Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 10/12/2020
Ngày cập nhật 11/12/2020
TIN NÓNG
 

1.  Đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa xuống cấp nghiêm trọng

Tuyến đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa ở bờ bắc sông Truồi là trục giao thông quan trọng khi có đến hơn 50% dân số phía Tây quốc lộ 1A của xã Lộc An và một bộ phận dân cư của xã Lộc Hòa tham gia giao thông. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, con đường này là nỗi ám ảnh của hàng trăm hộ dân với chi chít những ổ voi, ổ gà, ngập đầy nước rất nguy hiểm khi giao thông trên tuyến. (phóng sự ngắn TRT Huế 09/12)

 
 
 

2.  Thông tin thêm dự án đường ven đầm Lập An "tan nát" sau bão: Công an vào cuộc

Chủ đầu tư khẳng định, dù công trình bị hư hại ở nhiều hạng mục nhưng do đã mua bảo hiểm nên được giám định thiệt hại, chi trả khoảng 3,6 tỉ đồng để khắc phục. Ngoài ra, việc khắc phục, gia cố mái kè ta-luy của tuyến đường phía Đông đầm Lập An sẽ tốn khoảng 7 tỉ đồng, được chủ đầu tư trích từ nguồn dự phòng của dự án.

Dự án đường phía Đông đầm Lập An (thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) có mức đầu tư 172 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 110 tỉ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư; Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông tỉnh tư vấn thiết kế. Thông tin đến báo chí, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, các nhà thầu thi công có chứng chỉ hoạt động năng lực theo quy định. Trước khi tiến hành thi công các hạng mục đổ bê tông, hạng mục kết cấu thép đều được thí nghiệm vật liệu đầu vào, kết quả cường độ bê tông... và đạt theo đúng quy định hồ sơ thiết kế.

Có 5 nhà thầu thi công ở các hạng mục của dự án này, gồm: Công ty cổ phần 1.5 (trụ sở tại Huế); Công ty TNHH xây dựng Đồng Tâm (Huế); Công ty CP Thành An (Huế); Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đạt (Quảng Bình) và Công ty TNHH TM và XD Long Đại Thịnh (Đà Nẵng). Về việc dự án “tan nát” sau bão 13 dù cơn bão này không đổ bộ trực tiếp vào Thừa Thiên Huế, chủ đầu tư cho biết, khu vực này đã chịu ảnh hưởng của các cơn bão số 5, số 9 và số 10 nhưng không có thủy triều dâng nên công trình an toàn. Chỉ đến khi bão số 13 với thủy triều dâng cao bất thường đã khiến cho nhiều hạng mục công trình bị hư hại. Có nhiều tàu thuyền, bè gỗ được neo buộc vào lan can trước và trong bão gây va đập, làm hư hỏng nặng nề cho lan can, mái taluy đá hộc xây… Cũng theo chủ đầu tư, công trình đã hư hại hệ thống lan can loại 1 với khoảng 78%, hư hỏng vỉa hè khoảng 31% với ước tính thiệt hại khoảng 3,6 tỉ đồng. Đây là phần hạng mục xây dựng mới nên được các công ty bảo hiểm (gồm: Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm Dầu khí PVI, Bảo hiểm Hàng không) giám định và chi trả khắc phục.

Riêng phần mái kè ta-luy bằng đá hộc xây cũ bị hư hại 2km (trong tổng số 3km). Dư luận bức xúc bởi đây là công trình ven đầm phá, giáp biển và là địa phương thường hứng chịu thiên tai như Thừa Thiên Huế nhưng lại không tính toán kỹ về độ tác động của nước biển dâng. Trước hư hại của phần mái kè ta-luy đường phía Đông đầm Lập An, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu chủ đầu tư phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế nghiên cứu các biện pháp gia cố mái ta-luy cũ theo hướng sử dụng vật liệu, kết cấu bền vững, chịu lực tốt (bê tông, bê tông cốt thép). Đồng thời nghiên cứu giải pháp bổ sung gia cường lan can để đảm bảo khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết tương tự trong tương lai. Việc gia cố mái ta-luy có chi phí khoảng 7 tỉ đồng, được lấy từ nguồn dự phòng của dự án.

Trước thông tin này, lực lượng cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào cuộc điều tra, làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án nói trên. Trao đổi với phóng viên Văn Hóa, ông Phan Lê Hiến, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, đến thời điểm này, UBND tỉnh chưa nhận được thông tin về việc lực lượng công an tiếp nhận, điều tra vụ việc. Trước đó, Văn Hóa có bài “Dự án đường ven đầm Lập An với kinh phí hơn 100 tỉ đồng “tan nát” sau bão: Do sóng đánh chứ không phải do chất lượng?!” (số 3494, ra ngày 27.11.2020). (baovanhoa.vn 09/12)

 
 
 

3.  THỪA THIÊN HUẾ: CẦN SỚM ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN THÔN LẬP

Video (quochoitv.vn 09/12)

 
 
 

4.  Báo động tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng

Phóng sự ngắn TRT Huế 10/12

 
 
 

5.  Đường trăm tỷ tan hoang sau bão: Do bão trùng ngày triều cường?

Ngày 7/12, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tin phản hồi về dự án "Đường trăm tỷ tan hoang sau bão" mà mới đây báo Dân trí đã phản ánh.

Ông Hồ Dũng và ông Nguyễn Trọng Giang đều là Phó Giám đốc Công ty CP Tư vấn Thiết kế Giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế - đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn công trình - đã có buổi làm việc với PV Dân trí về Dự án đường phía đông đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) sau bão số 13 bị hư hỏng nghiêm trọng rất nhiều hạng mục.

Hai vị phó giám đốc này khẳng định, công trình trên chịu được tác động của thiên tai theo quy định khi đường đã thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành.

Ông Nguyễn Trọng Giang lý giải, do cơn bão số 13 đi sát bờ tỉnh Thừa Thiên Huế vào 0h ngày 15/11 trùng vào ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch, nhằm ngay đỉnh triều nên mực nước triều cực lớn.

"Thủy triều thông thường là 0,2 đến 0,4m; khi cơn bão này vào ghi nhận từ Quốc lộ 1A ở thị trấn Lăng Cô bị ngập đến sau đường dự án phía đông đầm Lập An khoảng 0,8m, trong đó thủy triều dâng từ 1,6 đến hơn 1,7m. Đây là thiên tai cực lớn, thủy triều và nước biển dâng cực lớn nên đường đã bị ngập" - ông Giang nói.

PV đặt câu hỏi, tiêu chuẩn của công trình có đặt ra việc sóng biển lớn do bão, triều cường hay không? Phía công ty trả lời, do quy mô công trình nên phần lan can thiết kế không chịu được sóng lớn. Bên cạnh đó năm 2017 do nhận định mái kè ổn nên công ty không đề xuất làm kè mới mà tận dụng đoạn kè cũ và đưa ra một số điểm nối phía ngoài.

Theo ông Giang, do sóng lớn của thủy triều vượt quá yêu cầu tiêu chuẩn của công trình này, trong khi tư vấn thiết kế của công ty chỉ thiết kế với mức tiêu chuẩn thấp hơn nên một số hạng mục đã bị hư hỏng. Một phần đê kè tiếp xúc với đầm Lập An bị sóng phá vỡ ở phần kè cũ và lôi đất đá ra ngoài nên… nhìn bề ngoài trông hư hại rất nặng.

"Sắp tới sẽ có phương án như thế nào để phần kè, đường không bị hư hại khi bão đổ bộ?". Trả lời câu hỏi này, ông Giang cho biết sẽ đề xuất với chủ đầu tư bê tông hóa kín các mạch ở mái kè ngoài tiếp xúc với đầm phá Lập An.

Như Dân trí thông tin, nhiều đoạn tại Dự án Đường phía đông đầm Lập An (dài 3,4km do Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư, kinh phí 172 tỷ đồng, thi công từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020) đã bị bong tróc, sụt lún nghiêm trọng tạo thành những hàm ếch; gạch lát bị lật tung; các lan can gãy vụn. Phần chân đê bao đắp ngoài bị xói lở vào chân đường phía trong… Cả con đường như vừa bị "dội bom".

Làm việc với PV, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, do sóng vỗ mạnh trong nhiều giờ đợt bão số 13 cuốn theo các vật nổi như thuyền bè gỗ phao, củi gỗ làm hư hỏng lan can, đánh vỡ mái ta luy bằng đá hộc được xây dựng từ năm 2000.

Nước đầm dâng cao từ 0,5-0,8 so với mặt đường đã xói trôi đất cát dưới lề đường tạo thành các hố sụp, xói lở làm hư hỏng lề đường. Hư hại tất cả khoảng 5 tỷ đồng.

Do công trình hiện chưa hoàn thành nên Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ làm việc với các bên bảo hiểm và các đơn vị thi công để sửa chữa đường. (dantri.com.vn 10/12)

 
 
 

6.  Sống thấp thỏm dưới chân đồi

Nhiều lần được chính quyền địa phương tổ chức di dời khẩn cấp khi có mưa lớn nhưng đến nay, ở khu vực dưới chân đèo Phú Gia, thuộc địa phận thôn Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) vẫn còn 14 hộ dân sinh sống.

