TIN NÓNG
1. Đường 172 tỷ ở Thừa Thiên Huế "nát như tương" sau bão
Sau cơn bão số 13, tuyến đường quy hoạch phía đông đầm Lập An bị sóng đánh tan hoang. Hệ thống taluy, mặt đường “nát như tương”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Dương Đăng Trung - Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, TT-Huế) cho biết, ảnh hưởng của cơn bão 13 vừa qua đã khiến hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình giao thông trên địa bàn chịu hậu quả nặng nề.
Đặc biệt, ảnh hưởng của bão đã khiến công trình tuyến phố đi bộ phía đông đầm Lập An với số vốn đầu tư hơn 170 tỷ đồng bị hư hỏng nghiêm trọng.
Công trình tuyến phố đi bộ phía đông đầm Lập An nằm trên đường Nguyễn Văn (thị trấn Lăng Cô) với chiều dài 3,4km do Ban quản lý Khu kinh tế công nghiệp (BQL KKT-CN) tỉnh TT-Huế làm chủ đầu tư.
Dự án với nhiều hạng mục như làm kè, mở rộng đường, xây dựng các điểm đi bộ, chụp ảnh…
Theo hồ sơ, đơn vị thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông Thừa Thiên Huế và được thi công bởi 5 công ty gồm: Công ty cổ phần 1 - 5, TNHH Đồng Tâm, Công ty TNHH Long Đại Thịnh, Công ty cổ phần Thành An và Công ty TNHH tổng hợp Minh Đạt.
Được khởi công từ tháng 2/2019 và công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2021, hiện đã hoàn thành gần 80% khối lượng công việc.
“Dự kiến sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến phố đi bộ đầm Lập An sẽ tạo nên một điểm nhấn, nơi dùng chân để du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp của vùng đất Lăng Cô.
Thế nhưng, chỉ với một trận bão có cường độ không lớn, hầu hết hạ tầng, đường sá tại dây đã bị sóng nước phá tan tành”, một người dân địa phương phản ánh.
Theo ghi nhận của PV, nhiều đoạn của tuyến phố này bị vỡ nát hoàn toàn. Từ nền đường, gạch lát đường cho đến các bộ phận bằng bê tông cốt thép đều bị sóng đánh vỡ, gãy nát.
“Ảnh hưởng của cơn bão số 13 khiến vùng đầm Lập An sóng lớn, triều cường dâng cao đánh mạnh vào hệ thống taluy âm, bờ kè khiến toàn bộ các hạng mục của công trình bị ảnh hưởng, hư hại”, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô nhận định.
Trái ngược với nhận định của người đứng đầu chính quyền thị trấn Lăng Cô, một số người dân địa phương cho rằng, trong cơn bão số 13, tại thị trấn Lăng Cô có gió khoảng cấp 6 đến cấp 7, cấp 8, giật khoảng cấp 9 đến cấp 10.
“Chúng tôi nghi ngờ chất lượng công trình bởi với cấp gió như vậy thì không thể khiến dự án được đầu tư hơn 170 tỷ đồng bị “biến dạng” hoàn toàn như thế”, một người dân nêu quan điểm.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Tuệ - Trưởng BQL KKT-CN tỉnh TT-Huế cho biết, sau khi nắm được thông tin sự việc, đơn vị này đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật đến hiện trường kiểm tra.
“Chúng tôi đã có báo cáo bước đầu với lãnh đạo tỉnh và sẽ tổ chức họp, cung cấp thông tin cho báo chí”, ông Tuệ cho hay. (vietnamnet.vn 25/11, baoxaydung.com.vn 25/11)
2. Thời cơ & thách thức – kỳ 1: Đơn điệu dịch vụ, thành phố yên ắng sau 10 giờ đêm
Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”. Theo đó, Chính phủ cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch ở các tỉnh, thành phố, trung tâm du lịch lớn; trong đó có Thừa Thiên Huế, trước khi nhân rộng ra các địa phương khác. Những nút thắt sẽ được tháo gỡ, cùng với đó có thêm những cơ chế đặc thù mới để phát triển, nhưng quan trọng với Huế là sẽ làm như thế nào và tận dụng các chính sách ở mức nào để biến kinh tế ban đêm thật sự là động lực của cả nền kinh tế.
Dù được xác định phát triển từ khá lâu, nhưng đến nay kinh tế đêm ở Huế chưa phát triển, nguồn thu từ dịch vụ ban đêm chiếm tỷ trọng rất thấp trong toàn ngành, chưa giải quyết thêm việc làm cho người dân.
Thừa đặc trưng, nhưng thiếu chỗ vui chơi
TS. Trần Xuân Châu, Bộ môn Kinh tế chính trị Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế Huế phân tích, trước hết, cần được khẳng định, kinh tế ban đêm là một thành phần quan trọng tương đương với kinh tế ban ngày. Trong khi kinh tế ban ngày thiên về sản xuất, thì ban đêm là tiêu dùng, dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm. Ở nhiều quốc gia, việc cân đối tốt giữa kinh tế ngày và đêm khiến dòng tiền được luân chuyển liên tục, tạo tính năng động cho nền kinh tế.
Chủ thể mà kinh tế đêm hướng đến, đầu tiên phải là người dân, thường chiếm đến 60 – 70% mức tiêu dùng dịch vụ ở một số địa phương có kinh tế đêm phát triển, chứ không chỉ là khách du lịch, điều mà khá nhiều người đang nhìn nhận. Trong khi đó, vào ban ngày người dân bận rộn với công việc nên những chi tiêu về mua sắm, giải trí, ăn uống phần lớn sẽ dành vào ban đêm.
Thị trường tiêu dùng nội tỉnh được phân chia thành hai nhóm khách, những nhóm khách có mức thu nhập từ khá trở lên sẽ mua sắm ở các cửa hàng có thương hiệu, ăn uống, giải trí bằng xem phim, nghe nhạc. Còn phân khúc bình dân hơn, chuộng mua sắm ở các chợ truyền thống, các chợ đêm với giá rẻ. Dịch vụ cũng khá đơn giản, chủ yếu ăn uống, những điểm vui chơi không tốn phí, hoặc phí thấp.
Có thể thấy các hoạt động, dịch vụ ban đêm ở Huế đang thiếu hụt và chưa đáp ứng được nhu cầu. Hệ thống chợ đêm để phục vụ người dân trong tỉnh chưa có, những điểm vui chơi tập trung cũng chưa thể hình thành. Nhiều năm qua, thỉnh thoảng vẫn hình thành nên những điểm vui chơi ở Quảng trường Ngọ Môn, Trung tâm Văn hóa TP. Huế, gần đây là Công viên Thương Bạc… thu hút rất đông người dân, nhưng mang tính tự phát nên hoạt động không lâu dài. Do đó, tập tính sinh hoạt của người dân bao năm qua vẫn chưa có nhiều thay đổi, sau 9 – 10 giờ đêm, hầu hết các tuyến phố đã yên ắng và “chìm” vào giấc ngủ.
Đối với dịch vụ hướng đến khách du lịch, câu chuyện Huế đơn điệu, thiếu dịch vụ vào ban đêm để phục vụ và giữ chân khách được đề cập nhiều lần. Trong một phân tích các chỉ số cuối năm 2019, trung bình mỗi đêm Huế phục vụ khoảng 10 ngàn khách lưu trú. Cộng tất cả các dịch vụ ca Huế, các chương trình nghệ thuật, xem phim… mà khách sử dụng, có khoảng 7.000 khách không sử dụng dịch vụ gì vào ban đêm. Suốt nhiều năm, ở Huế không có thêm nhiều dịch vụ mới, nhìn chung, ban đêm ở Huế vẫn chỉ có phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu hoạt động 3 đêm cuối tuần, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu kết nối với cầu đi bộ trên sông Hương, ca Huế trên sông Hương.
Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch nhìn nhận, nhìn tổng thể, mức độ lan tỏa, tạo điểm nhấn, đem lại giá trị về kinh tế đối với du lịch về đêm chỉ ở mức nhỏ lẻ, đơn điệu, chưa hấp dẫn, chuyên nghiệp, nhất là thiếu dịch vụ tại các điểm đến, có hoạt động phải tạm dừng để điều chỉnh như Đại Nội về đêm, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu... Chưa khai thác hết những giá trị văn hóa, con người để phát huy, khai thác phát triển kinh tế du lịch ban đêm, nhất là Quần thể Di tích Cố đô Huế và các dịch vụ, hoạt động dọc hai bờ và lòng sông Hương. Đây chính là một trong những lý do du khách ít quay trở lại Huế vì chúng ta còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu dịch vụ hay vui chơi giải trí vào khoảng thời gian từ đêm tới sáng.
Việc đầu tư các sản phẩm và dịch vụ về đêm chưa chuyên nghiệp, quy mô khai thác còn mang tính nhỏ lẻ. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu và yếu các dịch vụ du lịch được triển khai, phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn còn thiếu những nhà đầu tư lớn, mang tính dẫn dắt, tạo điểm nhấn để thúc đẩy phát triển cả khu vực cũng là thực tế đối với phát triển dịch vụ du lịch Huế trong thời gian qua. Một số nguyên nhân khác như điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thói quen văn hóa, hạ tầng kỹ thuật,… cũng ít nhiều tác động trong việc phát triển dịch vụ về đêm.
“Mỏ vàng” bị bỏ quên
Trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” đã có đánh giá, kinh tế ban đêm ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng, cuộc sống về đêm mới là điểm nhấn thú vị cho du khách và cũng là “mỏ vàng” cho các địa phương. Phát triển kinh tế ban đêm để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và phát triển du lịch, thông qua tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và du lịch.
Trong nhiều lần góp ý phát triển du lịch cho Huế, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Vietravel cho rằng, không có sản phẩm ban đêm thì khó có thể giữ chân được khách, không tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương, cũng như đóng góp ngân sách cho Nhà nước. Trong du lịch về đêm, chợ đêm và phố đi bộ đang được xem là sản phẩm phù hợp với môi trường, địa phương và thói quen mua sắm của du khách.
“Thực tế cho thấy, Huế đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng những sản phẩm này chỉ mang lại khoảng 30% doanh thu dịch vụ. Trong khi đó, 70% còn lại là các sản phẩm dịch vụ thu được từ 6 giờ tối hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau lại không phát triển. Do đó, cần phải thay đổi nhận thức, quan điểm về việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm sao cho hiệu quả. Nếu có chính sách đột phá, tạo cơ chế tốt để người dân mạnh dạn đầu tư thì kinh tế ban đêm sẽ phát triển”, ông Kỳ nhấn mạnh.
Việc đơn điệu, nghèo nàn dịch vụ ban đêm kéo theo hai yếu điểm của du lịch Huế lâu nay mà cho đến cuối năm 2020 vẫn chưa có lời giải là khách ở lại ít và mức chi tiêu của khách vẫn chưa tăng. Đặt trong mối tương quan với các điểm đến trong khu vực về lưu trú qua đêm, Huế là địa phương được ưu tiên sau cùng.
