Tìm kiếm tin tức
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 06/12/2020
Ngày cập nhật 08/12/2020
TIN NÓNG
 

1.  Dự báo, cảnh báo sạt lở còn nhiều khó khăn

Với đặc điểm địa hình đồi núi, sông ngắn và dốc, cộng với lượng mưa nhiều, tập trung trong thời gian ngắn làm nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh. Trong khi, công tác dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất vẫn còn nhiều hạn chế.

Đã được cảnh báo?

Sau khi vụ sạt lở núi tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Phong Xuân, Phong Điền), làm 17 công nhân gặp nạn, nhiều phương tiện truyền thông dẫn lời TS. Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (KHĐC&KS) Việt Nam, năm 2019, đơn vị này từng tiến hành điều tra và cảnh báo về hiện trạng trượt lở tại khu vực Rào Trăng. Giữa năm 2020, trước khi xảy ra trượt đất ở Rào Trăng 3, cảnh báo của TS. Trịnh Xuân Hòa cùng các cộng sự đã được chuyển cho Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, về tài liệu của Viện Khoa KHĐC&KS Việt Nam thuộc đề án “Điều tra đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” năm 2019, khu vực các huyện thuộc địa bàn tỉnh, quá trình tổ chức nghiên cứu đề án, các chuyên ngành của tỉnh không được tham gia.

Đến ngày 16/7/2020, nhóm cán bộ nghiên cứu đã đến trụ sở văn phòng chuyển giao 2 bộ tài liệu (1 cho văn phòng, 1 cho đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Tại buổi làm việc với đoàn của Viện KHĐC&KS Việt Nam, sau khi nghe báo cáo sơ bộ và nhận sản phẩm đề án, văn phòng nhận thấy đơn vị này đã nghiên cứu và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ trượt lở đất ở địa bàn các địa phương Phong Điền, A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông, Hương Trà, Hương Thủy.

Tại tờ bản đồ hiện trạng sạt lở đất khu vực Phong Điền, có khoanh vùng nguy cơ sạt trượt ở Thủy điện Rào Trăng, phụ lưu cấp 1 của sông Bồ. Văn phòng ghi nhận thông tin dữ liệu, bản đồ  khoanh vùng sạt lở do đề án cung cấp cơ bản phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, trùng những vị trí mà văn phòng thường xuyên cảnh báo với  chính quyền các cấp.

Tuy nhiên, sản phẩm vẫn còn những tồn tại hạn chế như lỗi địa danh, đơn vị hành chính, số liệu và đặc biệt còn nhiều vị trí nguy cơ sạt lở chưa được điều tra, thống kê đầy đủ. Văn phòng đã đề nghị tiếp tục điều tra, thu thập dữ liệu, tổ chức hội thảo lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn tỉnh để hoàn chỉnh sản phẩm.

Sau khi bàn giao, đến nay văn phòng chưa nhận được phản hồi của Viện KHĐC&KS Việt Nam về những vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung để trở thành sản phẩm chính thức lưu hành sử dụng.

Văn phòng cũng đã lưu ý đến các cảnh báo của đơn vị này. Trong các cuộc kiểm tra tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, văn phòng thường xuyên cảnh báo nhắc nhở đơn vị thi công công trình và chủ đầu tư về công tác phòng chống bão lụt, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân và công trình. Văn phòng đã yêu cầu chủ đầu tư trang bị thêm hệ thống thông tin liên lạc bằng bộ đàm; rà soát khu vực phạm vi thượng lưu, hạ lưu đập, khu vực thi công có nguy cơ sạt lở để di dời công nhân đến nơi an toàn; lên phương án chuẩn bị phương tiện xe máy tại các vị trí có nguy cơ sạt lở để thông đường khi đây là tuyến độc đạo, dễ sạt trượt và dự trữ lương thực cho công nhân.

Còn nhiều hạn chế

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương, địa phương và cộng đồng khoa học về PCTT rất chú ý đến dự báo, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất nhưng đến nay công tác này vẫn còn nhiều hạn chế.

Từ năm 2012-2013, UBND tỉnh chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phối hợp với Trường đại học Khoa học ĐH Huế tiến hành cắm nhiều bảng cảnh báo nguy hiểm ở một số khu vực có nguy cơ sạt trượt đất như đèo Phú Gia, Mũi Mé, khu vực đồi ở Nghĩa trang liệt sĩ Phú Lộc và tổ chức nhiều lớp tập huấn về PCTT tại các địa phương.

Ông Đặng Văn Hòa cho biết, hoạt động nghiên cứu dự báo, cảnh báo sạt lở đất trên phạm vi địa bàn rộng lớn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Việc cảnh báo, dự báo về bão, mưa, lũ có nhiều tiến bộ với mức độ khá chính xác. Dự báo, cảnh báo sạt lở đất thì khó hơn rất nhiều vì liên quan đến nhiều yếu tố như mưa, lũ lụt, địa tầng, cấu trúc địa chất. Mưa lớn cùng những tác động ngoại lực như gia tải lên vùng đất có nguy cơ sạt lở, hoạt động đào đắp, thảm thực vật suy giảm… là một trong những nguyên nhân làm kết cấu đất bị phá vỡ dẫn đến hiện tượng trượt lở, lũ quét.

Các chuyên gia Việt Nam cũng đã có các thiết bị đo cảm biến, có thể khoan sâu vào lòng đất để quan trắc và truyền tải những thông tin, dữ liệu cảnh báo về biến động địa chất, nguy cơ một khu vực đất nào đó có thể bị sạt lở. Với đặc thù địa hình đồi núi trải rộng trên diện tích lớn với nhiều khu vực đất đá có nguy cơ trượt lở, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế thì việc đầu tư lắp đặt các thiết bị cảnh báo sạt lở đất với diện quy mô lớn ở nhiều nơi chưa thể thực hiện.

Trong điều kiện hiện nay, việc điều tra, thiết lập các bản đồ cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở đất là một trong những tài liệu rất có giá trị để các cơ quan chuyên môn tham mưu chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai công tác di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, đồng thời làm cơ sở để quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN&MT quan tâm nghiên cứu, đầu tư hệ thống dự báo chính xác khu vực, thời điểm xảy ra sạt lở giúp tỉnh quản lý tốt loại hình thiên tai lũ quét, trượt lở đất, nhằm đảm bảo an toàn tình mạng tài sản người dân và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. (baothuathienhue.vn 06/12)

 
 
 

2.  Sạt lở gần chân đập thủy điện Hương Điền: Không chủ quan

Mưa lớn nhiều ngày, khiến nhiều đoạn gần chân đập thủy điện Hương Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) sạt lở nghiêm trọng.

Báo cáo từ Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vị trí sạt lở cách vai trái chân đập thủy điện chỉ 60-200m, với khối lượng sạt lở khoảng 5.000m3 đất, đá, khiến chuyên gia đặc biệt lo ngại.

TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam cho hay, vị trí sạt lở chỉ cách chân đập có 60-200m là một khoảng cách rất gần, không thể chủ quan.

Về báo cáo của chủ công trình cho biết, đáy đập được đặt hoàn toàn trên nền đá gốc, do vậy việc sạt lở hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn công trình. Theo đó, Sở Công thương cũng kết luận hoạt động của nhà máy vẫn bình thường và công trình vẫn an toàn sau khi xảy ra điểm sạt lở nặng ở bờ trái phía hạ du

Ông giải thích, mặc dù đáy đập được đặt trên nền đá gốc, tuy nhiên cần phải xác định rõ vị trí sạt lở có nguy cơ lan lên chân đập hay không? Bởi, khả năng sạt trượt rất nhanh, chiều rộng sạt lở trải dài, nếu chỉ với khoảng cách vài chục tới vài trăm mét thì không thể xem thường.

Hơn nữa, ông cũng nhấn mạnh phải xem lại báo cáo của chủ đầu tư về vị trí sạt lở có địa chất là đá phiến sét, bị phong hóa và một phần là đất đắp để làm đường thi công..., báo cáo này đã chính xác chưa? Đã phản ánh đầy đủ thực tế cũng như những nguy cơ hay chưa? Điều ông lo ngại hơn là tình trạng một số chủ đầu tư vì lo sợ trách nhiệm mà giấu giếm sự việc, báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không trung thực sự việc đang xảy ra. Trong trường hợp này, nếu việc sạt lở xảy ra đúng như báo cáo của chủ đầu tư thì cũng phải theo dõi rất chặt chẽ, tuy nhiên, nếu việc sạt lở lại diễn ra từ trên đầu nguồn thì nguy cơ rất lớn.

Vì thế, vị chuyên gia đưa ra khuyến cáo với các cơ quan quản lý cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, quan trắc thực địa dưới sự tham gia của các nhà chuyên môn để có đánh giá chính xác nhất.

Bên cạnh đó, tổ chức khảo sát đánh giá và có phương án gia cố điểm sạt lở, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.

Thủy điện Hương Điền là công trình thủy điện lớn ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thủy điện này có công suất 81MW, dung tích hồ chứa 820 triệu m3. Ngược lên phía thượng nguồn công trình này có một số thủy điện bậc thang, trong đó có dự án thủy điện Rào Trăng 3, nơi xảy ra sự cố sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng khiến 17 công nhân chết, mất tích. (baodatviet.vn 05/12)

 
 
 

3.  Nhóm người ở Huế vào chốt bảo vệ rừng ở Quảng Trị gây sự

Ngày 5.12, Ban quản ký Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (trụ sở đóng tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) xác nhận, tổ bảo vệ rừng của đơn vị vừa bị nhóm người đến đe dọa và bị đập phá tài sản

Trước đó, vào khoảng 18h ngày 3.12, 5 bảo vệ rừng đang ở chốt trực tại Km64, tiểu khu 748 (xã A Bung, huyện Đakrông) thì 1 nhóm người đi vào chốt gây gổ, dọa nạt các bảo vệ.

Khi nhóm này rời đi, bảo vệ rừng đi kiểm tra thì thấy chiếc xe môtô của chốt trưởng Hồ Văn Mừng để cách chốt một quãng bị đập phá, hư hỏng nặng.

Quá trình tìm hiểu, lãnh đạo Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông xác định nhóm người đến gây sự ở chốt bảo vệ rừng trú tại xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Trước khi xảy ra sự việc này, tình hình xâm hại rừng ở tiểu khu 748 rất phức tạp, nên Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông cùng các lực lượng khác đã tăng cường chốt chặn, truy quét và đẩy đuổi nhiều lâm tặc ra khỏi rừng; đồng thời, phá dỡ nhiều lán trại giữa rừng.

