TIN NÓNG
1. Hàng chục hộ dân 10 năm không có sổ đỏ
Dù đã được cấp đất trong quy hoạch, thế nhưng hơn 70 hộ dân tại xã Lộc An , huyện Phú Lộc vẫn không được quyền xây dựng nhà ở, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghịch lý này đã tồn tại trong 10 năm qua nhưng vẫn chưa được chính quyền, các đơn vị giải quyết dứt điểm. Điều đáng nói là các hầu hết ở đây các hộ gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, giáo viên vốn gặp nhiều khó khăn về nhà ở. (phóng sự ngắn TRT Huế 18/12)
2. Nông dân trồng hành lá ở Thừa Thiên - Huế chật vật khôi phục sau lũ
Lũ dữ đi qua khiến nhiều diện tích hành lá - cây kinh tế chủ lực của người dân phường Hương An (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị ngập úng, hư hại hoàn toàn.
Trận lũ lịch sử đầu tháng 10 đổ về làm cho hàng chục hecta hành lá ở phường Hương An (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chìm trong biển nước. Hành bị thối và hư hỏng gần hết khiến việc tìm kiếm, khôi phục giống trồng cho vụ mới càng gian nan.
Phường Hương An là vùng trồng hành lá lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Toàn Hương An có 560 hộ dân thuộc 7 tổ dân phố tham gia trồng hành lá với diện tích khoảng 100ha, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Mỗi ngày, Hương An xuất ra thị trường từ 12 – 15 tấn hành đi các chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Nhờ nguồn nước và chất đất phù hợp nên hành Hương An có mùi thơm hơn những nơi khác nên được thị trường ưa chuộng, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Thời điểm thu hoạch, thương lái khắp nơi đến tận ruộng để thu mua rồi vận chuyển đi tiêu thụ. Đây chính là loại cây giúp xóa đói giảm nghèo của người dân Hương An.
Tuy nhiên, khi đang ở thời kỳ thu hoạch, các đợt mưa lũ liên tiếp đã khiến số diện tích trồng hành bị ngâm trong nước. Gần như toàn bộ hành hư hỏng khiến người nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh trắng tay.
Khi PV GD&TĐ hỏi thăm đường để tìm đến những khu vườn trồng hành lá vừa bị thiệt hại, người dân địa đương buồn bã đáp lời: “Chú là thương lái phải không, hành lá nhà mô cũng ngập úng chết hết cả rồi, còn mô mà bán nữa…”.
Có mặt tại những vườn hành lá tiêu điều xơ xác sau đợt mưa lũ vừa qua, chúng tôi cảm nhận rõ sự xót xa, buồn bã trên khuôn mặt của từng người nông dân.
Trước tình trạng khan hiếm giống hành, nhiều người dân phường Hương An (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) không để đất không mà chuyển đổi sang trồng các loại hoa màu ngắn ngày khác để phục hồi kinh tế. Theo người dân phường Hương An, sau khi nước rút, chỉ còn sót lại rất ít hành trồng ở những vùng cao nước không ngập tới có thể sử dụng.
Tranh thủ trời nắng, người dân tấp nập ra đồng ruộng cày cuốc, xới đất tiến hành trồng, chăm sóc lại hành lá để lấy giống cho vụ sau.
“Chúng tôi xới đất tìm từ cọc nhỏ còn sót để trồng lại và chăm sóc, đặc biệt để tạo giống cho vụ sau”, ông Cao Mãi (77 tuổi, trú thôn Bồn Phổ, phường Hương An, TX Hương Trà) chia sẻ với PV khi đang cuốc xới đất.
“Tôi trồng được 2 sào nhưng bị hư hỏng gần hết, chỉ còn lại khoảng 10kg làm giống và giờ không thể để đất trống nên tranh thủ đến xới đất trồng rau cải, rau ngò, xà lách để bán vào vụ tết…
Hiện giống hành lá đặc trưng được thị trường ưa thích bấy lâu ở phường Hương An đang rất hiếm giống nên người dân đang tích cực chăm sóc để tạo, khôi phục giống trồng lại đại trà không để mất đi loại hành lá đặc sản ở Hương An”, ông Cao Mãi cho biết thêm.
Đang ngồi trồng những cây hành giống còn sót lại, bà Hoàng Thị Ánh (trú phường Hương An, TX Hương Trà) buồn rầu chia sẻ: “Tôi trồng 6 sào cho vụ cuối trong năm nhưng đã bị ngập hư hỏng hết nên phải mua cùng hàng xóm được 50kg mà vẫn còn thiếu, tìm không có nữa. Ngoài thiệt hại về kinh tế thì hiện tại bà con chúng tôi còn gặp khó khăn khan hiếm giống hành lá cho vụ sau, bởi cả xóm còn vài hộ có giống nên thiếu rất nhiều”.
"Giá hành lá trong năm 2020 bình thường bán 12.000 đồng/kg nhưng nay hiếm nên hành lá bán giống tăng giá lên 40.000 đồng/kg mà vẫn tìm không ra giống”, bà Ánh chia sẻ thêm.
Trước tình trạng khan hiếm giống cây, ông Hồ Phước Toàn – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hương An thông tin, sau mưa bão rồi ngập lụt kéo dài, hơn 70/100ha hành lá vụ cuối trong năm của bà con bị thiệt hại, giống hành cho vụ sau hiện nay khan hiếm do bị ngâm nước lâu ngày thối, hư hỏng gần hết hiện tại còn rất ít.
“Bên cạnh việc huy động các nguồn giống đang còn sót lại ở các hội viên tăng gia gây giống thì Hợp tác xã Nông nghiệp Hương An còn vận động người dân trồng các loại hoa màu ngắn ngày phục vụ dịp Tết sắp đến. Đồng thời, chúng tôi cũng đã đề nghị các Sở, ban, ngành quan tâm hỗ trợ về hạt giống cho bà con”, ông Toàn cho biết thêm. (giaoducthoidai.vn 19/12)
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
1. Thừa Thiên Huế: Thu hút đầu tư bất động sản trên nền tảng đô thị di sản
Thừa Thiên Huế cần thu hút đầu tư để bất động sản phát triển theo đúng định hướng, tầm nhìn và phát triển bền vững gắn với đô thị di sản Huế. Hiện, các dự án bất động sản ở Huế vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét di sản...
“Bất động sản gắn với đô thị di sản Huế” là chủ đề của hội thảo vừa diễn ra ngày 18/12 do Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Báo Công Thương tổ chức, nhằm góp phần đánh giá những tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi; gợi mở những giải pháp hữu hiệu, cơ chế đặc thù và truyền thông thu hút đầu tư để bất động sản Thừa Thiên Huế phát triển theo đúng định hướng, tầm nhìn và phát triển bền vững gắn với đô thị di sản Cố đô.
Bắt đầu từ khoảng những năm 2016, thị trường bất động sản tại Huế liên tục có những bước phát triển vượt bậc. Các ngân hàng, các nhà đầu tư liên tục đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Cũng trong thời gian này, thị trường bất động sản chính thức bước vào giai đoạn bùng nổ, đặc biệt là khu vực phía Đông Nam TP. Huế thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và người dân khi trung tâm hành chính được chuyển về đây, hạ tầng kỹ thuật khu vực cũng dần được đầu tư hoàn chỉnh.
Hiện số dự án lớn trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản Huế như: Khu đô thị Phú Mỹ An, Khu phức hợp Manor Crown, dự án Royal Park, dự án Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương cho biết, Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực gồm: thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, xây dựng đô thị Chân Mây. Riêng mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Các dự án bất động sản tại Huế đang phát triển, tuy nhiên việc phát triển gắn với đô thị di sản đang là bài toán khó
“Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Một đô thị đặc thù được hình thành sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giữ gìn được những nét đẹp, những giá trị về văn hóa. Người dân các địa phương, trong nước và quốc tế không chỉ đến Huế tham quan du lịch mà còn tìm kiếm các cơ hội hợp tác và gắn bó với Huế lâu dài”, ông Phương chia sẻ.
Phát triển trên nền tảng di sản
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư bất động sản rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế. Đã nhiều năm trước đây, TP. Huế “thiếu vắng” những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn, trong lúc khu vực các đô thị mới manh nha chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể để hấp dẫn nhà đầu tư. Thị trường bất động sản ở Thừa Thiên Huế gần như bị đóng băng.
Tỉnh cần xác định không gian phát triển đô thị mới để tập trung hình thành các dự án kêu gọi đầu tư phát triển bất động sản với quy mô lớn. Đồng thời phải xác định rõ khu vực không gian bản tồn, phục hồi và chỉnh trang cải tạo các công trình kiến trúc cảnh quan. Việc sớm hình thành bản đồ phát triển bất động sản sẽ góp phần hiện thực hóa chủ trương bảo tồn gắn với phát triển bất động sản nhanh, bền vững.
“Thị trường bị đóng băng vừa là một thiệt thòi, nhưng lại là một may mắn, tránh cho đô thị di sản Huế khỏi bị xé nát bởi những công trình bất động sản thô bạo. Đồng thời, vẫn để mở cơ hội cho Thừa Thiên Huế xây dựng một chiến lược thu hút đầu tư phát triển bất động sản hợp lý, vừa bảo tồn và phát huy được giá trị đô thị di sản Huế, vừa tạo thế mở rộng phát triển TP.Huế trở thành một trong 6 đô thị cấp quốc gia, một đô thị di sản - văn hóa - sinh thái - cảnh quan - thân thiện môi trường và thông minh”, ông Hoa nhận định.
Ở góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng, phát triển bất động sản phải đặt trong định hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế nói riêng theo lợi thế so sánh của Huế. Hiện các dự án bất động sản ở Huế hiện vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét “di sản Huế”.
