đặt máy trợ tim với chi phí 240 triệu đồng; tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe vẫn cần phẫu thuật ghép tim với chi phí hơn 1 tỷ đồng. Cô Liên là lao động chính trong gia đình, chồng cô là thợ nề, thu nhập bấp bênh nên hoàn cảnh hiện tại rất khó khăn.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Phan Hồng Anh đã trao số tiền hỗ trợ 5 triệu đồng từ nguồn quỹ xã hội do các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp; đại diện LĐLĐ huyện cũng hỗ trợ 1 triệu đồng động viên cô Liên có thêm nguồn kinh phí điều trị bệnh cho con.

Dịp này, LĐLĐ tỉnh cũng thực hiện Chương trình “Điều ước đoàn viên” với mong muốn kêu gọi được nhiều tấm lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí để cô Liên có điều kiện điều trị bệnh cho con. (baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 

1.  Hình thành “Tủ sách Huế” để quảng bá văn hóa Huế

Thời gian qua, nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hóa, người yêu thích sách ở Huế vui mừng khi hay tin Huế đang xây dựng đề án “Tủ sách Huế”. Đề án ra đời với mục tiêu giới thiệu, quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc. Từ đó, giới thiệu những cuốn sách quý, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa giáo dục, văn hóa của vùng đất Cố đô.

Nơi lưu giữ "kho báu" các loại sách quý

Ở Huế, ngoài hệ thống thư viện nhà nước, nhiều tủ sách gia đình được xem là “kho báu” với rất đầu loại sách chuyên đề vô cùng giá trị. Những tủ sách này được những người yêu sách gìn giữ đến ngày hôm nay và xem đó như bảo vật của gia đình.

Không thể không nhắc đến tủ sách của gia đình thầy giáo Nguyễn Hữu Châu Phan (đường Nguyễn Huệ, TP. Huế) với hơn 10.000 cuốn được gây dựng từ thời cụ thân sinh là kỹ sư Nguyễn Hữu Đính. Tiếp đó là nguồn sách do thầy Phan gom góp, sưu tầm. Tủ sách ấy đầy đủ các danh mục từ lâm học, khoa học nhân văn, mỹ thuật, nhưng đặc biệt vẫn là nhiều bộ sách quý về Huế với nhiều thứ tiếng.

Còn rất nhiều tư gia khác có tủ sách riêng cho gia đình và xem đó là “của cải” cất giữ cho các thế hệ con cháu mai sau. Bên cạnh đó, nhiều ngôi chùa, tu viện trên địa bàn Huế đang sở hữu nhiều tủ sách với các kho sách quý chuyên về tôn giáo.

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị được UBND tỉnh giao chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đề án, cho biết, việc lập “Tủ sách Huế” là một trong những định hướng lớn của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh, không chỉ hệ thống thư viện, mà có rất nhiều tủ sách gia đình đồ sộ, trong đó có nhiều cuốn sách hay, quý ở nhiều thể loại, lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình xây dựng đề án, Sở sẽ thực hiện kế hoạch tổng thể, từ việc mời gọi những đơn vị, tư nhân sở hữu những tủ sách, cuốn sách quý để phát huy giá trị, lan tỏa đến cộng đồng cũng như bảo quản và gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

“Sở cũng sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công nghệ trong việc bảo quản, lưu giữ để phát huy hiệu quả, giá trị của Tủ sách Huế”, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Xuân Sơn, chia sẻ.

Trong khi đó, theo Nhà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế), ông cảm thấy rất vui khi nghe được thông tin Huế đang xây dựng đề án “Tủ sách Huế”. Điều này cho thấy sự quan tâm, và xa hơn là việc bảo tồn nhiều tủ sách, nhiều cuốn sách về Huế đang có nguy cơ bị thất lạc, tẩu tán.

 “Tôi nghĩ rằng, nhiều người sở hữu các tủ sách, cuốn sách quý, ai cũng muốn một ngày sẽ công bố, đưa ra với công chúng. Nhưng quan trọng, là cách ứng xử, đón nhận của chúng ta với cuốn sách, với những người sưu tầm đó ra sao. Đằng sau mỗi cuốn sách là một hành trình, là sự trân trọng mà người sưu tầm dành hết tâm huyết vào đó. Nếu tỉnh làm được việc này bằng tất cả sự trân trọng và bài bản, tôi tin người ta sẽ hưởng ứng”, Nhà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng, khẳng định.

Nhiều ý nghĩa nhân văn từ việc xây dựng “Tủ sách Huế”

Theo đề án thì việc xây dựng “Tủ sách Huế” nhằm bảo tồn nhiều tủ sách, nhiều cuốn sách về Huế đang có nguy cơ bị thất lạc, tẩu tán. Trong quá trình xây dựng đề án này, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổng thể, từ việc mời gọi những đơn vị, tư nhân sở hữu những tủ sách, cuốn sách quý để phát huy giá trị, lan tỏa đến cộng đồng cũng như bảo quản và gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công nghệ trong việc bảo quản, lưu giữ để phát huy hiệu quả, giá trị của “Tủ sách Huế”. Và việc số hóa các đầu sách là một ví dụ.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ, ý tưởng về xây dựng “Tủ sách Huế” nhằm hướng đến 3 mục tiêu. Thứ nhất là giới thiệu về Huế thông qua các tác phẩm, những đầu sách độc, lạ, có giá trị được sưu tầm, phục dựng. Thứ hai, đây là cơ hội khôi phục các đầu sách viết về Huế, khích lệ văn hóa đọc đang dần mai một, hướng tới xây dựng một xã hội đọc sách. Thứ ba, là thông qua tủ sách này, xây dựng món quà tặng mang ý nghĩa nhân văn của người Huế tặng cho du khách thập phương khi đến Huế. Khi đó, sách sẽ trở thành quà tặng.

Những tác phẩm, tác giả được tuyển chọn tham gia “Tủ sách Huế” là những tác phẩm có giá trị, được Hội đồng thẩm định và tuyển chọn chuyên ngành do tỉnh lập để lựa chọn một cách khách quan, công tâm. Hội đồng này tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát nguồn tư liệu văn hiến về Phú Xuân - Huế từ thực địa và tại các cơ quan lưu trữ Trung ương, địa phương. Hiện kho tàng tư liệu về văn hiến Phú Xuân - Huế trong và ngoài nước còn nhiều và cần được tiếp tục khai thác, bổ sung để cung cấp cho bạn đọc những nội dung, kiến thức, câu chuyện phong phú, toàn diện, đa chiều về mảnh đất Cố đô này.