Hiện, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã có báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị về vụ việc nói trên. (laodong.vn 05/12)

 
 
 

4.  Nhóm lâm tặc đập nát xe máy của tổ bảo vệ rừng để dằn mặt

Xe máy của lực lượng bảo vệ rừng để bên sông bị đập phá sau khi nhóm người đến gây sự, dọa nạt rời đi.

Ngày 5-12, ông Trương Quang Trung - Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông - cho biết vừa có báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị về việc tài sản của lực lượng bảo vệ rừng tại xã A Bung, huyện Đakrông bị một nhóm đối tượng đập phá.

Theo đó, ngày 3-12, tổ bảo vệ rừng gồm 5 người của Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông tham gia trực chốt tại Km 64, tiểu khu 748, xã A Bung. Vì mưa lớn, nước sông Đakrông dâng cao nên để đến vị trí trực chốt, lực lượng bảo vệ rừng phải để lại xe máy bên bờ sông.

Khoảng 18 giờ cùng ngày, 1 nhóm người lạ mặt vào lán trực chốt gây gổ, dọa nạt lực lượng bảo vệ rừng. Một lúc sau khi nhóm người này rời đi, tổ bảo vệ rừng phát hiện xe máy của anh Hồ Văn Mừm (chốt trưởng) đã bị đập phá, hư hỏng nặng.

Lãnh đạo Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông cho hay qua tìm hiểu được biết nhóm người đến gây sự trên ngụ ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thời gian qua, tình hình xâm hại rừng ở tiểu khu 748 diễn ra rất phức tạp.

Sau khi được giao quản lý tiểu khu rừng này, Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông cùng các lực lượng khác đã tăng cường chốt chặn, truy quét và đẩy đuổi nhiều lâm tặc ra khỏi rừng; đồng thời, phá dỡ hàng chục lán trại giữa rừng, tịch thu máy cưa, ngăn chặn, xử lý nghiêm nhiều vụ xâm hại rừng.

 "Có thể vì thế nên lâm tặc thù hằn, tìm cách gây sự và phá hoại tài sản của lực lượng bảo vệ rừng" - ông Trung nhận định. (nld.com.vn 05/12; baogiaothong.vn 05/12; sggp,org,vn 05/12)

 
 
 

5.  Huế: Xử lý mạnh tay xe mô tô 3 bánh

Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố Huế loại xe mô tô 3 bánh dùng để chở vật liệu cồng kềnh ngày càng nhiều, gây mất an toàn giao thông. Trước tình hình này, Đội Cảnh sát giao thông trật tự - Công an thành phố Huế đã ra quân tập trung xử lý để đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.

Thượng tá Lê Viết Phương – Phó trưởng CATP Huế cho biết, theo quy định người điều khiển xe mô tô ba bánh phải có giấy phép lái xe hạng A3. Tuy nhiên các lái xe này thường không có, dẫn đến nguy cơ mất  an toàn khi tham giao thông. Đáng quan tâm hơn là liệu những chiếc xe này có đảm bảo an toàn về các thông số kỹ thuật, kết cấu của xe để đưa tham gia giao thông hay không cũng chưa có lời giải đáp. Vì vậy, việc tuyên truyền không nên sử dụng phương tiện này để tham gia giao thông là rất cần thiết. Nếu xe mô tô 3 bánh đưa vào tham gia giao thông mà không có giấy đăng ký xe để chứng minh nguồn gốc sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu theo quy định.

Thực tế hiện nay, không khó để bắt gặp những chiếc xe mô tô 3 bánh chở vật liệu cồng kềnh chạy trên đường phố. Hầu hết xe này được mua bán trôi nổi trên thị trường, đa phần người mua nhập về từ các tỉnh thành trong miền Nam. Đặc biệt, những chiếc xe này không có giấy đăng ký xe hoặc có nhưng giấy đăng ký xe là giả, thông tin trên giấy đăng ký xe không trùng với số máy, số khung.

Được biết, từ đầu năm 2020 đến nay, Đội Cảnh sát giao thông – trật tự Công an thành phố Huế đã tịch thu 57 xe mô tô 3 bánh chở vật liệu cồng kềnh, xe không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, hướng đến kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông. (thuonghieucongluan.com.vn 05/12)

 
 
 

6.  THỪA THIÊN HUẾ: NGUY CƠ SẠT LỞ UY HIẾP MỘT THÔN MIỀN NÚI

Quochoitv.vn 04/12

 
 
 

7.  Cảnh giác với bệnh do vi khuẩn Whitmore gây ra sau lũ lụt

Gần đây, BV Trung ương Huế vừa cảnh báo về sự xuất hiện và gia tăng đột biến bệnh nhân mắc Whitmore sau lũ lụt (còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người). Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng từ 40 - 60%, bệnh nhân có thể mất mạng trong vòng 1 tuần nếu bị nhiễm khuẩn cấp và khi không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Thực ra không có vi khuẩn nào ăn thịt người theo nghĩa đen, mà cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” hay được các phương tiện truyền thông sử dụng về bản chất là các vi khuẩn gây hiện tượng viêm cân mạc hoại tử (Necrotizing Fasciitis - NF).Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da, tiến triển rất nhanh, do độc tố của vi khuẩn Whitmore gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.

Sự lây truyền của bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore là một loại bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Burkholderiapseudomallei (vi khuẩn Whitmore). Người và động vật có thể mắc căn bệnh này.

Whitmore là căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh ít gặp ở những người khỏe mạnh. Mọi người có thể bị lây nhiễm bệnh Whitmore thông qua hít thở, uống phải nước nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da, nhất là vùng da dễ tiếp xúc với đất, bụi, nước bẩn thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao và tiến triển nhanh hơn. Tuy vậy, bệnh hiếm khi lây nhiễm giữa người và người, chủ yếu từ yếu tố môi trường gây bệnh cho người. Tuy nhiên, có tác giả cho rằng, nếu sử dụng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh thì vi khuẩn Whitmore có thể lây từ người bệnh sang người lành. Ngoài ra, một số động vật như cừu, dê, ngựa, chó, mèo... cũng là nguồn gây bệnh.

Bệnh Whitmore nguy hiểm thế nào?

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị kịp thời thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị đúng (dùng kháng sinh) thì con số tử vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người (khoảng 40%) và tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nhận biết bệnh Whitmore

Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Whitmore thường xuất hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi nhiễm khuẩn, và thường không xuất hiện đơn lẻ mà xuất hiện kết hợp với nhau. Các dấu hiệu có thể xuất hiện là đau tăng mạnh ở khu vực xung quanh của vết thương, chỗ trầy xước... Khu vực xung quanh vết thương biểu hiện triệu chứng viêm rất rõ (sưng, nóng, đỏ, đau). Ngoài ra, xuất hiện các triệu chứng như sốt, chóng mặt, cảm giác khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, màu da vùng vi khuẩn xâm nhập (chân, tay…) thay đổi khi bệnh tiến triển (màu tím). Tiếp đến là xuất hiện mụn nước chứa đầy dịch sẫm màu có mùi khó chịu. Sau đó da mất màu, bong da, tuột da khi hoại thư mô xảy ra. Các triệu chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng 4 - 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn như tụt huyết áp nghiêm trọng, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể lơ mơ dẫn đến hôn mê.

Phòng bệnh Whitmore

Cần hạn chế tiếp xúc với bùn, đất, nước vùng bị ô nhiễm, đặc biệt là vùng sau lũ, lụt có khả năng nhiễm vi khuẩn Whitmore, nhất là tay, chân trần tiếp xúc không có bảo hộ lao động. Vì vậy, nên sử dụng ủng, tất nilon, bao tay khi tiếp xúc với nước, đất và mặc đồ bảo hộ nếu cần thiết. Những người đang có vết thương, mụn nhọt ở tay, chân… nên tránh tiếp xúc với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu bị thương, vết thương nhiễm bẩn cần rửa sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn và lau khô.

Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất hoặc nước bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng.

Đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám khi có các triệu chứng sốt cao, viêm phổi, bị áp-xe hay nổi cục nhiễm trùng ở nhiều vùng cơ thể khác nhau. (suckhoedoisong.vn 05/12)

 
 
 

8.  Phú Vang: Nhiều khó khăn trước vụ sản xuất đông xuân

Những đợt lũ lụt trong tháng 10 và 11 ngoài gây thiệt hại nguồn giống lúa sản xuất vụ đông xuân thì hệ thống kênh mương, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang hư hỏng nặng gây không ít khó khăn cho địa phương trước vụ mùa mới. (phóng sự ngắn TRT Huế 05/12)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Phòng dịch COVID – 19, Thừa Thiên Huế cách ly tập trung hơn 50 người

 Tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID - 19 ở Thừa Thiên Huế đang cách ly 52 người, trong đó có 51 sinh viên Lào.

Tối 4/12, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến nay trên địa bàn tỉnh không có trường hợp mắc COVID - 19. Hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế không còn trường hợp điều trị COVID-19. Tại cơ sở cách ly tập trung ký túc xá Ngân hàng Công Thương đang cách ly 52 trường hợp, trong đó có 51 sinh viên Lào và 1 trường hợp F2 của F1 bệnh nhân 1347 (TP. HCM).

Thừa Thiên Huế cũng đang khuyến cáo tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú 14 trường hợp, trong đó 12 trường hợp ở TP.Huế và 2 trường hợp ở huyện Quảng Điền.

Về công tác hậu cần phòng, chống dịch COVID - 19, hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 25 cơ sở cách ly phòng chống dịch với 4.036 giường cách ly. Trong đó, có 5 cơ sở cách ly tập trung tại cơ quan quân sự với 3.483 giường, 5 cơ sở cách ly tập trung tại cơ sở du lịch có trả phí với 228 giường và 15 cơ sở cách ly y tế là các bệnh viện với 325 giường.

Trước đó, liên quan đến các đối tượng F1 của các ca nhiễm COVID - 19 tại TP.HCM, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã rà soát, xác định có 1 trường hợp F2 và 12 trường hợp F3.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện trong cộng đồng luôn tiềm ẩn, cần phải nêu cao tinh thần phòng chống dịch và triển khai các biện pháp mà tỉnh đã triển khai tốt qua những đợt dịch trước.

“Tinh thần phòng chống dịch là phải luôn luôn thường trực, thường xuyên và liên tục, người đứng đầu phải làm hết trách nhiệm của mình với phòng chống dịch bệnh, với người dân. Các phương án, các lực lượng, các đơn vị phải trong tư thế sẵn sàng, hoạt động được ngay khi Ban Chỉ đạo kích hoạt, không phải chờ đợi văn bản, xin ý kiến. Nguyên tắc phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch phải được tiếp tục thực hiện tốt”, ông Thọ nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế cần chủ động rà soát số lượng khẩu trang, thuốc men, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch; kiểm tra lại năng lực xét nghiệm PCR, kit test nhanh; 23 đội phản ứng nhanh phải sẵn sàng; xử lý nghiêm cơ sở y tế không chấp hành nguyên tắc an toàn phòng chống dịch, các cớ sở y tế phải chấp hành quy định mỗi thời điểm thăm nuôi chỉ có một người.