Theo TS. Trần Xuân Châu, dòng tiền ít xoay vòng, chi tiêu trong dân ít là yếu tố khiến mức sống của Huế thấp hơn so với các nơi khác. Việc phát triển kinh tế đêm sẽ nâng mức chi tiêu nhanh. Kinh tế đêm cũng sẽ tạo ra những việc làm mới cho nhiều người dân, nhất là bộ phận lao động thu nhập thấp.
Chia sẻ trong một diễn đàn bàn về phát triển kinh tế đêm Việt Nam, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, vai trò của kinh tế đêm rất quan trọng, ngoài tăng nguồn thu trực tiếp cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế, kinh tế ban đêm còn cho thấy thành phố đó có tiềm năng để đầu tư hay không. Bởi một thành phố có kinh tế ban đêm sôi động cũng là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư.
Phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu được đưa vào khai thác từ cuối năm 2017. Tại phố đi bộ, các hoạt động được phép hoạt động từ 18 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau (vào các ngày thứ 6, thứ 7) và từ 18 giờ đến 24 giờ (tối chủ nhật). Từ khi ra đời đến nay, phố đi bộ cơ bản tạo ra diện mạo về một thành phố năng động, thành phố đã ngủ muộn hơn. Nhiều người dân tham gia kinh doanh dịch vụ, từ đó nguồn thu nhập ổn định đều đặn, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. (baothuathienhue.vn 26/11)
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
1. Thành lập Trung tâm Giáo dục du khách về bảo tồn động vật nguy cấp
Trung tâm Giáo dục du khách đã được xây dựng tại nhà trưng bày trên đỉnh Vườn Quốc gia Bạch Mã (QGBM) nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm.
Trung tâm Giáo dục du khách gồm một khu trưng bày Sao La tại đỉnh Vườn QGBM. Được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á”, Sao la là một trong những loài động vật quý hiếm nhất trên thế giới, việc bảo tồn và bảo vệ chúng là ưu tiên hàng đầu.
Gần đây, IUCN và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng chương trình hợp tác nghiên cứu, cứu hộ, bảo tồn Sao la và có kế hoạch xây dựng trung tâm nhân giống Sao la tại Vườn QGBM.
Tuy nhiên đến nay, công tác truyền thông về bảo tồn Sao La vẫn chưa được coi trọng nhằm nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của khách du lịch, cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước.
WWF Việt Nam đã và đang hỗ trợ Vườn QGBM nâng cao hiệu quả truyền thông bằng cách triển lãm các bức tượng Sao la và bảng thông tin. Triển lãm này sẽ hỗ trợ các hoạt động truyền thông về bảo tồn Sao la tại Vườn QGBM (tại Hải Vọng Đài, Trung tâm Du khách) hoặc các xã vùng đệm và bao gồm một thùng quyên góp kinh phí hỗ trợ các hoạt động bảo tồn Sao la. (baothuathienhue.vn 25/11)
2. Mỹ giúp Huế và Quảng Nam bảo vệ đa dạng sinh học
Hôm nay, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cùng UBND các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế tổ chức hội thảo tại Đà Nẵng để tổng kết Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ.
Sự kiện có sự tham dự của Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương, cùng đại diện các bộ, ngành, lãnh đạo địa phương...
Trong 4 năm qua, Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ đã đầu tư 23,9 triệu USD nhằm hỗ trợ hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam trong việc bảo vệ đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu của khu vực, đồng thời hỗ trợ các cộng đồng địa phương và dân tộc thiểu số đa dạng hóa và cải thiện sinh kế.
USAID đã hỗ trợ tập huấn cho 15.254 người về cảnh quan bền vững và 9.669 người về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; hỗ trợ cải thiện hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với 512.000 hecta rừng có giá trị đa dạng sinh học cao; huy động được 59,4 triệu USD đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khối tư nhân và cộng đồng cho việc phát triển các chuỗi giá trị, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ cũng như các hoạt động phục hồi rừng.
Trong bài phát biểu, Giám đốc USAID Việt Nam Yastishock nói: “USAID rất vinh dự phối hợp với các đối tác tại Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế để thúc đẩy cam kết của họ trong việc cải thiện sinh kế cho các cộng đồng miền núi; phát triển các doanh nghiệp bảo tồn; bảo tồn đa dạng sinh học; phục hồi và quản lý rừng. Thành công của Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ và sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế trong việc thực hiện nỗ lực này đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Mỹ.”
USAID sẽ tiếp tục hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế trong 5 năm tới đây thông qua các dự án mà tổ chức này được trao thầu gần đây là Dự án Bảo tồn Đa dạng sinh học và Dự án Quản lý Rừng Bền vững. Hai dự án mới này cho phép tiếp tục những phương thức tiếp cận rất hiệu quả đã được áp dụng trong khuôn khổ Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ, từ đó mang lại lợi ích tích cực cho các tỉnh và những cộng đồng khác tại Việt Nam. (vietnamnet.vn 25/11)
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
1. Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V, giai đoạn 2020-2025
Sáng 25/11, Hội đồng Thi đua khen thưởng (TĐKT) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước (TĐYN) lần thứ V, giai đoạn 2020-2025. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng hơn 300 điển hình trong phong trào TĐYN.
Đạt nhiều kết quả quan trọng
Quán triệt tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, 5 năm qua, Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong toàn tỉnh đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng.
Kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng xanh và bền vững, tốc độ tăng trưởng khá cao, quy mô nền kinh tế năm 2020 gấp khoảng 1,7 lần năm 2015. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường chuyển biến theo hướng tích cực. Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu là một sự kiện văn hóa - lễ hội mang tầm quốc gia và quốc tế.
Cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ và Nhân dân toàn tỉnh thường xuyên quan tâm chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) tiếp tục được đẩy mạnh, tạo sự lan tỏa rộng khắp.
Các ngành, các cấp, các địa phương trong toàn tỉnh đều có nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực. Tiêu biểu là các phong trào thi đua "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Ngày vì người nghèo", "Dân vận khéo", "Dạy tốt, học tốt", "Vì an ninh Tổ quốc", "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới" ...
Qua thực tiễn phong phú và sinh động của các phong trào thi đua yêu nước, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trên các lĩnh vực. Nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích trong lao động, sản xuất được áp dụng trong thực tế; nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được tuyên truyền, phổ biến rộng khắp.
Tại Đại hội, các tập thể, cá nhân là những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh đã có những chia sẻ về những nỗ lực phấn đấu của bản thân trong việc học tập và công tác, gắn với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những kinh nghiệm hay, cách làm tốt từ thực tiễn ở mỗi vị trí công việc.
Phong trào thi đua phải tạo sự lan tỏa rộng rãi
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh trong 5 năm qua (2015-2020); chúc mừng hơn 300 đại biểu là những bông hoa tươi thắm trong phong trào TĐYN của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hội đồng TĐKT các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng về TĐYN của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về TĐKT gắn với Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua cần gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh và các nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, địa phương, đơn vị.
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành cần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào TĐYN theo hướng tập trung về cơ sở. Tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú; nội dung thiết thực, hấp dẫn; có tiêu chí cụ thể; có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, tránh khoa trương, hình thức. Lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để tuyên dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình phải được thực hiện đồng bộ ở 4 khâu: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa rộng rãi, mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng, xã hội. Thông qua đó góp phần định hướng tư tưởng, củng cố niềm tin của Nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ. Thực hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch...
“Từ những thành tích đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong năm năm qua, tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân trong toàn tỉnh, công tác TĐKT và phong trào thi đua yêu nước của tỉnh ta trong thời gian đến nhất định có nhiều chuyển biến tích cực hơn, đồng đều hơn, rộng khắp hơn, tạo động lực quan trọng để thực hiện quyết tâm chính trị cao nhất là xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế”- Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định.
Tại đại hội, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã phát động phong trào TĐYN lần thứ V, giai đoạn 2020-2025 với khẩu hiệu hành động “Đoàn kết, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào TĐYN, xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững”.
Cũng tại đại hội, 12 tập thể, cá nhân được đón nhận danh hiệu Huân chương độc lập các loại; 13 tập thể được đón nhận Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ; 10 cá nhân, tập thể nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; tôn vinh 5 công dân tiêu biểu của tỉnh; nhiều cá nhân, tập thể được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh... (baothuathienhue.vn 25/11)
2. Thừa Thiên - Huế: Trao Huân chương Độc lập cho 12 cá nhân và tập thể
Ngày 25-11, Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V, giai đoạn 2020-2025.
Qua 5 năm nỗ lực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, Đảng bộ, chính quyền, toàn dân, toàn quân Thừa Thiên-Huế đã đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế phát triển theo hướng xanh và bền vững, tốc độ tăng trưởng khá cao. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường chuyển biến theo hướng tích cực. Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Dịp này, 6 tập thể và 6 cá nhân được trao Huân chương Độc lập vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. (sggp.org.vn 26/11)
3. Kết thúc giai đoạn 3 tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Rào Trăng, sẽ thêm giai đoạn 4
Qua gần 10 ngày nỗ lực thông đường sau bão lũ, đắp đập, ngăn chỉnh dòng sông, tổ chức thi công, đào tìm dưới lòng sông suối, đến sáng 25/11, giai đoạn 3 tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại Rào Trăng (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế) đã cơ bản hoàn tất. Trong giai đoạn này, có 1 thi thể được phát hiện.
Đến thời điểm này, trong nỗ lực cứu hộ cứu nạn kéo dài hơn 1 tháng qua (riêng giai đoạn 3 thực hiện trong hơn 1 tuần), lực lượng chức năng đã tìm thấy 6 thi thể tại khu vực dự án thủy điện Rào Trăng 3.
Hiện còn 11 trường hợp trong tổng số 17 người gặp nạn, mất tích chưa được tìm thấy. Do điều kiện thời tiết bất lợi, từ chiều ngày 24/11, các lực lượng chức năng đã tạm dừng hoạt động cứu hộ cứu nạn.
Thời gian tới, Ban chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh sẽ họp đánh giá các phương án và sẽ có thống nhất về công tác, giải pháp tìm kiếm trong giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 4).
Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo vào chiều 9/11 để chuẩn bị cho công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn giai đoạn 3 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì, vấn đề tìm kiếm, cứu nạn trong giai đoạn 4 cũng từng được đặt ra, nếu kết quả ở giai đoạn 3 không như mong muốn.
Theo đó, trong giai đoạn 4, khu vực tìm kiếm dự kiến sẽ kéo dài từ hiện trường khoanh vùng giai đoạn 3 xuôi về hạ lưu đến ngã ba sông Tam Dần. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ có thể thực hiện vào mùa khô, vì đây là tuyến sông dài, sâu, quanh co, nhiều ghềnh thác rất nguy hiểm.