Cũng theo ông Phan Ngọc Thọ, “Tủ sách Huế” sẽ có con dấu nhận diện, logo nhận diện, giống như đặc sản Huế - ai đã được đóng dấu nhận diện rồi xem như có giá trị vì đã được hội đồng thẩm định của tỉnh ghi nhận. Còn đối với việc in sách nào tùy thuộc vào việc huy động nguồn lực, tùy thuộc vào hội đồng thẩm định, vào nhà xuất bản… Khi đã hình thành “Tủ sách Huế”, tỉnh sẽ có những cuộc đấu giá những đầu sách quý, hiếm, có không gian trưng bày và giới thiệu sách Huế, có không gian đường sách Huế thật ý nghĩa.

Hiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo sở, ngành liên quan cho sưu tầm một thư mục về sách Huế. Tức là các đầu sách đang nằm ở các nước, trong nước, tại các thư viện, nhà dân đều được lên danh sách và phân loại công phu, huy động sự tham gia xã hội hóa của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở đó, hội đồng thẩm định sẽ tuyển chọn theo từng giai đoạn, từng chủ đề.

Có thể đây là cây thư mục quan trọng, phân theo tuyến thời kỳ theo thứ tự thời các vua chúa, thời kỳ trước 1945, trước 1975, sách thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ chống Mỹ, sách thời kỳ đương đại, sách nằm ở thư viện các nước, sách đang nằm ở các thư viện tư nhân… Bước tiếp theo là triển khai thi và xây dựng logo nhận diện “Tủ sách Huế”, đồng thời thiết kế để phát huy vai trò logo ấy.

“Tôi sẽ viết thư ngỏ kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp đầu sách cho “Tủ sách Huế”. Cùng với đó, sẽ xây dựng một nguồn quỹ cho “Tủ sách Huế”, để huy động nguồn lực cho việc hình thành, in ấn, phát hành, nuôi dưỡng “Tủ sách Huế””, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ, chia sẻ.

Hình thành “Tủ sách Huế” là việc làm thiết thực và cần thiết để giữ gìn văn hóa đọc trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, đồng thời tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể đối với việc sáng tác, quảng bá, lưu giữ sách; nâng cao nhận thức của Nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Thông qua “Tủ sách Huế” cũng sẽ góp phần giới thiệu và quảng bá văn hóa, con người xứ Huế, những giá trị đã được chắt lọc và thể hiện trên từng cuốn sách, có giá trị trường tồn mãi với thời gian. (doanhnghiepvn.vn 29/12)

 
 
 

2.  Giao lưu ca Huế

40 giáo viên tham gia lớp tập huấn ca Huế vừa có buổi giao lưu thú vị với nghệ nhân, nghệ sĩ của CLB Ca Huế thính phòng. Các giáo viên đã được nghe các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ CLB Ca Huế thính phòng trình diễn các bài bản, làn điệu ca Huế, như: Long ngâm, Cổ bản, Lộng điệp, Phẩm tuyết… Các giáo viên cũng trình diễn những làn điệu vừa học được sau khóa tập huấn, như: Hò giã gạo, Hành vân, Lưu thủy, Kim tiền…

Lớp tập huấn ca Huế do Sở VH- TT phối hợp với Sở GD- ĐT tỉnh TT- Huế tổ chức, gồm các giáo viên âm nhạc đến từ các trường THCS thuộc thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền. Đây là hoạt động nằm trong chương trình đưa di sản ca Huế vào trường học, trang bị cho giáo viên kỹ năng hát các làn điệu dân ca và ca Huế để truyền đạt cho học sinh. (cadn.com.vn 29/12)

 
 
 

3.  Trao hàng trăm món đồ chơi cho học sinh mầm non xã Quảng Thành

Ngày 29/12, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam và Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam trao hàng trăm món đồ chơi cho học sinh mầm non ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền.

Các đơn vị, tổ chức đã đến trao tại đồ chơi tại Trường mầm non Phú Thanh và Trường mầm non Kim Thành. Tổng giá trị các món đồ chơi ở cả hai trường là 50 triệu đồng.

Đây là những món đồ chơi được lựa chọn kỹ lượng, đảm bảo tính an toàn và có thể giúp các em phát triển tư duy, nâng cao sức khỏe bằng vận động thể thao thông qua các món đồ chơi, như búp bê, bộ đếm số, bộ học chữ cái, bóng nhựa…

Trước đó, Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam và Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam phối hợp với  Hội Nhà báo tỉnh đã hỗ trợ dụng cụ học tập, trao kinh phí sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất dạy học, trao xe đạp cho các học sinh khó khăn tại hai huyện Quảng Điền và Phong Điền. (baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
Y TẾ
 

1.  Phát hiện 9 trường hợp nhập cảnh trái phép nghi mắc Covid-19 đi từ Bắc vào Nam

Xe khách chở 14 người (trong đó có 5 người Trung Quốc) xuất phát từ Hải Phòng, trên đường di chuyển dừng ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Quy Nhơn, Phú Yên, Phan Thiết. Khi đến quận Thủ Đức, TPHCM thì bị CSGT Bình Triệu kiểm tra, phát hiện.

Chiều 29-12, Trung tâm Y tế quận Thủ Đức cho biết, vừa tiếp nhận thông tin từ cảnh sát giao thông Bình Triệu đang tiến hành điều tra, xác minh và ghi nhận 9 trường hợp nhập cảnh trái phép đi từ Bắc vào ra Nam. Trong đó có 5 người Trung Quốc và 4 người Việt Nam.

Cụ thể, 5 người Trung Quốc là Chen Wen Gang (SN 2003), Zhang Chen Rong (SN 2003), Zeng De Hao (SN 2003), Zhang Fu Bing (SN 2002) và Yuan Peng Yang (SN 2002).

4 người Việt Nam là Lê Hồng Oanh (SN 1967), Nguyễn Tiến Dũng (SN 1972), Trịnh Công Quế (SN 1962) và Đoàn Văn Huyên (SN 1967).

Trước đó, vào lúc 1 giờ 45 ngày 28-12 tại địa chỉ 171 Quốc lộ 1A, khu phố 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức Cảnh sát giao thông Bình Triệu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên xe khách BKS 51B- 09750 có 5 khách là người Trung Quốc nhập cảnh trái phép không có giấy tờ tùy thân và 4 người Việt Nam (1 hành khách, 2 tài xế và 1 phụ xe).