“Thừa Thiên Huế đã là điểm sáng trong kiểm soát dịch COVID-19 trong những đợt vừa qua, chúng ta cần phát huy những giải pháp đã thực hiện để mọi phương án được thực hiện tốt nhất, sức khỏe của người dân được bảo vệ tốt nhất nhằm duy trì các hoạt phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, ông Thọ khẳng định.

Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo tạm dừng việc tiếp nhận các đoàn viện trợ, hỗ trợ từ các vùng có dịch đến địa bàn tỉnh từ ngày 4/12 cho đến khi có thông báo mới...(baotainguyenmoitruong.vn 04/12)

 
 
 

2.  Thừa Thiên Huế: Chủ động, nghiêm túc trong công tác phòng chống dịch COVID - 19

 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID – 19, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là khi trong nước đã xuất hiện trở lại ca nhiễm trong cộng đồng, làm sao phải hạn chế thấp nhất tác động của dịch bệnh COVID-19 đến đời sống của người dân.

Nhiều F2, F3 với ca nhiễm 1342

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, liên quan đến các đối tượng F1 của ca nhiễm COVID -19 số 1342 tại TP.HCM, cơ quan chức năng tỉnh đã rà soát, xác định các đối tượng F2 và F3 là người ở tỉnh.

Theo đó, qua rà soát, ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 trường hợp F2 và 12 trường hợp F3. Trong số 13 người này có 1 trường hợp F3 trú ở thị xã Hương Thủy, còn lại đều trú ở huyện Phú Vang.

Hiện 13 trường hợp này đều đã được kiểm tra sức khỏe, riêng trường hợp F2 đã được xét nghiệm PCR và cho kết quả âm tính, đồng thời được đưa đi cách ly. Các trường hợp F3 đang được theo dõi sức khỏe tại nhà.

Để đảm bảo chủ động, nghiêm túc trong công tác phòng chống dịch, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp mình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh Viện Trường Đại học Y Huế, các bệnh viện, các trung tâm y tế và tất cả các cơ sở y tế khẩn trương, nghiêm túc, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm túc việc phân luồng các đối tượng vào khám chữa bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ hoặc có biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nguyên tắc 5K; hạn chế tối đa việc vào thăm thân, thực hiện nguyên tắc mỗi bệnh nhân tại mỗi thời điểm chỉ có 1 người chăm sóc; không tập trung đông người trong các cơ sở y tế.

Các cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nguyên tắc 5K; không tập trung đông người. Sở Du lịch căn cứ Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở lưu trú để tăng cường kiểm tra, yêu cầu đóng cửa các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nhất là tại các cơ sở y tế, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, các bến xe, bến tàu, sân ga, trên các phương tiện giao thông công cộng… Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tạm dừng việc tiếp nhận các đoàn viện trợ, hỗ trợ từ các vùng có dịch đến địa bàn tỉnh từ ngày 4/12cho đến khi có thông báo mới. Đối với các đoàn đang thực hiện viện trợ, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan y tế địa phương kiểm tra các yếu tố dịch tễ và đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch.

Hạn chế thấp nhất tác động của dịch

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện trong cộng đồng luôn tiềm ẩn, cần phải nêu cao tinh thần phòng chống dịch và triển khai các biện pháp mà tỉnh đã triển khai tốt qua những đợt dịch trước.

“Tinh thần phòng chống dịch là phải luôn luôn thường trực, thường xuyên và liên tục, người đứng đầu phải làm hết trách nhiệm của mình với phòng chống dịch bệnh, với người dân. Các phương án, các lực lượng, các đơn vị phải trong tư thế sẵn sàng, hoạt động được ngay khi Ban Chỉ đạo kích hoạt, không phải chờ đợi văn bản, xin ý kiến. Nguyên tắc phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch phải được tiếp tục thực hiện tốt”, ông Thọ nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế cần chủ động rà soát số lượng khẩu trang, thuốc men, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch; kiểm tra lại năng lực xét nghiệm PCR, kit test nhanh; 23 đội phản ứng nhanh phải sẵn sàng; xử lý nghiêm cơ sở y tế không chấp hành nguyên tắc an toàn phòng chống dịch, các cớ sở y tế phải chấp hành quy định mỗi thời điểm thăm nuôi chỉ có một người.

“Thừa Thiên Huế đã là điểm sáng trong kiểm soát dịch COVID-19 trong những đợt vừa qua, chúng ta cần phát huy những giải pháp đã thực hiện để mọi phương án được thực hiện tốt nhất, sức khỏe của người dân được bảo vệ tốt nhất nhằm duy trì các hoạt phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, ông Thọ khẳng định. (baotainguyenmoitruong.vn 04/12)

 
 
 

3.  Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thừa Thiên – Huế ra công điện khẩn

Ngày 4/12, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành công điện khẩn về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp mình. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp thiếu có trách nhiệm, không thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo.

Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh Viện Trường Đại học Y Huế, các Bệnh viện, các trung tâm y tế và tất cả các cơ sở y tế khẩn trương, nghiêm túc, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, thực hiện nghiêm túc việc phân luồng các đối tượng vào khám chữa bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ hoặc có biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nguyên tắc 5K. Hạn chế tối đa việc vào thăm thân, thực hiện nguyên tắc mỗi bệnh nhân tại mỗi thời điểm chỉ có 1 người chăm sóc; không tập trung đông người trong các cơ sở y tế.

Ông Phan Ngọc Thọ cũng yêu cầu các cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nguyên tắc 5K không tập trung đông người. Sở Du lịch căn cứ Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở lưu trú để tăng cường kiểm tra, yêu cầu đóng cửa các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế khẩn trương rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch; sẵn sàng đưa cơ sở cách ly, các đội phản ứng nhanh vào hoạt động ngay khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh…

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nhất là tại các cơ sở y tế, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, các bến xe, bến tàu, sân ga, trên các phương tiện giao thông công cộng… Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, tạm dừng việc tiếp nhận các đoàn viện trợ, hỗ trợ từ các vùng có dịch đến địa bàn tỉnh từ ngày 4/12 cho đến khi có thông báo mới. Đối với các đoàn đang thực hiện viện trợ, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan y tế địa phương kiểm tra các yếu tố dịch tễ và đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch. (ncov,moh.gov,vn 04/12)

 
 
 

4.  Vinh danh các cá nhân, doanh nghiệp tiêu biểu trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

- 9 cá nhân, doanh nghiệp (DN) có ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc đã được vinh danh và trao thưởng tại lễ Tổng kết và trao giải thưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2020 vào chiều 5/12 tại Văn phòng UBND tỉnh.

Tăng cả chất và lượng

Đại dịch COVID-19 khiến rất nhiều DN gặp khó khăn, nhưng số lượng cá nhân, DN tham gia dự Cuộc thi KNĐMST Thừa Thiên Huế đông và chất lượng hơn so với trước đây. Khởi động Cuộc thi từ tháng 7, Ban tổ chức đã nhận được 56 hồ sơ với các ý tưởng, dự án (DA) tham dự trên các lĩnh vực, góp phần tạo nên làn sóng mạnh mẽ KNĐMST ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên cơ sở khách quan, bình chọn chất lượng, Hội đồng Ban giám khảo đã chọn 30 ý tưởng, DA khởi nghiệp có tiềm năng vào vòng bán kết, sau đó tiếp tục đánh giá bình chọn 16 ý tưởng, DA có tiềm năng nhất vào vòng chung kết. Những ý tưởng, DA này thuộc các lĩnh vực giáo dục, du lịch thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tài nguyên bản địa và phát huy giá trị truyền thống văn hóa ...

Trên cơ sở đánh giá lựa chọn ở vòng chung kết, Ban tổ chức đã chọn 9 ý tưởng, DA xuất sắc trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt quyết định trao 1 giải Nhất cho DA: AIQuant-Hệ thống phân tích dữ liệu thông minh tự động AI của tác giả Nguyễn Phương Duy. Đây là DA tiên phong tại Việt Nam trong ứng dụng các khoa học dữ liệu, dự báo, trí tuệ nhân tạo cũng như các công nghệ phần mềm trong lĩnh vực tài chính. Sản phẩm của DA là công cụ phân tích chuyên sâu, đa chiều, khoa học và đáng tin cậy về tình hình tài chính DN, dữ liệu thị trường tức thời, báo cáo phân tích chứng khoán hữu ích, công cụ quản lý đầu tư tối ưu không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam và quốc tế.

Bên cạnh đó, 2 DA được trao giải Nhì là: Ứng dụng Mobile "Huế-Trippal" của tác giả Thái Hoàng Lâm và cộng sự về ứng dụng du lịch thông minh trên smartphone, được thiết kế riêng cho du khách đến Huế và DA: Hệ sinh thái Du lịch dựa vào cộng đồng và phát huy các giá trị tài nguyên bản địa tại huyện Nam Đông của Công ty CP Đầu tư và dịch vụ YesHue.

Ngoài ra có 3 DA được giải Ba là: Nâng cao giá trị kinh tế và thương mại hóa sản phẩm từ cây Atiso đỏ tại Thừa Thiên Huế của Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại và dịch vụ HICHAGOL; Phát triển sen Huế gắn với phát triển chuỗi giá trị và du lịch sinh thái tại làng cổ Phước Tích, Phong Hòa, Phong Điền của Công ty TNHH MTV Hữu cơ Việt Huế và Dân ca Huế trong Hòa tấu cổ điển của Đinh Thị Hoài Xuân

Sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi

Cùng với các giải thưởng trên, dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ quyết định trao 1 giải A và 2 giải B cho các ý tưởng, DA khởi nghiệp có tiềm năng, sáng tạo cao là DA: Tranh hoa giấy May PAPER FLOWER của tác giả Phan Ngọc Hiếu và cộng sự; DA sản xuất dung dịch vệ sinh phụ nữ từ hỗn hợp nano của Lê Thị Kim Anh và cộng sự; DA Phát triển tiềm năng tre của Công ty TNHH Giáo dục và phát triển tiềm năng trẻ FMK.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chúc mừng các các cá nhân, nhóm tác giả, DN đạt giải thưởng cuộc thi KNĐMST năm 2020 của tỉnh; đồng thời đánh giá cao hiệu quả của cuộc thi KNĐMST sau 5 lần được UBND tỉnh tổ chức. Hiệu quả được thấy rõ trên các mặt, nhất là sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành và hệ thống giáo dục, đào tạo trên địa bàn; hệ sinh thái KNĐMST tỉnh từng bước được hình thành với nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ; nhiều sản phẩm được nghiên cứu, kế thừa và thương mại hóa; lực lượng thanh niên, sinh viên và các DN trẻ ngày càng có ý thức về KNĐMST. Mong rằng cuộc thi KNĐMST hằng năm không chỉ là phong trào, mà xem đó là động lực tạo việc làm, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm đến.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc đã dành nhiều thời gian đối thoại trực tiếp với cộng đồng khởi nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Với không khí cởi mở, thẳng thắn, các thanh niên, starup, đại diện doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều câu hỏi và được các lãnh đạo tỉnh, sở ban, ngành liên quan giải đáp, thông tin những nội dung liên quan, như cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh đối với việc hỗ trợ cá nhân, tập thể, DN tham gia khởi nghiệp, lập nghiệp; giải quyết việc làm, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, vay vốn, tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế...