Được biết, sau sự cố sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 rạng sáng 12/10, qua hơn 40 ngày cứu hộ, cứu nạn - với chủ trì của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế phối hợp, hiệp đồng cùng lực lượng công an, Bộ tư lệnh Biên phòng, các sở, ngành, lực lượng địa phương…, Ban chỉ đạo đã huy động hàng trăm lượt nhân lực, phương tiện, thiết bị, phối hợp với chó nghiệp vụ của Trường trung cấp 24 Biên phòng liên tục tổ chức các đợt tìm kiếm, cứu nạn.
Qua các giai đoạn tìm kiếm, ông Nguyễn Xuân Thành - Trưởng Ban điều hành thủy điện Rào Trăng 3, cho biết, lực lượng thi công thuộc công ty đã đào tìm kỹ, tìm sâu đến các lớp đất nguyên thổ, với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Ông Lê Văn Phùng (ngụ tại Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa) - người nhà của công nhân gặp nạn tại Rào Trăng 3, chia sẻ: “Khi hay tin thân nhân người mất tích có thể vào thăm hiện trường, trực tiếp xem các lực lượng tìm kiếm làm nhiệm vụ, tôi đã có mặt ở đây mấy ngày qua. Tôi nhận thấy, các lực lượng quân đội, công an, biên phòng cùng các lực lượng khác tổ chức tìm kiếm rất tích cực, trách nhiệm. Tuy con trai tôi vẫn chưa được tìm thấy, nhưng gia đình rất chia sẻ với công việc của các lực lượng, hài lòng và tin tưởng vào sự nỗ lực, tận tâm của lực lượng quân đội cũng như các lực lượng khác, với mong muốn sớm đưa con tôi về với gia đình”.
Theo tìm hiểu của PV, quá trình cứu hộ cứu nạn, Ban chỉ đạo đã vạch ra phương án tìm kiếm theo nhiều giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất khoanh vùng hiện trường, xác định hướng tuyến sạt lở, tổ chức tìm kiếm; giai đoạn thứ hai thực hiện nới rộng hiện trường tìm kiếm phần trên đất liền; giai đoạn ba tiến hành đắp đê quai, nắn dòng, phân thủy sau đó tổ chức tìm kiếm ở dưới lòng sông.
Trung tá Phan Thắng, Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế cho biết, trước mắt, do điều kiện thời tiết khó khăn, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã đề xuất với Ban chỉ đạo của tỉnh cho phép tạm dừng thi công tìm kiếm tại Rào Trăng 3 để chuyển sang giai đoạn 4.
Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế, mức nước trên sông Rào Trăng tại khu vực cứu hộ, cứu nạn hiện rất lớn. Riêng tại khu vực khoanh vùng giai đoạn 3, mức nước sâu 1,5 đến 2 mét, lưu tốc dòng chảy 30 - 40 m3/s. Điều kiện thời tiết bất lợi như hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho giai đoạn tìm kiếm tiếp theo, với vùng tìm kiếm dự kiến rộng hơn, bắt đầu từ hiện trường xuôi theo hạ lưu về ngã ba Tam Dần với chiều dài khoảng 2,5km. (tienphong.vn 25/11, daidoanket.vn 25/11)
4. Thiết thực, đi vào chiều sâu
Gắn việc học tập, làm theo Bác với thực hiện các mặt công tác và phong trào thi đua do ngành phát động, Đảng bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Cảng Chân Mây (Phú Lộc) đã lựa chọn các nội dung sát thực, phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Đảng bộ Đồn BPCK Cảng Chân Mây, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh hiện có 3 chi bộ trực thuộc, với 33 đảng viên. Thực hiện kế hoạch học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, công tác xây dựng mối đoàn kết giữa quân với dân, giữa đơn vị với Đảng ủy và chính quyền địa phương được chú trọng, cùng địa phương củng cố cơ sở chính trị, giúp dân trên địa bàn đóng quân với những việc làm thiết thực.
Theo Thượng tá Nguyễn Đình Minh, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn BPCK cảng Chân Mây, để việc đẩy mạnh học tập và làm theo Bác đi vào chiều sâu, Đảng ủy, Ban chỉ huy đồn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đồng bộ và xác định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên, nhất là việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu đơn vị.
Thiếu tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn BPCK Cảng Chân Mây cho biết, lồng ghép việc thực hiện Chỉ thị 05 với cuộc vận động “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn lãnh đạo tổ chức tốt phong trào, hoạt động ý nghĩa.
Trong 4 năm qua, đơn vị đã phối hợp xây dựng 3 nhà “Đại đoàn kết” và 1 căn nhà “Nghĩa tình biển đảo”, với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Thông qua chương trình “Hũ gạo tình thương” đơn vị đã tặng hơn 2.500 kg gạo đến với các trường hợp gia đình neo đơn khó khăn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình “Nâng bước em đến trường” với tổng số tiền hỗ trợ là 72 triệu đồng cho 4 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Đồng thời, triển khai nhân rộng chương trình “Ngôi nhà xanh tiếp sức em đến trường” giúp đỡ các em nhỏ khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn.
Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh Lê Công Minh cho biết thêm, cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Cảng Chân Mây rất tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Đơn vị đã thử nghiệm dự án nuôi cua đồng tại thôn Đông An, xã Lộc Vĩnh để vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả.
Là đơn vị phụ trách công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại cảng biển, cán bộ Đồn BPCK Cảng Chân Mây luôn trăn trở đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục xuất - nhập cảnh, nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, an toàn trong công tác quản lý. Với tinh thần sáng tạo, phục vụ, cán bộ Trạm cửa khẩu cảng Chân Mây nghiên cứu ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin. Nhờ vậy, công tác cấp thị thực được tiến hành nhanh chóng, thời gian hoàn tất thủ tục một chuyến tàu du lịch nhập cảnh được rút ngắn rất nhiều so với trước.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Cảng Chân Mây còn sát dân trong phòng chống và khắc phục hậu qủa thiên tai, dịch bệnh; xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận biên phòng ngày càng vững chắc.
Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh nhận xét: Quá trình thực hiện Chỉ thị 05, Đảng bộ Đồn BPCK Cảng Chân Mây tạo được sự chuyển biến tích cực về nhiều mặt, nhất là về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật, thái độ trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ. (baothuathienhue.vn 26/11)
5. 60 học viên theo học lớp Cao cấp lý luận Chính trị K13, hệ không tập trung
Sáng 25/11, Học viện Chính trị khu vực III, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức khai giảng lớp Cao cấp lý luận Chính trị K13, hệ không tập trung, khóa học 2020 – 2022.
Suốt thời gian học, 60 học viên là cán bộ chủ chốt đến từ các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, địa phương trong tỉnh được nghiên cứu sâu các chuyên đề có liên quan đến cao cấp lý luận chính trị. Đó là những kiến thức về giá trị lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và có sự so sánh với tình hình thực tế hiện nay; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn; những vấn đề về khoa học lãnh đạo, quản lý, đáp ứng đòi hỏi sự nghiệp đổi mới; những vấn đề đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên...
Khóa học khuyến khích học viên tranh luận, thảo luận, đưa ra quan điểm của mình để xử lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và quá trình công tác. Mục đích cuối cùng là trang bị cho các học viên năng lực lãnh đạo, quản lý; phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, cương vị công tác được giao. (baothuathienhue.vn 25/11)
6. Dự án “NHÀ” giành giải ươm tạo vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp
Tối 25/11, Trường Du lịch – Đại học (ĐH) Huế phối hợp Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế tổ chức vòng chung kết cuộc thi “HAT Business Innovation Hackathon” năm 2020.
Cuộc thi thu hút hơn 180 thí sinh trong và ngoài trường, với 40 đội thi đăng ký tham gia sau 2 tuần phát động cuộc thi. Trải qua vòng “Xây dựng đội nhóm”, cả 40 đội dự thi đã được tham gia vòng “Huấn luyện” với các chuyên gia, các cố vấn khởi nghiệp hàng đầu ở Việt Nam do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế kết nối. Cùng với đó, các đội thi cũng được đồng hành với 8 giảng viên trẻ của trường đã được đào tạo tại Trung tâm để tham gia vòng “Phát triển ý tưởng”.
Tại cuộc đua Hackathon, đã có 24 đội thi hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của ban tổ chức và có mặt tại vòng chung kết – “vòng Pitching”.
Ở vòng chung kết, các đội thi có 3 phút trình bày ý tưởng dự án, sau đó trả lời các câu hỏi vấn đáp của ban giám khảo. Dựa vào 10 tiêu chí đánh giá, trong đó có tính sáng tạo và độc đáo của sản phẩm/dịch vụ; Giải quyết vấn đề của khách hàng; Quy mô thị trường mục tiêu; Tính ưu việt của sản phẩm/dịch vụ… để ban giám khảo đánh giá, chấm điểm các đội thi.
Kết thúc vòng chung kết, ban tổ chức trao giải Nhất (3 triệu đồng) cho nhóm WEGO với dự án “Thiết kế Web WEGO” cùng 4 giải sáng tạo, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng. Đặc biệt, giải ươm tạo trị giá 50 triệu đồng được trao cho nhóm DREAM TEAM với dự án “NHÀ”. Ngoài ra, còn có 1 giải ươm tạo của Finno Venture cho đội thi Team Highlight với ý tưởng dự án T.E. Baby. (baothuathienhue.vn 26/11)
7. ĐOÀN ĐBQH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN PHÚ LỘC
(Video quochoitv.vn 25/11)
8. Thừa Thiên Huế đã có Phòng An ninh mạng thuộc Công an tỉnh
Thừa Thiên Huế là địa phương thứ 4 của cả nước được Bộ Công an quyết định thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, trực thuộc Công an tỉnh.
Mới đây, Ban giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thuộc Công an tỉnh.
Tại buổi lễ, Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an tỉnh, cùng các quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện Ban giám đốc Công an tỉnh cũng trao các quyết định điều động cán bộ, chiến sỹ về công tác tại Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế là địa phương thứ 4 của cả nước được Bộ Công an quyết định thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, trực thuộc Công an tỉnh.
Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, và của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh đang thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thời gian qua.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ bày mong muốn đội ngũ cán bộ, chiến sỹ phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục nâng cao năng lực, xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi, chuyên sâu, tâm huyết với công tác.
Cán bộ, chiến sỹ cần phát huy tốt vai trò dự báo, phát hiện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; xử lý đẩy lùi hoạt động chống phá, phản động, cũng như hoạt động của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng.( vietnamnet.vn 25/11)
VĂN HÓA
1. Đẹp chuẩn "nàng thơ", gái xinh xứ Huế gây mê mọi chàng trai
Sở hữu vẻ đẹp chuẩn "nàng thơ" xứ Huế, gái xin có tên Thục Linh không chỉ đầu tư về ngoại hình mà còn trau chuốt kĩ càng về mặt tri thức. (kienthuc.net.vn 25/11)
2. Thừa Thiên Huế: Phối hợp tổ chức các chương trình giữa ngành Văn hóa và Trại giam Bình Điền
Chiều 25.11, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế và Trại giam Bình Điền (Cục C10- Bộ Công an) đã ký kết chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; thể dục, thể thao; thư viện, điện ảnh giai đoạn 2020-2025. Đây là chuỗi kế hoạch hoạt động nhằm triển khai sâu rộng chương trình số 3239/CTr-BVHTTDL-BCA mà Bộ VHTTDL và Bộ Công an đã ký kết hồi đầu tháng 9 vừa qua.