Qua điều tra, xe khách BKS 51B-09750 xuất phát lúc 7 giờ 30 ngày 26-12 từ bến xe Thượng Lý (Hải Phòng), trên xe vận chuyển khoảng 14 khách, đến 1 giờ 30 ngày 26-12 dừng xe ăn trưa tại quán cơm Hải Ánh (Quảng Xương - Thanh Hóa) sau đó tiếp tục di chuyển và dừng ăn tối tại quán cơm Hoài Thương (Tùy Anh - Hà Tĩnh) rồi di chuyển đến đổ dầu ở cây xăng 17 tại Huế lúc 2 giờ ngày 27-12.

Xe tiếp tục di chuyển đến Quy Nhơn (Bình Định) rồi dừng đổ dầu tại cây xăng 7 Cường; di chuyển đến Phú Yên ăn trưa tại quán cơm Quê Hương lúc 10 giờ 30 ngày 27-12; sau đó di chuyển đến ăn tối tại Phan Thiết (Bình Thuận) lúc 18 giờ ngày 27-12; rồi tiếp tục đi thẳng đến địa chỉ 171 quốc lộ 1A, khu phố 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM để bỏ hàng hóa và bị CSGT kiểm tra.

Tài xế xe khách khai báo, trên đường đi có một số khách lên xuống xe nhưng không nắm được thông tin cụ thể của khách.

Sau khi nắm bắt thông tin, Trung tâm Y tế quận Thủ Đức phối hợp cùng CSGT Bình triệu và Công An phường Bình Chiểu đã lấy mẫu và đưa 5 người Trung Quốc đến Khu cách ly tập trung tại Củ Chi; 4 khách Việt Nam thực hiện lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại Khu cách ly tập trung quận Thủ Đức.

Đồng thời, Trung tâm Y tế quận Thủ Đức cũng đã phối hợp cùng Trạm y tế tiến hành phun thuốc sát khuẩn, khử trùng bằng Cloramin B toàn bộ xe khách BKS 51B- 09750. (sggp.org.vn 29/12)

 
 
 

2.  Covid-19 nguy cơ bùng phát dịp Tết, Chủ tịch Thừa Thiên-Huế chỉ đạo "nóng"

Tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu triển khai công tác đảm bảo trật tự ATGT gắn với phòng chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán…

Chiều 29/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu các Sở, ban ngành, địa phương tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT, kiềm chế TNGT dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyễn đán Tân Sửu và lễ hội Xuân 2021 gắn với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh mở đợt cao điểm ra quân TTKS, bảo đảm trật tự ATGT, TTXH, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy.

 Đẩy mạnh TTKS trên các tuyến, địa bàn giao thông trọng điểm, tập trung xử lý nghiêm các đối tượng, phương tiện, nguyên nhân chủ yếu xảy ra TNGT trong thời gian qua; kiểm tra các điều kiện kinh doanh, bảo đảm an toàn cho phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông, gồm cả đường thủy nội địa tại các bến khách ngang sông, bến hành khách.

Tổ chức ký cam kết bảo đảm ATGT cho các doanh nghiệp vận tải, lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn. Có phương án vừa bảo đảm ATGT đối với phương tiện vận tải hành khách từ các tỉnh, thành phố đến Thừa Thiên Huế, vừa bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi nhiệm vụ và người dân.

Phối hợp với Sở GTVT, Chi cục QLĐB II.6 đề xuất các giải pháp trong tổ chức giao thông, xử lý khắc phục ngay các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; xử lý nghiêm các đơn vị thi công trên đường bộ đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn; có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, sẵn sàng giải toả, cứu nạn kịp thời khi xảy ra sự cố, TNGT.

Sở GTVT yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, các bến xe huy động tối đa phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn ATKT đáp ứng nhu cầu đi lại nhân dân; ứng dụng CNTT trong việc quản lý, bán vé, nâng cao chất lượng dịch vụ, niêm yết công khai giá vé theo tuyến, thời gian và loại hình dịch vụ; tuân thủ nghiêm các quy định và chỉ đạo về phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là tại các đầu mối giao thông chính, trên phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), người điều khiển và nhân viên phục vụ trên phương tiện.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc niêm yết đầy đủ các thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 tại các đầu mối giao thông: bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng… và trên các phương tiện VTHKCC.

Chỉ đạo các đơn vị vận tải phối hợp các tổ chức đoàn thể, các trường đại học, ban quản lý các khu công nghiệp tổ chức xe phục vụ sinh viên, người lao động ở các tỉnh về quê ăn tết thuận lợi, bảo đảm ATGT và phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả.

Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ, đơn vị thi công khắc phục các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông do bị xuống cấp, hư hỏng trong các đợt bão lụt vừa qua; hoàn thành công tác nâng cấp, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và các tuyến giao thông trọng điểm đảm bảo an toàn…

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và đơn vị máu dự trữ để đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân TNGT, giảm thiểu thiệt hại về người trong trường hợp xảy ra TNGT.

Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện kiểm tra chất ma tuý và nồng độ cồn đối với người vào cấp cứu do TNGT. Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm virus Covid-19 tại các đầu mối giao thông và trên phương tiện vận tải công cộng. (atgt.vn 29/12)

 
 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
 

1.  Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 12 trí thức Khoa học Công nghệ tiêu biểu

Tôn vinh Trí thức Khoa học Công nghệ tiêu biểu là hoạt động thường niên do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Năm 2020, có 12 nhà khoa học tiêu biểu được vinh danh.

Tối 28/12/2020, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ tôn vinh Trí thức Khoa học Công nghệ (KHCN) lần thứ IV năm 2020. Đã có 12 nhà khoa học tiêu biểu đã được Ban Tổ chức tôn vinh, nhằm ghi nhận những đóng góp không ngừng nghỉ của họ đối với tỉnh nhà.

Theo GS-TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế, đội ngũ trí thức của tỉnh được đánh giá là đứng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đứng thứ ba toàn quốc về số lượng, với hơn 40.000 người có trình độ từ cao đẳng trở lên và đa dạng về ngành nghề đào tạo. Hiện Thừa Thiên Huế có trên 286 giáo sư, phó giáo sư, gần 800 tiến sĩ, hơn 1.000 thạc sĩ, hơn 200 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú.

“Trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh, vai trò của trí thức là vô cùng quan trọng, đội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hăng hái hoạt động khoa học góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định quan điểm và định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, CNTT và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

“Với trọng trách bảo tồn di sản, tỉnh định hướng phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy giá trị di sản theo hướng chuyển tiếp, tiếp nối quá khứ với tương lai, truyền thống với hiện đại. Đề nghị Liên hiệp hội và đội ngũ trí thức KHCN của tỉnh cần phát huy hơn nữa tính tích cực chủ động và sáng tạo. Mong muốn đội ngũ trí thức, đặc biệt là 12 trí thức tiêu biểu được tôn vinh lần này tiếp tục đồng hành với tỉnh nhà, phát huy tinh thần yêu nước, cống hiến những tài năng, trí tuệ để xây dựng quê hương ngày càng phát triển”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, nhấn mạnh.

 Ông Phương cũng đề nghị, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh cùng các ngành chức năng cần có trách nhiệm tăng cường phối hợp tổ chức các phong trào, các sân chơi tri thức, thi đua lao động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước xác định KHCN, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; xây dựng đội ngũ trí thức, đội ngũ lao động, sáng tạo trong giai đoạn cuộc cách mạng 4.0, góp phần vào công cuộc xây dựng tỉnh trở thành thành phố Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Được biết, qua 4 lần tổ chức, Ban Tổ chức đã xét chọn và tôn vinh 60 nhà khoa học công nghệ tiêu biểu với những thành tựu nổi bật của họ đã được biết tới không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn trên tầm quốc tế. (doanhnghiepvn.vn 29/12)

 
 
DOANH NGHIỆP
 

1.  Doanh nghiệp xi măng chú trọng hiệu quả trong sản xuất

Trước khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Xi măng Đồng Lâm) triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, từ tiết giảm chi phí đến sắp xếp bộ máy tinh gọn hiệu quả với việc cải tiến, cải tạo, áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất.

Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu xi măng cho xây dựng; sản lượng bán ra sụt giảm mạnh; giao hàng khó khăn; chi phí đầu vào tăng cao do thực hiện các biện pháp phòng dịch và ảnh hưởng đại dịch.

Trong khi đó, các tháng cuối năm 2020, xi măng Đồng Lâm còn ảnh hưởng các đợt mưa lũ lớn kéo dài, sản xuất khó khăn, tiêu thụ sụt giảm, gián đoạn giao hàng.

Trước tình hình đó, Xi măng Đồng Lâm đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, từ tiết giảm chi phí sản xuất đến sắp xếp bộ máy tinh gọn hiệu quả với việc cải tiến, cải tạo, áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất; tiết giảm tiêu hao năng lượng, đầu tư thiết bị hiện đại thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm...

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất Xi măng Đồng Lâm thông tin, kết quả năm 2020, sản lượng clinker, xi măng sản xuất tiêu thụ cao hơn năm 2019, 100% người lao động được bố trí đủ việc làm, lương thưởng đầy đủ theo chế độ chính sách. Công nhân đi làm hay trực chiến ứng phó trong các ngày bão, lũ đều được phụ cấp thêm…Đây là điều đáng ghi nhận trong tình hình năm 2020 với nhiều khó khăn dịch bệnh, mưa lũ kéo dài.

Trong đầu tư, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường luôn được chú trọng. Từ đầu năm 2020, nhà máy đã đưa 2 máy đóng bao của hãng Haver Boecker của Đức vào hoạt động, nâng công suất thêm 240 tấn/giờ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng. Môi trường ở khu đóng bao được cải thiện rõ rệt, hạn chế tối đa bụi xi măng phát ra khi đóng bao; bao bì sạch đẹp và đặc biệt là máy đóng bao tự động nên người lao động được đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khỏe, môi trường. Việc đếm bao giao cho khách hàng cũng hoàn toàn tự động, chuẩn xác, minh bạch...., tạo niềm tin cho khách hàng.

Việc sắp xếp nhân sự hợp lý giúp nâng cao hiệu suất lao động. Công ty cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng, cung ứng thêm cho thị trường 500.000- 700.000 tấn xi măng/năm, tăng hiệu quả sản xuất, tiết giảm chi phí giá thành. Công ty cũng không ngừng cải tiến, bảo trì hệ thống lọc bụi để lọc bụi tối đa, thu hồi bụi tối đa, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo môi trường xung quanh.

Công ty đang tiến hành lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, dự kiến năm 2021 đi vào hoạt động, có thể tự cung ứng đến 30% sản lượng điện cho nhà máy. Đối với việc cải tiến trong khâu giao hàng thì trong năm 2020, việc cung ứng giao hàng cho khách hàng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng Lâm đã triển khai thêm các kho hàng ở các thị trường xa nhà máy để đảm bảo luôn cung ứng đủ xi măng theo yêu cầu của khách hàng. Điều này đã nâng cao sản lượng tiêu thụ và đảm bảo hài lòng khách hàng cần là có hàng ngay.

Một trong những thành công của đơn vị là đã và đang đẩy mạnh sử dụng đá vôi có hàm lượng ma-giê cao vào sản xuất, cũng như đang triển khai sử dụng tro xỉ góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính... nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm. Thành công của đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần đạt các chỉ tiêu năm 2020 trong tình hình nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh và thiên tai đã làm tiền đề cho bước vươn lên của xi măng Đồng Lâm trong năm 2021 với hy vọng năm 2021 dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, mưa lũ cũng đã qua thời điểm lịch sử.

Với xi măng Đồng Lâm, hiệu quả sản xuất còn gắn liền với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng. Riêng trong năm 2020, Đồng Lâm hỗ trợ hơn 300 tấn xi măng cho các xã Phong Xuân, Phong Mỹ (Phong Điền) xây dựng nông thôn mới, xây dựng các con đường bê tông kiên cố, kênh mương nội đồng, các công trình cộng đồng.

Hỗ trợ xi măng xây nhà kiên cố cho Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng ở xã Phong Xuân, hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng trong năm 2020 cho bà con có đất sản xuất lân cận khu mỏ đá vôi, ủng hộ hàng ngàn cái khẩu trang phòng dịch bệnh cho bà con xã Phong Xuân, ủng hộ quỹ phòng chống dịch của địa phương hơn 130 triệu đồng, ủng hộ đất san lấp cho xã Phong An xây dựng các công trình nông thôn mới của xã ...