“Phát triển bất động sản phải tập trung, đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, thành phần tư nhân giữ vai trò chủ đạo, nhà nước là đối tác đồng hành, nhân dân giám sát. Tạo được việc làm tốt và thu nhập cao hơn cho người dân địa phương, cải thiện được sinh kế và chất lượng sống của họ”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, việc phát triển Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản loại 1 trực thuộc Trung ương sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thử thách cho việc phát triển các dự án bất động sản trong thời gian tới. Các nhà đầu tư cần chung tay với chính quyền trong việc vận động chính sách và xây dựng hạ tầng kết nối vùng để tạo nền tảng cho các hoạt động liên kết về kinh tế - xã hội; nắm bắt các cơ hội đầu tư xây dựng giúp Thừa Thiên Huế hình thành các khu đô thị đa bản sắc, phục vụ nhu cầu sống và làm việc đa dạng khác nhau của nhiều nhóm cộng đồng tại các khu đô thị...
...Về phía địa phương cần khuyến khích và thu hút những dự án đem lại các cơ hội việc làm, thu nhập cao trong tương lai; xây dựng chính sách khuyến khích nhà đầu tư ứng vốn đầu tư hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh cho cả trong và ngoài ranh giới dự án, các tuyến đường kết nối bao quanh, đổi lấy các ưu đãi về đầu tư và vận hành dự án...(baotainguyenmoitruong.vn 18/12)
2. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tỉnh Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh
Vừa qua, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với ba tỉnh Trà Vinh, Thừa Thiên Huế và Thái Bình để chỉ đạo xử lý các vấn đề mấu chốt mang tính đột phá, tháo gỡ các điểm nghẽn đối với sự phát triển của mỗi địa phương.
* Làm việc với lãnh đạo Thừa Thiên Huế, Thủ tướng nêu rõ, mấu chốt đối với tỉnh vùng Bắc Trung Bộ này là thể chế Nghị quyết 54/NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, đi liền với đó là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành T.Ư cố gắng gỡ các vướng mắc gây ra sự chậm trễ do thể chế, chính sách lạc hậu. Cần đề xuất cơ chế đặc thù để phát triển vùng đất có nhiều di sản thế giới hài hòa với thiên nhiên. Trong đó, kinh tế đô thị là một hướng đi quan trọng đối với Thừa Thiên Huế. Một nhiệm vụ trọng tâm nữa mà Thủ tướng nhấn mạnh là, tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khu di tích Kinh thành Huế, tạo không gian, quỹ đất để bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị vật thể, phi vật thể Cố đô Huế. Hướng tới xây dựng Huế trở thành thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á.
Thủ tướng cơ bản nhất trí với các kiến nghị của Thừa Thiên Huế nhằm giúp tỉnh gỡ các ách tắc trong phát triển. Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt các nội dung đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế, đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư trên nền tảng bảo tồn và phát huy di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế. Văn phòng Chính phủ đôn đốc, tổng hợp, đăng ký kế hoạch trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua các đề án trên.
Liên quan Ðề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, Thủ tướng đồng ý cho Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Ðề án và trùng tu, tôn tạo một số di tích xuống cấp nghiêm trọng từ nguồn vốn hỗ trợ ngân sách T.Ư, trong đó cấp ngay một khoản kinh phí từ dự phòng ngân sách T.Ư để bảo tồn, tu bổ, phục hồi khẩn cấp hai di tích có nguy cơ cao là Ðiện Thái Hòa và Thái Miếu. (nhandan,com.vn 19/12)
3. Đến năm 2045, TP Huế mở rộng gấp 4 lần
– Đến năm 2045, TP Huế sẽ phát triển quy mô đô thị gấp 4 lần hiện tại buộc địa phương phải tìm giải pháp giải quyết 2 nhiệm vụ quan trọng trong vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo bảo tồn di sản Huế theo hướng bền vững.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ thông tin trên tại hội thảo “Bất động sản (BĐS) gắn với đô thị Di sản Huế” nhằm đánh giá tiềm năng và tìm giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường BĐS địa phương gắn với giá trị di sản Huế tổ chức vào sáng nay (18/12).
Ông Nguyễn Văn Phương cho biết, theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ phát triển trở thành một trong số các đô thị lớn, là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển và gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Huế.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Phương, đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế sẽ phát triển các đô thị động lực gồm: thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, xây dựng đô thị Chân Mây. Đặc biệt, việc điều chỉnh địa giới TP Huế sẽ phải dựa trên cơ sở tính đến các yếu tố đặc thù của Thừa Thiên - Huế; từng bước cụ thể hóa xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương trong tương lai và thực hiện theo quy hoạch chung thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
“Với định hướng phát triển này, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, TP Huế sẽ phát triển quy mô đô thị gấp 4 lần hiện tại buộc địa phương phải tìm giải pháp giải quyết 2 nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội địa phương, vừa phải đảm bảo bảo tồn di sản Huế theo hướng bền vững. Tại hội thảo lần này, chúng tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến tham luận đóng góp cho định hướng phát triển đô thị địa phương” - ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ.
Lời giải nào cho bài toán phát triển đô thị và bảo tổn di sản Huế?
Tại sự kiện, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia quy hoạch và các nhà nghiên cứu đã đưa các vấn đề phát triển đô thị gắn liền với bảo tồn di sản Huế trong thời gian tới.
Ông Đỗ Duy Hoàng – Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết, vấn đề phát triển đô thị, phát triển thị trường bất động sản gắn liền với di sản là vấn đề hay, mang đặc trưng của Thừa Thiên - Huế và mang tính khác biệt.
“Chính vì vậy, tôi mong muốn các đại biểu, các chuyên gia, các nhà quản lý cùng thảo luận để đưa ra các giải pháp, hiến kế giúp địa phương thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển đô thị gắn liền với bảo tồn di sản Huế trong tương lai. Đặc biệt là thúc đẩy phát triển sản phẩm bất động sản mang tính khác biệt của địa phương” – ông Đỗ Duy Hoàng nói.
Ông Nguyễn Xuân Hoa - Nhà nghiên cứu văn hóa Huế - cho rằng: “Việc phát triển đô thị gắn với bảo tồn di sản là vấn đề rất thú vị, một bài toán hóc búa nếu tốt thì sẽ tạo cơ hội phát triển cho Thừa Thiên - Huế, còn nếu không sẽ tạo ra sự nhì nhằng cho quá trình phát triển đô thị. Vì là bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế suốt thời gian qua.
Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề phát triển gắn với bảo tồn di sản đã khiến TP Huế “thiếu vắng” những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn. Trong khi đó, khu vực các đô thị mới manh nha chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể để hấp dẫn nhà đầu tư.
“Điều này khiến thị trường bất động sản ở Thừa Thiên Huế trong thời gian qua gần như bị đóng băng. Tuy nhiên, thị trường bị đóng băng vừa là một thiệt thòi, nhưng lại là một may mắn, tránh cho đô thị di sản Huế khỏi bị xé nát bởi những công trình bất động sản thô bạo, đồng thời, vẫn để mở cơ hội cho Thừa Thiên - Huế xây dựng một chiến lược thu hút đầu tư phát triển bất động sản hợp lý, vừa bảo tồn và phát huy được giá trị đô thị di sản Huế” - nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa chia sẻ.
TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn - Chủ tịch NgoViet Architects & Planner thì cho rằng, việc định hướng chiến lược và phát triển các dự án bất động sản đúng hướng sẽ góp phần nâng cao vị thế Trung tâm Vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung của đô thị Thừa Thiên - Huế.
Cũng theo TS. Ngô Viết Nam Sơn, việc phát triển Thừa Thiên – Huế thành đô thị di sản loại 1 trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thử thách cho việc phát triển các dự án bất động sản trong thời gian tới. Vì vậy, các nhà đầu tư cần chung tay với chính quyền trong việc vận động chính sách và xây dựng sớm hạ tầng kết nối vùng để tạo nền tảng cho các hoạt động liên kết về kinh tế xã hội.
Đặc biệt, theo TS. Ngô Viết Nam Sơn, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng cần liên kết với nhau để tạo nên sự phát triển đô thị đôi bền vững, không chỉ trong phát triển đô thị mà còn về lõi kinh tế vùng.
"Việc đầu tư đô thị cần tạo dựng giá trị cuộc sống mới cho cư dân gắn liền với khu đô thị đó, đồng thời xây dựng sinh kế bền vững gắn liền với khu đô thị đó thì mới có thể phát triển bền vững được. Vấn đề này cần được các nhà đầu tư và chính quyền chú ý trong phát triển đô thị mang tính khác biệt như đô thị Huế" - TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.
Ở góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ - cho rằng, phát triển bất động sản phải đặt trong định hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên - Huế nói chung và TP Huế nói riêng theo lợi thế so sánh của Huế. Hiện các dự án bất động sản ở Huế hiện vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét “di sản Huế”.
“Phát triển bất động sản phải tập trung, đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, thành phần tư nhân giữ vai trò chủ đạo, nhà nước là đối tác đồng hành, nhân dân giám sát, đồng thời, phát triển phải tạo được việc làm tốt và thu nhập cao hơn cho người dân địa phương, cải thiện được sinh kế và chất lượng sống của họ” - TS. Nguyễn Đình Cung nói. (viettimes.vn 18/12)
4. Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh "bình thường mới"
Thừa Thiên Huế phải tiếp tục tích cực rà soát, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ - du lịch, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tổ chức tái cơ cấu các ngành kinh tế phù hợp trong điều kiện, tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn còn phức tạp.
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc chiều 17/12 với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020; tình hình thực hiện Nghị quyết số 54/NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, chiều ngày 17/12 tại trụ sở Chính phủ.