Theo đó, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế và Trại giam Bình Điền đã thống nhất ký kết kế hoạch thực hiện nhiều nội dung trong giai đoạn 2020-2025. Tuyên truyền và thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ; thể dục, thể thao; thư viện; chiếu phim phục vụ phạm nhân tại Trại giam Bình Điền. Kết nghĩa, giao lưuvăn hóa, văn nghệ; thể dục, thể thao giữa đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức, người lao động của 2 đơn vị Sở VHTT và Trại giam Bình Điền. Hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất để phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; hỗ trợ tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật; thi đấu thể dục, thể thao… Tập huấn nghiệp vụ về dàn dựng, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật; nghiệp vụ tổ chức các giải thi đấu thể dục, thể thao; nghiệp vụ thư viện cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Bình Điền. Kiểm tra, giám sát và báo cáo Bộ VHTTDL và Bộ Công an về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ phối hợp…
Chương trình kế hoạch phối hợp nói trên nhằm tăng cường sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa 2 cơ quan, đơn vị trong việc thục hiện các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành để cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an giao. Nâng cao năng lực tổ chức và phát triển văn hóa, văn nghệ; thể dục, thể thao; thư viện; điện ảnh của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam nhằm đảm bảo an ninh; đồng thời, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, rèn luyện sức khỏe cho phạm nhân.
Thông qua các hoạt động phối hợp để tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho phạm nhân tích cực tham gia rèn luyện thể chất, tinh thần, hoàn thiện nhân cách, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo và hòa nhập cộng đồng.
Sở VHTT đã phân công các nhiệm vụ cụ thể đối với từng phòng, ban trực thuộc triển khai chương trình ký kết nói trên. Cụ thể, Thư viện tổng hợp tỉnh sẽ đảm bảo số lượng và chất lượng sách luân chuẩn đến Trại giam Bình Điền 2 đợt/năm, hỗ trợ cán bộ của trại bố trí mặt bằng và sắp xếp giá sách phù hợp với điều kiện khai thác và chuẩn nghiệp vụ thư viện; phối hợp xây dựng “Tủ sách hướng thiện”, tổ chức các hoạt động giới thiệu sách, hội thi, giao lưu tuyên truyền, kể chuyện sách trong phạm nhân.
Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế phối hợp với Trường Trung cấp VHNT và Trung tâm Văn hóa- Điện ảnh tổ chức ít nhất một chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp mỗi năm để phục vụ chiến sĩ và phạm nhân tại Trại giam Bình Điền nhân ngày lễ lớn hoặc theo đề nghị của Giám thị trại giam. Triển khai chiếu phim phục vụ cán bộ chiến sĩ và phạm nhân tại Trại giam Bình Điền trung bình 1 buổi chiếu/tháng.
Phòng Quản lý Thể dục thể thao có kế hoạch chủ trì tổ chức các hoạt động giao lưu thể thao của đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức, người lao động của hai đơn vị Sở VHTT và Trại giam Bình Điền. Đồng thời, giám sát, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thể thao trực thuộc Sở tổ chức các hoạt động như bóng đá, quần vợt, cầu lông, bóng bàn, kéo co… cho phạm nhân đang học tập, cải tạo phù hợp với điều kiện quản lý, giam giữ, giáo dục tại Trại giam Bình Điền… (baovanhoa.vn 25/11)
3. Tiểu Vy diện họa tiết chim én dạo chơi Huế
Hoa hậu Tiểu Vy diện loạt suit, váy bút chì họa tiết chim én của Vũ Ngọc và Son trong bộ ảnh quảng bá cảnh sắc Huế. (vnexpress.net 25/11)
4. Vừa hết nhiệm kỳ, hoa hậu Tiểu Vy tung bộ hình chụp ở Huế làm ngất ngây cộng đồng mạng
Sau khi mãn nhiệm kỳ, Hoa hậu Tiểu Vy đẹp mãn nhãn, thần thái hết mức trong bộ ảnh chụp tại Huế.
Vừa kết thúc nhiệm kỳ, Hoa hậu Tiểu Vy cùng ekip đã tung bộ hình được thực hiện tại Huế vô cùng ấn tượng. Các sáng tạo được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam với dấu ấn vàng son qua các thập kỷ rực rỡ nhất.
Hình ảnh mây ngũ sắc cung đình Huế cùng chim én báo tin vui được lấy làm họa tiết chính của bộ sưu tập với thông điệp về niềm tin ngày mai tươi sáng như những cánh chim bay lượn trên bầu trời xanh thẳm.
Khác với sắc mây vàng, mây xanh được bộ đôi lăng xê, họa tiết chim én lần này được hai nhà thiết kế Vũ Ngọc và Son lăng xê qua sắc mây hồng rực rỡ chụp tại Huế.
Các thiết kế được khai thác trên chất liệu chính là taffeta và organza với các phom dáng ứng dụng cho mùa lễ hội sắp tới.
Thiết kế váy suông cách điệu điểm nhấn với các đường xếp pli tinh tế dọc theo thân áo tạo cảm giác nhẹ nhàng cho các quý cô. Đây là một trong thiết kế được yêu thích sau khi giới thiệu tại show diễn đầu tháng 10 tại Huế.
Váy bút chì trễ vai phù hợp với các cô gái yêu vẻ đẹp gợi cảm, phô trọn bờ vai quyến rũ được chụp hình tại lăng Khải Định, một địa điểm gắn liền với văn hoá lịch sử cố đô, phụ kiện hoa hồng đi kèm gồm khuyên tai và dây đeo cổ được phối hợp tăng lên vẻ sang trọng cho hoa hậu.
Váy dạ hội với phom dáng oversize với phom dáng cắt lớp xếp tầng được chụp hình tại không gian linh thiêng và lịch sử của lăng Khải Định, Hoa hậu Tiểu Vy thả dáng trong bộ váy nơ bản to trên 127 bậc thang tại lăng Khải Định.
Váy nơ được tạo điểm nhấn, điệu đà duyên dáng với chất liệu organza. Theo hai nhà thiết kế đây là chất liệu không thể thiếu mà bộ đôi khai thác trong các bộ sưu tập, nó mang lại sự tiện dụng nhẹ nhàng nhưng vẫn rất thời trang , sang trọng cho người mặc.
Suits oversize phối với quần ống rộng họa tiết chim én được hoa hậu thả dáng vô cùng trẻ trung trên cầu Tràng Tiền. Điểm nhấn là sự xuất hiện với các nữ sinh trong tà áo dài trắng mang đến cảm xúc cho người xem về khung hình.
Trao đổi với phóng viên, hai nhà thiết kế cho biết để thực hiện được shot hình mang đậm yếu tố nghệ thuật cùng với các nữ sinh trên cầu Tràng Tiền, ekip đã thức dậy rất sớm để lấy ánh bình minh.
Ngoài ra cùng với sự giúp đỡ và hỗ trợ hết mình của lãnh đạo tỉnh Thừa thiên cùng các cơ quan ban ngành đã hỗ trợ, ngăn cầu Tràng Tiền trong quá trình thực hiện khung hình ấn tượng và đậm chất nghệ thuật này.
Thông qua bộ sưu tập, các NTK muốn dùng ngôn ngữ thời trang để quảng bá văn hoá con người xứ Huế đến với bạn bè trong và ngoài nước cũng như bày tỏ tình yêu với mảnh đất quê hương xứ Huế của mình. (saostar.vn 25/11)
XÃ HỘI
1. Trao 60 triệu đồng đến gia đình các công nhân bị nạn tại Rào Trăng 3
Báo Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Hội Nhà báo Hà Tĩnh, Báo Đắc Nông, Báo Đắc Lắc, Báo Thanh Hóa, Báo Quảng Trị... trao tổng cộng 60 triệu đồng đến gia đình các nạn nhân bị nạn do sạt lở tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong trận lũ lụt đầu tháng 10/2020.
Đây là số tiền do Báo Thừa Thiên Huế vận động, quyên góp, làm đầu mối tiếp nhận từ Báo Bắc Giang và Báo Đồng Khởi; với sự đóng góp của Công ty XNK Bắc Giang và ông Cao Thành Trung, ấp 2A, xã Nhơn Thạnh, TP Bến Tre. 17 gia đình nạn nhân (trong đó Thừa Thiên Huế 7 trường hợp, Hà Tĩnh 3 trường hợp, Quảng Trị 3 trường hơp, Thanh Hóa 2 trường hợp, Đắc Lắc 1 trường hợp và Đắc Nông 1 trường hợp), mỗi gia đình được hỗ trợ 2,5 triệu đồng. Số tiền còn lại dành hỗ trợ cho gia đình Liệt sĩ Nguyễn Văn Bình, đã hy sinh trong lúc cứu nạn tại công trình Thủy Diện Rào Trăng 3. (baothuathienhue.vn 25/11)
2. TT-Huế: Một hiệu trưởng xin về làm giáo viên
Một hiệu trưởng trường THCS tại Phú Vang (TT-Huế) vừa được giải quyết theo nguyện vọng chuyển từ vị trí công tác lãnh đạo về làm giáo viên bộ môn ở một trường khác gần nhà, với lý do sức khỏe, tuổi tác và áp lực công việc.
Chiều 25/11, ông Võ Văn Thịnh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Vang (TT-Huế), xác nhận với PV Tiền Phong: thầy giáo Nguyễn Viết Giàu - hiệu trưởng Trường THCS Thuận An (thị trấn Thuận An, Phú Vang), vừa được bố trí về làm giáo viên tại một trường gần nhà, thể theo nguyện vọng của người này.
Nơi thầy giáo Nguyễn Viết Giàu chuyển đến, với nguyện vọng làm giáo viên đứng lớp giảng dạy môn Toán, là Trường THCS Phú Thượng (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang). Quyết định liên quan công việc mới của thầy giáo Nguyễn Viết Giàu có hiệu lực cách đây đã nửa tháng, bắt đầu từ 10/11/2020.
Trước đó, Phòng GD&ĐT huyện Phú Vang nhận được đơn trình của thầy giáo Nguyễn Viết Giàu đề đạt nguyện vong được thuyên chuyển về làm giáo viên tại Trường THCS Phú Thượng. Cơ quan này sau đó cùng Phòng Nội vụ thực hiện các bước quy trình, thủ tục liên quan công tác tổ chức cán bộ trình UBND huyện Phú Vang xem xét giải quyết.