Ông Phan Ngọc Thọ chia sẻ, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thanh niên, tuổi trẻ khởi nghiệp, vươn lên lập thân lập nghiệp, xây dựng quê hương, đất nước. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, mỗi cá nhân, DN phải luôn có đam mê, khát vọng và bước vào khởi nghiệp với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chủ động cao nhất. Đồng thời, phải chuẩn bị về ý tưởng, kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm... tạo cơ hội thành công cao hơn. Thanh niên, sinh viên hãy phát huy sức trẻ, khả năng sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng những mô hình kinh tế công, nông nghiệp theo xu thế phát triển của thời đại để tạo thu nhập cho gia đình, làm giàu cho xã hội... (baothuathienhue.vn 05/12)

 
 
 

5.  Cuộc di dân lịch sử - Kỳ 2: Cuộc tổng động viên thời bình

Phóng sự ngắn TRT Huế 05/12

 
 
 

6.  TT-Huế tạm dừng tiếp nhận cứu trợ đến từ vùng dịch, phạt vi phạm đeo khẩu trang

 Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ vừa yêu cầu tạm dừng việc tiếp nhận cứu trợ, viện trợ của các đoàn công tác thiện nguyện, từ thiện đến từ vùng có dịch COVID-19, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quy định đeo khẩu trang phòng, chống dịch bệnh.

Ngày 4/12, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế chủ trì họp với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các địa phương, đơn vị không được chủ quan, lơ là khi trong nước đã xuất hiện trở lại ca bệnh COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế cũng đã ban hành công điện khẩn gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo người đứng đầu chính quyền tỉnh TT-Huế, tình hình COVID-19 hiện diễn biến phức tạp, đã xuất hiện trở lại các ca lây nhiễm trong cộng đồng tại TPHCM, nguy cơ dịch bệnh lây lan đến TT-Huế là rất cao. Do vậy, yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện biện pháp phòng, chống dịch.

Lãnh đạo tỉnh cũng chỉ đạo Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế và các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn khẩn trương, nghiêm túc tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19; thực hiện nghiêm phân luồng các đối tượng vào khám chữa bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ hoặc có biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh.

Các cơ sở y tế này phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc hạn chế tối đa người nhà vào thăm bệnh nhân, mỗi bệnh nhân tại mỗi thời điểm chỉ có một người chăm sóc; không tập trung đông người trong các cơ sở y tế.

Đối với các sở sở lưu trú, cơ sở du lịch, cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch. Sở Du lịch căn cứ Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở lưu trú để tăng cường kiểm tra, yêu cầu đóng cửa các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế phải sẵn sàng đưa cơ sở cách ly, các đội phản ứng nhanh vào hoạt động ngay khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nhất là tại các sơ sở y tế, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, các bến xe, bến tàu, sân ga, trên các phương tiện giao thông công cộng... Các cơ quan, đơn vị, địa phương được yêu cầu tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, chỉ đạo tạm dừng việc tiếp nhận các đoàn viện trợ, hỗ trợ từ các vùng có dịch đến địa bàn tỉnh từ ngày 4/12/2020 cho đến khi có thông báo mới. Đối với các đoàn đang thực hiện viện trợ, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan y tế địa phương kiểm tra các yếu tố dịch tễ và đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch.

Trước đó, qua rà soát, tại tỉnh TT-Huế có 2 trường hợp F2 (có kết quả xét nghiệm PCR âm tính) và 12 trường hợp F3 liên quan ca mắc COVID-19 tại TPHCM. Những trường hợp này đều đã được kiểm tra y tế chặt chẽ; riêng 2 trường hợp F2 đã được đưa đi cách ly tại trung tâm cách ly theo quy định. (tienphong,vn 04/12)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Xây dựng hồ sơ di sản ẩm thực Huế

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch xây dựng hồ sơ khoa học ẩm thực Huế để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo kế hoạch, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai việc lập hồ sơ khoa học di sản ẩm thực Huế, gồm các bước: tổ chức điều tra, khảo sát, ghi hình, tập hợp thông tin, tư liệu liên quan và hoàn thiện hồ sơ di sản ẩm thực Huế…

Việc xây dựng hồ sơ khoa học ẩm thực Huế để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm tôn vinh, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản ẩm thực Huế đối với đời sống cộng đồng đương đại. Từ đó, tham mưu kế hoạch, đề án bảo tồn, phát huy, khai thác hiệu quả ẩm thực Huế gắn với các hoạt động quảng bá di sản, văn hóa, du lịch.

Huế tồn tại 3 dòng ẩm thực lừng danh là ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian và ẩm thực chay với nhiều món đẹp, sang trọng… Vì thế, ẩm thực Huế có thể đại diện cho ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực Huế được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cũng sẽ nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của di sản ẩm thực Huế đối với cộng đồng, qua đó thúc đẩy sự hợp tác, tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương. (petrotimes.vn 05/12)

 
 
 

2.  Triển lãm “ảo ảnh” của hai họa sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh - Lê Đức Hải: Tư duy nghệ thuật luôn động không có bờ bến

Ra mắt dự án nghệ thuật mới sau hơn hai năm “thai nghén”, triển lãm “Ảo ảnh” của cặp họa sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải (trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng từ 28/11 đến 6/12) gửi đến người xem nhiều thông điệp về văn hóa Huế.

Triển lãm “Ảo ảnh” giới thiệu đến công chúng 23 tác phẩm, trong đó có 19 bức tranh và 4 chum gốm lớn được cặp họa sĩ song sinh họ Lê thực hiện từ cuối năm 2017 đến giữa 2020. Đây không phải là một dự án đơn độc, mà nằm trong những trạm thực nghiệm nghệ thuật do hai họa sĩ thực hiện trong nhiều năm qua về các chủ đề lớn: Bạo lực, lịch sử, sự kết nối và đặt chúng trong trường suy nghĩ được tạo ra bởi những va đập liên tục của cuộc sống thực tại.

Cảm nhận bên ngoài, tranh Thanh - Hải có vẻ rối rắm nhưng ẩn đằng sau đó là sự tĩnh lặng, man mác, như ẩn như hiện trầm tích văn hóa Cố đô. Chuỗi tác phẩm là câu chuyện của văn hóa Huế, thể hiện tinh thần làm nghệ thuật gắn liền với văn hóa. Văn hóa Huế, kiến trúc Huế với những họa tiết đám mây, thủy ba, đuôi rồng, cổng Đại Nội… đại diện cho nét trang trí, kiến trúc của cung đình Huế như bị che lấp bởi cuộc sống hiện đại.

Trong dự án nghệ thuật này, anh em Thanh – Hải không sao chép lại những biểu tượng, hình ảnh, vốn cổ của văn hóa Huế mà là sự biến chuyển từ ký ức đến hiện thực, tương lai được nghệ sĩ đào luyện, chắt chiu những điều cảm nhận được và đặt vào tác phẩm. Hình ảnh văn hóa Huế đọng lại trong tác phẩm là sự suy tư, chắt lọc từ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa chứ không phải sáng tạo tác phẩm bằng cách sử dụng hình ảnh như thông thường.

Họa sĩ Lê Đức Hải chia sẻ: “Bề dày văn hóa lịch sử, sự đổi thay của quê hương, đất nước, đặc biệt là văn hóa triều Nguyễn ảnh hưởng nhiều đến thế hệ chúng tôi. Chúng tôi nghĩ, tại sao mình sống và làm việc ở Huế mà không làm một dự án có thể khái quát được vùng đất mình sống, thể hiện sức ảnh hưởng của văn hóa đối với nghệ sĩ và thế hệ trẻ trong cuộc sống đương đại. Ý tưởng “Ảo ảnh” vừa có thật vừa không có thật, là hình ảnh phản chiếu sự suy tư của quá trình nghiên cứu về văn hóa”.

Để thực hiện dự án này, anh em họa sĩ Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải dành thời gian nghiên cứu về văn hóa Huế, lịch sử triều Nguyễn, kết hợp giữa văn hóa truyền thống với suy nghĩ của người nghệ sĩ để người xem có thể cảm nhận được văn hóa, con người, tình cảm thông qua dự án nghệ thuật bằng tranh sơn mài. Từ tư liệu nghiên cứu, họ thể hiện những kiến thức về văn hóa cung đình triều Nguyễn trong tác phẩm nghệ thuật đương đại bằng hình thức 2D lên tranh vẽ và 3D lên chum.

Giám tuyển Nguyễn Anh Tuấn nhận xét, vượt qua khỏi khuôn khổ của những thực hành hạn chế theo loại hình như hội họa hay gốm bó buộc bởi các thao tác cơ học trên vật chất, “Ảo ảnh” cho thấy một diễn trình về tư duy với những tranh cãi, ẩn ức, truy vấn, phản tư của hai cá nhân phản chiếu qua lại lẫn nhau và nghệ thuật là kết quả cuối cùng. Tính liên tục của ý tưởng được phát triển theo cách đối chọi tương hỗ của biện luận, theo cách thức riêng biệt của cặp song sinh họ Lê.

Bằng chất liệu tổng hợp, trong đó chủ đạo là sơn mài, triển lãm cũng thể hiện sự thể nghiệm mới của hai nghệ sĩ. Các bức tranh được xử lý bằng kỹ thuật làm tranh sơn mài, nhưng không quá phụ thuộc vào kỹ thuật truyền thống mà kết hợp nhiều thủ pháp và vật liệu tự nhiên, công nghiệp để tạo nên hiệu quả thị giác. Các chum gốm là cách thể nghiệm khác của hội họa bề mặt phẳng lên vật thể 3 chiều trong chuỗi sáng tác, vừa có sự thống nhất về ngôn ngữ thị giác của tranh, nhưng vẫn phảng phất sự độc lập uy nghi của Cửu đỉnh – tập hợp các cảnh sắc và sản vật vùng miền.