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2020, tỉnh thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thiên tai đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt trên các ngành, lĩnh vực; trong đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp là ngành du lịch, thương mại vận tải, xuất nhập khẩu, nông nghiệp…Tuy nhiên, với sự quyết tâm chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19; đồng thời, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh. Thừa Thiên Huế cơ bản đã thực hiện thành công nhiệm vụ kép để phục hồi phát triển kinh tế. 10/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra; trong đó, thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 8.455 tỷ đồng, vượt 11,2% so với dự toán, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 ước đạt 2,06%...
Thời gian qua tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo đầy mạnh công tác cải cách hành chính. Chỉ số CCHC xếp vị thứ 13 (tăng 3 bậc so với năm 2018); Chỉ số ứng dụng CNTT xếp vị thứ 2 (tăng 3 bậc); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 20 (tăng 10 bậc); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 5 (tăng 38 bậc). Xếp hạng chỉ số đánh giá tổng thể Mức độ ứng dụng CNTT xếp vị thứ 1 năm 2019.
Liên quan đến dự án di dời dân cư tại khu vực 1 Kinh thành Huế, hiện nay đã tổ chức phê duyệt phương án và chi trả bồi thường cho 2.662 hộ; đang tiếp tục kiểm đếm áp giá cho 854 hộ còn lại của giai đoạn 1, dự kiến đến 15/12/2020 phê duyệt phương án. Ngoài ra, Tỉnh còn tập trung phát triển dịch vụ đô thị thông minh, giúp nâng cao việc quản lý đô thị tinh gọn; bảo vệ môi trường hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh; chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
Đối với tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ. UBND tỉnh đã xây dựng và hoàn thiện các nội dung trình các Bộ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: (1) Tiêu chí phân loại đô thị, mô hình đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương đối với Thừa Thiên Huế - đô thị có tính chất đặc thù trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. (2) Đề án Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế, sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế. (3) Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao cách làm việc tích cực, khẩn trương, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Nhất là Thừa Thiên Huế cơ bản đã thực hiện thành công nhiệm vụ kép để phục hồi phát triển kinh tế ở mức hợp lý, chủ động thiết lập hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái mới.
Thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thừa Thiên Huế phải tiếp tục tích cực rà soát, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ - du lịch, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tổ chức tái cơ cấu các ngành kinh tế phù hợp trong điều kiện, tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn còn phức tạp. Năm 2021, tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Định hướng cho Thừa Thiên Huế, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất các mô hình, cơ chế, cách làm mới, tạo không gian mới cho sự phát triển nhanh, bền vững. Quyết liệt phấn đấu, đặt mục tiêu phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, công nghệ và môi trường kinh doanh thuận lợi; phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa cả vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm cuộc sống an bình cho người dân.
Thủ thướng nhấn mạnh tỉnh tiếp tục phát huy, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Thúc đẩy và triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số; triển khai tốt thực hiện chứng thực điện tử theo chủ trương của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tỉnh cần huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực cho đầu tư, phát triển đồng bộ, kết nối hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, sân bay, cảng biển; trong đó tập trung hoàn chỉnh hệ thống đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, nâng cấp nhà ga, đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay quốc tế Phú Bài, từng bước đầu tư hoàn thiện tuyến đường ven biển kết hợp với phát triển kinh tế biển, đầm phá. Tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khu vực di tích kinh thành Huế, tạo không gian, quỹ đất bảo tồn, khai thác, phát triển giá trị vật thể và phi vật thể cố đô Huế.
Đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2021 -2025 nhằm phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng đất Cố Đô, nhất là các tiềm năng thế mạnh về di sản hữu hình và vô hình, nguồn lực trí tuệ, vùng đất có nhiều danh nhân lỗi lạc, tài hoa của đất nước. (congthuong.vn 18/12)
VĂN HÓA
1. Khai mạc “Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020”
Ngày hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa Thừa Thiên Huế nói riêng.
Vào lúc 17 giờ 30 chiều nay (18/12), tại sân khấu phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Huế khai mạc “Ngày hội Áo dài - Lễ hội Ẩm thực Huế 2020”. Ngày hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa Thừa Thiên Huế nói riêng; bước đầu triển khai các đề án “Huế- Kinh đô Áo dài Việt Nam”, “Huế - Kinh đô Ẩm thực Việt Nam”.
Trong khuôn khổ Ngày hội, từ 8 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút, ngày 19/12 sẽ diễn ra nghi thức quảng diễn “Ngày hội Áo dài Huế 2020” tại quảng trường Ngọ Môn và một số đường phố Huế; 19 giờ 30 ngày 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, diễn ra Chương trình nghệ thuật - Trình diễn Áo dài truyền thống Huế, các bộ sưu tập của nghệ nhân, nhà thiết kế, nhà may Áo dài xứ Huế. Lúc 9 giờ 30 phút ngày 20/12, diễn ra chương trình trình diễn nghệ thuật truyền thống tại cầu đi bộ gỗ lim.
Chương trình Ngày hội Áo dài - Lễ hội Ẩm thực Huế 2020 sẽ bế mạc vào lúc 20 giờ ngày 20/12, tại sân khấu Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Ngày hội còn có các hoạt động trưng bày Áo dài truyền thống, giới thiệu các bộ sưu tập Áo dài truyền thống tại Trung tâm Văn hóa- Thông tin-Thể thao thành phố Huế, trưng bày các gian hàng, thao diễn nghề may thêu, trang trí áo dài của nghệ nhân, nhà thiết kế tại số 15 Lê Lợi.
Lễ hội Ẩm thực Huế 2020 có khoảng 50 đến 60 gian hàng ẩm thực của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên địa bàn tham gia giới thiệu tinh hoa ẩm thực dân gian, truyền thống, cung đình, ẩm thực chay. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Áo dài cũng như ẩm thực đều là những di sản rất quý và rất nổi tiếng của Thừa Thiên Huế, nếu chúng ta phối hợp với nhau thì có thể tạo thành, một chuổi sản phẩm hấp dẫn đối với du khách.
Lần này chúng tôi tổ chức thì hai bên có sự phối kết hợp với nhau rất là tốt và hoạt động quảng bá áo dài cũng như hoạt động ẩm thực Huế thì sẽ đan xen vào với nhau trong một không gian, đó là tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu sát bên cạnh sông Hương. Có thể nói, đây là một trong những tuyến rất thu hút người dân của Huế nói riêng và du khách nói chung khi đến thăm cố đô Huế./. (vov,vn 19/12; baotintuc,vn 18/12)
2. 24. Xây dựng thương hiệu học viện âm nhạc Huế
Là một trong ba cái nôi đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp lớn của cả nước, Học viện Âm nhạc (HVAN) Huế đang từng bước xây dựng thương hiệu từ những việc nhỏ nhất, phát huy vai trò trong đào tạo tài năng âm nhạc... là chia sẻ của TS. Hà Mai Hương, Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế trong cuộc trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.
Festival Piano – Guitar lần thứ nhất do HVAN Huế vừa tổ chức tại Nhà hát Sông Hương nhận được những phản hồi tích cực. Từ sân chơi này, học viện muốn hướng tới ươm mầm đam mê, truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ?
Đúng vậy, đó chính là mục đích của HVAN Huế khi tổ chức sân chơi âm nhạc này. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều sân chơi âm nhạc có hình thức đa dạng hơn, dành cho nhiều đối tượng và lứa tuổi, với các chuyên ngành khác nhau, như: đàn hát dân ca Việt Nam, nhạc thính phòng, nhạc nhẹ và một số nhạc cụ khác…
Festival Piano – Guitar lần đầu tiên do HVAN Huế tổ chức tạo được hiệu ứng tốt nên tôi tin rằng, những lần sau sẽ thành công hơn nữa. Việc tổ chức các Festival âm nhạc không chỉ quảng bá cho hình ảnh học viện, tạo ra sân chơi cho các bạn trẻ yêu nhạc, ươm mầm tài năng mà còn thu hút sự quan tâm của mọi người đối với âm nhạc.
Đề cập đến tài năng âm nhạc, hình như lâu lắm rồi, Huế thiếu vắng những nghệ sĩ tên tuổi?
Đây là một thực tế mà chúng tôi luôn trăn trở. Trước đây, Trường Âm nhạc Huế (tiền thân của HVAN Huế) chỉ đào tạo trình độ trung cấp âm nhạc nhưng đã có những tên tuổi nghệ sĩ thành danh, như: Ánh Tuyết, Nhất Sinh, Mỹ Lệ, Vân Khánh, Giang Quân, Thiên Kim, Ngọc Mai… Còn bây giờ, HVAN Huế phát triển ở quy mô lớn hơn, là một trong ba cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp lớn của cả nước nhưng lại thiếu vắng những gương mặt tài năng.
Điều gì khiến chúng ta thiếu vắng những ca sĩ thương hiệu. Vai trò đào tạo của HVAN Huế trong vấn đề này như thế nào?
Có nhiều lý do. Thứ nhất, HVAN Huế trong giai đoạn vừa qua đã trải qua những biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ nhân lực của học viện. Các giảng viên có năng lực phải ra đi. Thương hiệu học viện giảm sút. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, tập thể cán bộ, giảng viên học viện đang nỗ lực phấn đấu xây dựng lại, bắt đầu từ những việc nhỏ như tạo ra các phong trào, hoạt động, sân chơi âm nhạc… bằng khả năng, con người hiện có để dần lấy lại uy tín.
Bên cạnh tài năng, một ca sĩ muốn thành công cần những điều kiện gì, thưa bà?