Để ứng phó, phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong công ty, Đồng Lâm thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 do phó tổng giám đốc công ty làm trưởng ban, ban hành các chỉ đạo, yêu cầu CBCNV tuân thủ nghiêm túc đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, khuyến cáo của ngành y tế, của địa phương. Công tác phòng chống dịch luôn trạng thái chủ động, luôn cảnh giác mọi lúc mọi nơi, đặc biệt trong tiếp xúc với đối tác, khách hàng, tạo nếp sống mới,nếp sinh hoạt mới trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch cho toàn thể CBCNV công ty. (baothuathienhue.vn 30/12)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  HĐND TP. Huế thông qua danh mục phân bổ vốn đầu tư công năm 2021

Nội dung này được HĐND TP. Huế triển khai tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 10, nhiệm kỳ 2016- 2021 diễn ra chiều 29/12. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế - Phan Thiên Định; TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Huế - Hoàng Hải Minh cùng các đại biểu HĐND thành phố.

Tại kỳ họp, UBND TP. Huế đã trình bày tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư các DA, như hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ chỉnh trang di tích Hổ Quyền - Voi Ré, phường Phường Đúc và Thủy Biều; mở rộng, cải tạo bãi chôn lấp rác Thủy Phương. Tờ trình về việc thông qua danh mục và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công năm 2021. Ngoài ra, thành phố đã báo cáo tóm tắt đề án hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ - du lịch về đêm trên địa bàn TP. Huế giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030; HĐND thành phố trình bày tờ trình điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2021.

HĐND TP. Huế đã nhất trí cao và thông qua 6 nghị quyết, gồm: nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư DA mở rộng, cải tạo bãi chôn lấp rác Thủy Phương; nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư DA hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ chỉnh trang di tích Hổ Quyền - Voi Ré; thông qua danh mục và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công năm 2021; nghị quyết phê duyệt đề án hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch về đêm và nghị quyết điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2021… (baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
 

2.  Ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch ở gia súc, gia cầm

Thời điểm này, nếu xảy ra “sự cố” với đàn vật nuôi, nông dân sẽ thiệt hại rất lớn, bởi đa số các trang trại, gia trại gia súc, gia cầm đang chuẩn bị vào thời kỳ xuất chuồng phục vụ thị trường cuối năm và tết Nguyên đán sắp tới.

Cẩn trọng

Những ngày mưa lạnh, kèm theo gió mùa đông bắc tràn về khiến các hộ chăn nuôi đứng ngồi không yên. Các trang trại, gia trại đang cẩn trọng, hạn chế người ra vào để kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ phát dịch.

Lứa lợn 20 con và 1.000 con gà của ông Hoàng Trọng (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) chuẩn bị bước vào thời kỳ xuất chuồng, ngoài che chắn chuồng trại, ông Trọng luôn ưu tiên công tác giữ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

“Mùa đông, nhiệt độ thay đổi là cơ hội cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Do vậy, trang trại của tôi tuyệt đối không cho người lạ ra vào. Cũng thời gian này năm ngoái, bởi không kỹ lưỡng trong khâu phòng dịch nên tôi đã thiệt hại rất lớn”, ông Trọng nói.

Thời gian trở lại đây, người chăn nuôi liên tục gặp khó khăn bởi dịch bệnh, thiên tai khiến nghề chăn nuôi bị thiệt hại, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người nuôi khôi phục lại đàn với hàng loạt biện pháp phòng dịch như, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi...

“Tiền bạc tôi đổ hết vào lứa lợn vụ đông này. Lợn đã đạt 60kg/con, nếu thuận lợi, không chỉ mang lại thu nhập trang trải những ngày tết mà còn có tiền để tái đầu tư. Bây giờ, ngoài chế độ dinh dưỡng, các quy định phòng dịch phải tuyệt đối tuân thủ”, ông Hồ Hữu Lộc (huyện Phong Điền) chia sẻ.

“Phát hiện sớm, xử lý nhanh ”

Ngoài công tác phòng bệnh, các cơ quan chức năng còn hỗ trợ con giống để người dân khôi phục sản xuất

Ông Phan Văn Lự, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền cho biết, để hạn chế thấp nhất thiệt hại trong điều kiện thời tiết bất lợi, cán bộ chăn nuôi hàng tuần được cử về các trang trại, gia trại hướng dẫn người dân cách phòng dịch, tiêu độc khử trùng. “Lợn và gà, bò là các loại vật nuôi chủ yếu được người dân trên địa bàn chọn để phát triển kinh tế. Các gia trại, nông hộ là nơi dịch bệnh có nguy cơ bùng phát bởi người dân thường chủ quan. Đó chính là những nơi mà lực lượng thú y cơ sở cần để mắt. Thời điểm này, nếu bùng phát dịch, nông dân sẽ thiệt hại rất lớn”, ông Lự nói.

Toàn tỉnh hiện có hơn 4,7 triệu con gia súc gia cầm. Với phương châm “Phát hiện sớm, xử lý nhanh”, công tác phòng dịch được đặt lên hàng đầu. Nhiều loại bệnh vẫn chưa có vắc xin phòng chống nên với tập quán chăn nuôi, thả rông gia súc gia cầm, nguy cơ bùng phát, lây lan rất cao.

Theo Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh, ngay từ đầu vụ đông, hàng tấn hóa chất đã được cấp phát về cơ sở giúp người dân tiêu độc. Ngoài dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò lây lan trên diện rộng. Loại bệnh này lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và nước ta chưa có vắc xin phòng bệnh nên việc kiểm soát rất quan trọng. “Khi dịch bệnh viêm da nổi cục xuất hiện ở Quảng Trị, ngành triển khai các chốt chặn kiểm soát. Ngoài ra, vào cuối năm, lượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm có xu hướng tăng nên tại các lò mổ. chúng tôi cử lực lượng kiểm soát chặt chẽ”, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh cho biết.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên vật nuôi vụ đông xuân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. “Chúng tôi đã có nhiều văn bản đốc thúc công tác phòng các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đến tận cơ sở, đặc biệt là sau những đợt lũ lụt liên tiếp vừa qua. Thời gian này, người dân cần dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa,… cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi. Ngoài ra, chúng tôi cũng phối hợp với các đơn vị hỗ trợ giống cho người dân để khôi phục chăn nuôi sau thiên tai”, ông Hưng thông tin. (baothuathienhue.vn 29/12)

 
 
 

3.  Thừa Thiên – Huế: Hết năm 2020 sẽ có 62 xã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến nay toàn tỉnh đã có 58/97 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 59%, hoàn thành chỉ tiêu giai đoạn 2010 - 2020.

Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên – Huế, đến nay toàn tỉnh đã có 62/97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 63,9%, trong đó có 58 xã đã có Quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 4 xã đang thẩm định. Đặc biệt, thị xã Hương Thủy đang hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định nông thôn mới Trung ương họp thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Ngoài ra, huyện Quảng Điền đã có 10/10 xã đạt chuẩn, hiện các Ban, ngành cấp tỉnh đang thẩm tra hồ sơ để UBND tỉnh trình Trung ương thẩm định, xét công nhận.

Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 62/97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 63,9%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh năm đạt 35,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 5,75%. Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh đều tăng đáng kể, như: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,82%; Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 87%, nước hợp vệ sinh đạt 99%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn đạt trên 65%… (baoxaydung.com.vn 29/12)

 
 
 

4.  TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HUẾ VÀ DỊCH VỤ VỀ ĐÊM

(Video quochoitv.vn 29/12)

 
 
 

5.  Thừa Thiên - Huế lo chậm trễ vụ đông xuân

Sau mưa lũ, nhiều địa phương tại Thừa Thiên - Huế đang đối diện với khó khăn trong vụ đông xuân 2020 - 2021.

Từ sau mưa lũ đến nay, các địa phương vùng thấp trũng như xã Quảng An, Quảng Thành, huyện Quảng Điền vẫn chưa triển khai được mùa vụ đông xuân 2020-2021. Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Đông Phú (xã Quảng An) dự kiến đưa vào sản xuất khoảng 240 ha lúa. Tuy nhiên, đến nay, chỉ mới tiến hành vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ, lúa chét và cày lật được khoảng 50 ha; diện tích còn lại hiện nước vẫn đang còn cao chưa thể tiến hành tiêu úng.

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTXNN Đông Phú cho biết, theo khung lịch thời vụ hàng năm của HTX, với nhóm giống dài ngày bắt đầu gieo sạ từ 10/12 và kết thúc 25/12/2020; với nhóm giống ngắn ngày gieo sạ từ 10/1 và kết thúc 20/1/2021. Đến thời điểm hiện tại, nhóm giống dài ngày đã chậm so với khung lịch thời vụ.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là toàn HTX có khoảng 100 ha vùng thấp trũng với cơ cấu gần 100% giống lúa 4B dài ngày, nên đến thời điểm hiện tại khả năng trễ khung lịch thời vụ là rất cao.

Tại  xã Thủy Vân (TX Hương Thủy) và xã Phú Dương (huyện Phú Vang) những ngày này, hàng chục nghìn chậu cúc Tết đang được nông dân tăng cường chăm bón để kịp cung ứng cho thị trường Tết cổ truyền. Đây là vụ hoa Tết được triển khai trồng mới hoặc còn sót lại sau trận lũ vào giữa cuối tháng 11 vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Phương (xã Thủy Vân) cho biết, từ tháng 8 dương lịch, những người trồng hoa Tết đã xuống giống. Năm nay, gia đình ông ươm hơn 1.100 chậu. Trận lũ vừa qua gây ngập úng diện rộng làm 50% lượng hoa bị chết. Tuy không trễ khung lịch thời vụ nhưng do xuống giống chậm, gặp rét, số diện tích còn lại sau mưa lũ với thân cây thấp, nụ hoa không lớn nên dự báo chất lượng hoa cúc Tết năm nay không đạt như mong muốn.

Tình hình mưa lũ kéo dài cũng gây tình trạng thiếu nguồn giống. Xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) được xem là “thủ phủ” rau sạch của tỉnh, với 32 ha rau canh tác quanh năm của 750 hộ dân. Hiện địa phương đang bị thiếu hụt lượng giống rau màu để sản xuất vụ đông xuân 2020-2021.

Theo ông Ngô Hợi, Chủ tịch Hội Nông dân xã, địa phương cần khoảng 3,5 tạ hạt giống rau các loại để sản xuất. Ngoài một số hộ có hạt giống dự trữ và đang xuống giống gieo trồng, đa số người trồng rau ở xã khan hiếm nguồn giống, các đại lý phân phối giống rau trên địa bàn thường xuyên bị “cháy hàng”.

Từ cuối tháng 11/2020, Sở NN&PTNT đã làm việc với các địa phương, yêu cầu chủ động nguồn giống và nhanh chóng khôi phục hệ thống kênh mương nội đồng bị thiệt hại do mưa lũ. Với vùng thấp trũng cần chủ động vật tư nông nghiệp, máy bơm tiêu úng, khi thời tiết thuận lợi là đưa máy móc xuống tiêu úng để làm đất ngay. Trong trường hợp không tiêu úng kịp, một số địa phương sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang sử dụng giống cây ngắn ngày để đảm bảo sản xuất, không để diện tích đất bỏ hoang.

Theo ông Hồ Vang, PGĐ Sở, các HTX đã hợp đồng với đơn vị cung ứng giống và Sở cũng đã phân bổ 1.000 tấn giống các loại cho các địa phương. Nhưng do thời tiết mưa kéo dài, việc triển khai sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt với cây lúa, đã đến thời vụ gieo trồng nhưng nhiều diện tích đang ngập, chưa thể tiêu úng, làm đất, tu sửa kênh mương. Hoa màu cũng không sản xuất được nên việc cung ứng cho thị trường Tết sắp đến sẽ thiếu hụt rất nhiều.

Cũng theo ông Vang, về vấn đề nguy cơ trễ vụ đông xuân năm nay, hiện vẫn chưa thể khẳng định được; bởi nếu cơ cấu giống vụ đông xuân bằng các giống ngắn ngày thì thời vụ sẽ kéo dài đến tháng 2/2021, nhưng với một số địa phương cơ cấu giống dài ngày như Quảng Điền (giống 4B) với thời gian sinh trưởng 155 ngày, thời gian khoảng 25-30/12/2020 là kết thúc gieo sạ, thì chắc chắn là trễ khung lịch thời vụ. (baophapluat.vn 30/12)

 
 
 

6.  Cây trái Nam Đông

Từ chỗ chỉ là “cây nhà lá vườn” để trao đổi, làm quà và quẩn quanh nơi quê, nay cây ăn quả của Nam Đông dần tạo được thương hiệu, từng bước trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Nam Đông trước đây chủ yếu là đồng bào Cơ Tu với tập quán du canh du cư, sau năm 1975 có thêm người dân đồng bằng lên xây dựng kinh tế mới. Với khát vọng xây dựng cuộc sống mới, một thời gian dài người dân Nam Đông cứ loay hoay với câu chuyện trồng cây gì phù hợp, hiệu quả kinh tế cao.