Những ngôi nhà cấp 4 được người dân xây dựng tựa lưng vào đồi núi từ nhiều năm về trước là nơi ở của hàng chục nhân khẩu. Chưa bao giờ người dân nơi đây lại lo lắng sạt lở núi như hiện nay, nhất là sau những vụ sạt lở đồi núi liên tiếp xảy ra ở các tỉnh thành miền Trung…

Từ tuyến QL1A có thể nhìn thấy rõ điểm đứt gãy ở khu vực sườn núi Phú Gia với nguy cơ sạt trượt cao khi có mưa lớn. Chúng tôi tìm đến căn nhà của ông Ngô Trữ (52 tuổi, ở thôn Phú Gia) nằm sát chân đèo Phú Gia đúng lúc ông Trữ vừa đi rừng trở về nhà. Ông Trữ cho biết, vì không có nơi nào khác nên bất đắc dĩ vợ chồng ông mới tìm đến khu vực chân đèo Phú Gia để làm nhà ở và mưu sinh bằng nghề trồng rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm. “Chúng tôi đã chứng kiến 2 vụ sạt lở đất xảy ra ở khu vực này, đó là vào mùa mưa lũ năm 1999 và năm 2013. Căn nhà bên cạnh nhà tôi cũng bị đất đá từ trên đồi núi sạt xuống vùi lấp. Giờ thời tiết ngày càng diễn biến cực đoan, thất thường nên mỗi khi có mưa lớn, gia đình tôi phải chạy đến nhà người thân tá túc vì lo núi sạt lở”, ông Trữ nói. Cách căn nhà của ông Trữ không xa là nhà của gia đình bà Trần Thị Hoàng Phương. Từ 11 năm về trước, 7 người trong gia đình bà Phương chuyển về ở căn nhà được xây dựng chỉ cách chân núi Phú Gia hơn 150m. Theo lời bà Phương, từ khi xảy ra vụ sạt lở kinh hoang ở thủy điện Rào Trăng 3 thì gia đình bà và các hộ dân trong thôn có nhà ở khu vực chân đèo Phú Gia luôn trong tình trạng thấp thỏm, đứng ngồi không yên với nỗi lo sạt lở núi ập đến…

Ông Phan Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến trao đổi cho biết, hiện khu vực dưới chân đèo Phú Gia có 14 hộ dân với 65 nhân khẩu sinh sống. Từ nhiều năm nay, khu vực đèo này luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi khi từ năm 2008 bắt đầu xuất hiện vết gãy nứt lộ rõ với chiều dài 200m, bề ngang 1,5m do trước đó đơn vị khai thác đất, đá đã đào làm hỏng chân núi. “Qua theo dõi của chính quyền xã, từ nhiều năm qua, vết nứt gãy này không kéo dài và rộng thêm nhưng vẫn có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão. Vì thế trong mùa mưa năm 2020, xã đã 4 lần có lệnh di dời khẩn cấp 14 hộ dân ở dưới chân núi Phú Gia đến nơi an toàn”, ông Cường thông tin. Điều đáng nói, trước đó UBND xã Lộc Tiến có phương án hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ dân để di dời các hộ ở dưới chân núi Phú Gia đến khu tái định cư Phước Lộc. Tuy nhiên đến nay, các hộ dân không đồng ý do kinh phí hỗ trợ quá ít, người dân không đủ tiền xây nhà mới và khu tái định cư nằm xa khu vực sản xuất khiến việc đi lại khó khăn. Ngoài các hộ dân ở dưới chân núi Phú Gia, xã Lộc Tiến còn có 25 hộ dân khác ở các thôn Thổ Sơn, Trung Kiền cũng sống gần chân núi có nguy cơ sạt lở vào mùa mưa bão.

Theo ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên-Huế, địa bàn tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm cao, trên 2.700mm, có nơi trên 4.000mm như Bạch Mã, Thừa Lưu. Qua nghiên cứu, tỉnh có đến 48 điểm xảy ra lũ quét với mật độ 0,0096 điểm/km2, thuộc loại rất cao. Để ứng phó lũ quét và trượt lở đất đá đồi núi, ngoài tăng cường khả năng thoát lũ của lòng dẫn, xây tường chắn, hồ chứa kiểm soát lũ cần lắp đặt, vận hành các hệ thống cảnh báo lũ quét cho một số khu vực dân cư và các khu vực có hoạt động kinh tế tập trung; quy hoạch, điều chỉnh khu dân cư tránh những địa điểm thường xảy ra lũ quét và trượt lở đất; cắm biển báo, tăng độ che phủ mặt đệm bằng cách trồng rừng kết hợp với phương thức canh tác hợp lý bảo đảm độ ổn định của kết cấu đất. Đặc biệt cần tăng cường công tác tuyên truyền, diễn tập các phương án phòng tránh lũ quét và trượt lở đất để giúp người dân giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra... (cand.com.vn 10/12)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Xây dựng nông thôn mới bền vững phải nâng thụ hưởng người dân về Y tế, Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cùng đoàn công tác đã có chuyến kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM ở huyện Phú Vang và một số trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sáng ngày 9/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Xây dựng nông thôn mới (NTM) do ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn đã có chuyến kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM ở huyện Phú Vang và một số trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đi cùng đoàn công tác do Bộ GD&ĐT chủ trì, có sự tham dự của đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ KHĐT, Bộ LĐTB&XH cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT. Hoạt động này nhằm đánh giá những kết quả, khó khăn; tìm hiểu các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; những bài học kinh nghiệm và lắng nghe các đề xuất, kiến nghị cụ thể trong chỉ đạo, triển khai Chương trình MTQG Xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, từ đó tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.

Chiều cùng ngày, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG Xây dựng NTM đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Làm việc với đoàn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi làm việc, báo cáo với đoàn công tác, Phó Giám đốc Sở  NN&PTNT ông Hồ Vang cho biết, hiện nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 62 xã/97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 63,9% (trong đó 56 xã đã có Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đang thẩm định, 2 xã đang làm hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn).

Đặc biệt, thị xã Hương Thủy đang hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến góp ý của Đoàn thẩm định nông thôn mới Trung ương (đã vào kiểm tra thực tế ngày 26/9/2020) trình Hội đồng thẩm định nông thôn mới Trung ương họp thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, huyện Quảng Điền đã có 10/10 xã đạt chuẩn, hiện các ban ngành cấp tỉnh đang thẩm tra hồ sơ để UBND tỉnh trình Trung ương thẩm định, xét công nhận.

Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 62 xã/97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 63,9%. Hai đơn vị cấp huyện: Thị xã Hương Thủy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện Quảng Điền đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh năm đạt 35,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 5,75%. Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh đều tăng đáng kể, như: Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 98,82%; Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 87%, nước hợp vệ sinh đạt 99%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn đạt trên 65%; …

Liên quan đến kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến ngày 31/11/2020, có 34 chủ thể kinh tế tham gia Chương trình, trong đó có 18 Hợp tác xã, 2 Tổ hợp tác, 3 doanh nghiệp, 11 hộ gia đình đăng ký kinh doanh, trong đó UBND tỉnh đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 17 sản phẩm OCOP (4 sản phẩm đạt 4 sao và 13 sản phẩm đạt 3 sao). Dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thành đánh giá phân hạng cho khoảng 16 sản phẩm tham gia Chương trình.

Đối với tình hình thực hiện một số tiêu chí cụ thể về Giáo dục và Đào tạo trong công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Các công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở các  bậc học tiếp tục được nâng cao về chất lượng và số lượng. Theo báo nhanh đến nay, ở khu vực nông thôn (không tính thị trấn và phường) trên toàn tỉnh có 100% (98/98) xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ II; 100% xã tiếp tục đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ II (trong đó có 38,77% đạt mức độ III). Tỷ lệ học sinh tiếp tục học Trung học đạt trên 95%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT trong toàn tỉnh đạt trên 92%. Đến nay đã có 94/97 đạt xã tiêu chí GD-ĐT đạt tỷ lệ 96,9%.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao công tác triển khai thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM trong thời gian qua của tỉnh. Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao đối với các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới.

Trong đó chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tích cực, chủ động thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và xây dựng kế hoạch với lộ trình, bước đi, giải pháp cụ thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức quán triệt với các cấp, các ngành và Nhân dân cùng tham gia, hưởng ứng tích cực, triển khai có hiệu quả phong trào với nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với thực tiễn ở địa phương, phát huy sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, để xây dựng NTM bền vững thì phải thực hiện tốt 3 tiêu chí đó là đổi mới, tổ chức lại mô hình sản xuất để nâng cao thu nhập cho người nông dân; quan tâm, đảm bảo vấn đề môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; sự thụ hưởng của người dân về y tế, văn hóa và giáo dục.