Ngoài tài năng, cái quan trọng nhất là đam mê và khổ luyện, tìm tòi, học hỏi. Giai đoạn trước, Huế có nhiều ca sĩ nổi tiếng hơn bây giờ, bởi vì người ta có mục đích rõ ràng và quyết tâm học. Còn bây giờ, các em có quá nhiều mối bận tâm, phương tiện giải trí và học nhạc không còn say mê, nhiệt huyết như ngày xưa. Nhiều em học một thời gian sau đó bỏ ngang đi học ngành khác. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Ngày xưa, tuyển sinh chỉ tiêu rất ít nên chất lượng đầu vào được chú trọng hàng đầu. Còn bây giờ, các em có nhiều sự lựa chọn, học các ngành khác dễ có việc làm. Ngành nghệ thuật đào tạo thì hiếm, khó nhưng cơ hội việc làm không sẵn có nên người ta ít mặn mà. Liệu một trăm bạn học thì bao nhiêu bạn thành ca sĩ, nghệ sĩ? Đối tượng đầu vào không nhiều như ngày xưa, không được tuyển chọn khắt khe ảnh hưởng lớn đến chất lượng mặc dù bây giờ cơ sở hiện đại, thầy giáo có trình độ cao hơn.
Huế là nơi đào tạo, sản sinh ra những tài năng nhưng không thể nuôi dưỡng, phát triển để tài năng có thể kiếm sống bằng nghề. Thế nên, nhiều ca sĩ phải ra đi. Đó là một thực tế. Môi trường âm nhạc của Huế chưa sôi động có tác động đến việc đào tạo tài năng âm nhạc không, thưa bà?
Điều đó hẳn nhiên là có tác động lớn. Học viện có hai ngành “hot” nhất là piano và thanh nhạc. Ai cũng muốn trở thành ca sĩ, nhạc công, nghệ sĩ… nhưng để ca sĩ, nhạc công sống được ở Huế rất khó. Điều này cũng ảnh hưởng đến người học. Môi trường âm nhạc của Huế không sôi động, sân chơi không nhiều thì các em không hứng thú học. Vì vậy, học viện đang cố gắng tạo ra nhiều sân chơi, hoạt động âm nhạc để thu hút giới trẻ. Tôi tin rằng, có nhiều sân chơi cho học sinh, sinh viên và giới trẻ, sự quan tâm của người học sẽ nhiều hơn.
Điều vui là mấy năm gần đây, các trung tâm âm nhạc ở Huế phát triển và có nhiều bạn trẻ theo học. Hy vọng trong tương lai, khi mức sống được nâng cao hơn, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Phụ huynh sẽ thấy việc đào tạo toàn diện cho con em mình là điều cần thiết. Không chỉ kiến thức văn hóa, các em cần có những kỹ năng mềm khác, phát triển tư duy thông qua âm nhạc.
Tuyển sinh khó khăn của ngành nghệ thuật, HVAN Huế sẽ thu hút thí sinh như thế nào để có thể tuyển chọn, đào tạo những gương mặt tài năng?
Từ năm 2016 đến 2018, đúng là số lượng thí sinh ngày càng giảm nhưng đến năm 2019 đã có sự thay đổi. Lần đầu tiên, học viện mở được lớp trung cấp chính quy đào tạo tại Đà Nẵng. Nếu làm được mô hình này sẽ rất khả thi khi tâm lý nhiều phụ huynh không muốn gửi con em đi học xa. Trong tương lai, học viện cũng muốn phát triển mô hình này ở các tỉnh lân cận: Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Quan trọng hơn, đội ngũ cán bộ, giảng viên học viện phải tự nâng cao trình độ, vì thầy giỏi mới có trò giỏi. Đây cũng là hạn chế của học viện. Trong những năm qua, học viện đều đề ra chỉ tiêu cán bộ, giảng viên phải chuẩn hóa về trình độ. Đồng thời, mời giảng viên trong nước, nước ngoài tập huấn, cử cán bộ đi học… để nâng cao chất lượng đội ngũ.
Hiện nay, HVAN Huế được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Sắp tới, học viện có chiến lược gì để trở thành một trong ba cái nôi đào tạo âm nhạc lớn của cả nước?
HVAN Huế là một trong ba cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp lớn của cả nước. Nhưng HVAN Huế “sinh sau, đẻ muộn”, ở địa phương kinh tế - xã hội còn khó khăn nên không phát triển bằng học viện ở hai đầu đất nước. Thông thường, khi kinh tế phát triển, người ta mới chú ý đến nghệ thuật. Mức sống ở Huế vẫn còn thấp, việc học nhạc cũng chưa thực sự được xã hội quan tâm.
Trong định hướng chiến lược phát triển, HVAN Huế không thể bước theo mô hình của Học việc Âm nhạc quốc gia Việt Nam hay Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh mà sẽ lấy âm nhạc di sản, âm nhạc truyền thống làm thế mạnh phát triển, gắn với văn hóa của địa phương.
Dàn nhạc dân tộc của học viện đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi, đi công diễn nhiều ở nước ngoài. Chúng tôi sẽ phát triển hơn nữa hoạt động của dàn nhạc dân tộc cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên ngành nhạc cụ dân tộc, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên và dàn nhạc dân tộc được giao lưu, tham gia các cuộc thi và biểu diễn cộng đồng. Nhưng để làm được điều này, học viện cần sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao trong việc tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, học viện cũng muốn đẩy mạnh hoạt động biểu diễn phục vụ cộng đồng của các dàn nhạc để đưa âm nhạc đến gần với tất cả mọi người.
Nhà hát Sông Hương vừa đưa vào sử dụng là thiết chế văn hóa quy mô, sang trọng. Học viện sẽ khai thác như thế nào để nhà hát phát huy công năng và hiệu quả?
Nhà hát Sông Hương là thiết chế văn hóa sang trọng và hiện đại vào bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là áp lực lớn cho tập thể lãnh đạo học viện là làm sao để sử dụng nhà hát hiệu quả, khi kinh phí hoạt động của nhà hát phải tự trang trải chứ không được bao cấp. Nhà hát chưa có cơ chế hoạt động riêng, chưa có bộ máy hoạt động độc lập. Trong tương lai, nhà hát vẫn thuộc HVAN Huế nhưng hoạt động tự chủ và sẽ có bộ máy riêng.
Nhà hát vẫn chủ yếu dành cho các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế. Nó còn là cơ sở dịch vụ để các đơn vị nghệ thuật thuê địa điểm khi đến Huế biểu diễn. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn Nhà hát Sông Hương sẽ là điểm đến biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong tour du lịch phục vụ du khách. Nếu được vậy, vừa quảng bá âm nhạc truyền thống Huế, vừa giúp du khách có địa điểm thưởng thức âm nhạc. (baothuathienhue.vn 18/12)
3. Phong tặng danh hiệu cho 10 Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
Chủ tịch nước vừa có Quyết định và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân năm 2020, trong đó Thừa Thiên Huế có 1 Nghệ nhân Nhân dân và 9 Nghệ nhân ưu tú. Lễ phong tặng diễn ra vào tối 15/12 tại Hà Nội.
Nghệ nhân Nhân dân được phong tặng lần này là nghệ nhân kim hoàn Trần Duy Mong, (TP. Huế); 9 Nghệ nhân ưu tú gồm Đoàn Minh Căn, (Phú Vang), Nguyễn Văn Chư, Nguyễn Đăng Hoàng, Nguyễn Văn Hoàng, Thân Văn Huy, Phùng Hữu Thái, Nguyễn Văn Thuận, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Viện (TP. Huế). Các nghệ nhân được phong tặng lần này hoạt động ở các lĩnh vực như kim hoàn, điêu khắc gỗ, diều, hoa giấy và đúc đồng.
Được biết, đến thời điểm này, Thừa Thiên Huế có 37 nghệ nhân, trong đó có 3 Nghệ nhân Nhân dân, 13 Nghệ nhân ưu tú, còn lại là nghệ nhân cấp tỉnh.(baothuathienhue.vn 18/12)
4. Văn hóa, con người xứ Huế qua ống kính cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn
“Văn hóa và con người xứ Huế” là chủ đề triển lãm ảnh của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn khai mạc chiều 18/12 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.
Triển lãm do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với gia đình cố nghệ sĩ tổ chức, nhân sự kiện Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Giới thiệu đến công chúng 45 tác phẩm nhiếp ảnh của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn, triển lãm đưa người xem tiếp cận với vẻ đẹp văn hóa, lễ hội, di sản, cảnh quan, thiên nhiên… qua nhiều góc nhìn khác nhau, mới lạ và độc đáo.
Để có những bức ảnh này, cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn đã bỏ công sức đi nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi rừng đến miền đầm phá, biển cả… ghi lại những hình ảnh đẹp. Qua đó, hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị của tỉnh quảng bá hình ảnh đẹp của Huế.
Phát biểu khai mạc triển lãm, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết: “Nông Thanh Toàn đã vĩnh biệt chúng ta nhưng những tác phẩm của anh thì vẫn ở lại mãi với người yêu nghệ thuật Cố đô. Triển lãm này cũng là lời tri ân của chúng tôi đến anh, người nghệ sĩ trẻ tài hoa, tâm huyết. Dù không sinh ra ở Huế nhưng đã nhận Huế làm quê hương”.
Toàn bộ số tiền nhuận ảnh được gia đình đóng góp cùng với Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao mua chiếc đàn organ tặng cho Hội Người mù tỉnh.
Triển lãm diễn ra đến ngày 25/12. (baothuathienhue.vn 18/12)
XÃ HỘI
1. Di dời, tái định cư là 322 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lở
Triển khai công tác bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ảnh hưởng thiên tai và di dời, tái định cư 322 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lở là thông tin đáng chú ý tại nội dung cung cấp thông tin báo chí tuần thứ 51 do Văn phòng UBND tỉnh tổ chức chiều 18/12.