Theo tìm hiểu của PV, thầy Nguyễn Viết Giàu (57 tuổi, ngụ tại Vĩ Dạ, TP Huế). Trước khi về làm hiệu trưởng Trường THCS Thuận An với thời gian khoảng 8 năm, thầy Giàu từng công tác tại Trường THCS Phú Thuận (Thuận An).
Theo ông Võ Văn Thịnh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Vang, thầy giáo Nguyễn Viết Giàu là người tâm huyết với nghề, tuy có những lúc thiếu chặt chẽ trong xử lý công việc, nhưng nhìn chung cả quá trình giảng dạy và làm công tác quản lý, thầy luôn hoàn thành nhiệm vụ. Qua xem xét điều kiện sức khỏe, tuổi tác và theo đề nghị được về giảng dạy gần nhà của thầy giáo Giàu, cấp có thẩm quyền giải quyết theo nguyện vọng của người này. (tienphong.vn 25/11)
3. THỪA THIÊN HUẾ: SỚM ĐỊNH CƯ CHO NGƯỜI DÂN TÂN BÌNH
Nhiều năm qua, hơn 12 hộ dân với gần 40 khẩu tại đội ngư nghiệp Tân Bình đã và đang sống trên những ngôi nhà chòi tạm bợ bên sông Ô Lâu với điều kiện sống hết sức khó khăn. Với bà con nơi đây, mong ước được sớm tái định cư lại càng cấp thiết hơn sau những đợt mưa lũ triền miên tại Thừa Thiên Huế. (Video quochoitv.vn 25/11)
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1. Đại học Huế tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng QS Asia 2021
Tối 25/11, thông tin từ Đại học (ĐH) Huế cho biết Tổ chức QS (Quacquarelli Symonds Ltd.) vừa công bố bảng xếp hạng ĐH Châu Á 2021 (QS Asia Rankings 2021). Đáng mừng vị trí của ĐH Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng.
Trong bảng xếp hạng lần này, ĐH Huế đã vươn lên nhóm 401 – 450 của Châu Á, xếp thứ 6 trong 11 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam góp mặt trong danh sách. So với vị trí 451 – 500 trong 2 lần xếp hạng 2019 và 2020, ĐH Huế đã bắt đầu cho thấy sự chuyển mình đi lên theo đúng chiến lược phát triển, khẳng định những bước tiến quan trọng trên con đường tiệm cận top 300 ĐH hàng đầu Châu Á, đưa ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83 của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI của ĐH Huế.
Không chỉ thứ bậc, điều đáng quan tâm hơn là các chỉ số xếp hạng của ĐH Huế đã cải thiện qua từng năm. Về thứ hạng theo từng tiêu chí, trong kỳ xếp hạng này, ĐH Huế có thứ hạng châu lục của 8 tiêu chí tăng so với QS Asia 2020; đặc biệt thứ hạng của tiêu chí Uy tín trong giới sử dụng lao động (Employer Reputation) lần đầu tiên đứng thứ 200 Châu Á.
Xét về điểm số cho từng tiêu chí xếp hạng, có 6/11 tiêu chí có điểm số tăng, thậm chí tăng rất mạnh.
Xem xét đến kết quả hoạt động thông qua các chỉ số thống kê của QS, hầu hết các chỉ số của ĐH Huế đều tăng rõ rệt qua từng năm. Chẳng hạn, số bài báo công bố bình quân trên 1 giảng viên lần lượt là: 0,18; 0,30 và 0,38 ở các kỳ xếp hạng 2019, 2020 và 2021. Tương tự, số trích dẫn bình quân trên 1 bài báo của ĐH Huế là 2,69; 2,87 và 3,83 ở các kỳ xếp hạng 2019, 2020 và 2021.
Theo đại diện ĐH Huế, trong năm vừa qua, ĐH Huế đã có những quyết sách kịp thời, đội ngũ phụ trách bảo đảm chất lương giáo dục ĐH của ĐH Huế đã tích cực trong việc thu thập thông tin, dữ liệu, quán triệt đến các đội ngũ cán bộ, các nhà khoa học trong việc công khai các công trình nghiên cứu, khai báo đúng tên gọi của trường, quảng bá và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác đến các nhà khoa học, nhà sử dụng lao động và cả người học về ĐH Huế và trường thành viên... (baothuathienhue.vn 25/11)
2. 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng tốt nhất Châu Á năm 2021
Ngày 25-11, Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds) có trụ sở tại Vương quốc Anh vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021 (QS Asia University Rankings 2021).
Năm nay, Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức này đánh giá là tốt nhất trong toàn Châu Á. Năm trước, Việt Nam chỉ có 8 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong danh sách này. Năm nay có thêm 3 cơ sở giáo dục đại học là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM và Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
11 cơ sở giáo dục của Việt Nam đó là: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Như vậy, trong hệ thống giáo dục đại học của VN hiện có 4,64% cơ sở giáo dục đại học trong cả nước có tên trong bảng xếp hạng khu vực của tổ chức này. Tỷ lệ này có thể khiêm tốn, nhưng so với bề dày phát triển giáo dục đại học theo chuẩn quốc tế chỉ mới vài chục năm gần đây, nhất là chỉ sau thời gian thí điểm tự chủ đại học theo Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 77/NQ-CP thì rất đáng khích lệ so với truyền thống phát triển đại học lâu đời của các nước khác trong khu vực.
Trong số 11 đại học và trường đại học của Việt Nam được xếp hạng năm nay thì ĐH Quốc gia TPHCM có hạng 158 (tụt 15 hạng so với năm 2020 là: 143), ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng 160 (tụt 13 hạng so với năm 2020 là: 147), Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp hạng 163 (tăng 44 hạng so với năm 2020 là: 207), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xếp hạng 301-350 (tụt hạng so với năm 2020 là: 261-270), Trường ĐH Duy Tân xếp hạng 351-400 (tăng hạng với với năm 2020 là: 451-500 gần cả trăm hạng); ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng cùng thuộc nhóm 401-450 (ĐH Huế tăng hạng so với năm 2020 là: 451-500, ĐH Đà Nẵng đã giữ được nguyên hạng); ĐH Cần Thơ xếp hạng 451-500 (tụt hạng so với năm 2020 là: 401-450).
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có hạng 551-600 rất tốt so với một trường mới xuất hiện lần đầu. Các trường như Đại học Công nghiệp TPHCM và Đại học Kinh tế TPHCM đồng hạng 601+. Những trường đại học mới xuất hiện trong bảng này năm nay thì chưa có số liệu để so sánh sự tăng trưởng nhưng việc xuất hiện được trong bảng này đã là thành công lớn của các trường này.
Với Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU), ngoài việc tăng 44 hạng so với năm 2020 thì trước đó trường cũng đã tăng 84 hạng so với năm 2019. Như vậy, chỉ trong hai năm, TDTU đã tăng 128 hạng, mức tăng hạng nhiều nhất ở Việt Nam và cũng thuộc nhóm các trường có mức tăng hạng ấn tượng nhất của Châu Á. Với vị trí xếp hạng thứ 163 trong Bảng xếp hạng 2021, TDTU chỉ xếp sau vài hạng so nhiều đại học danh tiếng và lâu đời trong khu vực Châu Á như Chungnam National University (Hàn Quốc), National Chung Cheng University (Đài Loan) và vượt các trường đại học lâu đời khác như Yokohama National University (Nhật Bản), Prince of Songkla University (Thái Lan), Nagasaki University (Nhật Bản),…
TDTU thể hiện sự tăng hạng ở nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí về danh tiếng về học thuật và danh tiếng nhà tuyển dụng. Đặc biệt, trường đạt điểm rất cao về các chỉ số quan trọng trong nghiên cứu như chỉ số trích dẫn/bài báo, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, giảng viên người nước ngoài, sinh viên trao đổi trong nước, sinh viên trao đổi nước ngoài. Ngoài ra, QS Châu Á đánh giá rất cao việc TDTU tăng hạng trong 3 năm liên tục và không có xuất hiện bất cứ dấu hiệu rủi ro nào trong các chỉ số phát triển của một đại học đúng chuẩn (Hình dưới).
QS Châu Á xếp hạng các đại học dựa trên 11 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: danh tiếng về học thuật (30%); danh tiếng nhà tuyển dụng (20%); tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (5%); chỉ số trích dẫn trên bài báo (10%); mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); giảng viên quốc tế (2,5%); sinh viên quốc tế (2,5%); sinh viên trao đổi trong nước (2,5%); sinh viên học trao đổi nước ngoài (2,5%).
Tính đến cuối tháng 11-2020, TDTU đã được xếp hạng tốt trong hầu như tất cả các bảng xếp hạng đại học uy tín quốc tế (bảng dưới đây-năm 2020). Đây là thành quả của việc tự chủ đại học và quản trị đại học xuất sắc trong một khoảng thời gian liên tục 13 năm vừa qua. (sggp.org.vn 25/11)
3. Huế: Trao 26 suất học bổng đến học sinh nghèo hiếu học
Chiều 22-11, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (TP.Huế), PGS.TS.Nguyễn Thiện Tống, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM; TS.Thái Kim Lan và ĐĐ.Thích Pháp Quang (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế) đã tổ chức trao Học bổng “Thánh tử đạo” lần thứ VII năm 2020.
Theo đó, 26 suất học bổng được trao cho học sinh các Trường THCS Điền Hòa, Phong Sơn, Tam Giang (H.Phong Điền); Trường THCS Hàm Nghi, Trần Cao Vân, Trường THPT Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Chuyên Quốc Học Huế, Gia Hội, Bùi Thị Xuân (TP.Huế). Mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng.
Tổng giá trị học bổng lần này là 52 triệu đồng do PGS.TS.Nguyễn Thiện Tống, Ban Biên tập báo “Vẻ đẹp Phật pháp”, Hội từ thiện Gia điểm, bà Annie Nguyễn (Hoa Kỳ) cùng các nhà hảo tâm ở TP.HCM, Sydney, Hoa Kỳ đóng góp.
Trong dịp đầu năm học, học bổng được trao nhằm hỗ trợ các em trang bị dụng cụ học tập, sách vở, đồng phục và xe đạp, phần nào động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường. (giacngo.vn 26/11)
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
1. “Đôi mắt” cho người khiếm thị
Nắm bắt công nghệ thông tin giúp người khiếm thị không chỉ hòa nhập cộng đồng mà còn tạo ra thu nhập, nâng đỡ người đồng cảnh vươn lên trong cuộc sống.
Cánh cửa mới
Nguyễn Hoàng Tú, chàng trai sinh năm 2001, là một trong những người dùng công nghệ để vươn lên trong cuộc sống. Hoàng Tú kể: “Lúc mới sinh ra sức khỏe của em vẫn bình thường. Năm 1 tuổi em bị sốt, bác sĩ thông báo với gia đình rằng em đã bị ung thư mắt. Sau đó phải tiến hành múc bỏ mắt để tránh tình trạng ung thư di căn”.