Qua đó, Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh tiếp thu, hoàn thiện báo cáo, các kiến nghị, đề xuất của các thành viên trong Đoàn công tác. Đồng thời sẽ tiếp thu các kiến nghị của tỉnh và báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG Xây dựng NTM trong thời gian tới. (giaoducthoidai.vn 09/12)

 
 
 

2.  Thừa Thiên Huế tăng cường phòng, chống dịch COVID-19

Nhằm chủ động, kịp thời triển khai hoạt động phòng chống dịch COVID-19, ngày 09/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã ban hành Công văn 11165/UBND-VH yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường thực hiện các biện pháp sẵn sàng phòng chống dịch.

Cụ thể, UBND thành phố Huế, các huyện, thị xã, các ngành, lực lượng chức năng phải tiếp tục chủ động, nghiêm túc thực hiện chiến lược phòng, chống dịch như đã đề ra; luôn trong tình trạng sẵn sàng để kịp thời xử lý các tình huống, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, xe cách ly; giữ vững thành quả quan trọng về phòng, chống dịch đã đạt được thời gian qua; tiếp tục đề cao cảnh giác, không chủ quan, không để phạm sai lầm, khuyết điểm, lơ là trong công tác phòng chống dịch; tuyệt đối không để xảy ra làn sóng thứ hai lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn.

Nghiêm túc thực hiện các Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống COVID-19, định kỳ hàng tháng tự đánh giá và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo an toàn tại cơ quan, đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại đơn vị; quán triệt đến cán bộ, công chức, người lao động tinh thần chống dịch với mức độ cao nhất, không được chủ quan, lơ là.

Cùng với thực hiện tốt “5K”, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, trước hết là sẵn sàng truy vết, xét nghiệm nhanh, rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi công cộng tập trung đông người, và kích hoạt lại hoạt động 23 Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Đồng chí Phan Ngọc Thọ yêu cầu Sở Y tế tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, kiên định 5 nguyên tắc: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch; đảm bảo việc duy trì năng lực và sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống y tế với các tình huống mới của dịch bệnh. Cùng với đó, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết…, không để dịch chồng dịch.

Người đứng đầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục tổ chức tốt và giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong việc tiếp nhận các trường hợp nhập cảnh, thực hiện việc cách ly y tế theo quy định.

Các đơn vị lưu ý tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn về thủ tục, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước được cách ly tập trung và cách ly bằng các hình thức phù hợp, linh hoạt đối với từng đối tượng. Giải quyết kịp thời thủ tục cho nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, học sinh và sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam nhập cảnh vào địa bàn.

Đảm bảo nguyên tắc phải cách ly tập trung đủ 14 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày tại nơi cư trú, cơ sở lưu trú.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Y tế triển khai giám sát, xét nghiệm COVID-19 đối với thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh, Cục Hải quan, các Cảng biển, cảng hàng không, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mọi trường hợp nhập cảnh trên các tuyến biên giới trên bộ, đường thủy, đường biển, cảng hàng không; tăng cường công tác tuần tra phát hiện các trường hợp nhập cảnh tiểu ngạch, trái phép; đảm bảo cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh; chú trọng việc bảo đảm an toàn cho các lực lượng quản lý nhập cảnh, làm việc tại các cửa khẩu, các khu cách ly tập trung và các cơ sở cách ly dân sự khác.

“Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn có đề xuất phương án giảng dạy và học tập phù hợp, đẩy mạnh học và dạy trực tuyến”, Công văn 11165/UBND-VH nêu rõ.

Bệnh viện Trung ương Huế rà soát công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đặc biệt, đối với các cơ sở cách ly tập trung và các khách sạn thực hiện cách ly y tế tự trả phí: Yêu cầu nghiêm túc thực hiện Quyết định 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19” và Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch COVID-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả”.

Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội quy tại khu cách ly của các đối tượng được cách ly. Không được để những người không có trách nhiệm vào các khu cách ly và yêu cầu người được cách ly phải thường xuyên đeo khẩu trang, không tiếp xúc gần với những người xung quanh.

Đồng thời, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, quán triệt các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tại các doanh nghiệp./. (dangcongsan.vn 09/12)

 
 
 

3.  Khắc phục xong sạt lở tuyến đường ven biển Thừa Thiên Huế

Việc sạt lở ở bờ kè taluy dương trên tuyến đường ven biển Cảnh Dương nhánh 2 (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được lực lượng chức năng khắc phục xong.

Liên quan đến sự việc “Sạt lở đất nghiêm trọng, chia cắt tuyến đường ven biển ở Thừa Thiên Huế”, với sự nỗ lực của các đơn vị, hiện tại tuyến đường ven biển Cảnh Dương để vào khu du lịch nghỉ dưỡng Laguna đã được thông tuyến.

Những ngày qua, Trung tâm Quản lý Khai thác hạ tầng Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã Lộc Vĩnh, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chân Mây huy động các loại máy xúc, máy ủi tiến hành thi công thông đường.

Vị trí xảy ra điểm sạt lở trên tuyến đường Cảnh Dương là tại núi Hòn Một, cách Khu du lịch nghỉ dưỡng Laguna khoảng 3km.

Tại đây, mái taluy dương được thiết kế theo hệ thống dầm bê tông theo từng lớp cố định áp vào phía mặt núi để bảo vệ tuyến đường đã bị kéo sạt tạo ra một "hàm ếch" lớn. Chiều dài của điểm sạt lở khoảng 50m, chiều rộng khoảng 20m.

Hiện ở Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa, trên hệ thống mái taluy này, xuất hiện các vết nứt lớn có bề rộng khoảng 50cm, nguy cơ sạt lở tiếp tại vị trí này. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị liên quan, tiếp tục bố trí hệ thống cảnh báo an toàn ở hai đầu tuyến vị trí sạt lở. Đồng thời, cắt cử người điều tiết giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương cho biết, mưa lớn gây ra điểm sạt lở nghiêm trọng như kể trên, phá hủy gần như hết quả núi. Giải pháp trong thời gian tới nhiều khả năng là phải hạ giải hết quả núi này vì biện pháp gia cố mái taluy dương là không khả thi...

Như đã phản ánh, mưa lớn đã khiến bờ kè taluy dương trên tuyến đường ven biển Cảnh Dương nhánh 2 (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) sạt lở nghiêm trọng với khối lượng hàng ngàn mét khối đất đá.

Thời điểm sạt lở được xác định vào đêm 30/11, lúc này đất đồi bị sạt lở, hệ thống dầm khung bê tông cố định taluy dương bảo vệ tuyến đường bị đứt gãy đổ xuống bên dưới, trên tuyến không có người lưu thông qua lại nên may mắn không gây thiệt hại về người... (baotainguyenmoitruong.vn 09/12)

 
 
 

4.  Triển khai nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo an toàn giao thông năm 2021

Sáng nay, đã diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua đảm bảo trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2016 -2020 và năm an toàn giao thông 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 -2025 và năm 2021. Tham dự và chủ trì hội nghị có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Tham dự và chủ trì tại điểm cầu TT Huế có ông Nguyễn Văn Phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh. (phóng sự ngắn TRT Huế 09/12)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Muốn phát triển phải chọn nhà đầu tư tử tế

Nhà đầu tư độc lập, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương sẽ chia sẻ những quan điểm của ông về kêu gọi đầu tư hiệu quả, tái cấu trúc doanh nghiệp hợp lý sau COVID-19… (video baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
 

2.  Phong Điền: Kiểm tra, đánh giá công tác phòng chống dịch COVID-19

Từ ngày 1- 10/12/2020, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Phong Điền đã tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu an toàn phòng, chống dịch COVID-19 như: Công tác thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị; công tác đào tạo, tập huấn; các biện pháp phòng ngừa chung; phòng ngừa lây nhiễm tại một số khu vực đông người; việc đảm bảo vệ sinh môi trường...

Qua kiểm tra, Đoàn đánh giá cao sự phối hợp làm việc của các đơn vị, công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó phòng, chống dịch được chú trọng. Các đơn vị đã thực hiện tốt công tác đánh giá Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch COVID-19; đã tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại các đơn vị và có phương án, kế hoạch cụ thể để đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.

Đoàn cũng đã chỉ ra những tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: cần phổ biến đến toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động phải đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách; phải đảm bảo khoảng cách an toàn nhằm phòng ngừa dịch bệnh; khắc phục các biển bảng, lối đi phân luồng chưa đảm bảo; quản lý người đến liên hệ công tác, giao dịch chưa chặt chẽ... Thời gian tới, đề nghị các đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến việc bố trí các trang thiết bị cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác phòng chống dịch; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trên hệ thống loa truyền thanh của đơn vị.

