Theo đó, 05 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp là:
1. Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
- Thời gian giải quyết: 05 ngày
- Lệ phí (nếu có): 100.000 đồng. Miễn phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cách thức và địa điểm thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (quầy Sở Tư pháp), không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
2. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam
- Thời gian giải quyết: 115 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)
- Lệ phí (nếu có): 3.000.000 đồng. Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau: Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó). Người không quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
- Cách thức và địa điểm thực hiện: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (quầy Sở Tư pháp) nơi cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
3. Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước
- Thời gian giải quyết: 85 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)
- Lệ phí (nếu có): 2.500.000 đồng. Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau: Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó). Người mất quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
- Cách thức và địa điểm thực hiện: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (quầy Sở Tư pháp) nơi cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
4. Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước
- Thời gian giải quyết: 75 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)
- Lệ phí (nếu có): 2.500.000 đồng.
- Cách thức và địa điểm thực hiện: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (quầy Sở Tư pháp) nơi cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
5. Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước
- Thời gian giải quyết: Thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền; 20 ngày làm việc đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam; 55 ngày làm việc đối với trường hợp không không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.
- Lệ phí (nếu có): 100.000 đồng. Miễn phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cách thức và địa điểm thực hiện: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (quầy Sở Tư pháp) nơi cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định số 1712/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.