Nguyễn Hoàng Tú không còn nhìn thấy ánh sáng. Bù lại, Tú có suy nghĩ nhạy bén và lạc quan. Năm 2017, Nguyễn Hoàng Tú tham gia lớp tin học dành cho người mù. Với Tú, tin học đã mở ra một chân trời mới, một bước ngoặt lớn trong cuộc đời.
Thành thạo sử dụng các phần mềm, dùng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ; đến nay Nguyễn Hoàng Tú đang lập và vận hành kênh youtube truyện đọc audio, đồng thời kiếm thêm thu nhập từ kinh doanh online. Hoàng Tú chia sẻ: “Em nhắm đến thính giả là người sáng đang làm văn phòng. Họ thường không có nhiều thời gian cho bản thân, vì thế truyện audio vừa giúp mang lại thu nhập cho em, vừa giải trí, mang đến phút giây thư giãn cho nhiều người”.
5 năm trở lại đây, Nguyễn Hoàng Tú là 1 trong 35 học viên tham gia lớp tin học dành cho người mù. Ngoài ra, Tỉnh hội đã mở 4 lớp tập huấn sử dụng điện thoại thông minh cho 80 cán bộ, hội viên. Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết: “Hàng năm, chúng tôi đều tổ chức hội thi tin học dành cho người mù. Cán bộ, hội viên vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện cũng bắt nguồn từ việc rèn giũa trong môi trường này. Từ đó, thúc đẩy số lượng và chất lượng hội viên tham gia cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống, công tác tổ chức, quản lý hội”.
Dù là địa bàn vùng cao nhưng A Lưới đã và đang thúc đẩy hoạt động hội bằng công nghệ thông tin. Anh Nguyễn Văn Duy, Chủ tịch Hội Người mù huyện A Lưới cho hay: “Nhờ công nghệ chúng tôi đã phát triển các hoạt động hội tự chủ hơn. Việc nắm bắt thông tin, trao đổi văn bản không còn quá phụ thuộc vào trợ lý người sáng. Hiện nay tuy việc ứng dụng mới đạt 6/15 chi hội xã, thị trấn nhưng tin rằng về lâu dài, con số này sẽ được cải thiện nhanh chóng”.
Gây dựng hệ thống
Theo anh Duy, công nghệ thông tin là động lực lớn thúc đẩy, tạo mạng lưới nâng cao hiệu quả hoạt động hội cơ sở. Hơn nữa, nếu mọi hội viên (nhất là vùng cao như A Lưới) đều được tiếp cận công nghệ sẽ giúp đời sống tinh thần và vật chất của hội viên nâng cao rõ rệt. “Để hiệu quả thì nhất thiết phải có mạng lưới công nghệ liên kết các hội viên với nhau. Đó có thể là mạng xã hội dành cho người khiếm thị chẳng hạn”, anh Duy nói.
Năm 2019, Nguyễn Viết Thương, giáo viên khiếm thị tại tỉnh hội đã sáng lập nên Hệ thống học trực tuyến dành cho người khiếm thị. Đây là tổ hợp các video hướng dẫn giúp người khiếm thị dễ dàng tiếp cận các giáo trình học trực tuyến để sử dụng thành thạo điện thoại, máy tính.
Hơn 100 video trên website nguyenvietthuong.com được chia sẻ với mục đích biến chiếc điện thoại, máy tính trở thành đôi mắt của người khiếm thị. Hơn nữa, trên nền tảng công nghệ, mỗi thành viên có thể liên kết với nhau thông qua kênh nhóm, trang facebook, thư điện tử. Như vậy, bài toán đặt ra tại A Lưới cũng như các địa phương đã có hướng mở.
Nguyễn Hoàng Tú, Nguyễn Văn Duy và Nguyễn Viết Thương là 3 đại diện của Hội Người mù tỉnh sắp sửa tham gia Hội thi tin học toàn quốc năm 2020. Trước đó, em Nguyễn Hoàng Tú và anh Nguyễn Văn Duy đã xuất sắc đạt giải nhất nhóm học sinh, sinh viên và cán bộ, hội viên trong Hội thi tin học dành cho người mù trên địa bàn tỉnh. Đại diện Hội Người mù tỉnh kỳ vọng: “Với sự nỗ lực bền bỉ, việc người khiếm thị tiếp cận và vận dụng công nghệ thông tin không còn xa vời. Không chỉ tự tạo niềm vui, đam mê cho bản thân, công nghệ còn là “đôi mắt”, gắn kết người khiếm thị với nhau, với đời sống”. (baothuathienhue.vn 25/11)
DU LỊCH
1. Du khách ghé Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế dịp cuối năm được ưu đãi 'khủng'
Hàng loạt ưu đãi khủng được ngành du lịch 3 tỉnh miền Trung dành cho du khách tham quan khám phá những tháng cuối năm vừa chính thức công bố với nhiều gói dịch vụ hấp dẫn.
Tối 25-11, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp cùng Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình kích cầu "Ba địa phương - Một điểm đến nhiều trải nghiệm".
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết ngành du lịch 3 địa phương sẽ mang đến du khách nhiều cảm xúc, trải nghiệm thú vị với các gói kích cầu hấp dẫn lần này.
Theo đó, du khách là người dân 3 địa phương được ưu đãi trải nghiệm nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort 5 sao với giá chỉ từ 690.000 - 1.100.000 đồng. Trải nghiệm ẩm thực địa phương tại các nhà hàng sang trọng với gói dịch vụ từ 200.000 đồng.
Trải nghiệm văn hóa với show diễn Ký ức Hội An giá chỉ 300.000 đồng, tham quan vui chơi tại Bà Nà Hills chỉ với 550.000 đồng, bao gồm buffet. Tặng thêm gói dịch vụ 150.000 đồng tại công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài và nhiều ưu đãi tại VinWonders Nam Hội An.
Đối với du khách trong nước, đến 3 tỉnh thành từ nay đến tháng 12-2020 và dịp Tết dương lịch sẽ được tận hưởng nhiều gói trải nghiệm của các khu điểm du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ vận chuyển với giá ưu đãi. Đặc biệt gói combo nghỉ dưỡng 3N2Đ tại các resort nghỉ dưỡng biển với giá 2.490.000 đồng/khách bao gồm 2 đêm phòng khách sạn 5 sao + vé máy bay khứ hồi.
Ngoài ra, du khách sẽ được miễn, giảm giá vé tại các điểm di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Tại Đà Nẵng, áp dụng miễn phí vé tham quan tại danh thắng Ngũ Hành Sơn và Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Mỹ thuật. Tại Hội An giảm 50% giá vé tham quan khu phố cổ và làng nghề tại Hội An đến 30-6-2021.
Đặc biệt, từ tháng 11-2020 đến tháng 2-2021, các gói dịch vụ MICE và GOLF hướng đến các công ty, cơ quan tổ chức tổng kết hay hội nghị, có giá rất ưu đãi. Cụ thể, dịch vụ MICE 2N1Đ đêm tại khách sạn 4 sao có tiệc trưa bao gồm vé máy bay khứ hồi, ăn sáng + hội nghị nửa ngày bao gồm tea break và tiệc trưa: 2.990.000 VNĐ/người.
Ngoài ra cơ sở lưu trú 4-5 sao của các địa phương với các gói MICE hấp dẫn với mức giảm từ 20-40% cũng sẵn sàng phục vụ khách MICE. Trải nghiệm tiệc cưới ưu đãi cho các cặp đôi khi chuẩn bị vào mùa cưới chỉ từ 250.000 đồng/người bao gồm gói trang trí tiệc cưới, thực đơn và các ưu đãi hấp dẫn đi kèm.
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, các chương trình khuyến mãi của hơn 200 doanh nghiệp du lịch từ lữ hành, khách sạn, nhà hàng, mua sắm, spa-massage, đơn vị vận chuyển, tàu du lịch với mức giảm giá sâu từ 20-40% hoặc tặng kèm nhiều dịch vụ của các địa phương hứa hẹn sẽ mang lại các trải nghiệm thú vị cho du khách. (tuoitre.vn 25/11)
2. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam tái khởi động du lịch sau thiên tai và dịch Covid-19
Với chương trình “Ba địa phương - Một điểm đến nhiều trải nghiệm”, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,Quảng Nam đã sẵn sàng tái khởi động du lịch và hồi sinh mạnh mẽ sau ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai khắc nghiệt.
Phát biểu tại sự kiện công bố chương trình kích cầu du lịch "Ba địa phương - Một điểm đến nhiều trải nghiệm", bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết: Các chương trình khuyến mãi của hơn 200 doanh nghiệp du lịch từ lữ hành, khách sạn, nhà hàng, mua sắm, vận chuyển, tàu du lịch… với mức giảm giá sâu từ 20 - 40% hoặc tặng kèm nhiều dịch vụ của các địa phương hứa hẹn sẽ mang lại các trải nghiệm thú vị cho du khách.
Các gói sản phẩm trong đợt kích cầu này hướng đến nhiều đối tượng khách. Với người sinh sống tại 3 địa phương này, chương trình được thiết kế để người dân tận hưởng các trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp tại các khách sạn, resort 5 sao; trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe; trải nghiệm tinh hoa ẩm thực; trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí…
Với du khách cả nước, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam giới thiệu nhiều gói trải nghiệm của các khu điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận chuyển…với giá ưu đãi, các gói combo nghỉ dưỡng cao cấp. Ngoài ra, nhiều gói sản phẩm du lịch MICE và golf cũng được công bố, với nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm như điểm tham quan, vui chơi về đêm...với giá hấp dẫn.
“Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đã sẵn sàng tái khởi động và hồi sinh mạnh mẽ sau ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai khắc nghiệt. Du khách sẽ có được nhiều cảm xúc, trải nghiệm thú vị khi đến tham quan du lịch tại 3 địa phương” – bà Trương Thị Hồng Hạnh khẳng định.
Tại Thừa Thiên - Huế, các sản phẩm, dịch vụ cũng được nâng cấp và bổ sung. Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phúc, các dịch vụ du lịch tại Huế đã được nâng cấp, hoàn thiện, đặc biệt là dịch vụ về đêm. Khu phố đi bộ cuối tuần, tuyến đường đi bộ ven bờ sông Hương đã được hoàn thiện với nhiều sản phẩm kèm theo, tăng trải nghiệm cho du khách thông qua tương tác với cộng đồng địa phương, giao lưu văn hóa, ẩm thực.
Trước đó, đoàn doanh nghiệp lữ hành do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội và một số cơ quan, đơn vị tổ chức đã đi khảo sát các điểm đến và cơ sở dịch vụ tại một số tỉnh miền Trung. Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ tịch CLB lữ hành UNESCO Hà Nội cho biết: "Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đều đã đủ điều kiện, sẵn sàng đón khách. Doanh nghiệp du lịch ghi nhận sự quyết tâm của các địa phương, đây là cơ sở để các công ty lữ hành tại Hà Nội xây dựng sản phẩm đưa du khách trở lại miền Trung".