Lãnh đạo các đơn vị được kiểm tra  nghiêm túc tiếp thu ý kiến đánh giá, nhận xét của đoàn để khắc phục trong thời gian sớm nhất. Đồng thời đề nghị BCĐ phòng, chống dịch của huyện hỗ trợ thêm một số phương tiện, trang thiết bị, hóa chất nhằm đảm bảo tốt hơn cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị; cử cán bộ đóng chốt ra vào khu vực chợ An Lỗ cho đủ 7 cổng để sát khuẩn và đo thân nhiệt, tránh trường hợp như đợt dịch vừa qua đóng hết 4 cổng chính ra vào chợ làm ảnh hưởng buôn bán của tiểu thương, ảnh hưởng đến lối thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra…(baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
 

3.  Hoa Tết vào vụ

Chỉ còn 2 tháng là đến Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, ghé đến làng Dạ Lê Chánh (Thủy Vân, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế), chúng tôi được chứng kiến sự tất bật của các hộ dân trồng hoa nơi đây.

Để chuẩn bị cho hoa Tết, người dân phải làm đất từ tháng 6 ÂL, đến tháng 8 ÂL bắt đầu xuống giống và tháng 9 ÂL các loại hoa bắt đầu được ươm vào chậu. Sau đó, ngoài việc tưới nước thường xuyên thì người trồng hoa còn phải thắp điện hàng đêm cho cây hoa sinh trưởng kịp phục vụ mùa Tết.

“Bên cạnh bón phân, tưới nước thì chong đèn dưỡng hoa là một trong những kỹ thuật cần thiết được áp dụng nhằm giúp cây hoa phát triển nhanh hơn, cho nở những bông hoa đẹp hơn”, ông Nguyễn Văn Lớn (69 tuổi, người làng Dạ Lê Chánh) chia sẻ.

Vào ban đêm, nhiều người không khỏi thích thú trước khung cảnh lung linh, sáng rực với hàng ngàn ngọn đèn điện cùng lúc được thắp sáng trên những ruộng hoa. Nhìn từ xa, cánh đồng hoa nổi bật với những khu vườn lung linh, rực rỡ.

Thời gian hoa cúc sinh trưởng khoảng 4 tháng, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chăm sóc, loại hoa cúc và kinh nghiệm riêng của mỗi người trồng mà mở điện hợp lý (thường từ 7 giờ tối đến rạng sáng hôm sau) để hoa cúc phát triển tự do, ra hoa nở đúng dịp Tết.

Theo quan sát của chúng tôi, tuỳ theo vốn và khả năng chăm sóc, các hộ dân kinh doanh từ 200 cặp cúc đến 600 cặp cúc, cá biệt có hộ lên đến gần ngàn cặp. Giá cả từ vài trăm đến vài triệu đồng/cặp. Không chỉ có hoa cúc mà còn có vạn thọ, hoa nho, thạch thảo,… Mặc dù năm nay thời tiết khắc nghiệt với bão lũ liên miên, nhưng người trồng hoa vẫn lạc quan bởi kỹ thuật trồng hoa được họ áp dụng chặt chẽ. “Từ đây đến ngày xuất bán thì hoa còn phát triển và cho nhiều búp khi chong đèn đến cuối tháng 10 âm lịch, sau đó là chăm bón phân, tỉa lá vàng để giúp nụ hoa sung sức, nở phục vụ Tết”, ông Lớn lạc quan nói. (TRT 09/12)

 
 
 

4.  Tăng cường kiểm tra, xử lý môi trường sau bão lũ tại Thừa Thiên Huế

Sau các đợt mưa bão liên tiếp, nhiều địa phương, cơ quan đơn vị tại Thừa Thiên Huế đã triển khai vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo đó, Sở Y tế Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đã phân phối kịp thời đến các đơn vị trực thuộc số hàng hóa tiếp nhận từ Bộ Y tế hỗ trợ gồm: Chloramine B 500 kg, Viên khử khuẩn Aquatabs 1.25.000 viên, Khẩu trang M12 100.000 cái, Bộ trang phục phòng chống dịch 7 khoản 300 bộ, Áo phao 300 cái, phao cứu sinh 90 cái, bè cứu sinh 10 cái.

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cấp ChloraminB và Aquatals khử khuẩn nguồn nước cho người dân tại các vùng bị ngập lụt và chỉ đạo đơn vị y tế các huyện, xã hướng dẫn người dân thực hiện khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đúng cách ngay sau khi nước lũ rút. Triển khai rà soát hóa chất, vật tư phòng chống dịch đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất để đáp ứng hoạt động phòng, chống dịch khi có bệnh dịch xảy ra.

Về công tác kiểm tra, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, Sở Y tế đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng nguồn nước ngay từ khi nước rút với phương châm nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường đến đó để hạn chế tới mức tối đa nguy cơ lay lan dịch bệnh.

Toàn thể công chức, viên chức và người lao động tất cả các đơn vị trong toàn ngành y tế đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh dọn dẹp cây xanh, khắc phục hậu quả các cơn bão và thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh” ra quân vệ sinh môi trường. Sau đợt ra quân, tổng số cán bộ tham gia 2.401 người và tổng số các đơn vị được tổng dọn vệ sinh là 176 đơn vị.

Chỉ đạo các đơn vị chủ động phối hợp với Ban chỉ huy PCTT&TKCN địa phương trong việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Ngày 16/10, Sở Y tế đã tham gia cùng 2 đoàn công tác của Bộ Y tế, về kiểm tra công tác xử lý và khắc phục lũ lụt tại thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền. Ngày 21/10/2020, chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập 2 đoàn kiểm tra giám sát, hỗ trợ khắc phục, xử lý môi trường sau lũ lụt tại huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền.

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp cùng với đoàn công tác của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích hoạt và ăn uống, lấy mẫu nước tại các nhà máy nước sạch Xuân Lộc và nhà máy nước sạch Nam Đông. Đồng thời tiến hành tổ chức ngoại kiểm, giám sát chất lượng nước tại các nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 2/11 đến 3/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tham gia cùng với Đoàn công tác Bộ Y tế xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sau mưa, lũ tại huyện Quảng Điền và kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường dịch bệnh, kế hoạch công tác thực hiện việc xử lý vệ sinh môi trường tại xã Quãng Thọ. Hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ y tế, người dân tại địa bàn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống suy dinh dưỡng sau mùa mưa lũ.

Ngày 9/11, Sở Y tế thành lập 2 đoàn kiểm tra, giám sát tình hình sốt xuất huyết và hoạt động xử lý vệ sinh môi trường sau lũ lụt tại các hộ gia đình, khu dân cư thuộc phường Trường An, TP. Huế và thị trấn Sịa, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh bằng các hình thức truyền thông trực tiếp và thông qua phương tiện truyền thông đại chúng.

Cũng theo Sở Y tế Thừa Thiên Huế, hiện nay tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, xảy ra rải rác ở các địa phương. Việc xử lý hoá chất diện rộng hoặc ổ dịch nhỏ chỉ có ý nghĩa tạm thời, trong khi ý thức tự giác của người dân trong việc thau vét bọ gậy, loại bỏ các vật phế thải chứa nước một cách thường xuyên để phòng chống sốt xuất huyết còn thấp. Sở Y tế tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch ổ, kiểm tra thường xuyên chỉ số bọ gậy, chỉ số muỗi, tiêu đọc, khử trùng, vệ sinh môi trường, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông...

Theo tinh thần phát động ra quân của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc xử lý môi trường, khắc phục hậu quả bão lũ không chỉ tập trung vào “Ngày Chủ nhật xanh” mà tiến hành cả “tuần xanh”, “tháng xanh”... để sớm khôi phục lại cảnh quan, môi trường, góp phần ổn định sinh hoạt, đời sống người dân sau thiên tai. (baotainguyenmoitruong.vn 09/12)

 
 
 

5.  Thủy Thanh điểm sáng trong phòng chống tác hại thuốc lá

Với kết quả giám sát đạt mức điểm tối đa 100/100 do đoàn giám sát của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện cuối tháng 11 vừa qua, UBND xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) là một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.

Đoàn Giám sát đã chấm điểm những nội dung được UBND xã Thủy Thanh thực hiện tại các địa điểm cấm hoàn toàn việc hút thuốc trong nhà theo quy định tại khoản 2, điều 1 của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Tại đây, đoàn đã giám sát UBND xã Thủy Thanh theo 3 nội dung chính, gồm: Thành lập Ban chỉ đạo, hình thức hoạt động và giám sát kết quả hoạt động. Tất cả các tiêu chí đều được UBND Thủy Thanh lên kế hoạch thực hiện và đáp ứng đúng theo yêu cầu.

Thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các địa điểm bị cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá trong nhà, ngay từ đầu năm 2020, UBND xã Thủy Thanh đã lên kế hoạch triển khai các hoạt động. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về tác hại của thuốc lá.

Hiện tại, UBND xã Thủy Thanh có 20 cán bộ, trong đó có một cán bộ còn hút thuốc lá nhưng việc đó không diễn ra tại nơi làm việc. Một trong những điểm nổi bật của UBND xã Thủy Thanh trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá được đoàn giám sát ghi nhận là: Hằng năm, có ký cam kết giữa lãnh đạo UBND xã và cán bộ về các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá. Đồng thời, có giao nhiệm vụ cho cán bộ làm việc ở bộ phận “một cửa” tuyên truyền, vận động trực tiếp với người dân đến giao dịch.