Báo Thừa Thiên Huế nêu câu hỏi: Hiện nay, vấn đề sạt lở đất ở khu vực miền núi đang xảy ra liên tục, thường xuyên. Đơn cử như ở thôn Lập, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông có 80 hộ ở vùng nguy hiểm của thủy điện Thượng Nhật... và nhiều nơi khác. Xin hỏi UBND tỉnh đã có thống kê sơ bộ về số hộ cần phải di dời tái định cư, các giải pháp lâu dài và quy hoạch, phân bổ lại dân cư vùng sạt lở?
Theo Văn phòng UBND tỉnh, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai công tác bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ảnh hưởng thiên tai theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di dân tự do,...
Do ảnh hưởng của bão số 5, số 9, số 13, đặc biệt từ ngày 6/10 đến ngày 17/10 tại Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to gây ra lũ lụt lớn, gây sạt lở đất ven sông, suối và đồi núi. Để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài của người dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các ban ngành liên quan và các địa phương rà soát ở các khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Cụ thể, tại xã Thượng Nhật, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Thượng Nhật thực hiện sơ tán tạm thời các hộ dân ở khu vực hạ lưu Thủy điện Thượng Nhật (trong các cơn bão số 5, bão số 6, bão số 7, bão số 9, bão số 13).
Để đảm bảo cuộc sống ổn định và lâu dài cho các hộ dân ở thôn Lập, xã Thượng Nhật, UBND huyện đã có định hướng quy hoạch vùng tái định cư tập trung tại thôn A Xách, xã Thượng Nhật với quy mô 2,6 ha và đã đề xuất bổ sung chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm ổn định cuộc sống cho các hộ ở những vùng có nguy cơ cao bị thiên tai.
Không chỉ có thôn Lập, tại Thị Trấn Khe Tre, huyện Nam Đông cũng có 13 hộ có nguy cơ sạt lở cần được di dời
Sau khi rà soát và báo cáo của các địa phương thuộc vùng miền núi trên địa bàn tỉnh, số hộ cần phải di dời tái định cư là 322hộ/1.528 khẩu; kinh phí khoảng: 102 tỉ đồng, bao gồm: 7 dự án bố trí dân cư tập trung và 1 dự án bố trí dân cư xen ghép.
Trong đó, sạt lở đất thôn Lập, xã Thượng Nhật, UBND huyện Nam Đông đã quy hoạch khu tái định cư tập trung quy mô 2,6 ha tại thôn A Xách, kinh phí 22 tỷ đồng cho 75hộ/375 khẩu.
Riêng 13 hộ/55 khẩu sạt lở chân đồi tổ dân phố 2, thị trấn Khe Tre sẽ chuyển về Khu tái định cư tổ dân phố 1, với kinh phí 12 tỷ đồng. Huyện A Lưới có 200 hộ/950 khẩu cần phải di dân và bố trí tập trung ở các xã Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Thượng và xã Hồng Hạ.
Huyện Phú Lộc ở chân đèo thôn Phú Gia xã Lộc Tiến có 20 hộ/85 khẩu vào khu quy hoạch tập trung xã Lộc tiến. Xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy có 14 hộ/63 khẩu vào khu quy hoạch tại chỗ thôn La Khê. (baothuathienhue.vn 18/12)
2. Các dự án bất động sản ở Huế vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét "di sản Huế"
Đó là nhận xét của TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ tại Hội thảo "Bất động sản gắn với đô thị Di sản Huế" được tổ chức sáng nay (18/12) tại TP Huế.
"Bất động sản gắn với đô thị Di sản Huế" là hội thảo được Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Báo Công Thương tổ chức nhằm đánh giá những tiềm năng, thế mạnh, những chính sách ưu đãi. Tìm giải pháp hữu hiệu, cơ chế đặc thù và truyền thông thu hút đầu tư để bất động sản Thừa Thiên Huế phát triển theo đúng định hướng, tầm nhìn, ổn định, lành mạnh và phát triển bền vững gắn bó bền vững với đô thị di sản Huế.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Huế được xác định là một trong số các đô thị lớn, là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển và gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Huế.
Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực gồm TX Phong Điền, TX Hương Trà, TX Hương Thủy, xây dựng đô thị Chân Mây.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý xây dựng đề án điều chỉnh địa giới để mở rộng TP Huế trên cơ sở tính đến các yếu tố đặc thù của Thừa Thiên Huế. Từng bước cụ thể hóa xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai và thực hiện theo quy hoạch chung TP Huế.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa, bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế. Đã nhiều năm trước đây, TP Huế thiếu vắng những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn. Trong lúc khu vực các đô thị mới manh nha chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể để hấp dẫn nhà đầu tư. Thị trường bất động sản ở Thừa Thiên Huế gần như bị đóng băng.
Tuy nhiên, cũng theo ông Hoa, thị trường bị đóng băng vừa là một thiệt thòi, nhưng lại là một may mắn, tránh cho đô thị di sản Huế khỏi bị xé nát bởi những công trình bất động sản thô bạo. Đồng thời, vẫn để mở cơ hội cho Thừa Thiên Huế xây dựng một chiến lược thu hút đầu tư phát triển bất động sản hợp lý, vừa bảo tồn và phát huy được giá trị đô thị di sản Huế, vừa tạo thế mở rộng phát triển TP Huế trở thành một trong 6 đô thị cấp quốc gia, một đô thị di sản - văn hóa - sinh thái - cảnh quan - thân thiện môi trường và thông minh.
Tại hội thảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, các nhà quy hoạch, nhà đầu tư bất động sản phải xác định di sản là lợi thế so sánh nổi bật của Thừa Thiên Huế, để khi quy hoạch, đầu tư các dự án "bảo tồn di sản phải gắn với chỉnh trang đô thị". Không nên tìm cách phát triển đan xen mật độ và tầng cao quá mức trong các khu vực lịch sử, càng không nên phá bỏ các công trình lịch sử để xây dựng các dự án cao tầng, điều đã xảy ra tại các đô thị lớn của Việt Nam mà nên phát triển các dự án bảo tồn kết hợp chỉnh trang đô thị và tổ chức các hoạt động phù hợp với văn hóa di sản.
Ở góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng, phát triển bất động sản phải đặt trong định hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế nói chung và TP Huế nói riêng theo lợi thế so sánh của Huế. Hiện các dự án bất động sản ở Huế hiện vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét "di sản Huế".
"Phát triển Bất động sản phải tập trung, đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, thành phần tư nhân giữ vai trò chủ đạo, nhà nước là đối tác đồng hành, nhân dân giám sát. Tạo được việc làm tốt và thu nhập cao hơn cho người dân địa phương, cải thiện được sinh kế và chất lượng sống của họ", TS. Nguyễn Đình Cung nói./. (toquoc.vn 18/12)
3. Nhiều tài năng trẻ tỏa sáng
Sau nhiều ngày tranh tài sôi nổi, hội thi “Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật toàn quốc” năm 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã bế mạc tối 17/12 tại Nhà hát Sông Hương. Đến dự có các ông: Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tham gia hội thi có 24 đoàn đến từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp văn hóa nghệ thuật trong cả nước. Các đội thi được chia làm 5 bảng, dự thi 185 tiết mục ở các thể loại nghệ thuật: chèo, cải lương, dân ca, nhã nhạc, kịch nói, xiếc, ca, múa, nhạc... Đây là lần thứ 4 hội thi được tổ chức trên quy mô toàn quốc đối với các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.
Theo đánh giá của Ban Giám khảo, các tiết mục dự thi đã phản ánh sức sống, sự phong phú, đa dạng của các loại hình nghệ thuật, thể hiện đậm nét tính truyền thống và hiện đại, phát huy bản sắc văn hóa của địa phương, dân tộc. Các thí sinh dự thi âm nhạc phương Tây cũng thể hiện bước tiến lớn về chất lượng. Nhiều tài năng trẻ đã tỏa sáng tại hội thi. Nội dung các bài thi cũng phản ánh đúng chất lượng giảng dạy và học tập của các cơ sở đào tạo. Các trường đã biết tận dụng, phát huy thế mạnh của từng trường, từng địa phương.
Ban Tổ chức đã trao 26 HCV, 26 HCB, 27 HCĐ và 8 giải khuyến khích cho các tiết mục; trao 7 giải chương trình cho các cơ sở đào tạo đạt thành tích cao trong hội thi. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 18 giải thưởng cho giảng viên, giáo viên có học sinh, sinh viên đoạt HCV; 3 giải thưởng cho tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, biên đạo có chương trình, tiết mục xuất sắc đoạt HCV.
Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tặng bằng khen cho 24 cơ sở đào tạo tham gia hội thi. (baothuathienhue.vn 18/12)
4. Huế: Đừng bỏ lỡ những chương trình lễ hội hấp dẫn tháng 12 này
Nhằm kích cầu du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều lễ hội trong tháng 12 này.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Sở Văn hóa sẽ phối hợp với Hiệp hội du lịch, chúng tôi sẽ tổ chức ngày hội áo dài kết hợp với Liên hoan ẩm thực Huế 2020, từ ngày 18-20/12. Đây sẽ là sản phẩm du lịch cuối năm hấp dẫn và tạo ra sức hút mới của Huế. Trong ngày hội này, chúng tôi sẽ mời tất cả các đơn vị lữ hành, không chỉ của địa phương mà của cả Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cùng tham dự để cùng xem và góp ý cho sản phẩm mới như thế nào"
Cụ thể, từ ngày 18/12 đến ngày 20/12 vào lúc 17h30, Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020 sẽ được khai mạc tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Riêng lễ hội ẩm thực sẽ kéo dài đến ngày 23/12, tại đường Lê Lợi. Địa điểm tổ chức là Cầu đi bộ gỗ lim, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế, Công viên Tứ Tượng, Không gian nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Công viên Phan Bội Châu.