Theo nhà báo Nguyễn Trọng Chức, triển lãm “Ảo ảnh” là sự đầu tư mới mẻ của anh em Thanh – Hải, tạo nên bất ngờ cho giới nghiên cứu, phê bình. Với dự án này, hai anh em nghệ sĩ một lần nữa định hình tư duy nghệ thuật luôn động và không có bờ bến. Cách sử dụng sơn mài truyền thống kết hợp với những cách tân trong kỹ thuật, pha trộn biểu tượng truyền thống xứ Huế với cảm quan đương đại thể hiện tư duy nghệ thuật rất lạ, nhất là cách thể hiện sơn mài trên chum đầy bất ngờ. (baothuathienhue.vn 05/12)

 
 
 

3.  Những điều ít biết về cung An Định, “viên ngọc” trăm năm của xứ Huế

Cung An Định gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia ở giai đoạn cuối triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long, hoàng hậu Nam Phương.

Cung An Định là biệt cung của vua Khải Định, từng là nơi nghỉ ngơi, tiếp khách, chiêu đãi của Hoàng gia. Cung nằm về phía nam kinh thành Huế, bên bờ sông An Cựu, một dòng sông được khắc trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn. Vị trí này vào năm 1902 là phủ An Định, đến năm 1917, vua Khải Định mới cải tạo thành cung An Định theo lối kiến trúc như ngày nay.

Cùng với một số công trình kiến trúc khác thời Khải Định, cung An Định được xem là đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Tân - Cổ điển (Neo - Classique) của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Di sản này có ý nghĩa đánh dấu sự giao thoa Đông - Tây ngay trong kiến trúc cung đình nước ta.

Hai chữ Khải Tường do chính vua Khải Định đặt, với ý nghĩa là nơi khởi phát điềm lành. Lầu Khải Tường có 3 tầng, diện tích nền chữ nhật 745 m2, gồm hơn 20 phòng lớn nhỏ. Mặt tiền của tòa nhà, đặc biệt là gian giữa, được trang trí phong phú với phần lớn phong cách Tây phương.

Thể hiện phong cảnh lăng tẩm các vị vua nhà Nguyễn, 6 bức tranh tường lớn tại sảnh chính lầu Khải Tường được đánh giá là những kiệt tác của nghệ thuật tranh tường Việt Nam đầu thế kỷ 20. Các chuyên gia Đức đã giúp đỡ, phối hợp với nước ta cùng phục hồi nguyên bản các tác phẩm độc đáo này.

Cung An Định vốn có khoảng 10 công trình, song trải qua thời gian và sự tàn phá chiến tranh, hiện còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là cổng chính, lầu Khải Tường và đình Trung Lập. Mái đình Trung Lập đắp nổi 12 con rồng như bay về 4 phương, 8 hướng. Trong đình có đặt bức tượng đồng vua Khải Định mặc võ phục, đúc theo tỷ lệ 1:1.

Nhà hát Cửu Tư Đài từng có diện tích gần 1.200 m2, nằm gần lầu Khải Tường. Các nhà nghiên cứu đánh giá công trình này có kiến trúc và nội thất trang trí rất đặc sắc, lộng lẫy, có thể chứa hơn 500 khán giả. Đáng tiếc là nhà hát đã bị phá hủy vào năm 1947.

Cung An Định gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia ở giai đoạn cuối triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long, hoàng hậu Nam Phương, hoàng thái hậu Đoan Huy (bà Từ Cung)… Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Nhiều du khách chọn tham quan địa điểm này vì những giá trị lịch sử quý báu của công trình. (doanhnghiepvn.vn 06/12)

 
 
 

4.  Giữ phim trường “Gái già lắm chiêu V” làm du lịch

Mới đây, đoàn làm phim “Gái già lắm chiêu V” đã quyết định trao tặng bối cảnh “Bạch Trà Viên” cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để biến nơi đây thành địa điểm tham quan cho khách thập phương.

Níu chân du khách

Trước đó, trên bãi đất trống rộng gần 500m2 tại cung An Định, 2.000 cây bạch trà được đoàn làm phim “Gái già lắm chiêu V” chuyển từ miền Bắc vào để tạo thành “Bạch Trà Viên”.

Ngoài ra, tại nơi đây, đoàn làm phim còn trồng thêm nhiều loại cây trái đặc trưng xứ Huế gồm thanh trà, hồng Huế, cam sành, chanh; làm đài phun nước, tượng nữ thần… Đây là bối cảnh lớn trong dự án “Gái già lắm chiêu V” với kinh phí tiêu tốn đến 2 tỷ đồng.

Việc giữ phim trường để làm du lịch không hiếm nhưng cũng khá khó khăn. Pháo đài Ricasoli của quần đảo Malta ở Địa Trung Hải là phim trường chính của phim “Troy” (2004). Bởi cảnh thành Troy huyền thoại đã được đoàn làm phim của Hollywood quay tại đây vào năm 2003.

Sau thành công vang dội của bộ phim đậm tính sử thi này, du khách từ mọi nơi trên thế giới kéo đến Malta tham quan. Điều đáng tiếc cho Malta là đoàn làm phim của Hollywood đã tặng con ngựa gỗ trong phim “Troy” cho tỉnh Canakkale (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi có di chỉ thành Troy. Điều này khiến cho du khách đến với pháo đài Ricasoli ở Malta thường bị hụt hẫng khi không chiêm ngưỡng được sự hiện diện của con ngựa Troy như trong phim.

Còn lắm gian nan

Ở nước ta, vào năm 2016, trước khi đoàn làm phim Hollywood của đạo diễn Jordan Vogt-Robert rời đi, tỉnh Ninh Bình đã mong muốn giữ lại phim trường “Kong: Skull Island”. Tuy nhiên, vì lý do bảo mật nội dung phim, phim trường đã được tháo dỡ.

Vào năm 2017, “Kong: Skull Island” chính thức công chiếu và đạt doanh thu 562 triệu USD trên toàn thế giới. Nhờ bản vẽ của đoàn làm phim để lại, tỉnh Ninh Bình đã phục dựng lại bối cảnh làng thổ dân đúng với hình ảnh trên phim vào năm 2017.

Đặc biệt, vào dịp lễ hội Tràng An, 50 diễn viên đóng vai thổ dân trong phim cũng từng được mời đến để tái hiện hình ảnh trong phim. Kết quả là trong hai năm 2017 - 2019 phim trường đã đón được hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan.

Tuy nhiên, Tràng An là nơi có dấu tích cư trú lâu nhất của người Việt cổ. Nên theo khuyến nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), nếu để phim trường “Kong: Skull Island” tồn tại lâu dài thì những hoạt cảnh hư cấu sẽ có thể khiến du khách hiểu sai lệch về những giá trị cốt lõi của di sản nơi đây. Bởi vậy, dù là điểm hút khách trong thời gian qua, vào tháng 9/2019, phim trường này cũng đã đóng cửa và bị tháo dỡ. Dự kiến, nơi đây sẽ xây dựng một làng Việt cổ để thay thế.

Việc phim trường “Kong: Skull Island” tại vùng lõi quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được phục dựng vào năm 2017 rồi lại đóng cửa và bị tháo dỡ trong năm 2019 cho thấy việc giữ bối cảnh phim để làm du lịch cũng lắm gian nan! (giaoducthoidai.vn 05/12)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Đoàn viên thanh niên Huế hào hứng tranh tài 'Rung chuông vàng'

100 thí sinh là Đoàn viên, thanh niên đến từ các cơ sở Đoàn và Đoàn trực thuộc Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tham gia hội thi cán bộ công chức, viên chức giỏi năm 2020.

Ngày 5/12, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức hội thi cán bộ công chức, viên chức giỏi năm 2020.

Hội thi thu hút 100 thí sinh là ĐVTN đến từ các cơ sở Đoàn và Đoàn trực thuộc. Các thí sinh tham gia trả lời 20 câu hỏi từ dễ đến khó theo hình thức “Rung chuông vàng”.

Nội dung các câu hỏi là những kiến thức cơ bản về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế, lịch sử Đoàn TNCSHCM, lịch sử Đảng bộ khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngoài ra, còn có các kiến thức liên quan đến tin học, ngoại ngữ; chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020; kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Thừa Thiên; Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức…

Hội thi là sân chơi bổ ích, để cán bộ, công chức, viên chức trẻ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện kỹ năng, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao giải Nhất cho thí sinh đến từ Đoàn cơ sở Công ty Điện lực tỉnh Thừa Thiên-Huế, giải Nhì thuộc về Chi đoàn Ngân hàng BIDV Phú Xuân. (tienphong.vn 05/12)

 
 
 

2.  Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đối thoại với sinh viên ngành Y – Dược

Ngày 5/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt, đối thoại với sinh viên và giảng viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.

Tại buổi đối thoại, sinh viên và giảng viên của nhà trường đã chia sẻ, đề xuất nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển hệ thống y tế của tỉnh; phát triển du lịch khám chữa bệnh; thúc đẩy phát triển y học dự phòng; xây dựng cơ chế tăng cường ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong y khoa vào thực tiễn; hỗ trợ cơ chế chính sách để phát triển trường và bệnh viện trường; hỗ trợ cơ chế xây dựng trung tâm mô phỏng y khoa và sát hạch năng lực y khoa; xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố đại học...

Sinh viên Nguyễn Quỳnh Như cho biết, trong thời gian vừa qua, công tác phòng chống dịch COVID-19 đã và đang được tỉnh Thừa Thiên – Huế triển khai quyết liệt với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và đã đạt được nhiều kết quả tốt, chưa có ca nhiễm trong cộng đồng. Trong hai đợt dịch vừa qua, sinh viên Trường Đai học Y Dược, Đại học Huế cũng đã tích cực tham gia vào việc phân luồng tại các chốt kiểm dịch, sẳn sàng tăng cường giúp sức cho các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch bệnh khi tỉnh có yêu cầu. Hiện dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, địa phương đã xây dựng các kịch bản như thế nào để phòng chống dịch bệnh; từ đó nhà trường có kế hoạch tập huấn cho sinh viên tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.

 Sinh viên Nguyễn Minh Đạt chia sẻ: Tỉnh Thừa Thiên - Huế trên tiến trình xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết chế y tế trên địa bàn để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước. Là sinh viên năm cuối, bản thân em và nhiều bạn mong muốn được cống hiến sức mình để xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế. Em mong, chính quyền địa phương, có cơ chế chính sách để tạo điều kiện việc làm cho sinh viên ra trường, đồng thời góp phần phát triển nền y tế địa phương.