Ông Nguyễn Văn Cương, thành viên đoàn giám sát, nhấn mạnh: Thủy Thanh là một trong những địa phương thực hiện rất tốt công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Họ có nhiều cách làm phong phú và đạt hiệu quả, như: Tuyên truyền, phổ biến các nội dung trong các cuộc họp, trên đài truyền thanh; đưa nội dung này vào Nghị quyết và chỉ tiêu thi đua; phát động cuộc vận động cán bộ, Nhân dân không sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong cộng đồng dân cư, trong các lễ hội, đám cưới, đám tang…(baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
 

6.  Chống xuống cấp cho di tích sau mùa mưa bão

Dù chưa có thiệt hại nào đáng kể sau các đợt bão lũ lớn năm nay, nhưng thiên tai và thời tiết khắc nghiệt là một thách thức lớn đối với di tích và những người làm công tác bảo tồn, quản lý di sản.

Đối mặt với rủi ro từ thiên tai

Ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, nhờ chủ động ứng phó từ trước nên các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế không bị ảnh hưởng nào đáng kể do các đợt bão lũ nặng nề vừa qua. Tuy vậy, Quần thể Di tích Cố đô Huế với khối lượng các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng lớn với nhiều địa hình, địa thế khác nhau vẫn luôn đối mặt với nhiều rủi ro vào mùa mưa bão.

Ông Lê Công Sơn, Chánh Văn phòng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, trong các đợt bão lũ đầu tháng 10 và tháng 11 vừa qua, mưa lớn kéo dài quá nhiều ngày, ngập lụt diễn ra trên diện rộng khiến nhiều điểm di tích nằm ở vị trí thấp trũng, khu vực ven sông bị nước lũ tràn vào và ngập sâu, như: Nghinh Lương Đình, Cung An Định, Lầu Tàng Thơ… Các cổng vào khu Hoàng Cung nước ngập cả mét. Nhiều di tích dọc sông Hương cũng bị ngập nặng, như lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị... Dù đã được bảo vệ chu đáo nhưng với sức tàn phá nặng nề của thiên tai, nhiều điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Các di tích chủ yếu nằm dọc theo triền sông Hương nên chịu sự chi phối mạnh mẽ của mực nước sông trong các mùa lũ, lụt. Về mặt khoa học, việc bị ngâm nước lâu ít nhiều tác động đến tuổi thọ của công trình. Năm nay, lượng mưa lớn và kéo dài làm tăng tải trọng mái, dẫn đến tình trạng thấm dột ở nhiều di tích, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển, đồng thời cũng là tác nhân gây mối mọt, tiêu tâm các cột gỗ hoặc cản trở việc bảo tồn di sản, bảo quản hiện vật, ảnh hưởng tới các di tích khảo cổ trong khu di sản.

Theo ông Võ Lê Nhật, Quần thể Di tích Huế với phần lớn công trình được xây dựng bằng gỗ lợp ngói chính là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Vào mùa mưa, tải trọng mái trên di tích ở Huế có thể tăng thêm 15-20%, các cấu kiện gỗ trong kiến trúc truyền thống cung đình Huế cũng bị tác động của môi trường có độ ẩm cao, gây ra hiện tượng nứt gãy, tụt ngói, dịch chuyển vị trí, long mộng, tăng khả năng bị nấm mốc, mối mọt, tiêu tâm…

Cũng do đặc điểm của vật liệu gỗ dễ bị suy thoái dưới các tác động của thời tiết, khí hậu gây ra hiện tượng bào mòn từ ngoài vào trong tâm cấu kiện hoặc gỗ bị mục từ bên trong, tích ẩm và lan truyền vùng chết từ trong ra ngoài, hoặc bị ăn mòn sinh học dưới các tác động của mối, nấm, mọt, cây ký sinh trên gỗ… Hầu hết các công trình nằm trong Quần thể Di tích Cố đô Huế đều làm bằng gỗ và có tuổi đời khá lâu. Vì vậy, việc đối diện với bão lũ là một thách thức đối với các công trình.

Chủ động phương án bảo vệ di tích

Để các di tích chống chọi trong mưa bão, lũ lụt, trước mỗi mùa mưa bão, Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế luôn chủ động triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ các công trình, kiến trúc. Ông Lê Công Sơn cho hay, đơn vị luôn chủ động rà soát toàn bộ các công trình kiến trúc, kiểm tra, nắm tình hình công trình nào xuống cấp, có nguy cơ hư hỏng để tiến hành các phương án bảo vệ cần thiết.

Đối với các công trình, di tích có hiện tượng xuống cấp, kết cấu yếu, trung tâm tiến hành gia cố, che chắn, chống đỡ, néo giữ. Bằng nhiều cách: sử dụng vốn ngân sách, kêu gọi xã hội hóa, hợp tác với các đối tác quốc tế, trung tâm đầu tư tu bổ các công trình bị xuống cấp, có nguy cơ cao.

Sau các cơn bão lớn vừa qua, điện Thái Hòa bị sạt một góc mái, phải lợp tạm bằng tôn. Trong thời gian đến, Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cần nguồn lực để tu bổ, tôn tạo cấp thiết các công trình di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến bộ mặt di sản cũng như cảnh quan đô thị, như: điện Thái Hòa, Thái Miếu, Văn Miếu - Võ Miếu...

Ông Nhật cho hay, năm nay, trung tâm cũng đã nghiên cứu các giải pháp chống ẩm, mốc do thời tiết và sinh vật gây hại trên cấu kiện gỗ, cây cỏ xâm thực công trình, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến các công trình di tích, hiện vật và hồ sơ lưu trữ; đồng thời, thường xuyên tiến hành các biện pháp xử lý mối mọt cho các công trình.

 “Mùa mưa bão năm nay cho thấy tính chất phức tạp và nguy hiểm đối với sự an toàn của di tích so với những năm trước. Trong kế hoạch sắp tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tăng cường các giải pháp phòng ngừa, như tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên cho lực lượng phòng, chống lụt, bão thuộc trung tâm; kịp thời ngăn chặn ảnh hưởng từ thiên tai có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến di sản để làm cho di tích Huế có thể đứng vững hơn trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên”, ông Nhật nhấn mạnh.(baothuathienhue.vn 10/12)

 
 
 

7.  Củ sắn khủng to bằng thân hình trẻ em ở Thừa Thiên - Huế

Một củ sắn khủng to gần bằng thân hình một em nhỏ của gia đình bà Phạm Hồng Ty (Thừa Thiên - Huế) đã thu hút đông người hiếu kỳ đến xem.

Đó là củ sắn khủng có chu vi hơn 80cm, dài gần 1m, nặng hơn 15kg mà gia đình bà Ty (ngụ khu phố 5, P.Phú Bài, TX Hương Thủy) đào lên từ bờ tường trước nhà cách đây ít hôm. Sau khi củ sắn được đào lên, những người hàng xóm hiếu kỳ đến xem và thích thú trước củ sắn kỳ lạ này.

Bà Ty cho biết, cách đây khoảng 5-6 năm, bà trồng trước nhà cây lộc vừng, do sợ cây ngã nên bà lấy cây sắn làm cột chống. Không ngờ sau đó, cây lộc vừng không sống mà cây sắn lại đâm chồi và phát triển. Thấy cây sống tốt, bà cứ để vậy, thỉnh thoảng chỉ chặt tỉa bớt cành.

Mới đây, khi ra quét đường bà thấy củ sắn trồi lên mặt đất, cứ ngỡ là rễ cây nên bà lấy cuốc ra đào lên xem, hóa ra là một củ sắn.

"Không phải chỉ một củ mà cây sắn có tới 3 củ lớn, nằm dưới bờ tường. Củ nào cũng dài hơn cả mét. Nhưng do chúng nằm dưới bờ tường nên tôi chỉ đào được lên một đoạn. Sau khi đào lên, mấy hôm nay tôi đã chặt ra một vài phần cho gà ăn. Hiện chỉ còn lại 1 đoạn như vậy", bà Ty cho biết.

Theo bà Ty, đây là cây sắn mà dân địa phương thường gọi là sắn canh nông, trước đây, những năm 1980, hầu như nhà nào cũng trồng. Thông thường sắn chỉ trồng một vụ lấy củ, nhưng chưa khi nào thấy cây sống đến 5- 6 năm và củ lớn đến vậy.

"Bây giờ loại sắn này hầu như đã "tuyệt chủng" không còn thấy ai trồng nữa cả", bà Ty nói. Để giữ lại giống cây sắn có củ khủng này, bà Ty sau khi đào củ đã trồng lại nhằm giữ giống để "trồng làm kỷ niệm cho vui". (thanhnien.vn 09/12)

 
 
Y TẾ
 

1.  “Đeo khẩu trang và cứu lấy cuộc đời của chính bạn”

Đó là thông điệp của một trong những hình ảnh tư liệu chụp các trang báo từ hơn 100 năm trước được nhà nghiên cứu Elisabeth Zetland của MyHeritage chia sẻ với truyền thông thời gian qua. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế thêm một lần nữa nhắc nhở mỗi người dân tự nâng cao ý thức và trách nhiệm cá nhân để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Thời gian qua, Chính phủ, các ngành và chính quyền địa phương các cấp rất cố gắng để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, với “vết cắt” xuất hiện 2 bệnh nhân số 1342 và 1347, chuỗi 89 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng đã kết thúc. Để tiếp tục sống chung với dịch bệnh an toàn, thêm một lần nữa, người dân luôn nhớ và thực hiện theo khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.