Ngày hội Áo dài sẽ tổ chức chuỗi hoạt động quảng diễn, trình diễn Áo dài Huế, biểu diễn nghệ thuật, kết hợp với các hình thức tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh áo dài; khuyến khích, huy động sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng.
Ngoài ra, còn có Nghi thức quảng diễn Ngày hội Áo dài Huế 2020 - Biểu diễn nghệ thuật truyền thống; Chương trình nghệ thuật - Trình diễn Áo dài truyền thống Huế, các bộ sưu tập của các Nhà thiết kế Áo dài Việt Nam; Chương trình trình diễn nghệ thuật truyền thống, biểu diễn Ca Huế, trình diễn nhạc cụ truyền thống, ngâm thơ, hò vè...
Cùng với đó, các hoạt động cộng đồng, hoạt động hưởng ứng như tổ chức các hoạt động quảng diễn, nhảy flashmob, sinh hoạt ngoại khóa trong trang phục áo dài truyền thống thông qua các không gian tôn vinh Áo dài cộng đồng: Áo dài học đường tại trường THPT Quốc Học Huế, Hai Bà Trưng…
Không gian ẩm thực gồm các hoạt động giới thiệu, quảng bá, trình diễn chế biến món ăn, quảng bá nét độc đáo của văn hóa ẩm thực Huế. Lễ hội Ẩm thực có sự tham gia khoảng 70-80 gian hàng của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, giới thiệu tinh hoa ẩm thực dân gian, truyền thống, cung đình, ẩm thực chay… (petrotimes.vn 18/12)
5. Thành phố sáng tạo về ẩm thực của UNESCO
- Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045” đã khẳng định vai trò của văn hóa trong mục tiêu chiến lược xây dựng Huế “trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa”.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng định hướng chiến lược về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế nói chung, trong đó có ẩm thực là rất cần thiết và nhiều ý nghĩa, nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, triển khai các giải pháp, góp phần từng bước hiện thực hóa nhiệm vụ chính trị của Nghị quyết 54. Một trong những chương trình hành động đó là việc xây dựng Huế trở thành thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (Unesco Creative Cities Network-UCCN).
UCCN được UNESCO thành lập năm 2004 với mục đích thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố giàu về văn hóa trên thế giới, đặt sự sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa làm trọng tâm trong các kế hoạch phát triển đô thị, khuyến khích sự đầu tư vào văn hóa và sự sáng tạo như một đòn bẩy chiến lược để phát triển đô thị bền vững. UCCN gồm 7 lĩnh vực: Nghệ thuật dân gian và thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phim ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện, âm nhạc.
Kể từ khi ra đời, với sứ mệnh và cam kết rõ ràng, UCCN đã giúp các thành phố thành viên đưa sáng tạo vào cốt lõi chiến lược phát triển, nâng cao tác động của văn hóa đối với sự phát triển đô thị. “Trên khắp thế giới, mỗi thành phố sáng tạo, theo cách của nó, biến văn hóa trở thành trụ cột chứ không phải một phụ kiện trong chiến lược phát triển” (Audrey Azoulay Tổng Giám đốc UNESCO).
Với việc trở thành thành viên của UCCN sẽ giúp Huế xác định rõ và ưu tiên vào lĩnh vực sáng tạo về ẩm thực như một động lực, để tập trung và huy động tất cả các bên tham gia vào quá trình bảo tồn và phát triển ẩm thực, góp phần “đổi mới tư duy về phát triển, nhất là tư duy về phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản ẩm thực, phát huy tố đa các lợi thế và tiềm năng về ẩm thực và du lịch” như chương trình hành động đã được tỉnh đề ra.
Việc tham gia mạng lưới UCCN với vai trò và vị thế ngày càng lớn sẽ mang đến cho Huế vị thế quốc tế cho quá trình hội nhập, một cơ hội chiến lược để kích thích và đổi mới các chính sách địa phương theo hướng sáng tạo và tăng cường khả năng tiếp cận quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế giữa các thành phố sáng tạo về ẩm thực.
Là thành viên của UCCN và tham gia các diễn đàn sẽ mang đến cho Huế một tiếng nói ở cấp độ quốc tế. UCCN mở ra cơ hội cho Huế kết nối, hợp tác với các thành viên thông qua các sự kiện và dự án chung, thúc đẩy sự gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kiến thức và bí quyết, xây dựng quan hệ đối tác sáng tạo về ẩm thực, thông qua đó quảng bá văn hóa Huế ra thế giới, thúc đẩy đa dạng văn hóa và phát triển bền vững cho đô thị Huế.
UCCN với mục tiêu và sự cam kết hỗ trợ của các thành viên sẽ giúp Huế bảo tồn ẩm thực truyền thống bởi sự tham gia của mọi tầng lớp, đề cao bảo tồn và sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương; thúc đẩy giao lưu với các thành phố trong mạng lưới thông qua diễn đàn sáng tạo, để quảng bá tốt hơn hình ảnh điểm đến, góp phần phát triển du lịch và cải thiện sinh kế cộng đồng; hỗ trợ các nghệ nhân, đầu bếp và người dân để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo về ẩm thực, dựa trên sự hợp tác công bằng cùng có lợi. Thúc đẩy triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo về ẩm thực, khuyến khích nghiên cứu và phát triển, tăng cơ hội việc làm cho giới trẻ trong lĩnh vực sáng tạo về ẩm thực.
Là thành phố sáng tạo về ẩm thực, Huế sẽ xây dựng và phát triển theo mô hình dựa trên các thế mạnh đặc trưng, các giá trị nổi bật của ẩm thực nói riêng và lịch sử - văn hóa nói chung. Đó là sẽ là thành phố sáng tạo về ẩm thực dựa trên 3 trụ cột - 3 giá trị nền tảng “ẩm thực dân gian - ẩm thực cung đình - ẩm thực chay”, phản ánh 3 không gian ẩm thực đặc trưng của “Làng quê - cung điện/phủ đệ - chùa chiền”, phản ánh các lễ hội ẩm thực “Festival 4 mùa -
Ẩm thực 4 mùa”, phản ánh sự phong phú nguyên liệu truyền thống địa phương từ 3 vùng tự nhiên “Biển/đầm phá - Đồng bằng - Miền núi”, phản ánh phương thức chuỗi giá trị ẩm thực từ “Khai thác - chế biến - thưởng thức”, và đó là sẽ thành phố sáng tạo về ẩm thực của Việt Nam giữ vai trò trung tâm kết nối 3 ẩm thực 3 miền “Bắc - Trung - Nam”.
Như vậy, cùng với mục tiêu xây dựng Huế trở thành “Kinh đô ẩm thực của Việt Nam” và nhiệm vụ xây dựng hồ sơ văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại nhằm nâng tầm quốc gia và danh hiệu quốc tế, việc gia nhập UCCN mang ý nghĩa chiến lược, nâng tầm giá trị, vai trò và vị thế cho di sản ẩm thực Huế.
Trong chiến lược bảo tồn và phát triển di sản ẩm thực Huế, mục tiêu trở thành “Thành phố sáng tạo về ẩm thực của UNESCO” cùng với “Kinh đô ẩm thực Việt Nam” và “Di sản UNESCO” sẽ là 3 trụ cột chính, tạo nền tảng để phát huy tiềm năng và thế mạnh, một mặt “củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước” và định vị giá trị ẩm thực Huế trên bản đồ thế giới, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa dựa trên nền tảng văn hóa như yêu cầu của Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã xác định. (baothuathienhue.vn 19/12)
KIỂM LÂM
1. Vietravel Airlines ra mắt nhận diện trang phục và ký hiệu hãng bay
Ngày 18/12, Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) chính thức công bố hình ảnh nhận diện đồng phục chính thức của hãng và đội ngũ tiếp viên. Đồng thời công bố ký hiệu IATA: VU. là hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam.
Vietravel Airlines công bố ký hiệu IATA – mã quốc tế đại diện của hãng hàng không lữ hành Việt Nam tại các cảng hàng không được xác định và thông qua bởi Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế. Ký hiệu VU, được định hình bằng cụm từ VUAirlines với ý nghĩa Vietnam/Vietravel (V), Unique (U), Airlines (A).
Trong khi đó, trang phục của Vietravel Airlines được xây dựng trên hai tông màu chủ đạo vàng và xanh dương; kết hợp giữa sự trẻ trung, năng động và nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Bộ trang phục của hãng được giới chuyên môn đánh giá là mẫu thiết kế đáp ứng được các tiêu chuẩn hàng không, kết tinh giữa giá trị truyền thống và hiện đại.
Vietravel Airlines dự kiến mở bán vé ngay sau khi được cấp AOC và sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 12/2020 bằng tàu bay Airbus A321, trước mắt sẽ tập trung hoạt động vận chuyển khách du lịch, sau đó từng bước mở rộng để phục vụ hành khách đại chúng.
Vietravel Airlines đặt căn cứ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Thừa Thiên Huế, với tổng vốn đầu tư thực hiện dự án 700 tỷ đồng. Hãng đủ điều kiện để thực hiện khai thác vận tải hàng không trong 50 năm với trên 30 máy bay bao gồm các đối tượng vận chuyển như hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện. (baothuathienhue.vn 18/12)
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
1. Trao thưởng cho lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy
Ngày 18-12, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế tổ chức trao thưởng cho lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy, gồm: Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, Đồn Biên phòng Lăng Cô và Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Thừa Thiên Huế vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy.