Cơ duyên

Hiện nay, nhắc tới cây ăn quả tại huyện Nam Đông đầu tiên phải kể đến cây cam. Cam Nam Đông giờ đã có thương hiệu, được nhiều người biết đến. Nhưng ít ai biết rằng, quả cam này vốn không có nguồn gốc từ địa phương mà là giống cây ngoại lai, với tên gọi ban đầu là cam Sài Gòn.

Theo lời giới thiệu của Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Nguyễn Hữu Ánh, tôi tìm gặp ông Phan Thế Xê, nguyên Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Nam Đông - người được mệnh danh là “cha đẻ” của cam Nam Đông.

Ông Xê cho biết, đây vốn là giống cam được người Mỹ đưa vào miền Nam Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, người dân các nơi đi kinh tế mới, đến khai hoang tại Nam Đông và mang theo cây giống dưới dạng chiết cành, được trồng nhỏ lẻ trong vườn của một số ít hộ dân.

Khoảng năm 1990, cam Nam Đông bắt đầu có những bước chuyển đầu tiên khi Sở NN&PTNT chọn thử nghiệm 4ha cam Vân Du Nghệ An tại huyện, nhưng không hợp thổ nhưỡng. Bản thân ông Xê khi đó được giao nhiệm vụ cùng đoàn đi khảo sát một số vườn của hộ gia đình tại xã Hương Lộc, phát hiện giống cam Sài Gòn vẫn còn được bảo tồn tại đây và quyết định nhân giống bằng phương pháp ghép cành với những cây cam chua Nghệ An được chọn lọc kỹ lưỡng.

Đến đầu năm 2002, ông Xê bắt tay vào trồng đại trà giống cam Sài Gòn với diện tích 3ha và thu được kết quả khả quan vào năm 2006. Cũng từ đó, nhiều hộ dân dần nhân rộng, điển hình như gia đình ông Phan Gia Năm ở xã Hương Hữu, ông Đặng Trợ ở xã Thượng Quảng, hàng năm cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng từ cam.

Cũng theo chân người dân kinh tế mới, giống chuối tiêu và Thanh Tiên có mặt ở Nam Đông từ khá lâu, nhưng chỉ trồng rải rác trong các hộ gia đình. Đây là hai giống chuối thơm ngon, phù hợp với thổ nhưỡng, sinh trưởng tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Nam Đông đã chọn lọc các cây chuối con đạt chuẩn tại những vườn chuối chất lượng cao để nhân giống đại trà hỗ trợ bà con phát triển kinh tế vườn.

Với dứa Kaien, đây cũng là giống ngoại lai “thâm nhập” vào Nam Đông từ năm 1996. Theo lời kể của ông Trần Công Thành, Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Nam Đông, khi đó có một doanh nghiệp dự định xây dựng nhà máy chế biến dứa trên địa bàn tỉnh nên triển khai một số vùng nguyên liệu. Đáng tiếc dự án không thực hiện, dứa Kaien dần mai một.

Ông Lê Minh Hòa (thôn Ta - rung, xã Hương Sơn), một trong những hộ có diện tích trồng dứa lớn của xã với khoảng 1.000 gốc cho biết, giống dứa Kaien trước đây đã xuất hiện tại xã, nhưng không phổ biến và chỉ còn một vài người dân địa phương lưu giữ. Năm 2018, ông Hòa bỏ công tìm mua giống dứa Kaien chính gốc từ bà con địa phương và “đánh liều” trồng xen canh trên diện tích cam của gia đình.

Theo ông Hòa, dứa Kaien trồng mất chừng 1,5 năm mới bắt đầu cho quả. Tháng 5/2020, vườn dứa của gia đình lần đầu cho thu hoạch khoảng 700 quả với trọng lượng trung bình 3,5 kg, giá bán thị trường từ 50 - 60 nghìn đồng/quả.

Nâng tầm đặc sản

Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người nông dân Nam Đông có cơ hội xác định lại các loại cây hiện hữu và “Gạn đục khơi trong”, tìm ra những cây trồng chủ lực để phát triển lâu dài.

Ông Nguyễn Hữu Ánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện thông tin, hiện huyện Nam Đông xác định 3 loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế vườn gồm: Cam Nam Đông, chuối đặc sản và dứa Kaien. Đến nay, toàn huyện Nam Đông đã phát triển được gần 220 ha cam, 199 ha chuối đặc sản và khoảng 50 ha dứa Kaien. Vừa qua, hai sản phẩm là chuối đặc sản và cam Nam Đông của Hợp tác xã nông nghiệp Hương Hòa đã tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đang trong quá trình chuyển lên hội đồng thẩm định của tỉnh.

Anh Lê Bá Hùng, người dân tại TP. Huế cho biết, gia đình có người thân ở Nam Đông nên thường được biếu tặng nhiều loại cây ăn quả. Trong đó, ấn tượng nhất là cam và dứa, 2 lại quả này có chất lượng không thua kém các vùng đặc sản nổi tiếng trong nước.

Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông thông tin, một trong những đột phá của Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 là đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu gia trại, trang trại tập trung.

Theo đó, huyện tập trung phát triển các cây trồng có giá trị, hiệu quả, an toàn (trong đó có các loại cây ăn quả); tiến hành xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông sản đặc sản Nam Đông. Đồng thời, tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại. Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu của thị trường, phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn.

“Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, các vườn cây ăn quả của Nam Đông vài năm trở lại đây còn là địa điểm thu hút du khách tham quan và trải nghiệm. Nếu tận dụng được lợi thế trên, đây sẽ là “đòn bẩy” góp phần phát triển du lịch của địa phương”, ông Lê Thanh Hồ thông tin. (baothuathienhue.vn 30/12)

 
 
 

7.  Tỏa ngát làng hương xứ Huế

Ở Huế có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, nhưng trong không khí của những ngày năm hết, Tết đến, thì không thể không nhắc đến làng hương (nhang) Thủy Xuân và nghề làm hương trầm nổi tiếng đã hàng trăm năm tuổi.