Hơn 100 năm trước, ước tính trận dịch cúm năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của 50 triệu người dân trên thế giới. Người ta cho rằng, tại thời điểm bấy giờ, dân trí thấp, thông tin liên lạc hạn chế, nền kinh tế chưa được phục hồi, các cơ sở cơ y tế công cộng lạc hậu, thiếu thốn… khiến các nước không đủ khả năng để ngăn chặn dịch cúm. Mãi cho đến tháng 8/1918, sau hàng loạt các biện pháp đưa ra không mang lại hiệu quả, các hành động phòng ngừa chính thức đầu tiên được thực hiện, gồm: bắt buộc khai báo về các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh; giám sát các cơ sở như trường học và doanh trại; đóng cửa dọn dẹp vệ sinh các địa điểm họp công cộng và tạm dừng các cuộc họp đông người. Việc nhấn mạnh khuyến cáo rửa tay thường xuyên, tránh tụ tập đám đông và đeo mặt nạ cũng được đưa lên hàng loạt các tờ báo, áp phích thời bấy giờ.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau chung sống an toàn với đại dịch COVID-19 bằng cách thực hiện 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế. Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam: Dựa trên nguyên tắc sự lây truyền SARS-CoV-2 chúng ta đã xây dựng lên thông điệp khoa học, dễ nhớ để người dân thực hiện phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế khẳng định, 5K chính là “lá chắn thép” để mỗi người dân tự bảo vệ chính mình và người thân trước đại dịch COVID-19. Là “thép”, nhưng việc thực hiện lá chắn này vô cùng đơn giản để giữ an toàn cho chính mình và người thân trước đại dịch COVID-19. “5K này là 5 hành động cốt yếu để phòng bệnh cho người thân và cộng đồng. Nếu đeo khẩu trang sẽ phòng lây bệnh cho người khác và để mình không bị bệnh. Khử khuẩn các bề mặt và rửa tay thường xuyên để phòng bệnh. Vấn đề khoảng cách tối thiểu 1m-1,5m, nếu 2m thì càng tốt. Không tụ tập cũng liên quan đến vấn đề khoảng cách, khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức để hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Khai báo y tế cũng rất quan trọng, khi có bệnh nhân dương tính thì có thể truy vết để tìm người tiếp xúc gần, tiếp xúc F1, F2 tiến hành xét nghiệm, khoang vùng, dập dịch”, PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh. (baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Cảnh báo tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ

- Điều đáng báo động, đối tượng sử dụng thuốc lá điện tử chủ yếu lại là học sinh. Các bạn hút thuốc lá điện tử như một thú vui và để thể hiện bản thân với bạn cùng trang lứa.

Thuốc lá điện tử hiện đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam, hình ảnh các học sinh cấp 2, cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng nhiều. Nhưng có lẽ trước tiên, hãy cùng tìm hiểu xem thuốc lá điện tử là gì.

Thuốc lá điện tử mô phỏng lại hình dạng và chức năng của thuốc lá truyền thống. Nhưng khác với thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cho người hút cảm giác giống hút thuốc lá thật. Thuốc lá điện tử hiện còn có nhiều loại hương vị trái cây khác nhau như ổi, xoài, bưởi, vải,... nhằm thu hút thêm nhiều đối tượng sử dụng.

Thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Song, nhiều nghiên cứu đã khẳng định nó độc hại không thua gì thuốc lá thông thường. Và cũng không như nhiều người lầm tưởng, trong thuốc lá điện tử vẫn có chất nicotine như thuốc lá thật. Mà nicotine là một chất độc hại và gây nghiện cao. Gần đây, đã có thêm những nghiên cứu được công bố cho thấy, thực chất trong thuốc lá điện tử vẫn có các hóa chất độc hại gây ung thư và gây nên những cái chết sớm.

Điều đáng cảnh báo là, đối tượng của thuốc lá điện tử phần nhiều là giới trẻ, mà đại đa số là học sinh. Một số liệu khảo sát cho thấy, có đến 90% người dùng thuốc lá điện tử đều ở lứa tuổi dưới 18. Các bạn ấy sử dụng thuốc lá điện tử như một thú vui và nghĩ đó là cách để thể hiện bản thân với các bạn cùng trang lứa. Đa số các bạn đều bắt đầu bằng việc dùng thử cho biết, và sau đó là bị nghiện nicotine.

Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử công khai “như một hành động hợp pháp” tại các quán cà phê, tại nhà, hoặc thậm chí là ngay trong lớp học vào những giờ nghỉ giải lao hay giữa sân trường vào giờ ra chơi hoặc tan học, dù biết rằng trường học là nơi cấm hoàn toàn việc làm này. Chủ quan và không tìm hiểu, các bạn ấy đã không ý thức được rằng, những “cóc, ổi, xoài…” mà các bạn ấy đang rít vào, phà ra đang từng ngày, từng ngày lặng lẽ tàn phá sức khỏe của chính mình…

Các bạn trẻ ngày nay có thể dễ dàng mua thuốc lá điện tử mà không cần qua bất kì một quy định nào từ các đại lý bán lẻ. Vậy để hạn chế tình trạng trẻ chưa đủ 18 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử. Nhà nước cần bắt buộc người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán lẻ thuốc lá điện tử phải treo biển “Không bán thuốc lá điện tử cho người dưới 18 tuổi”. Bên cạnh đó, trên các sản phẩm liên quan đến thuốc lá điện tử phải in thêm dòng chữ “Cấm trẻ em” cũng như buộc phải in thêm những hình ảnh cảnh báo về tác hại của nó như trên các vỏ bao thuốc lá hiện nay.

Ngoài ra, cũng cần phải xử phạt ráo riết các đối tượng sử dụng thuốc lá điện tử khi chưa đủ 18 tuổi và người bán thuốc lá điện tử cho trẻ chưa đủ 18 tuổi. Bên cạnh đó, mỗi gia đình và trên trường học, giáo viên và các bậc phụ huynh cần phải giáo dục, khuyên bảo, ngăn cấm con em mình sử dụng thuốc lá điện tử. Thậm chí có những biện pháp mang tính răn đe đối với học sinh, con em của mình đang có ý định hoặc đang sử dụng thuốc lá điện tử. (baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
 

2.  Nghiên cứu nguyên nhân trượt lở đất tại các tỉnh miền Trung

Các hiện tượng thời tiết bất thường gây mưa lớn, cộng với hoạt động phá rừng, xây dựng giao thông, nhà cửa đã thúc đẩy quá trình tai biến địa chất, nhất là trượt lở đất đá ngày càng lớn...

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đánh giá cụ thể về nguyên nhân trượt lở đất tại các tỉnh khu vực miền Trung vừa qua.

Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua, báo chí có phản ánh: Theo Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam, các hiện tượng thời tiết bất thường gây mưa lớn, cộng với hoạt động phá rừng, xây dựng giao thông, nhà cửa đã thúc đẩy quá trình tai biến địa chất, nhất là trượt lở đất đá ngày càng lớn, thiệt hại ngày càng tăng.

Do đó cần thành lập bộ phận chuyên trách về sạt lở đất ở các địa phương có nguy cơ cao; tập huấn cho người dân về dấu hiệu của sạt lở đất, các kỹ năng cơ bản để giảm thiểu thiệt hại; áp dụng công nghệ trong dự báo, cảnh báo sạt lở đất.

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đánh giá cụ thể về nguyên nhân trượt lở đất tại các tỉnh khu vực miền Trung vừa qua, đề xuất phương án xử lý, hạn chế thiệt hại do trượt lở đất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam đã có báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân dẫn đến các sự cố sạt lở đất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người trong đợt mưa lũ thời gian qua.

Cụ thể, tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế), nơi xảy ra 2 đợt sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người chết, mất tích, các nhà khoa học nhận định, nhóm nguyên nhân rõ ràng nhất là mưa và cắt xẻ taluy cao và dốc để làm công trình, đường giao thông, lấy mặt bằng xây dựng nhà ở làm mất cân bằng sườn dốc, dẫn đến nguy cơ xảy ra trượt lở đất đá. Khu vực này trước đó đã được cảnh báo có nguy cơ trượt lở đất đá cao và đề xuất điều tra hiện trạng trượt lở chi tiết ở tỷ lệ 1:25.000.

Sự cố trượt lở tại Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 (bản Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có một điều khá đặc biệt. Năm 2018, khi điều tra hiện trạng sạt lở đất ở đây, các nhà khoa học chưa thấy dấu hiệu nào của hoạt động trượt lở, chỉ xác định được 1 điểm trượt lở quy mô nhỏ cách đó khoảng 650m về phía đông nam.