Theo ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam VITOURS, doanh nghiệp tại 3 địa phương liên kết, cùng nhau xúc tiến để phát triển mạnh hơn. Các bên đều cam kết phục vụ tốt hơn, chăm chút dịch vụ để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách.
“Xu hướng du lịch nội địa chắc chắn sẽ nở rộ trong thời gian tới, khi người dân chưa thể đi du lịch nước ngoài. Ngoài những nỗ lực của doanh nghiệp như giảm lợi nhuận, chăm chút sản phẩm, nâng cấp dịch vụ, để ngành du lịch phục hồi rất cần có sự đồng hành của các cơ quan nhà nước và người dân. Các địa phương phải kiểm soát tốt môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường y tế. Người dân tại điểm đến cần thân thiện, mến khách hơn nữa” – ông Lê Tấn Thanh Tùng đề xuất./. (vov.vn 26/11)
3. Thừa Thiên Huế: Khu chứng tích lao Thừa Phủ mở cửa đón khách trong dịp 22/12
Ngày 25/11, ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho biết, khu chứng tích lao Thừa Phủ và không gian trưng bày của Bảo tàng Lịch sử tỉnh sẽ mở cửa phục vụ người dân và du khách trong dịp 22/12.
Theo ông Lộc, khu chứng tích nhà lao Thừa Phủ từng là một phần của khu đất thuộc trại Thủy sư (nơi lính thủy binh đóng quân) dưới thời nhà Nguyễn, được thực dân Pháp và chính quyền tay sai biến thành nhà giam chính của phủ Thừa Thiên vào năm 1899. Cái tên lao Thừa Phủ ra đời từ đó. Nhà lao ban đầu có quy mô nhỏ, sau đó được thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ mở rộng theo kiểu nhà tù phương Tây.
Nơi đây được ví như chốn “địa ngục trần gian”, khét tiếng về giam cầm, tra tấn dã man nhiều thế hệ hoạt động cách mạng, thanh niên, trí thức, đồng bào yêu nước… như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu.
Hiện địa điểm này chưa được xếp hạng di tích, nhưng đã nằm trong danh mục kiểm kê và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang phối hợp với các cơ quan chức năng tập hợp tư liệu làm hồ sơ trình UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử trong năm 2021.
Trước đó, tại buổi kiểm tra tiến độ công trình bảo tồn và phát huy khu chứng tích Lao Thừa Phủ và không gian trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tại số 268 đường Điện Biên Phủ, thành phố Huế, ngày 23/11, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, việc tu bổ, tôn tạo và phục dựng lại các hạng mục của khu chứng tích nhằm bảo tồn các giá trị lịch sử cách mạng của tỉnh Thừa Thiên Huế, là địa chỉ đỏ để tuyên truyền cho các thế hệ trẻ cũng như phục vụ du khách.
Chia sẻ với những khó khăn về cơ sở vật chất tại địa chỉ 268 đường Điện Biên Phủ sau khi tiếp quản từ phía Quân đội, đồng chí yêu cầu đơn vị chủ quản sớm hoàn chỉnh việc bố trí trưng bày, các bảng giới thiệu, hướng dẫn cùng một số hạng mục cần thiết để mở cửa đón khách giai đoạn 1 trong dịp 22/12/2020, đồng thời, điều chỉnh một số điểm đảm bảo phù hợp thẩm mỹ như hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng.../. (dangcongsan.vn 25/11)
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
1. Hi hữu ở Huế: Cụ bà 70 đòi ly hôn, cụ ông hoảng hốt đến tòa cầu cứu
TAND thành phố Huế, tỉnh TT- Huế vừa thụ lý, giải quyết một vụ án hôn nhân và gia đình khá hy hữu. Người vợ hơn bảy mươi tuổi nhất quyết đâm đơn ly hôn chồng, chia tài sản, vì ông không chịu cắt đất cho các con. Phần đất của mình sau ly hôn, bà định sẽ cho các con.
Sau một thời gian, TAND thành phố Huế đã thực hiện việc hòa giải cho đôi đôi vợ chồng già.
Đó là một đôi vợ chồng già, đều ở tuổi xưa nay hiếm. Lẽ ra, ở tuổi này, họ sẽ đang vui vầy bên con cháu, thì oái oăm thay, lại phải kéo nhau đến tòa, nhờ “pháp luật hỗ trợ xử lý” chuyện gia đình.
Người vợ là nguyên đơn trong vụ án. Lý do ly hôn của bà là “chồng khó tính”. Các con của ông bà, xin cha mẹ “cắt” cho một phần đất trong tổng số diện tích đất mà cha mẹ đang sở hữu, sử dụng, nhưng chồng bà nhất định không đồng ý. Bà khuyên can hết lời, nhưng không cách nào thay đổi, lay chuyển ý chí sắt đá của chồng. Đất đai vốn dĩ là tài sản do hai vợ chồng cùng tạo lập nên, đó cũng là tài sản chung giữa vợ chồng. Vậy mà lúc bà muốn sử dụng, chồng lại một hai không đồng ý.
“Nếu mà ly hôn, đất đai của hai vợ chồng sẽ được chia đôi. Bà cầm phần tài sản của mình, muốn cho ai thì cho”, bà nghĩ thế. Vậy là bà lão bảy mươi lọ mọ viết đơn, rồi bắt xe đến tòa án gửi đơn ly hôn. Xong xuôi, bà liền dọn quần áo đến ở nhà con, thực hiện cuộc sống “ly thân”. Chỉ chờ tòa xét xử, rồi tuyên án, bà “cầm” phần đất của mình, cho hết mấy đưa con.
Người chồng- bị đơn trong vụ án- ông lão lạnh lùng, khó tính, cứng nhắc trong mắt vợ, loạng choạng đến tòa án theo giấy triệu tập của tòa. Trong buổi gặp mặt, gương mặt già nua hoảng hốt. Ông tưởng vợ mình chỉ “dọa”, không ngờ bà đưa đơn ly hôn thật. Ông hoảng hồn. Vợ chồng sống với nhau gần năm chục năm, đâu phải nói bỏ là bỏ được. Ông lão ủ rủ. Trong đôi mắt già nua của ông cụ, liên tục chảy xuống hai dòng nước mắt. Lúc đầu, đối mặt với thẩm phán, ông còn xấu hổ cố nén nước mắt lại trong hai hốc mắt đã xâu hoắm. Nhưng rồi cũng mặc kệ, nước mắt cứ chảy xuống, có muốn ngăn cũng không ngăn được.
Ông liên tục nhờ tòa giúp đỡ bằng giọng tha thiết. “Giúp chú với. Giữa vợ chồng chú không có mâu thuẫn gì lớn”. Lần tiếp theo đến tòa nộp bản tự khai, ông vẫn không kìm được nước mắt, lại tiếp tục “nhờ vả” tòa. “Có cách nào giúp cho vợ chồng chú được đoàn tụ lại không?”. Ông lão nói với thẩm phán bằng giọng đầy mong mõi.
Vào ngày tòa án tiến hành hòa giải, bị đơn không may bị tai nạn. Vợ ông - nguyên đơn trong vụ án – người nhất quyết đòi ly hôn cho bằng được, vậy mà hớt hãi chạy lên bệnh viện chăm sóc chồng, người đàn ông mà mới thời gian trước bà định “vứt bỏ”. Các con ông cũng lo lắng chạy tới chạy lui chăm sóc cha mình. Qua tìm hiểu, tòa nhận định, gia đình này vẫn còn cơ hội hàn gắn.
Một thời gian sau, tòa tiếp tục gửi giấy triệu tập. Người vợ cho rằng, sức khỏe của chồng mình vẫn chưa tốt, chưa thể đến tòa. Vì thế, thẩm phán và thứ ký đến nhà bị đơn để tìm hiểu tình hình. Đúng lúc nguyên đơn đưa cháo đến cho chồng. Thấy “thời cơ” đến, thẩm phán thực hiện công việc “hòa giải” ngay tại nhà bị đơn. Những năm tháng vợ chồng vượt khó xây dựng tổ ấm, cùng nhau nuôi con trưởng thành, những mất mát khi hôn nhân tan vỡ ở tuổi xưa nay hiếm khó mà đong đếm hết. Tất cả được thẩm phán “vẻ” lại bằng chất giọng mềm mềm, khiến người vợ bỗng thấy hốt hoảng.
Lúc này, người vợ luôn miệng “kể tội” chồng như một cách giải tỏa bao nhiêu uất ức phải chịu suốt thời gian dài. Trước sự chứng kiến của cán bộ tòa án, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thay đổi.Người chồng nhận sai, chấp nhận yêu cầu của vợ. Ngay lúc đó, người vợ liền viết đơn rút đơn xin ly hôn.
“Bị đơn sau đó gọi điện thoại cảm ơn những người làm công tác xét xử vì đã tận tâm tận lực, khéo léo hòa giải thành công, để vợ chồng ông cởi bỏ những khúc mắc, bảo vệ được gia đình khỏi tan vỡ. Đối với chúng tôi, đó là niềm hạnh phúc không gì sánh bằng”, thẩm phán xử lý vụ án chia sẽ. (baophapluat.vn 25/11)
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
1. CMC muốn đầu tư tổ hợp không gian sáng tạo tại Huế
Chia sẻ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính cho biết, CMC mong muốn hợp tác với Thừa Thiên Huế để phát triển các lĩnh vực về CNTT, chuyển đổi số, đào tạo nguồn lực trong lĩnh vực CNTT, cũng như đầu tư một tổ hợp không gian sáng tạo tại đây.
Chiều 24/11/2020, Tập đoàn CMC đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện các sở, ban, ngành có liên quan, về định hướng, đầu tư phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính, cho biết, CMC là tập đoàn hoạt động trong vực lĩnh vực CNTT và viễn thông; là một trong số ít những Tập đoàn có Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ, Quỹ Sáng tạo CMC, Trung tâm Sáng tạo CMC, Trung tâm Phát triển Nguồn lực CMC,...
Ở Việt Nam, Tập đoàn CMC được biết đến như một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án ICT cấp trung và lớn trong các lĩnh vực: Chính phủ, Giáo dục, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Bảo hiểm, Điện lực, Ngân hàng, Tài chính và các Doanh nghiệp.
“CMC mong muốn đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế về tổ hợp không gian sáng tạo CMC; đào tạo nguồn lực trong lĩnh vực CNTT; đồng thời muốn hợp tác với tỉnh phát triển các lĩnh vực về CNTT, chuyển đổi số”, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính, chia sẻ.
Thay mặt chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ hoan nghênh việc Tập đoàn CMC đến tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác với tỉnh về phát triển CNTT. Đồng thời đánh giá cao các ý tưởng đề xuất đầu tư của Tập đoàn CMC và cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để CMC "đặt chân" đến Huế.