 Sau khi lắng nghe những chia sẻ của sinh viên và giảng viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, việc phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế trong những năm tới có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng thanh niên, sinh viên, trong đó có sự đóng góp quan trọng của sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Trường là một trong những trụ cột y tế của tỉnh nhà. Để góp phần xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế; có cơ chế, chính sách giữ chân những chuyên gia đầu ngành, cũng như đội ngũ y bác sỹ dày dặn kinh nghiệm, thu hút nhân tài; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, tránh hiện tượng chảy máu chất xám; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển y khoa.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị, nhà trường cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học; cập nhật những thành tựu y học hiện đại; trang bị hiện đại hệ thống thực hành tại bệnh viện trường; nhằm xây dựng thương hiệu cho trường để sinh viên khi ra trường luôn được các cơ sở y tế trong cả nước chào đón. Bên cạnh đó, Thừa Thiên – Huế là địa phương có tiềm năng, thế mạnh dược liệu, nhà trường cần tích cực hợp tác với ngành y tế địa phương để xây dựng nền Đông Y xứng tầm.

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế là đơn vị phát triển mạnh mẽ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đến nay, nhà trường đã đào tạo được hơn 20.000 cán bộ y tế trình độ đại học và hơn 10.000 cán bộ y tế trình độ sau đại học cho các tỉnh. Hiện toàn trường có 1.145 cán bộ, viên chức và người lao động; trong đó có 58 Giáo sư và Phó giáo sư, 127 Tiến sĩ. Nhà trường đang đào tạo 22 ngành và chuyên ngành trình độ đại học và 99 chuyên ngành sau đại học với quy mô khoảng 9.500 sinh viên, học viên. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành trong năm đầu tiên đạt từ 95-97%.

Hiện nay, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển mô hình Trường – Viện cấp quốc gia, hướng đến chuẩn quốc tế; thực hiện tự chủ đại học, đảm bảo tự chủ các khoản chi thường xuyên; không ngừng đổi mới đào tạo và kiểm định quốc tế. (baotintuc.vn 05/12)

 
 
 

3.  Nhiều hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên Nông lâm

Chiều 5/12, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế tổ chức Hội nghị kết nối mạng lưới hỗ trợ hoạt động Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (KN&ĐMST).

Theo đại diện nhà trường, định hướng của nhà trường là đẩy mạnh hoạt động sáng tạo khoa học và khởi nghiệp trong sinh viên nhằm tạo ra môi trường năng động, sáng tạo cho sinh viên phát triển ý tưởng và tổ chức thực hiện ý tưởng đó trong khi học ở trường.

Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp trong trường học như: các cuộc thi KN&ĐMST; Tổ chức các buổi chia sẻ về khởi nghiệp của doanh nghiệp, vườn ươm tạo khởi nghiệp, kết nối các cuộc thi khởi nghiệp do tỉnh và ĐH Huế tổ chức…

Với mạng lưới hỗ trợ KN&ĐMST, hoạt động của mạng lưới lấy sinh viên là trọng tâm và mục tiêu chính gồm: Đào tạo nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về KN&ĐMST cho sinh viên; Ươm mầm cho các ý tưởng trên cơ sở phát triển năng lực về nghiên cứu khoa học.

Mạng lưới cũng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy, làm việc liên quan; Tạo mạng lưới hỗ trợ năng động và hiệu quả với sự tham gia, kết nối thường xuyên của các thành tố, các bên liên quan và các nguồn lực hỗ trợ cho sinh viên; Kết nối hoạt động KN&ĐMST với các hoạt động khác của nhà trường: Tìm kiếm việc làm, thực tập nghề nghiệp và ngoài nước, bồi dưỡng ngoại ngữ…

Dịp này, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế khai trương Không gian Khởi nghiệp và giao lưu quốc tế. Đây là không gian tạo cho sinh viên thoải mái sáng tạo để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nhà trường sẽ đưa học phần KN&ĐMST vào giảng dạy chính khóa.

*Trong sáng 5/12, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế tổ chức chung kết cuộc thi “Ý tưởng khoa học và khởi nghiệp nông nghiệp lần III – 2020”.

Phát động từ tháng 7 đến nay, cuộc thi đã thu hút hơn 50 nhóm với gần 300 sinh viên tham gia. Trải qua các vòng thi sơ loại, đã có 8 ý tưởng xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết.

Tại vòng chung kết, các nhóm trình bày ý tưởng và trả lời các câu hỏi do ban giám khảo đặt ra.

Kết thúc vòng chung kết, ban tổ chức đã công bố kết quả vào tối 5/12, trong đó nhóm ý tưởng Sản xuất và phát triển các sản phẩm từ nấm bào ngư trắng đạt giải Nhất. Ngoài ra, ban tổ chức còn có 1 giải Nhì và 2 giải Ba cho các nhóm ý tưởng tốt khác. (baothuathienhue.vn 05/12)

 
 
 

4.  Thừa Thiên Huế có Chủ tịch Liên đoàn Lao động mới

Ông Lê Minh Nhân, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Dân vận Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh nhiệm kỳ 2018-2023,

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Tại hội nghị, Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh đã tín nhiệm bầu bổ sung ông Lê Minh Nhân vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh nhiệm kỳ 2018-2023, với số phiếu 33/33 (đạt tỷ lệ 100%).

Trước đó, ông Lê Minh Nhân, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Dân vận Tỉnh ủy được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế điều động đến công tác tại LĐLĐ tỉnh và giới thiệu bầu chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Minh Nhân hứa sẽ cùng với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. (baodansinh.vn 04/12)

 
 
 

5.  "Em và Trịnh", và... Huế

Đoàn làm phim "Em và Trịnh" (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh) đã đến Huế tháng 11 vừa qua để khởi quay những cảnh đầu tiên. Bộ phim chọn bối cảnh tập trung nhiều nhất trên đường Nguyễn Trường Tộ (Huế), nơi có gác Trịnh, con đường với hàng xà cừ cổ thụ thơ mộng, cầu Phủ Cam... Bên cạnh đó, cầu Tràng Tiền, Đại nội Huế, Ga Huế, chùa Linh Mụ, Trường Đại học Sư phạm Huế, Cao đẳng Công nghệ Huế... những nơi từng ghi dấu chân nhạc sĩ họ Trịnh cũng được đoàn làm phim chọn làm bối cảnh.

  "Em và Trịnh" kể về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Michico, một cô gái người Nhật. Ban đầu, cô gái đến từ xứ sở hoa Anh Đào muốn làm luận văn với Trịnh, nhưng các cuộc phỏng vấn lẫn phong cảnh Huế lãng mạn... đã khiến cô thầm yêu nhạc sĩ tài hoa, trong khi đó, tình cảm của Michico lại khiến ông nhớ lại ký ức thanh xuân của một thời bên cạnh Dao Ánh- một mối tình mãnh liệt của đời ông.

Trần Lực, diễn viên nổi tiếng một thời tái xuất sau 10 năm xa màn bạc vào vai Trịnh Công Sơn, thời trung niên. Bên cạnh anh là  diễn viên Avin Lu trong vai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ. Trần Lực cho biết, bối cảnh mà anh đóng vai Trịnh Công Sơn được quay ở TPHCM và Đà Lạt, những nơi nhạc sĩ đã sống thời trung niên. Cảnh quay của Trần Lực cũng bắt đầu quay từ tháng 12 nhưng anh cũng đã đến Huế cùng đoàn để học tiếng Huế. "Tôi biết đây vừa là thách thức nhưng cũng là vinh dự. Tôi dành nhiều thời gian đọc những tài liệu về nhạc sĩ họ Trịnh, xem những clip về ông đời thường và trên sân khấu. Quan trọng hơn, tôi học nói giọng Huế, học tiếng Pháp và luyện lại đàn, hát những ca khúc của ông", Trần Lực thổ lộ.

   Trần Lực cũng đã gặp gỡ trò chuyện với Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chồng chị, anh Nguyễn Trung Trực), để nghe anh chị kể về cuộc đời, sự nghiệp của Trịnh. Cùng với bối cảnh Huế, đây sẽ là "chất liệu" quan trọng để Trần Lực nhập vai Trịnh Công Sơn trung niên, một người đã trải qua nhiều biến cố của cuộc đời, chiến tranh - hòa bình, được - mất trong tình yêu, trong cuộc sống.   "Với những người yêu nhạc Trịnh, ông là huyền thoại, là tượng đài sừng sững trong tim họ nên việc thể hiện tinh thần, chất lãng mạn mơ màng nhưng ấm áp tình người của Trịnh là vô cùng khó khăn. Tôi sẽ tập trung cao độ và tin sẽ làm trái tim khán giả rung động với Trịnh Công Sơn", Trần Lực nói. (cadn.com.vn 04/12)

 
 
 

6.  TT- Huế trao giải "Đại sứ văn hóa đọc" lần 2 năm 2020

Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" lần 2 năm 2020 được Thư viện tỉnh TT- Huế tổ chức ngày 3-12.

Theo Thư viện TT- Huế, Cuộc thi năm nay Ban tổ chức đã tuyển chọn 24 bài xuất sắc nhất để trao giải cá nhân cho các khối cấp học và giải tập thể cho 2 trường có nhiều thí sinh tham gia nhất và trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất. 20 bài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự vòng Chung kết toàn quốc tại Hà Nội và đem về cho Đội TT- Huế 1 giải Ba cá nhân, 1 giải Khuyến khích và 1 giải tập thể. Trong đó, giải Ba vòng chung kết cá nhân thuộc về em Văn Minh Kiệt, lớp 9/2 Trường THCS Lê Xuân (xã Quảng Thái, H. Quảng Điền); giải trường có nhiều thí sinh tham dự nhất cho thuộc về Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế). (cadn,com.vn 04/12)

 
 
Y TẾ
 

1.  Ca ghép tim xuyên Việt hồi sinh người đàn ông đếm sự sống từng ngày

Sáng 5/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã có thông tin về ca ghép tim được thực hiện tại bệnh viện trong ngày 2/12.

 Ê kíp các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế hồi hộp đợi chờ ca chép tin thành côngÊ kíp các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế hồi hộp đợi chờ ca chép tin thành công

Sau hơn hai ngày được ghép tim, bệnh nhân Trần Quang H. đã tự thở, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt…

Trước đó  vào chiều muộn ngày 1/12/2020, ngay khi nhận được thông tin hiến tạng từ Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia có người cho chết não tại Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu, GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã kịp thời cử một kíp bác sỹ đến TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để nhận tạng.

Đây là lần đầu tiên tạng hiến không ở các thành phố lớn thuận tiện cho việc vận chuyển nên là thử thách cam go cho đội ngũ bác sĩ bởi phải có sự tính toán kỹ và phối hợp đồng bộ. Do đó GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế đã nhanh chóng cử một kíp bác sỹ đến TP HCM phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để nhận tạng.