Nhóm chuyên gia nhận định, nguyên nhân dẫn đến sự cố thương tâm tại Đoàn 337 liên quan mưa lớn kéo dài làm cho vật liệu vỏ phong hóa chảy nhão, mất liên kết. Phần thấp của sườn núi bị xói mòn (do dòng nước ở khe suối tác động) làm mất chân của sườn núi dẫn đến sạt lở ở phía trên. Đồng thời, dòng nước ở khe suối cũng làm cho vật liệu trượt lở di chuyển xa hơn, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn. (vneconomy.vn 10/12)

 
 
 

3.  Từ vụ trộm điện thoại, bắt kẻ thuê nhiều ô tô cầm cố chiếm tiền tỷ

Đấu tranh mở rộng, Dương Văn Quân khai nhận, từ tháng 3 đến tháng 10/2020, đối tượng đã thuê 8 xe ô tô tại TP Hà Nội mang cầm cố tại tỉnh Hà Nam và Hưng Yên được hơn 1,4 tỷ đồng, sau đó dùng tiêu xài cá nhân.

Chiều 9/12, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự 2 đối tượng Quách Văn Chính và Dương Văn Quân (cùng SN 1994, trú thôn Lương Xá, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) để điều tra hành vi trộm cắp tài sản.

Theo cơ quan Công an, Chính và Quân thường sử dụng xe ô tô Toyota Fortuner BKS 79A-115.40 làm phương tiện đi đến nhiều tỉnh thành, sử dụng kìm cộng lực làm công cụ phá khóa các cửa hàng, tiệm điện thoại để trộm cắp.

Lúc 2h20 ngày 4/12, khi đến tiệm điện thoại Hoàng Mobile (số 129 Sóng Hồng, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy), Quân dừng xe bên ngoài cảnh giới để Chính dùng kìm cộng lực cắt khóa cửa tiệm trộm 11 ĐTDĐ rồi tẩu thoát.

Với thủ đoạn tương tự, ngày 6/12, hai đối tượng này tiếp tục trộm 42 ĐTDĐ, 8 đồng hồ thông minh tại một tiệm điện thoại ở địa bàn thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh).

Ngày 8/12, khi Quân và Chính điều khiển ô tô đi từ Đà Nẵng ra ngã ba La Sơn, xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) thì bị lực lượng Công an bắt giữ, đồng thời truy thu tang vật các vụ trộm do 2 đối tượng trộm cắp.

Đấu tranh mở rộng, Dương Văn Quân khai nhận, từ tháng 3 đến tháng 10/2020, đối tượng đã thuê 8 xe ô tô tại TP Hà Nội mang cầm cố tại tỉnh Hà Nam và Hưng Yên được hơn 1,4 tỷ đồng, sau đó dùng tiêu xài cá nhân.

Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ. (cand.com.vn 09/12/2020; thanhnien.vn 09/12; giaoducthoidai.vn 09/12)

 
 
 

4.  Xử phạt và buộc ngừng hoạt động một phòng khám không phép

Phòng khám này nằm ở số 279 Phạm Văn Đồng, TP Huế. Tại thời điểm kiểm tra, phòng khám không có giấy phép hoạt động.

Phòng khám này mở cửa đã lâu, mới đây khai trương thêm dịch vụ khám, chữa trị Đông y. Cơ sở này không có người chịu trách nhiệm chuyên môn về Đông y. Tại thời điểm Sở Y tế tiến hành kiểm tra, cơ sở có một phòng khám, một phòng châm cứu, một số dụng cụ phục vụ việc khám chữa bệnh, máy siêu âm nhưng không có bệnh nhân và không xuất trình được giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản bắt buộc phòng khám số 279 Phạm Văn Đồng phải ngừng tất cả hoạt động khám chữa bệnh và tháo hết bảng, biển quảng cáo của phòng khám. Đồng thời ra quyết định xử phạt 45 triệu đồng và hạn chế hoạt động của người chịu trách nhiệm chuyên môn theo luật định. (baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Mới đây, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Cố đô khởi nghiệp” nhằm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Để hiểu rõ hơn về nội dung cũng như mục tiêu của đề án, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

Thưa ông, hiện nay Trung ương ban hành nhiều cơ chế chính sách về hỗ trợ KNĐMST. Vậy, tại sao Thừa Thiên Huế lại phê duyệt thêm đề án “Cố đô KN” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2025?

Thừa Thiên Huế phê duyệt đề án “Cố đô KN” nhằm tạo lập hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn năng động, hiệu quả với sự tham gia kết nối thường xuyên của các thành tố trong KNĐMST. Qua đó, khuyến khích tinh thần mọi cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, sinh viên, học sinh... dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi trên nền tảng đổi mới sáng tạo, với truyền thống và đặc thù của địa phương.

KNĐMST tạo sản phẩm mới trên nền tảng tài sản trí tuệ, đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Đồng thời, tạo ra giá trị và huy động mọi nguồn lực tận dụng cơ hội để phát triển sản phẩm, phương thức sản xuất và thị trường mới, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay - một nền kinh tế sáng tạo, tri thức và kinh tế tuần hoàn bền vững theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thưa ông, việc UBND tỉnh phê duyệt đề án “Cố đô KN” có khác gì so với sự hỗ trợ trước đây?

Việc phê duyệt Đề án “Cố đô KN” có ý nghĩa tạo động lực, huy động nguồn lực hướng đến mục tiêu hoàn thiện hệ sinh thái và tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động KNĐMĐST; thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Đề án “Cố đô KN” có khác biệt nhiều so với giai đoạn (2017 - 2020). Đó là chuẩn hóa các quy định tài chính phù hợp với quy định của Trung ương và cơ chế đặc thù của địa phương; hoàn chỉnh hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái KNĐMST tại tỉnh. Đồng thời, mở rộng hình thức kết nối cộng đồng KN quốc gia, quốc tế và duy trì tổ chức ngày hội KN các cấp; khơi dậy, tạo lập và lan tỏa tinh thần KNĐMST trong Nhân dân. Qua đó, phát huy giá trị văn hóa, đổi mới, dấn thân và tinh thần doanh nhân trong cộng đồng để khởi sự kinh doanh tiến tới KNĐMST.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh hiện có gặp những khó khăn, rào cản nào, thưa ông?

Chương trình KN được UBND tỉnh triển khai từ năm 2017 và đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 về kế hoạch xây dựng hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020 và hướng đến năm 2025, trên cơ sở tích hợp tất cả đề án của Chính phủ... Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu hành trình liên kết nguồn lực và sức mạnh của xã hội về xây dựng hệ sinh thái cấp tỉnh.

Kết thúc giai đoạn 2017- 2020, triển khai hệ sinh thái KNĐMST Thừa Thiên Huế là mô hình tích hợp khoa học, hiệu quả, được các cơ quan Trung ương, các chuyên gia và cộng đồng KN đánh giá cao.

Tuy nhiên, hoạt động KNĐMST là lĩnh vực khá mới mẻ, nên quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Đó là, một số ít đơn vị chưa quan tâm về nhiệm vụ, vai trò của mình trong môi trường chung của hệ sinh thái; sự hưởng ứng tham gia hỗ trợ, thúc đẩy phát triển KNĐMST của các doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa nhiều; số lượng doanh nghiệp còn ít so với tiềm năng của tỉnh và các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Tinh thần hỗ trợ cho hoạt động KNĐMST của doanh nghiệp đi trước còn ít nên vẫn chưa hỗ trợ, dẫn dắt các doanh nghiệp khởi nghiệp sau vượt qua các khó khăn gặp phải khi phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp trên thị trường...

Bên cạnh đó, hoạt động KNĐMST trên địa bàn vẫn chưa phát huy nhiều các giá trị tài sản trí tuệ dựa trên các sáng chế, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học để khởi nghiệp hiệu quả; việc vận động thành lập câu lạc bộ KNĐMST tại các huyện, thị xã, thành phố còn gặp khó khăn, như chưa có cơ chế phù hợp, chưa có nguồn lực hỗ trợ cho các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động.

Ông có thể cho biết những mục tiêu cụ thể của Đề án “Cố đô KN” giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030?

Quyết định phê duyệt Đề án “Cố đô KN” hướng đến mục tiêu cụ thể, như xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động khởi sự kinh doanh và KNĐMST trên địa bàn; phấn đấu 100% các ý tưởng, dự án KNĐMST được hỗ trợ từ các chính sách và ưu tiên sử dụng các hoạt động hỗ trợ của Trung tâm KNĐMST Thừa Thiên Huế và Trung tâm KNĐMST - Đại học Huế; phấn đấu 50-70% các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có khả năng thương mại hóa để trở thành động lực quan trọng xây dựng nền kinh tế sáng tạo của tỉnh.