Ngày 16-12, tại thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), lực lượng phối hợp gồm: Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, Đồn Biên phòng Lăng Cô và Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Thừa Thiên Huế bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Sỹ Nguyên, sinh năm 2000, trú tại xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế về hành vi tàng trữ chất ma túy.
Khám xét tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện trong túi áo đối tượng Nguyễn Văn Sỹ Nguyên 2 gói tinh thể màu trắng có trọng lượng 1,5869 gam ma túy đá; trong hành lý đối tượng mang theo có 2 thanh kiếm, 2 quả pháo nổ, bộ dụng cụ sử dụng ma túy đá và một số tang vật, tài liệu liên quan khác.
Cơ quan chức năng đã hoàn thiện hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 13-10-2020, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Thừa Thiên Huế cũng phối hợp cùng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP phá chuyên án ma túy, bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ 1kg ketamin. (bienphong.com.vn 18/12)
2. Thanh niên chết bất thường khi vào "ngủ" trong quán karaoke ở Huế
Chiều 18/12, Công an TP Huế tiết lộ thông tin về trường hợp nam thanh niên tử vong bất thường sau khi vào quán karaoke Win Win tối 13/12.
Công an TP Huế xác nhận, 5 ngày trước, sau khi cùng nhóm bạn bè đi ăn nhậu, thanh niên tên T., 22 tuổi (trú tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) cùng nhóm bạn vào quán karaoke Win Win trên đường Lê Lợi (thành phố Huế) hát karaoke.
Theo thông tin ban đâu, tối ngày 13/12, T. cùng nhóm bạn vào quán Karaoke chơi hát. Được lúc, T. nằm ngửa ra giống như nằm ngủ. Đến khoảng 9h tối cùng ngày, những người đi cùng nhóm thấy bạn "ngủ lâu" đến xem thì phát hiện thanh niên trên đã bất tỉnh. Mọi người đưa T. vào bệnh viện Huế nhưng sau đó bệnh viện trả ra, đưa về nhà ở thị xã Hương Thủy.
Theo nguồn tin PV, nhiều thông tin cho rằng nhóm bạn của T. chơi bay lắc ở quán Karaoke Winwin, dẫn đến sự việc trên.
Trao đổi với PV về việc này, đại diện Công an TP. Huế cho biết, do sự việc xảy ra trên địa bàn TP Huế nên sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan chức năng TP Huế lập hội đồng gồm Viện Kiểm sát, Pháp y, Công an kỹ thuật… về nhà thanh niên làm việc để xác định nguyên nhân tử vong, nhưng gia đình không đồng ý. Sau khi lực lượng chức năng thuyết phục, gia đình chỉ đồng ý để cơ quan chức năng khám ngoài.
Kết quá khám ngoài cho thấy không có dấu vết tổn thương của tác động bên ngoài dẫn đến tử vong. (baogiaothong.vn 18/12)
3. Ngăn chặn hàng lậu cuối năm
Cuối năm là thời điểm mà các đối tượng thường lợi dụng để vận chuyển, mua bán hàng lậu, hàng kém chất lượng... Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương đang đồng loạt ra quân đấu tranh xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Nhiều vụ việc đã được phát hiện
Khoảng 8 giờ sáng 15/12, tại đường phía Tây TP. Huế qua địa phận TX. Hương Thủy, lực lượng công an phát hiện xe ô tô BKS 89C-20039 có dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe kiểm tra. Khi kiểm tra, phát hiện trên xe đang vận chuyển 150 vỏ đèn cao áp, 3.000 tấm xốp dán tường do nước ngoài sản xuất với tổng trị giá hơn 150 triệu đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, tài xế xe là Nguyễn Đức Thủy (SN 1987), trú tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên không cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Mới đây, khi phát hiện xe ô tô khách BKS 74B – 00849 lưu thông trên địa bàn có dấu hiệu nghi vấn chở hàng lậu, hàng không có hóa đơn chứng từ, Công an TX. Hương Trà cùng phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh cho dừng xe để kiểm tra.
Qua kiểm tra cho thấy, xe ô tô này vận chuyển 270 thùng bia các loại, 50 thùng sữa Ensure, 20 thùng phấn... Tất cả các loại hàng hóa này đều do nước ngoài sản xuất với tổng trị giá hơn 150 triệu đồng, nhưng đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Trước đó, Trạm CSGT Phú Lộc thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh cũng đã phát hiện xe tải BKS 49C-17342 do tài xế Nguyễn Văn Thuận (SN 1974), trú xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) điều khiển chở 34 thùng hàng hóa chứa thuốc lá do nước ngoài sản xuất; 5 bao giày dép các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trên đây chỉ là một số vụ việc điển hình có liên quan đến hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ mà lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương phát hiện, phối hợp xử lý thời gian gần đây.
Thượng tá Nguyễn Việt Phương, Trưởng Công an TX. Hương Trà cho biết: “Cuối năm, nhu cầu hàng hóa tăng cao để phục vụ Tết Nguyên đán, nên các đối tượng bất chấp pháp luật để vận chuyển, mua bán hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Ngoài sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ thì, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị chức năng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, xử lý các vụ việc có liên quan đến hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng không có hóa đơn, chứng minh nguồn gốc xuất xứ”.
Tăng cường phối hợp
Từ các vụ việc trên cho thấy, hình thức của các đối tượng ngày càng tinh vi, như trà trộn hàng thật cùng nhiều mặt hàng kém chất lượng khác. Có đối tượng chia nhỏ, xé lẻ hàng hóa ra để qua mặt lực lượng chức năng. Cách thức vận chuyển cũng mới hơn bằng việc khoán từng đoạn đường cho các công ty vận chuyển, chuyển phát nhanh để đưa hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng không có hóa đơn, chứng minh nguồn gốc xuất xứ vào thị trường trong tỉnh.
“Để góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ chính đáng người tiêu dùng, chúng tôi tích cực phối hợp với Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình, tập trung tấn công, ngăn chặn các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ”, Đại tá Nguyễn Quốc Huy, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh cho biết.
Ngoài lực lượng Công an tỉnh và các đơn vị trực thuộc, Hải quan tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Quản lý thị trường tỉnh cùng ngành chức năng khác cũng được tăng cường phối hợp kiểm soát, nhất là tăng cường tuần tra đêm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
“Hiện, Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương đã và đang đồng loạt ra quân đảm bảo an toàn dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; trong đó, tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm, nhất là tại cửa khẩu, khu vực biên giới; giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Với sự nỗ lực cố gắng của Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương, hy vọng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không có hóa đơn chứng từ sẽ được ngăn chặn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh khẳng định. (baothuathienhue.vn 19/12)
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
1. Thừa Thiên - Huế: Phát triển chuỗi giá trị thủy sản vùng nước lợ Tam Giang - Cầu Hai
Sáng ngày 18/12, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế đã tổ chức hội thảo “Phát triển chỗi giá trị và nâng cao khả năng thương mại hóa cho các sản phẩm hải sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”.
Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất vùng Đông Nam Á, có diện tích mặt nước gần 22.000 ha (chưa kể 1.600 ha đầm Lập An - Lăng Cô).
Năm 2020, sản lượng khai thác của hệ đầm phá này ước đạt 9.800 tấn (gồm 6.500 tấn nuôi và 3.300 tấn khai thác tự nhiên).
Điều đáng chú ý là trong số thủy hải sản nước lợ được khai thác có đến 85% sản lượng được thương lái thu mua cung cấp cho các nhà hàng, chủ yếu ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM.
Nhằm phát triển chuỗi giá trị nhất là các loài cá đặc hữu, thơm ngon nức tiếng như loài cá: Dìa, Nâu, Ong bầu, Vẫu, Mú, Hồng, Đối, Bống thệ… bên cạnh giữ gìn môi trường bền vững cần đầu tư cho khâu sản xuất giống cá bản địa, tránh tình trạng phụ thuộc vào đàn cá bố, mẹ từ tự nhiên như hiện nay.
Theo TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế, hiện nay địa phương này đã chọn tôm thẻ chân trắng và tôm sú là 2/16 sản phẩm chủ lực của Thừa Thiên - Huế và đang hướng tới xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các loài thủy đặc sản như: cua bùn, cá Kình, cá Vẫu, cá Dìa, cá Tráp…; đồng thời quảng bá giúp người tiêu dùng hiểu được giá trị thơm ngon của thủy đặc sản nước lợ vùng Tam Giang - Cầu Hai. (daidoanket.vn 19/12)
2. Bảo vệ gia súc, gia cầm mùa rét
- Sửa chữa, gia cố chuồng trại, tránh mưa dột, gió lùa, dự trữ thức ăn… là những biện pháp được nông dân tích cực triển khai ứng phó, bảo vệ an toàn cho gia súc, gia cầm (GSGC) trong mùa rét.
Gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn
Hộ ông Trần Thanh Trung ở xã Phú Thanh (Phú Vang) nuôi 6 con trâu, là tài sản lớn của gia đình. Rút kinh nghiệm trâu bị chết rét cách đây gần chục năm, từ đó đến nay, cứ đến mùa mưa bão, ông Trung lại tất bật triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc.
Sau các đợt bão, lũ mới đây, ông Trung chi phí hơn 1 triệu đồng mua vật liệu sửa chữa, gia cố lại chuồng trại, đảm bảo kín gió, tránh mưa dột. Chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, nền phủ rơm khô, hạn chế rét cho trâu. Cứ một tuần thay rơm một lần, tránh rơm ẩm ướt, không đảm bảo đủ ấm.
