Thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc Hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; đồng thời để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, trên cơ sở các nội dung nêu tại Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 29/02/2020 của UBND tỉnh về thực hiện hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 – 2025, ngày 25/9/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 8711/UBND-XH, theo đó giao:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Theo đõi việc thống kê tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thống nhất nội dung, cung cấp tài liệu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em các cấp;
- Hướng dẫn kiện toàn và ban hành qui chế hoạt động, nội dung hoạt động của các Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các địa phương đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và hoạt động nhóm cộng tác viên làm công tác trẻ em tại thôn, tổ, bản.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ động phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong lĩnh vực giáo dục. Lưu ý nội dung hướng dẫn học sinh sử dụng mạng internet an toàn, hiệu quả, lồng ghép đưa nội dung này trong chương trình giáo dục tin học; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trường học.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, chú trọng nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh trường nội trú, bán trú, nhóm học sinh có nguy cơ bị xâm hại;
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền trên môi trường mạng internet, mạng xã hội về kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em.
4. Sở Văn hóa và Thể thao
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình; ưu tiên đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em nhất là tại các địa phương có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể có liên quan và chính quyền địa phương đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh trong gia đình nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và những hủ tục lạc hậu đối với trẻ em;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế phối hợp trong việc thực hiện công tác gia đình và công tác trẻ em, chú trọng việc phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình.
5. Sở Du lịch
- Tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động du lịch nhằm phòng ngừa nguy cơ xâm hại trẻ em qua hoạt động du lịch.
- Phối hợp với Công an tỉnh có biện pháp quản lý chặt chẽ khách du lịch là người nước ngoài có án tích về xâm hại trẻ em.
6. Sở Y tế
- Thực hiện quy trình giám định đặc thù đối với các vụ xâm hại tình dục trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại; các tổ chức giám định pháp y ưu tiên giám định đối với trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại.
7. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đảm bảo thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng miền quan tâm đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý trong quá trình giải quyết các vụ việc xâm hại trẻ em theo đúng quy định của pháp luật.
8. Công an tỉnh
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng ngừa nghiệp vụ, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em;
- Duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình “Phòng điều tra thân thiện”; ban hành và triển khai kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;
- Chỉ đạo Cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hại trẻ em đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về xâm hại trẻ em đạt trên 95%; 100% các vụ có dấu hiệu tội phạm phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật; điều tra khám phá tội phạm xâm hại trẻ em đạt trên 80%, trong đó các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số án khởi tố; kiềm chế và kéo giảm từ 5% đến 7% các tội phạm xâm hại trẻ em; xây dựng các mô hình phòng ngừa xâm hại trẻ em, phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật;
- Chỉ đạo, tăng cường bảo vệ an toàn cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại; kịp thời đưa nạn nhân đi giám định hoặc phối hợp với cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành các biện pháp thu thập kịp thời chứng cứ, dấu vết phục vụ việc giám định, bao gồm cả giám định mức độ tổn hại về sức khỏe tâm thần của trẻ em; nắm đầy đủ thông tin các đối tượng đã có tiền án về xâm hại trẻ em và tiến hành các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật.
9. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện:
a) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, các nội dung, chương trình, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; trong đó lưu ý các nội dung:
- Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh nơi công cộng, từng bước trang bị hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh, nhất là tại khu vực trường học, khu vui chơi, giải trí của trẻ em;
- Ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em;
- Tiếp tục huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh cho công tác trẻ em;
- Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra về phòng, chống xâm hại trẻ em; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em.
b) Hàng năm báo cáo Hội đông nhân dân cùng cấp việc thực hiện quyển trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương, trong đó có nội dung thực hiện phòng, chống xâm hại trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật Trẻ em;
c) Chỉ đạo UBND cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 5, Điều 35 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Bảo đảm trẻ em có nguy cơ xâm hại được áp dụng biện pháp hỗ trợ, trẻ em bị xâm hại được áp dụng biện pháp can thiệp; trong đó, sớm quan tâm đối với nhóm trẻ có nguy cơ bị xâm hại để phòng ngừa việc xảy ra hành vi xâm hại.
10. Để nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
- Xây dựng Quy chế phối hợp về công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em;
- Chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng đồng bộ các giải pháp đề thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyêt các vụ án xâm hại trẻ em; phối hợp chặt chế với Cơ quan điều tra ngay từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tô vụ việc xâm hại trẻ em đế kịp thời thu thập chứng cứ, bảo vệ, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án và chống bỏ lọt tội phạm; bảo đảm ra quyết định truy tố đúng thời hạn đạt 100% số vụ án xâm hại trẻ em và truy tố bị can đúng tội danh đạt 100%; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cho kiểm sát viên;
- Thực hiện công tác thống kê về các tội phạm mà trẻ em là đối tượng bị xâm hại.
11. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh
- Bảo đảm xét xử kịp thời, đúng người, đúng tội, áp dụng hình phạt nghiêm minh với người phạm tội xâm hại trẻ em; tỷ lệ xét xử, giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đạt trên 90%;
- Bảo đảm yêu cầu xét xử thân thiện, tiếp tục triển khai việc thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên theo quy định của Luật Tô chức Tòa án Nhân dân; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cho Thẩm phán.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tô quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
- Tăng cường giám sát, phản biện trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngay tại địa bàn dân cư; tích cực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức thành viên của Mặt trận triển khai;
- Chỉ đạo tổ chức Đoàn các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giám sát công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em bảo đảm thực chất; tăng cường trách nhiệm theo dõi việc giải quyết của các cơ quan và phản hồi cho trẻ em kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp tăng cường giám sát việc phòng, chống xâm hại trẻ em: tuyên truyền, vận động các hội viên tham gia phòng, chống xâm hại trẻ em, hỗ trợ trẻ em, gia đình có trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại./.