Hàng năm, hỗ trợ ít nhất 1-2 nhiệm vụ KH&CN cho doanh nghiệp KN nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KH&CN đã được nghiệm thu; ít nhất 50% học sinh phổ thông trung học và sinh viên được tập huấn đào tạo kiến thức, tư duy về đổi mới sáng tạo; phấn đấu ít nhất 50% các trường đại học, cao đẳng... có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí họp pháp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc nguồn hợp pháp được duyệt khác theo phân cấp quản lý;100% UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ hoạt động khởi sự kinh doanh và KNĐMST hàng năm... (baothuathienhue.vn 10/12)

 
 
 

2.  Đa dạng kênh tương tác giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp

Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Trường Fulbright) có buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh về khảo sát hiện trạng tương tác giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương trong sáng 9/12

Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Trường Fulbright) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) thực hiện giai đoạn 1 của dự án “Sáng kiến nâng cao năng lực tham gia của người dân” từ tháng 10/2020 đến tháng 8/2021. Dự án hướng đến nhận diện, khuyến khích và triển khai các sáng kiến của địa phương do người dân đề xuất. Giai đoạn 1 của dự án nhằm xây dựng cơ chế đánh giá công bằng giúp phát hiện các địa phương và sẵn sàng tiên phong trong đổi mới sáng tạo để UNDP hỗ trợ triển khai các chương trình thí điểm nâng cao năng lực tham gia của người dân và thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực công.

Trong khuôn khổ dự án, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát thực tế tại 5 địa phương, đầu tiên là Thừa Thiên Huế. Nội dung khảo sát tại Hiệp hội DN tỉnh xoay quanh hiện trạng tương tác giữa chính quyền và cộng đồng DN tại địa phương.

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh thông tin, Hiệp hội có hơn 650 DN hội viên hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh và 8 đơn vị trực thuộc (Câu lạc bộ doanh nghiệp FDI, CLB CEO Huế, Hội Doanh nhân nữ, Hội DN may thêu thời trang, Trung tâm Truyền thông hỗ trợ DN…). Những năm qua, Hiệp hội DN tỉnh thường xuyên đặt nhiệm vụ tập hợp “tiếng nói” của DN để góp ý, kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành về các chính sách hỗ trợ DN cũng như phát triển kinh tế-xã hội địa phương là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Hiệp hội đã tổ chức nhiều hoạt động khảo sát lấy ý kiến DN, tổ chức cho DN tham gia các hội nghị đối thoại chuyên đề với sở ngành nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thuế, về điều kiện kinh doanh, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Hiệp hội còn trực tiếp tổ chức khảo sát ý kiến DN để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, địa phương (chỉ số DDCI); vận động hội viên tham gia khảo sát PCI của VCCI.

Các cấp chính quyền thời gian qua tương tác rất tốt với cộng đồng DN. UBND tỉnh đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp, xúc tiến đầu tư, tạo thuận lợi để các DN mở rộng sản xuất, kinh doanh và đồng hành trước những khó khăn của DN.

Theo Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, kênh tương tác giữa chính quyền và cộng đồng DN tại địa phương rất đa dạng từ kênh tuyên truyền, xử lý vấn đề của địa phương giữa chính quyền và DN. Thông qua các công cụ cổng thông tin điện tử của tỉnh, các bộ chỉ số DDCI, PCI; các kênh tương tác của sở, ban, ngành; các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến DN về các vấn đề về chính sách, pháp luật.

“Hiệp hội DN tỉnh sẽ tích cực tăng cường các hoạt động để thực hiện vai trò cầu nối giữa DN với tỉnh và các ngành liên quan, góp phần cùng với tỉnh cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho DN trong phát triển SXKD”, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh khẳng định. (baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
 

3.  A Lưới dần khôi phục du lịch để đón khách trở lại

Mưa bão, lũ quét, sạt lở vừa qua khiến nhiều cơ sở vật chất, điểm du lịch tại huyện A Lưới bị hư hỏng. Để thu hút khách trở lại, huyện A Lưới đang nỗ lực khôi phục các điểm du lịch.

Nhiều điểm du lịch bị hư hỏng

Tận mắt chứng kiến các điểm du lịch sau mưa bão, chúng tôi không khỏi tiếc nuối khi nhiều công trình, điểm du lịch ở A Lưới bị tàn phá do thiên tai. Tại điểm du lịch sinh thái thác A Nôr (xã Hồng Kim) có 20 chòi, sạp và một số biển cảnh báo bị cuốn trôi. Tương tự, điểm du lịch sinh thái suối A Lin (xã Trung Sơn), suối Pâr Le (xã Hồng Hạ) cũng có hàng chục chòi, sạp và một số biển cảnh báo nguy hiểm, phương tiện cứu hộ cứu đuối bị cuốn trôi. Cùng với đó, một số bảng chỉ dẫn du lịch trên các tuyến đường bị bão cuốn bay hoặc hư hỏng nặng. Theo đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, tổng thiệt hại tại các điểm du lịch trên địa bàn khoảng hàng trăm triệu đồng.

Anh Đặng Ngọc, thành viên tổ dịch vụ du lịch ở A Nôr lo lắng: “Các chòi, sạp chủ yếu do bản quản lý hoạt động du lịch xã, làng du lịch cộng đồng và người dân dựng nên. Việc các công trình, chòi, sạp ở các điểm du lịch bị hư hỏng, cuốn trôi khiến du lịch bị ảnh hưởng, gián đoạn và cần kinh phí để phục hồi. Đây cũng là khó khăn cho người dân khi phải đầu tư lại”.

Ngay từ sau khi cơn bão số 5 và các đợt mưa lũ đi qua, UBND huyện A Lưới cùng cơ quan chuyên môn và các lực lượng chức năng đã kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các xã bị thiệt hại nhanh chóng huy động lực lượng tổng dọn vệ sinh môi trường và tính toán tìm phương án xây dựng lại cơ sở hạ tầng do mưa lũ tàn phá. Tuy nhiên, do lo ngại mưa lũ còn kéo dài, việc sửa chữa vẫn chưa được triển khai.

Sẽ sớm khắc phục

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho biết, huyện đặt mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm, gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, dựa trên cơ sở khai thác những lợi thế và điều kiện tự nhiên cũng như các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử. Sinh kế của nhiều người dân hiện nay dựa vào làm du lịch, vì vậy sớm khắc phục các điểm du lịch để thu hút khách trở lại là điều cần thiết.

Trên cơ sở khảo sát và đánh giá cơ sở vật chất phục vụ du lịch trên địa bàn và những thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện A Lưới đã có kiến nghị, đề xuất ngành du lịch tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho các điểm du lịch bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão gây ra. Hỗ trợ các xã bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả để tiếp tục đón khách du lịch. Đồng thời, quan tâm hơn nữa trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư để đầu tư hạ tầng cho các điểm du lịch, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ xã hội hóa.

Trước mắt, ngành du lịch địa phương cùng với chính quyền các xã, thị trấn và người dân làm du lịch nghiên cứu chọn địa điểm phù hợp để đặt các chòi, sạp để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, tránh các điểm có nguy cơ sạt lở cao, sau đó sẽ sửa chữa, dựng lại khi thời tiết thuận lợi. Huyện A Lưới cũng tính toán phương án đầu tư, hỗ trợ người dân khôi phục hoạt động du lịch. Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ, cho biết: “Người dân địa phương làm du lịch cộng đồng nên phương án sắp tới sẽ cố gắng huy động sức dân để sửa chữa, khôi phục các điểm du lịch. Địa phương sẽ có những hỗ trợ cần thiết”.

Theo bà Thêm, sau khi khôi phục các điểm du lịch, ngành du lịch huyện A Lưới sẽ kết nối với các công ty lữ hành du lịch trở lại để tổ chức tour tuyến. Du lịch A Lưới cũng tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tour tuyến hoàn chỉnh để giới thiệu cho du khách, nhất là những tiềm năng du lịch thông qua hệ thống các di tích lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, văn hóa ẩm thực, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội truyền thống…(baothuathienhue.vn 09/12)

 
 
 

4.  Phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với phát triển du lịch

- Ngày 9/12, Hội nghị Huyện ủy huyện Phú Vang lần thứ 4 (mở rộng) được tổ chức, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, bàn và quyết định phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.

Năm 2020, giá trị sản xuất cả năm đạt 5.638 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 33.030 tấn, đạt 100,09% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng thêm 2.985 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch năm và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Thu ngân sách hơn hơn 428 tỷ đồng, đạt 136% kế hoạch năm. Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tăng từ 42,5% năm 2019 lên 45,3%...

Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện tích cực, huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình dự án để xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thiết yếu về giao thông, thủy lợi, trường học ở các xã, thị trấn. Năm 2020, đã công bố xã Vinh Thanh, Phú Thanh về đích nông thôn mới; dự kiến thêm 2 xã Phú Dương, Phú Lương đạt chuẩn nông thôn mới.

Phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 là tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với phát triển du lịch. Đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị ở các thị trấn và xã trọng điểm. Cải thiện đời sông Nhân dân đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…

Hội nghị cũng thông qua Chương trình công tác của Huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy năm 2021;  Chương trình kiểm tra, giám sát của Huyện ủy năm 2021. (baothuathienhue.vn 09/12)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.453.396
Truy cập hiện tại 1.003