Khi vụ lúa hè thu được thu hoạch, ông Trung thu gom rơm trên đồng phơi khô, chất thành “đụn” lớn đủ cung cấp thức ăn cho 6 con trâu trong suốt mùa mưa, rét. Định kỳ một tuần/lần, ông bổ sung thức ăn dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi như cám, rau, cỏ tươi, đường… Theo ông Trung, nhờ các biện pháp này, hơn 10 năm qua đã bảo vệ an toàn cho đàn gia súc trong mùa mưa rét.
Ông Trần Thiện Chương ở vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền) chia sẻ, từ nhiều năm nay chưa để xảy ra gia cầm chết do mưa lạnh. Các biện pháp quen thuộc được ông Chương và các hộ nuôi trên vùng rú cát là che chắn chuồng trại đảm bảo kín gió, không để mưa dột, bổ sung các loại thức ăn dinh dưỡng, tăng đề kháng như nước ép tỏi, trứng gà trộn thức ăn.
Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh, ông Lương Nguyễn Thành Tâm thông tin, hầu hết người dân địa phương, nhất là các chủ trang trại vùng rú cát luôn ý thức cao trong phòng, chống, bảo vệ đàn GSGC trong mùa mưa rét. Chính quyền địa phương vẫn luôn quan tâm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở người dân không nên chủ quan, lơ là trong việc bảo vệ vật nuôi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Không chủ quan
TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi-Thú y (CNTY) tỉnh thông tin, với đàn gia súc, là tài sản, phương tiện sản xuất của người dân nên bà con có cách chăm sóc đặc biệt, như bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin, tăng đề kháng...
Tuy nhiên, qua kiểm tra tại một số địa phương vẫn còn tình trạng gia súc thả rông. Để tránh sự chủ quan của người dân, ông Hưng yêu cầu, các địa phương thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin để người chăn nuôi biết; nhắc nhở bà con không chủ quan và bị động trong việc phòng chống đói rét cho GSGC.
Cán bộ khuyến nông, thú y huyện, thị xã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại chống rét, nhất là các hộ bị thiệt hại trong bão, lũ thời gian qua; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ tái phát dịch bệnh. Đồng thời, phổ biến kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho GSGC, xây dựng phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại và dịch bệnh xảy ra.
Các địa phương cần chủ động bố trí ngân sách phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi. Trong đó, quan tâm đàn vật nuôi được hỗ trợ khắc phục sau bão, lũ; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn GSGC. (baothuathienhue.vn 19/12)
3. Huế: Nỗ lực cứu cây đặc sản Thanh Trà bị hư hại nặng sau mưa lũ
Người dân Thừa Thiên - Huế đang triển khai nhiều biện pháp để khôi phục, cứu hàng trăm héc ta cây đặc sản Thanh Trà bị nấm sâu bệnh, héo rụng lá… sau khi bị ngâm nước mưa lũ lâu ngày.
Sau những ngày mưa bão ngập lụt kéo dài, hàng trăm héc ta cây Thanh Trà ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bị ngâm nước lâu ngày đang bị nấm, héo rụng lá, sâu bệnh… tràn lan hoặc chết. Người dân đang tranh thủ lúc nước rút thời tiết thuận lợi không mưa ra vườn dọn dẹp xới đất dải vôi rửa chua, khoét vỏ chống nấm bệnh lây lan, chặt cành bị gãy… cứu các cây còn sót lại.
Có mặt tại các vườn cây Thanh Trà ở phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho thấy, nhiều chủ vườn sau khi xới đất xung quanh thì ngồi dưới gốc hoặc trèo lên trên cành cây Thanh Trà tìm chỗ bị nấm khoét vỏ chống bệnh lây lan và quét vôi ở thân cây, tỉa cành.
“Bây giờ đã muộn để cứu cây khỏi chết vì mưa ngập dài ngày quá rồi, chừ thì xem cây nào có khả năng thì cứu cây đó thôi”, ông Trần Hữu Thanh (SN 1957, trú thôn Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) ngậm ngùi nói.
Chia sẻ với PV, ông Trần Hữu Thanh cho biết, gia đình trồng được 6 sào với 50 cây đã 6 năm tuổi và mới bán vụ đầu tiên được 75 triệu đồng. Hứa hẹn sang năm thu nhập sẽ tăng gấp đôi nhưng hiện đã bị nấm bệnh tràn lan hoặc chết và chỉ còn khoảng 30 cây đang tiếp tục chăm sóc, mong sao cây không chết nữa.
Đang cố leo trèo lên cành cây Thanh Trà với vẻ mệt mỏi để quét vôi chống nấm bệnh, anh Hồ Văn Túy (trú phường Hương Vân) cho biết, tôi trồng được 300 cây và vừa rồi mới ra quả bán được 50 triệu đồng nhưng do ngâm nước lũ lâu ngày nên bị chết mất hơn 100 cây. "Cây Thanh Trà non mới trồng khoảng tầm 4 năm tuổi hầu như chết hết và tôi đang tập trung cứu chữa bệnh cho các cây còn sót lại".
Người dân phường Hương Vân cho biết, đa số những cây Thanh Trà bị chết là những cây mới trồng, chuẩn bị được thu hoạch quả từ 3 – 5 năm tuổi. Ngoài thiệt hại về kinh tế thì việc khôi phục hoặc trồng lại rất gặp khó khăn bởi thời gian chăm sóc ra quả dài ngày và nhanh nhất phải trồng được 6 năm mới cho thu hoạch quả.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hương Vân thông tin, địa phương có 138ha cây Thanh Trà từ 3 - 5 năm tuổi bị chết do mưa lũ và gây thiệt hại lớn. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân ra dọn vườn, chặt bỏ những cây thanh trà chết, cây bị nấm được xử lý bằng cách bôi vôi, tỉa bớt cành lá và trồng thêm cây mới vào chỗ cây chết.
Không chỉ người dân trồng cây Thanh Trà ở phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị thiệt hại sau các đợt mưa lũ mà hàng trăm hộ dân ở phường Thủy Biều (TP Huế) và xã Phong Thu (huyện Phong Điền) cũng rơi vào cảnh điêu đứng tương tự khi các cây Thanh Trà bị chết hoặc bị nhiễm sâu bệnh khiến cây yếu sức rồi chết.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế, đợt mưa bão ngập lụt vừa qua khiến 540ha cây có múi ở địa phương bị thiệt hại và phần lớn là cây Thanh Trà. (infonet.vietnamnet.vn 18/12)
4. Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 16 dự án hợp tác phát triển sản xuất
Ngày 18/12, tại huyện Phong Điền, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả các mô hình dự án phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2020 do HND tỉnh đầu tư hỗ trợ.
Năm 2020, HND tỉnh đã hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh thực hiện 16 dự án mô hình hợp tác phát triển sản xuất với tổng kinh phí thực hiện hơn 1,1 tỷ đồng; tổ chức 6 lớp tập huấn cho hơn 300 lượt cán bộ hội cơ sở, cán bộ chi tổ hội và hội viên nông dân...
Theo đánh giá, có 3 đơn vị làm tốt 100% theo đúng định hướng của HND tỉnh là Hương Thủy, Hương Trà, TP. Huế; 3 đơn vị đạt khá: Phong Điền, Nam Đông, Phú Lộc và 3 đơn vị kém là Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới không có tổ hợp tác thành lập mới.
Năm 2020, việc thành lập mới tổ hợp tác chỉ đạt 8/19 chỉ tiêu giao, trong đó có 7 tổ hợp tác và 1 HTX thành lập không đúng định hướng của HND tỉnh.
Ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch HND tỉnh đề xuất UBND tỉnh, các sở ngành tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí ngân sách Nhà nước cho Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và HND các huyện, thị xã và TP. Huế để có điều kiện nhân rộng các mô hình dự án sản xuất có hiệu quả kinh tế, phát triển theo chuỗi giá trị.
HND các cấp phối hợp với Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đề xuất kiến nghị vốn vay hỗ trợ cho các tổ hợp tác đã xây dựng trong năm 2020 để phát triển sản xuất theo định hướng của tỉnh mỗi xã mỗi sản phẩm (Chương trình OCOP)...
Dịp này, HND tỉnh cũng đã hỗ trợ giống để trồng các loại rau cho hội viên nông dân xã Quảng Thành (Quảng Điền) và hỗ trợ phân bón cho mô hình trồng cam ở xã Thượng Nhật và Thượng Lộ (Nam Đông). (baothuathienhue.vn 18/12)
5. Sở Thông tin và truyền thông cần dồn sức cho chuyển đổi số
Sáng 18/12, tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông (TTTT), Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, năm 2021, tỉnh chọn đột phá là công nghệ, nhất là công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thay đổi mô hình quản trị, mô hình kinh doanh, thực hiện chuyển đổi số toàn diện.
Do đó, Sở TTTT cần tập trung nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện và phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2021 - 2025 trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại chiến lược “4 không, 1 có” - đó là làm việc không giấy tờ; hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không tiền mặt; dữ liệu có chuyển đổi số.
Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh Sở TTTT có nhiều chuyển biến tốt, nhất là có nhiều tiến bộ trong vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và tin tưởng tỉnh sẽ thành công trên suất đầu tư thấp. Chỉ đạo Sở tiếp tục nghiên cứu, áp dụng công nghệ thông tin, cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Trong đó, cần xác định đổi mới sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - dữ liệu lớn (big data), chuyển đổi số, nguồn nhân lực là những vấn đề lớn, mang tính quyết định để phát triển trong những năm tiếp theo...
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở TTTT chú trọng tham mưu cho UBND tỉnh có giải pháp căn cơ quản lý mạng di động, dây cáp viễn thông; làm tốt công tác quản lý báo chí, dùng báo chí truyền thông tạo lên sức mạnh tinh thần để tỉnh bứt phá vươn lên. (baothuathienhue.vn 18/12)