“Thừa Thiên Huế đang chú trọng phát triển thúc đẩy phát triển ngành CNTT trên cơ sở nền tảng văn hóa và tri thức; Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNTT; ươm tạo doanh nghiệp. Do vậy, tỉnh và các sở ngành liên quan sẽ hỗ trợ Tập đoàn trong việc khảo sát tìm kiếm địa điểm, tạo điều kiện về các thủ tục đăng ký kinh doanh, để CMC có thể sớm triển khai dự án”, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh. (doanhnghiepvn.vn 25/11)
2. Đồng hành cải thiện sinh kế
Ngày 25/11 tại Đà Nẵng, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tổng kết dự án (DA) Trường Sơn xanh sau 3 năm hoạt động. Tham dự, có đại diện Giám đốc USAID-bà Ann Marie Yastishock; ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tạo sinh kế bền vững
DA Trường Sơn xanh chính thức khởi động năm 2018 do USAID tài trợ 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; đầu tư 23,9 triệu USD hỗ trợ bảo vệ đa dạng sinh học, hỗ trợ các cộng đồng địa phương và dân tộc thiểu số đa dạng cải thiện sinh kế.
USAID hỗ trợ tập huấn cho 15.254 người về cảnh quan bền vững và 9.669 người về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; hỗ trợ cải thiện hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với 512.000 ha rừng có giá trị đa dạng sinh học cao; góp phần giúp 13.387 người được hưởng lợi về cải thiện sinh kế thông qua các hoạt động cảnh quan bền vững và 15.321người được hưởng các lợi ích kinh tế gia tăng nhờ hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học được cải thiện. DA huy động được 59,8 triệu USD đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khối tư nhân và cộng đồng cho việc phát triển chuỗi giá trị, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ; cũng như các hoạt động phục hồi rừng.
Tại Thừa Thiên Huế, DA Trường Sơn xanh triển khai hỗ trợ với tổng kinh phí gần 10 triệu USD do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ không hoàn lại. DA được triển khai ưu tiên tại 7 huyện, thị gồm: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Hương Trà với 3 hợp phần gồm: tăng cường áp dụng các phương thức sử dụng đất phát thải thấp; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Mục tiêu ban đầu của DA hướng đến cải thiện sinh kế cho khoảng 8.000 người, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho khoảng 10.000 người, giảm phát thải khí nhà kính 2,4 triệu tấn CO2. DA còn giúp cải thiện về quản lý nguồn tài nguyên cho 160.000 ha rừng.
Sau 3 năm triển khai, DA tại Thừa Thiên Huế mang lại hiệu quả thiết thực khi đạt và vượt 8 chỉ số chính, nhiều tiêu chí đạt trên 300%. Trong đó, 8,28/2,4 tấn khí cacbon được cố định đạt 178%; 28/8 cơ quan được nâng cao năng lực đạt 350%, 24,6/8 triệu USD được huy động cho các hoạt động cảnh quan bền vững đạt 308%; 175.000/160.000 ha rừng có tầm quan trọng về đa dạng sinh học và sinh học và sinh cảnh được cải thiện về quản lý, đạt 109%...
Xây dựng chuỗi liên kết
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, tất cả các hoạt động DA tại Thừa Thiên Huế đã kết thúc và đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả DA thực sự đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh nhà, cải thiện đời sống của đại đa số người dân trong tỉnh. Trong đó, đối tượng hưởng lợi trực tiếp chính là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, các bộ phận người dân ở ven biển đầm phá, các đối tượng yếu thế như người nghèo, phụ nữ, trẻ em. Thành công của DA cũng giúp hình thành nên các chuỗi giá trị, nâng cao năng lực quản lý của các DN góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học…
Các đại biểu tham dự hội nghị đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong thực hiện DA như giải pháp hợp tác công tư, cộng đồng trong phát triển rừng keo gỗ lớn, xây dựng chuỗi cây dược liệu và thủ công mỹ nghệ… Các đại biểu cũng đề nghị sau khi kết thúc DA cần có các giải pháp hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ để các sản phẩm đang được hỗ trợ định hình thương hiệu. Cùng với đó, bản thân DN, HTX tham gia vạch ra các chiến lược định hướng trong xây dựng chuỗi giá trị sau khi DA kết thúc nhằm đảm bảo tính bền vững của DA.
Giám đốc USAID Việt Nam Yastishock nói: “USAID rất vinh dự phối hợp với các đối tác tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế để thúc đẩy cam kết của họ trong việc cải thiện sinh kế cho các cộng đồng miền núi, phát triển các DN bảo tồn, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và quản lý rừng. Thành công của DA Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ và sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện nỗ lực này góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
Đồng thời cam kết, USAID sẽ tiếp tục hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế trong 5 năm tới thông qua các DA của USAID vừa được trao thầu là DA bảo tồn đa dạng sinh học và DA quản lý rừng bền vững. Hai DA mới này cho phép tiếp tục những phương thức tiếp cận rất hiệu quả đã được áp dụng trong khuôn khổ DA Trường Sơn xanh do USAID tài trợ, từ đó tạo ra những tác động tích cực tại các tỉnh và những cộng đồng khác tại Việt Nam. (baothuathienhue.vn 25/11)
3. Tạo sinh kế cho những chu kỳ sau
10 ngàn con gà giống được CLB CEO Huế trao tận tay các hộ dân thiệt hại nặng. Số gà nhận về được 100 hộ dân chăm sóc chu đáo, từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ có sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn tết của gia đình, sau nữa là kiếm thêm ít “đồng ra đồng vô”, tạo sinh kế cho những chu kỳ sau, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Vân - Hồ Xuân Phương nhẩm tính.
Huy động mọi nguồn lực
Theo ghi nhận tại các xã, phường trên địa bàn TX. Hương Trà chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, nông dân đang cần không chỉ giống rau màu, sắn, lúa chuẩn bị sản xuất vụ mới mà còn cần giống gia cầm, cây ăn quả đặc sản, hướng dẫn kỹ thuật… để ổn định sinh kế lâu dài.
Nhiều địa phương, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng như Hương Xuân, dù phường có cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Trong đó, vùng Tây Xuân chủ yếu trồng cây lạc, sắn, ổi. Vùng Đông Xuân trồng lúa, rau màu.
Vụ mùa năm nay, do mưa lớn kéo dài khiến hầu hết diện tích trồng trọt đều trôi theo lũ. Chính quyền địa phương tranh thủ nước rút, kiểm tra hệ thống đê bao nội đồng, các điểm xung yếu để có kế hoạch tu sửa, gia cố kênh mương. Hai HTX Đông Xuân và Tây Xuân khẩn trương chuẩn bị các khâu dịch vụ, hợp đồng máy móc làm đất, thông báo cho bà con đăng ký giống để sẵn sàng vào vụ.
“Trước mắt, tận dụng đất “nhàn rỗi”, bà con gieo trồng một số loại rau màu để thu hoạch trước và tích cực tìm giống ổi để trồng trên diện tích bị thiệt hại. Riêng diện tích sắn (mất trắng 100%), khó tìm giống cho vụ tới. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ Hương Xuân 3 tấn lúa giống, phường phân bổ về 2 HTX. Thị xã cấp 6kg hạt giống rau các loại. Chúng tôi đã thống kê, đề xuất thị xã hỗ trợ, HTX sẽ trích một phần kinh phí để giúp bà con”, Chủ tịch UBND phường Hương Xuân-Trần Lưu Đức chia sẻ.
Tại phường Hương Vân, 150ha thanh trà chủ yếu ở Sơn Công 1, Lại Bằng 1, 2 bị lũ ngâm chết gần 100ha, rất may, số thanh trà còn sống đa phần là cây lâu năm. Để cứu diện tích cây đặc sản, bà con đang tập trung chăm sóc và tìm mua giống từ Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi tỉnh về ươm nhưng nguồn cây rất ít. Phường đang tìm cách bảo tồn giống chuối tiêu bản địa bị hư hỏng, đổ ngã sau bão lũ. Đây là loại cây trồng mang lại thu nhập đáng kể cho người dân Hương Vân, sau thanh trà.
Sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Trà Trần Xuân Anh cho biết, đến nay, nước tại một số đồng ruộng ở các địa phương thấp trũng vẫn chưa rút hết nên chưa thể thống kê đầy đủ thiệt hại. Năm nay lũ lớn, ngoài dự đoán của người dân nên hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp đều ngâm lâu trong nước, thiệt hại hoàn toàn rất lớn.
Đến nay, UBND TX. Hương Trà tiếp nhận 82 tấn lúa giống, 200kg hạt giống rau các loại, 800kg hạt giống ngô từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cùng hàng ngàn con gia cầm của các tổ chức, doanh nghiệp. Tất cả nguồn hỗ trợ này, thị xã phân bổ về các địa phương để sẵn sàng khôi phục sản xuất nông nghiệp. Riêng quýt Hương Cần, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đang có 500 cây giống, sắp tới sẽ cung cấp đủ cho người dân vùng trồng quýt ở Hương Toàn. Tất cả các xã, phường vào cuộc vận động, kêu gọi các mạnh thường quân, đơn vị chung tay hỗ trợ người dân địa phương vượt qua khó khăn.
“Các nguồn giống khác có thể khó, nhưng bà con vẫn chủ động mua được ở trong và ngoài tỉnh. Nhưng giống thanh trà thì chịu. Vì chỉ có Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi tỉnh cung cấp, nhưng muốn mua phải đặt hàng trước và giá tăng gấp đôi so với trước, lên 70 ngàn đồng/cây”, Trưởng phòng Kinh tế thị xã lo ngại.
Tại hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2020 ngày 19/11, Chủ tịch UBND TX. Hương Trà, ông Hà Văn Tuấn yêu cầu các địa phương, HTX rà soát, thống kê thiệt hại, hư hỏng của hệ thống hồ đập, kênh mương thuỷ lợi, đê bao nội đồng. Đồng thời, huy động Nhân dân chủ động sửa chữa, khắc phục để kịp thời vụ; từng bước khôi phục đàn gia súc gia cầm và khẩn trương phục hồi lại các vùng sản xuất rau màu, cây ăn quả, cây đặc sản.
“Do ngân sách tỉnh hạn chế nên thị xã chỉ chọn những công trình thiệt hại nặng, vượt kinh phí của địa phương để đề xuất tỉnh giúp đỡ khắc phục, sửa chữa. Chúng tôi đang huy động, kêu gọi một số tổ chức, cá nhân hỗ trợ giống cây con cho bà con”, ông Tuấn nói.
Theo Chủ tịch UBND thị xã, đây cũng là cơ hội để các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nghiên cứu các mô hình sản xuất sản phẩm sạch, theo hướng VietGAP, có thương hiệu; đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ở vùng gò đồi phía tây.
“Như sắn chẳng hạn, hiệu quả kinh tế thấp nhất; tranh thủ lúc này, có thể mạnh dạn chuyển những diện tích trồng sắn sang trồng tràm, dược liệu - những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao”, ông Tuấn gợi ý. (baothuathienhue.vn 26/11)