Lúc 13h35 ngày 2/12 quả tim rời lồng ngực người hiến tạng tại Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu và được hạ cánh tại sân bay Phú Bài lúc 16h45 cùng ngày. 17h15, tại Bệnh viện Trung ương Huế dưới sự chỉ đạo của GS.TS Phạm Như Hiệp, kíp phẫu thuật bắt đầu hành trình ghép tim, mang lại sự sống cho bệnh nhân là anh Trần Quang H., 34 tuổi, trú tại huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế).

Bệnh nhân H. bị bệnh cơ tim giãn, suy tim EF: 19-23% đã 7 năm, đang từng ngày từng giờ được tích cực điều trị nội khoa, chờ được ghép tim. Niềm hạnh phúc vỡ òa khi quả tim được hiến tặng đã đập lại trong lồng ngực người nhận lúc 18 giờ 50 phút ngày 2/12/2020. Sau hai ngày được ghép tim, bệnh nhân đã tự thở, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt.

Trái tim bệnh nhân H. được nhận là của một nam thanh niên ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước đó, ngày 28/11, người hiến gặp tai nạn giao thông và không may qua đời vào ngày 2/12. Anh ngừng hơi thở nhưng cuộc sống của anh lại được tiếp nối khi gia đình quyết định hiến tạng, dành cơ hội sống cho 4 người bệnh đang chờ ở cả ba miền: Huế, Sài Gòn, Hà Nội.

Mẹ anh Q và các thành viên trong gia đình đã xin hiến tạng con trai, mong muốn giữ lại một phần thân thể của anh Q để một phần thân thể của anh tiếp tục được "sống" cũng như để cứu nhiều bệnh nhân đang chờ ghép tạng. Khi nói ra ý nguyện này, bà được sự ủng hộ của cả gia đình và mong muốn tìm được người nhận phù hợp để được "gửi" phần thân thể của anh Q trong cơ thể của họ. (giaoducthoidai.vn 06/12; baovanhoa.vn 05/12; nhandan.com.vn 05/12)

 
 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
 

1.  Số hóa, bảo tồn tư liệu Hán - Nôm quý

 Sau 10 năm (2009 – 2018) Thư viện Tổng hợp tỉnh hợp tác sưu tầm, số hóa tài liệu Hán – Nôm với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, công tác này vẫn được tiếp tục trong giai đoạn 2020-2024 để bảo tồn những tư liệu có giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Chạy đua với thời gian

Triển khai kế hoạch sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tư liệu Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2024, trong tháng 11, Thư viện Tổng hợp tỉnh triển khai công tác sưu tầm, số hóa tư liệu Hán – Nôm đợt 2 tại các xã Lộc Trì, Lộc Tiến và Lộc Thủy của huyện Phú Lộc. Do ảnh hưởng của bão lũ kéo dài, kế hoạch khảo sát, điền dã, sưu tầm, số hóa và các hoạt động lễ cáo khai mở hòm bộ sắc phong cũng bị tác động không ít. Một số làng, họ tộc từ chối không hợp tác với lý do không thể thỉnh “bộ làng” và “ngài” trong mưa gió; một số yêu cầu đoàn đến nhà thờ họ để số hóa. Trong đợt 1 tiến hành vào tháng 7, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các địa phương vẫn còn dè dặt, thận trọng trong việc tổ chức các hoạt động tập trung đông người như khai mở hòm bộ sắc phong, tài liệu ở làng, họ tộc.

Dù bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh nhưng trong năm 2020, đoàn công tác sưu tầm, số hóa tư liệu Hán - Nôm của Thư viện Tổng hợp tỉnh đã sưu tầm, số hóa gần 50 ngàn trang tài liệu, gồm: sắc phong, chế phong, gia phả, văn tế, bằng cấp, địa bạ… Đây là nỗ lực lớn của Thư viện Tổng hợp tỉnh chạy đua với thời gian để kịp thời số hóa những tư liệu Hán - Nôm quý bị hư hỏng còn lưu giữ trong Nhân dân.

Ông Phạm Xuân Phượng, chuyên gia sưu tầm, số hóa di sản Hán – Nôm cho hay, do chất liệu chủ yếu là giấy nên các loại tài liệu hư hỏng, xuống cấp khá nghiêm trọng. Nhiều loại tài liệu quý hiếm đứng trước thách thức lớn của sự tồn vong bởi thời gian, ý thức trách nhiệm của con người. Chẳng hạn, địa bàn thấp trũng, chiến tranh ác liệt nên rất nhiều làng, họ tộc ở thị trấn Phú Đa, xã Phú Lương của huyện Phú Vang không còn lưu giữ được văn bản, như sắc phong thần, sắc phong khai canh, khai khẩn, văn cúng Xuân tế, Thu tế, địa bạ… Nhiều tài liệu sắc phong, gia phả, văn bản đất đai, văn cúng… ở các làng thuộc xã Lộc Trì, Lộc Tiến, Lộc Thủy (Phú Lộc) bị mục nát, hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tiến độ số hóa vì phải xử lý làm phẳng mất khá nhiều thời gian.

Sau 12 năm (2009 – 2020), Thư viện Tổng hợp tỉnh sưu tầm, số hóa tại 81 xã, thị trấn với 14 phủ đệ, 162 làng, đền thờ, nhà vườn, hơn 600 họ tộc và đã sưu tầm, số hóa trên 300 ngàn trang tài liệu Hán - Nôm. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn 57 xã, phường, thị trấn với khoảng 150 làng chưa triển khai khảo sát, sưu tầm, số hóa.

Bảo tồn nhiều tư liệu quý

Năm 2018, trong buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết phải tiếp tục sưu tầm, số hóa tư liệu Hán – Nôm. Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất chủ trương lập đề án sưu tầm, bảo quản và phục hồi tư liệu Hán - Nôm giai đoạn 2020 – 2024 để bảo tồn những tư liệu có giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tư liệu Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2024 được UBND tỉnh phê duyệt đầu năm nay. Dự kiến, sẽ thực hiện tại 100 làng, 320 họ tộc, 40 phủ đệ và tư gia, 30 cơ sở tôn giáo với khoảng 120.000 - 130.000 trang tư liệu Hán – Nôm quý, như: Sắc phong, chế phong, chiếu chỉ, lệnh chỉ, gia phả, địa bạ, đinh bạ, văn bằng, văn bản hành chính, sách văn học, lịch sử, y sách, hương ước, văn cúng…

Ông Phượng cho biết, tài liệu sưu tầm, số hóa bảo đảm yêu cầu cao về nội dung, được lựa chọn, sao chụp trực tiếp từ văn bản gốc lưu trữ tại các làng, các họ tộc có niên đại từ đời Lê, các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và các triều đại nhà Nguyễn. Chất liệu chủ yếu là giấy long đằng – giấy sắc vàng, giấy dó, mang tính điển hình phản ánh đặc trưng các loại tài liệu Hán – Nôm đã hình thành, tồn tại trong lịch sử ngôn ngữ, chữ viết dân tộc.

Theo ông Đỗ Hữu Hà, Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh, hiện nay, lượng tài liệu Hán - Nôm ở nhiều làng xã bị hủy hoại bởi thời tiết, thiên tai, bảo quản không đúng cách nên những người làm công tác số hóa rất sốt ruột. Vì vậy, cần triển khai kế hoạch với tộc độ nhanh hơn, quy mô địa bàn rộng hơn. Sau hơn 10 năm hợp tác với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, cán bộ Thư viện Tổng hợp tỉnh đã quen việc, có thể tự làm các công đoạn số hóa. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là thư viện chưa có cán bộ Hán - Nôm đủ tầm có thể đọc tất cả các văn bản, sắc phong mà phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong công tác phục hồi, đơn vị cũng chưa có đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật... (baothuathienhue.vn 05/12)

 
 
THỂ THAO
 

1.  CLB Nam Định có thêm chân sút nội người Huế

Mới đây, CLB Nam Định đã công bố bản hợp đồng mới là chân sút người Huế - Võ Lý.

Theo thông tin từ trang Facebook CLB DNH Nam Định, đội bóng thành Nam đã đem về chân sút nội đầu tiên trước thềm V.League 2021. Đó là tiền đạo Võ Lý - cầu thủ sinh năm 1993, quê ở Thừa T

Năm 2004, anh cùng U11 Huế giành HCV Hội khỏe phù Đổng toàn quốc. Hai năm sau, U13 Huế của Võ Lý đăng quang ở giải U13 Quốc gia tại Hải Phòng. Liên tiếp các năm 2008 và 2009, tài năng trẻ này giành thêm 2 HCĐ cùng đội U15 và U17 Huế tại các giải trẻ Quốc gia.

Năm 2012, anh góp công không nhỏ giúp U19 SHB Đà Nẵng đoạt tấm HCB U19 quốc gia. Và rồi 2 năm sau, trong màu áo U21 SLNA, Võ Lý đã tỏa sáng giúp đội trẻ xứ Nghệ lần thứ 5 đăng quang giải U21 Quốc gia.

Chính những thành tích ấn tượng trong màu áo đội trẻ đã giúp cho Võ Lý được nhiều người biết đến. Dù nhận được rất nhiều lời mời chào của các đội bóng V.League trước đó nhưng do vướng mắc hợp đồng đào tạo trẻ nên mãi đến khi mùa giải 2018 kết thúc anh mới có thể rời đội bóng Cố đô.

Trước khi đến với đội bóng thành Nam, Võ Lý từng khoác áo CLB TP Hồ Chí Minh (2019) và SHB Đà Nẵng (2020). Anh chơi tốt cả ở vị trí tiền đạo lẫn trung vệ.

Chia sẻ với giới truyền thông, cầu thủ người Huế cho biết: "Tôi thực sự rất vinh dự và tự hào khi khoác lên mình chiếc áo của CLB Dược Nam Hà Nam Định. Tôi rất mong các CĐV DNH Nam Định cổ vũ cho tôi cùng anh em đội bóng. Thực sự hai năm gần đây tôi không được thi đấu nhiều nhưng về với DNH Nam Định, tôi sẽ cố gắng hết mình để không làm NHM và các CĐV Nam Định thất vọng". (thethao247.vn 05/12)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Phát hiện thi thể người đàn ông không đầu trôi dạt vào biển Thừa Thiên Huế

Thi thể người đàn ông không đầu, không tay chân vừa được người dân phát hiện khi trôi dạt vào vùng biển xã Phú Hải, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế)

Tối ngày 4/12, ông Nguyễn Minh Hải, Chủ tịch xã Phú Hải (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) cho biết, người dân địa phương vừa phát hiện một thi thể không đầu trôi dạt vào bờ biển.