Cách trung tâm thành phố Huế hơn 7 km về hướng tây nam, làng hương nức tiếng đất cố đô nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, ngay trong tuyến đường du lịch đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức. Theo nhiều người cao tuổi trong làng, nghề hình thành từ thời nhà Nguyễn, ban đầu phục vụ nhu cầu thờ cúng của triều đình và nhân dân. Trải qua hàng trăm năm, làng cung cấp hương cho cả vùng rộng lớn miền trung. Vài năm gần đây, khi lượng khách du lịch gia tăng và đều đặn quanh năm, các hộ gia đình trong làng đã lập các cơ sở trình diễn nghề, trưng bày và quảng bá sản phẩm, biến nghề làm hương thành một trải nghiệm du lịch thú vị. Nhờ hình thức đẹp và mùi thơm sâu lắng, dễ chịu, sản phẩm hương Thủy Xuân rất được ưa chuộng trong hoạt động thờ cúng, nghi lễ tâm linh, và dần dần còn được dùng để trị liệu, thư giãn, trang trí phong thủy…

Đến làng hương vào cuối năm, từ xa, mùi hương trầm thơm đã phảng phất trong gió. Trải qua một năm với quá nhiều khó khăn, biến động do dịch bệnh và thời tiết bất lợi, con đường làng Thủy Xuân có phần kém rực rỡ hơn năm ngoái. Khách du lịch giảm, mùa mưa kéo dài, nhiều hộ không bày hương ngũ sắc như những đóa hoa bung nở đầy trên sân và ngoài hiên nữa, do lo hương bị ẩm, hư hỏng. Tuy vậy, nhu cầu của thị trường trong nước dịp Tết Nguyên đán vẫn cao, nhà nào nhà nấy đều đang tất bật sản xuất hương để cung cấp cho hàng trăm cơ sở tôn giáo, thờ tự và cộng đồng.

Mỗi cây hương tuy nhỏ nhắn, nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công và cả cái tâm của người làm ra. Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng cần tới gần 60 nguyên, phụ liệu cho một cây hương có mùi thơm trầm ấm, dìu dịu. Các thảo mộc như: tùng, trắc, bách chỉ, hắc hương, hồi, quế chi, cam thảo, bạch đàn... được xay nhỏ thành bột và pha trộn theo tỷ lệ riêng để tạo thành mùi hương đặc trưng, rồi được nhào với mùn cưa và keo để đạt độ dẻo quánh cho công đoạn se hương (lăn, vê hương liệu quanh lõi để tạo thành cây hương). Phần lõi (tăm) làm từ tre, chẻ thật nhỏ và đều, phơi kỹ đến khô và giòn, để khi hương cháy đến tận chân thì tàn hương chỉ uốn cong chứ không gãy ngang. Xưa kia, chân hương chỉ có mầu nâu và đỏ, thì ngày nay, với sự khéo léo và óc sáng tạo, người dân Thủy Xuân đã tìm cách nhuộm thêm nhiều mầu như vàng, xanh, tím, hồng… cho phong phú, bắt mắt, hấp dẫn khách. Năm ngoái, những tấm hình khách du lịch đội nón lá Việt Nam, tạo dáng bên những khóm hương bung tỏa nhiều mầu đẹp như tranh vẽ, cùng nụ cười hiền hậu, chân chất của các nghệ nhân làm hương Thủy Xuân, đã lan tỏa rất mạnh mẽ trên các trang báo điện tử và mạng xã hội, thu hút khách, đặc biệt là giới trẻ đến đây “check-in”. Dù ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhưng người dân ở đây vẫn rất lạc quan và hy vọng vào thời điểm mọi thứ khởi sắc trở lại. Bà Ánh Tuyết, thợ làm hương đã gắn bó với nghề hơn 40 năm, cho biết: “Sản phẩm chúng tôi làm ra phần lớn phân phối đi các nơi, chứ sức mua của khách đến đây không lớn. Nhưng nhà tôi vẫn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và trải nghiệm cho khách du lịch, mong được “khoe” cái đẹp, cái thơm của làng mình tới thật nhiều người”.

Hiện nay, làng hương Thủy Xuân còn khoảng 50 hộ còn giữ nghề, trong đó 20 hộ kết hợp làm du lịch. Nhiều năm qua, làng đã tham gia các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế và đã quảng bá hình ảnh làng nghề thủ công truyền thống, điểm đến về du lịch đến bạn bè trong nước và quốc tế. Để tăng năng suất, nhiều hộ đầu tư máy móc chẻ lõi, se hương…, làm bằng máy có thể cho sản lượng tăng gấp năm đến mười lần, góp phần tăng giá trị kinh tế. Tuy vậy, vẫn có những nghệ nhân tâm huyết duy trì đồng thời cả việc làm hương thủ công, như gia đình bà Tuyết, bà Bích Loan… Theo họ thì làm bằng tay sẽ khiến cây hương cháy chậm hơn và tỏa mùi thơm xa hơn, lâu hơn. Và quan trọng hơn, là lưu giữ lại cách làm truyền thống đã được truyền qua nhiều đời, nuôi sống bao con người và làm nên niềm tự hào của làng. Nghệ nhân Hồ Ngọc Thứ, người sáng lập một trong năm thương hiệu hương lớn của làng chia sẻ: “Nếu làm ra cây hương chỉ vì mục đích lợi nhuận, không gửi gắm được cái tâm của mình vào đó, hương đốt lên mà tắt nửa chừng thì nhất định sẽ không còn ai ngoảnh lại với làng nghề nữa”. Tiếng lành đồn xa, hương của làng Thủy Xuân không chỉ phục vụ nhu cầu trong tỉnh mà đã có mặt ở những thị trường khó tính như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và bước đầu xuất khẩu. Đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm trưng bày đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã: từ những bó hương (từ 20 đến 100 cây), hương vòng, nụ trầm, quạt trầm, túi thơm, tranh, ảnh, đồ lưu niệm… Hương có nhiều mùi thơm phong phú như mùi quế, sả, nhài…, nhưng đắt khách nhất vẫn là hương trầm. Hương trầm Thủy Xuân được sản xuất không hóa chất độc hại, an toàn và có mùi thơm đặc trưng, hòa quyện rất lâu.

Không chỉ tạo việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho lao động địa phương, nghề làm hương còn là một vốn quý văn hóa cần được bảo tồn, phát huy. Làn hương mỏng manh, mùi hương thơm ngát, giống như sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, nối tiềm thức con người với thế giới của đức tin và lòng biết ơn. Nhờ sự chăm chỉ, khéo léo của người thợ Thủy Xuân, mùa Tết cổ truyền này, hương thơm Thủy Xuân sẽ tiếp tục tỏa ngát trong những ngôi nhà, đền chùa, những con đường từ quê ra phố, mang đến phong vị quê hương và cả những xúc cảm ấm áp, hy vọng vào một năm mới tốt lành. (nhandan.com.vn 30/12)

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.451.386
Truy cập hiện tại 515