Theo đó, vào khoảng 7 giờ sáng (4/12), một số ngư dân trên địa bàn trong lúc ra khơi đánh bắt hải sản đã bất ngờ phát hiện một thi thể người bị mất phần đầu và tay chân, mang áo mưa, nổi trên mặt biển. Các ngư dân sau đó đã đưa thi thể nạn nhân vào bờ, trình báo sự việc với cơ quan chức năng.

Ban đầu, lực lượng chức năng xác định nạn nhân là nam. Thi thể này đang trong quá trình phân hủy mạnh, có thể đã tử vong một thời gian dài trước đó.

Nhận được thông tin, lực lượng pháp y, công an, viện kiểm sát đã có mặt tại hiện trường khám nghiệm tử thi, điều tra nhân thân người gặp nạn.

Hiện thi thể nạn nhân đã được chính quyền và người dân tổ chức mai táng theo tập tục địa phương. (giadinhvietnam.com 05/12; nguoiduatin.vn 05/12)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  “Đòn bẩy” cho sản xuất nông nghiệp

 Việc triển khai các chính sách hỗ trợ (theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh) tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN), thông qua các mô hình, dự án (DA) góp phần tăng trưởng sản xuất nông nghiệp (SXNN), năng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường.

Nhiều mô hình “tiền tỷ”

Theo Sở NN&PTNT, sau 4 năm thực hiện các chính sách TCCNN, nhiều cá nhân, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với số DA đầu tư được hỗ trợ tăng dần hàng năm.

Cơ sở trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của ông Hoàng Minh Sang (Vinh Hưng, Phú Lộc) với quy mô 3.500m2, doanh thu hàng năm đạt 1,7 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 700 triệu đồng/năm. Sau khi thẩm tra, nghiệm thu thực tế, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh xem xét, phê duyệt hỗ trợ ông Hoàng Minh Sang số tiền 500 triệu đồng.

Ông Sang cho biết, đầu tư SXNN công nghệ cao, nguồn vốn ban đầu khá lớn, ngoài nguồn vốn tự thân, cần phải có sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của chính quyền địa phương. Hệ thống nhà màng và tưới nhỏ giọt tại cơ sở áp dụng theo kỹ thuật công nghệ cao Israel. Hệ thống hoạt đông theo chu trình khép kín, công nhân phải mặc đồng phục, dụng cụ làm vườn được khử trùng. Việc trồng dưa lưới trong nhà màng giúp loại bỏ, hạn chế côn trùng gây hại xâm nhập. Tổng sản lượng dưa lưới đạt khoảng 36 tấn/năm, ngoài tiêu thụ trong tỉnh sản phẩm còn có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Một số DA tiêu biểu triển khai thành công trên địa bàn có thể kể đến là: DA trồng hoa lan trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao ở Hương Xuân (Nam Đông) với quy mô 1,200m2, doanh thu 950 triệu đồng, lợi nhuận 610 triệu đồng/năm. DA nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học bằng ao tròn lót bạt tại Điền Lộc (Phong Điền) quy mô 3.000m2, doanh thu 4,9 tỷ đồng, lợi nhuận 1,7 tỷ đồng/năm. DA trang trại chăn nuôi lợn Bôn Lành tại xã Vinh Mỹ (Phú Lộc) quy mô gần 1.000m², doanh thu hàng năm 5 tỷ đồng, lợi nhuận 1,8 tỷ đồng/năm…

Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở NN&PTNT) thông tin, các cơ sở sau khi nhận hỗ trợ từ chính sách TCCNN tiếp tục tổ chức sản xuất đạt kết quả khả quan, thể hiện sự hiệu quả của chính sách trong việc khuyến khích phát triển SXNN. Đặc biệt là các mô hình, DA SXNN áp dụng công nghệ cao trên các đối tượng cây con, sản phẩm chủ lực của tỉnh thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết lao động tại địa phương.

Động lực phát triển

Chính sách khuyến khích phát triển SXNN thực hiện TCCNN giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 32 của UBND tỉnh mở ra hướng đi mới trong công tác quy hoạch phát triển sản xuất và thúc đẩy các ngành kinh tế, góp phần cải thiện môi trường thuận lợi hơn cho SXNN trên địa bàn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ cao vào sản xuất.

Đến nay, số cơ sở/DA SXNN ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt và thủy sản được hỗ trợ là 24 cơ sở với tổng diện tích sản xuất hơn 40.000m².

Sở NN&PTNT tiến hành nghiệm thu, hỗ trợ cho 35 cơ sở với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 12,6 tỷ đồng/26 tỷ đồng ngân sách tỉnh bố trí hỗ trợ giai đoạn 2017-2020, hiện đang thẩm định hồ sơ cho 10 cơ sở và đang hướng dẫn cho 10 cơ sở để tiếp tục xem xét hỗ trợ; từ nay đến cuối năm 2020 có khoảng 15 DA đề nghị hỗ trợ với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020 tổng kinh phí hỗ trợ của cả giai đoạn khoảng 20,6 tỷ đồng/26 tỷ đồng ngân sách bố trí, tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 80%.

Từ nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG của Trung ương, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh phân bổ một phần kinh phí để hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các địa phương thông qua các mô hình, DA hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đến nay, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã hỗ trợ 44,6 tỷ đồng để thực hiện 347 mô hình sản xuất, DA liên kết; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (bao gồm cả Chương trình 135 và 30a) hỗ trợ 58,6 tỷ đồng để thực hiện các mô hình và DA nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá, chính sách khuyến khích phát triển SXNN thực hiện TCCNN sẽ tiếp tục tạo động lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thông qua mở rộng quy mô về diện tích và tăng số lượng các cơ sở đầu tư vào nông nghiệp lĩnh vực này.

Dự kiến đến năm 2025, tổng số cơ sở đầu tư SXNN ứng dụng công nghệ cao; chăn nuôi trang trại an toàn sinh học, hữu cơ; sản xuất giống… trên địa bàn tỉnh sẽ tăng thêm 80 cơ sở (bình quân 16 cơ sở/năm). Đồng thời, sẽ huy động được nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp của các đối tượng tham gia chính sách giai đoạn 2021-2025 khoảng 100 tỷ đồng/40 tỷ đồng ngân sách nhà nước hỗ trợ... (baothuathienhue.vn 05/12)

 
 
 

2.  Nam Đông: Khai thác thế mạnh nông sản

 Tập trung phát triển các sản phẩm cây ăn quả giá trị cao là hướng đi của Nam Đông trong việc triển khai và phát huy chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Bước đi ban đầu

Ông Bùi Quang Tý, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nam Đông là một trong những người tiên phong sản xuất mật ong tại Nam Đông. Theo ông Tý, gia đình đã có nghề truyền thống nuôi ong, nhận thấy các điều kiện thuận lợi ở Nam Đông ông quyết định nối nghiệp cha từ năm 1997.

Đến năm 2007, ông Tý bắt đầu truyền nghề cho một số người thân, bà con trong huyện để mở rộng nghề nuôi ong. Sản phẩm mật ong từ Nam Đông dần được người tiêu dùng biết đến và tạo dựng được chỗ đứng nhất định. Năm 2017, nhận thấy ở miền Trung chưa có đơn vị nào tạo dựng được thương hiệu mật ong chính thức, có uy tín nên ông cùng 3 gia đình khác phối hợp xây dựng thương hiệu “Mật ong ruồi Nam Đông” để mở rộng thị trường.

Hiện nay, mật ong ruồi Nam Đông là một trong hai sản phẩm được chọn xây dựng thương hiệu theo chương trình OCOP cùng với rượu Tà Rương Mão và được hội đồng cấp tỉnh đánh giá 3 sao.

Ông Tý chia sẻ, 1 chai 500ml mật ong bán với giá 220 nghìn đồng, được người dân địa phương và trong tỉnh đón nhận. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn; sản phẩm chỉ mới được quảng bá ở một số hội chợ, sự kiện chứ chưa thể mở rộng thị trường. Với sự hỗ trợ của huyện và Sở Công thương, ông đã làm việc với một số đơn vị bán lẻ để mở rộng đối tượng khách hàng. Hiện Siêu thị Big C Huế chấp nhận nhưng vẫn cần quá trình kiểm tra, khảo sát chất lượng sản phẩm.

Với sản phẩm rượu Tà Rương Mão, đại diện UBND huyện Nam Đông chia sẻ, tuy được khách hàng đánh giá cao nhưng vẫn khó để mở rộng quy mô do năng lực sản xuất còn hạn chế. Thực tế cho thấy, loại men rượu là công thức gia truyền của nội bộ gia đình, cộng thêm nguồn nguyên liệu lấy từ tự nhiên nên khó sản xuất đại trà.

Phải thực chất

Theo ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, địa phương còn nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm theo chương trình OCOP, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, quy mô sản xuất các sản phẩm nhỏ lẻ, khó trong việc phát triển sản phẩm về sau là một trong những rào cản lớn.

Để khắc phục tình trạng trên, vừa qua huyện Nam Đông đã thẩm định thêm 2 sản phẩm là chuối đặc sản và cam Nam Đông của Hợp tác xã nông nghiệp Hương Hòa (được đánh giá 4 sao) và đang trong quá trình chuyển lên hội đồng thẩm định của tỉnh. Với nền tảng được người tiêu dùng ưa chuộng, cam Nam Đông cũng đã được công bố nhãn hiệu tập thể nên hai sản phẩm trên hoàn toàn có đủ khả năng để phát triển quy mô lớn, bền vững.

Ồng Nguyễn Đức Tâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hương Hòa (xã Hương Xuân) cho biết, tham gia chương trình OCOP là cơ hội để các sản phẩm nông nghiệp của đơn vị có cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao giá trị. Thực tế cho thấy, sản lượng cam và chuối hằng năm của huyện là khá lớn nên có thể yên tâm hoàn toàn về nguồn cung ứng; hợp tác xã sẽ đảm nhận khâu thu mua, kiểm tra chất lượng và quảng bá sản phẩm để thu hút các hộ dân tham gia. Đây cũng là cách để giải bài toán đầu ra cho nông sản Nam Đông trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông Lê Thanh Hồ chia sẻ, quan điểm của huyện là không áp đặt mà đề nghị các xã xác định được các sản phẩm phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương, tập trung đi vào hiệu quả thực tiễn và tránh hô hào. Huyện cũng đang hỗ trợ một đề tài khuyến công về làm nhang với 100% nguyên vật liệu tại chỗ ở xã Hương Phú, là sản phẩm có tiềm năng tham gia OCOP. Về lâu dài, huyện tập trung phát triển các sản phẩm nông sản lợi thế của địa phương, gắn với mở rộng đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân. (baothuathienhue.vn 05/12)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.453.662
Truy cập hiện tại 1.030